Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Để giúp cha mẹ chăm bé tốt hơn, hiểu các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh là điều quan trọng. Từ lúc bé sinh ra cho đến khi bé được 1 năm tuổi, cha mẹ sẽ chứng kiến sự phát triển đáng kinh ngạc ở bé. Mỗi tháng bé sẽ lớn hơn và khác đi nhiều. Vì vậy, để cha mẹ khỏi bỡ ngỡ hay thắc mắc liệu sự phát triển của bé có bình thường hay không, hãy đọc bài viết này ngay nhé.

1.Giai đoạn phát triển của trẻ

1.1.Quá trình phát triển của trẻ sẽ như thế nào trong năm đầu tiên mẹ nhỉ?

Các giai đoạn phát triển của trẻ
Trong tháng đầu tiên này, cân nặng của bé sẽ tăng lên so với lúc mới sinh

Trong tháng đầu tiên này, cân nặng của bé sẽ tăng lên so với lúc mới sinh. Nếu cân nặng của bé có bị giảm đi khoảng 10% trong 2 đến 3 ngày đầu tiên sau sinh thì mẹ cũng đừng lo lắng nhé. Đó là điều hoàn toàn bình thường thôi. Sau 2 tuần, cân nặng của bé sẽ tăng trở lại. Mặc dù quá trình phát triển của trẻ có thể khác nhau ở mỗi bé, nhưng mức trung bình của cả bé trai và bé gái được thống kê như sau:

  • Cân nặng. Sau 2 tuần đầu, bé nên tăng khoảng 28,35g mỗi ngày
  • Chiều dài trung bình lúc mới sinh. 50,8cm đối với bé trai; 50cm đối với bé gái
  • Chiều dài trung bình khi một tháng tuổi. Khoảng 55cm đối với bé trai; 53cm đối với bé gái
  • Kích thước đầu của bé. Tăng nhẹ ít nhất 2,5cm so với lúc mới sinh vào cuối tháng đầu tiên

1.2.Ở giai đoạn phát triển này, bé có thể làm gì mẹ nhỉ?

Mặc dù bé dành 16 tiếng một ngày để ngủ, nhưng lúc thức giấc, bé lại rất “năng động”. Hầu hết các hành vi trong giai đoạn phát triển của trẻ lúc này là phản xạ. Khi hệ thần kinh phát triển hơn, các phản xạ này của bé sẽ được thay thế bằng hành động có mục đích.

Các giai đoạn phát triển của trẻ
Trẻ sơ sinh luôn tìm kiếm núm vú để bú sữa. Khi mẹ chạm vào khóe miệng bé, bé sẽ quay đầu lại, mở miệng và làm động tác bú

Phản xạ bú

Trẻ sơ sinh luôn tìm kiếm núm vú để bú sữa. Khi mẹ chạm vào khóe miệng bé, bé sẽ quay đầu lại, mở miệng và làm động tác bú.

Phản xạ mút

Bé sẽ tự động mút khi môi bé chạm vào vật gì. Phản xạ này phát triển hoàn toàn vào khoảng tuần 36 của thai kỳ. Nếu trẻ sinh non, phản xạ này có thể chưa phát triển đầy đủ. Bé có thể mút yếu hơn. Quá trình phát triển của trẻ lúc này, bé cũng có thể có phản xạ đưa tay lên miệng mút ngón tay hoặc bàn tay.

Phản xạ giật mình (Phản xạ Moro)

Khi có tiếng động lớn hoặc chuyển động xung quanh, bé sẽ giật mình. Khi đó, bé thường giơ hai tay và co chân, có thể khóc. Thậm chí, bé còn có thể bị giật mình bởi chính tiếng khóc của mình. Phản xạ này có thể dễ nhận thấy nhất trong tháng đầu tiên và thường mất dần sau 2 hoặc 3 tháng.

Phản xạ nắm

Em bé sẽ nắm ngón tay/ đồ vật khi đặt vào lòng tay bé. Phản xạ này mạnh nhất trong 2 tháng đầu và mất dần sau 5-6 tháng.

Phản xạ bước đi

Nếu cha mẹ đỡ bé đứng thẳng và để chân bé chạm vào bề mặt phẳng, bé có biểu hiện kiễng chân như muốn bước đi. Phản xạ này thường biến mất sau 2 tháng.

Trong giai đoạn phát triển của trẻ ở năm đầu tiên này, cơ thể và não bộ của trẻ sơ sinh đang học cách sống và thích nghi với thế giới bên ngoài. Từ lúc sinh ra đến 3 tháng tuổi, em bé có thể:

  • Nâng đầu và ngực khi nằm sấp
  • Cười
  • Nhận ra giọng nói của cha mẹ
  • Giữ đầu ở góc 45 độ
  • Nắm chặt đồ vật trong tay
  • Ngậm tay, đưa tay lên miệng
  • Có phản ứng hành vi khi nghe thấy tiếng động. Chẳng hạn bé sẽ chớp mắt, giật mình, thay đổi chuyển động hoặc nhịp thở

1.3.Ở quá trình phát triển này, bé có thể nói không?

Các giai đoạn phát triển của trẻ
Mốc phát triển của trẻ sơ sinh lúc này, khóc là hình thức giao tiếp duy nhất của bé.

Mốc phát triển của trẻ sơ sinh lúc này, khóc là hình thức giao tiếp duy nhất của bé. Thoạt đầu, mẹ có thể thấy tất cả các tiếng khóc của bé đều như nhau. Nhưng dần dần, mẹ sẽ sớm nhận ra các loại tiếng khóc khác nhau khi bé đói, khó chịu, bực bội, mệt mỏi, thậm chí là cô đơn. Mẹ có thể đáp lại cách giao tiếp đặc biệt này bằng cách cho bé bú hoặc thay tã cho bé. Bất kể nguyên nhân là gì, mẹ hãy đáp lại tiếng khóc của bé  bằng một cái chạm và lời nói an ủi. Đó là điều quan trọng để giúp bé học cách tin tưởng, dựa vào bạn để được yêu thương và có cảm giác an toàn. Mẹ cũng có thể dùng hơi ấm và đung đưa để dỗ bé khi bé khóc nhé.

2.Giai đoạn phát triển của trẻ 1-3 tháng tuổi

Từ 1-3 tháng tuổi, trẻ bắt đầu chuyển từ việc hoàn toàn phụ thuộc vào cha mẹ trở thành trẻ sơ sinh năng động hơn. Nhiều phản xạ sơ sinh bị mất ở giai đoạn phát triển này. Ở tuổi này, thị lực của bé thay đổi đáng kể. Bé trở nên ý thức hơn và quan tâm đến môi trường xung quanh. Khuôn mặt của mọi người xung quanh hay các vật thở màu sáng trở nên thú vị hơn. Em bé có thể đưa mắt theo một vật thể chuyển động, nhận ra những vật và người quen ở xa và bắt đầu sử dụng tay và mắt của mình để phối hợp.

Giai đoạn phát triển của trẻ lúc này, các bé thường hướng về những giọng nói quen thuộc và mỉm cười với khuôn mặt của bố mẹ hoặc những khuôn mặt quen thuộc khác. Bé cũng phát ra âm thanh như aaa, ooo. Các cơ cổ trở nên cứng cáp hơn trong vài tháng đầu tiên. Lúc đầu, trẻ sơ sinh chỉ có thể ngẩng đầu lên trong vài giây trong khi nằm sấp. Đến 3 tháng tuổi, trẻ nằm sấp có thể đỡ đầu và ngực, cẳng tay.

Các giai đoạn phát triển của trẻ
Chuyển động của cánh tay và bàn tay phát triển nhanh trong quá trình phát triển của trẻ.

Từ giai đoạn nắm tay siết chặt, cho đến khi bé có thể mở ngón tay, cầm lấy các vật. Các bé khám phá bàn tay của mình bằng cách đưa chúng ra trước mặt và đưa chúng vào miệng.  Đến cuối giai đoạn này, hầu hết các bé đã đạt được các mốc sau:

2.1.Nhận thức

  • Bé thể hiện sự quan tâm đến đồ vật và khuôn mặt người khác
  • Có thể cảm thấy nhàm chán với các hoạt động lặp đi lặp lại

2.2.Kỹ năng cảm xúc/ xã hội

  • Cố gắng nhìn mẹ và những người khác
  • Bắt đầu học cách mỉm cười với mọi người

2.3.Kỹ năng ngôn ngữ

  • Bắt đầu tạo ra các âm thanh
  • Bình tĩnh hơn khi mẹ nói chuyện với bé
  • Cất những tiếng khóc khác nhau với từng trạng thái cảm xúc khác nhau

2.4.Kỹ năng vận động

  • Nâng đầu và thân khi nằm sấp
  • Duỗi, đã chân khi nằm sấp
  • Mở và đóng bàn tay
  • Đưa tay lên miệng
  • Lấy và lắc đồ chơi
  • Đẩy chân xuống khi ở trên một mặt phẳng
  • Mắt theo dõi các vật chuyển động
  • Quay đầu lại

3.Giai đoạn phát triển của trẻ 4 đến 7 tháng tuổi

Từ 4-7 tháng tuổi, các bé học cách phối hợp các khả năng nhận thức mới (bao gồm thị giác, chạm và nghe) và các kỹ năng vận động như nắm, lăn, ngồi lên và thậm chí có thể bò. Các bé bây giờ có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với những gì bé sẽ làm hoặc không làm. Không giống như những tháng trước đó bé chủ yếu phản ứng theo phản xạ.

Các bé sẽ khám phá đồ chơi bằng cách chạm vào chúng và cho chúng vào miệng thay vì chỉ nhìn chúng. Bé cũng có thể giao tiếp tốt hơn, thể hiện nhiều cảm xúc hơn. Không chỉ đơn giản là khóc khi đói hoặc mệt.

Các giai đoạn phát triển của trẻ
Vào giai đoạn phát triển của bé lúc này, các em bé phát triển sự gắn bó mạnh mẽ với cha mẹ.

Vào giai đoạn phát triển của bé lúc này, các em bé phát triển sự gắn bó mạnh mẽ với cha mẹ. Và bé có thể thể hiện sự yêu thích đối với những người chăm sóc bé. Tuy nhiên, trẻ ở độ tuổi này thường mỉm cười và chơi với mọi người bé gặp. Nhiều trẻ khoảng 5-6 tháng tuổi thể hiện sự lo lắng khi gặp người lạ và có thể tỏ ra không hài lòng nếu bế khỏi cha mẹ. Trong giai đoạn này, bé học cách tiếp cận và “thao túng” thế giới xung quanh

3.1.Nhận thức

  • Bé nhận thức được những khuôn mặt quen thuộc
  • Chú ý đến âm nhạc xung quanh
  • Phản hồi lại những dấu hiệu yêu thương mẹ dành cho bé

3.2.Kỹ năng cảm xúc/xã hội

  • Phản ứng với nét mặt của mọi người
  • Thích thú khi chơi với mọi người
  • Phân biệt được những tông giọng khác nhau

3.3.Kỹ năng ngôn ngữ

  • Bắt đầu bập bẹ hoặc bắt chước âm thanh
  • Bé biết cách cười tạo ra âm thanh

3.4.Kỹ năng vận động

  • Nhìn mọi thứ và cố với lấy chúng
  • Chống tay lên khi nằm sấp
  • Bé có thể lăn lộn

Bé sẽ bắt đầu ăn dặm trong giai đoạn này, mẹ đọc thêm tại đây nhé!

4.Giai đoạn phát triển của trẻ 7 đến 9 tháng tuổi

Các giai đoạn phát triển của trẻ
Đây giai đoạn phát triển của trẻ ở nửa cuối năm đầu tiên

Đây giai đoạn phát triển của trẻ ở nửa cuối năm đầu tiên. Bé sẽ hoạt động và di chuyển nhiều hơn khi xác định có thể đến một vị trí nào đó bằng cách lết hoặc bò. Mẹ nên dành thời gian để cùng bé tận hưởng trọn vẹn khoảng thời gian này nhé. Lúc này, bé phát triển các kỹ năng sau:

4.1.Nhận thức

  • Đưa tay lên miệng
  • Truyền mọi thứ từ tay này sang tay kia

4.2.Kỹ năng cảm xúc/ xã hội

  • Thích thú với những chiếc gương
  • Biết được sự hiện diện của người lạ

4.3.Kỹ năng ngôn ngữ

  • Đáp lại những từ quen thuộc như tên của bé
  • Bập bẹ được nhiều âm tiết hơn
  • Có thể giao tiếp bằng cử chỉ

4.4.Kỹ năng vận động

  • Bắt đầu ngồi dậy được mà không cần có người giữ
  • Bắt đầu bò
  • Vỗ tay và chơi các trò chơi như “Ú oà”

5.Giai đoạn phát triển của trẻ 10 đến 12 tháng

Các giai đoạn phát triển của trẻ
Trong các mốc phát triển của trẻ sơ sinh, giai đoạn phát triển cuối cùng trong năm đầu tiên của bé là một quá trình chuyển đổi

Trong các mốc phát triển của trẻ sơ sinh, giai đoạn phát triển cuối cùng trong năm đầu tiên của bé là một quá trình chuyển đổi. Bé không còn là trẻ sơ sinh nữa. Lúc này bé có thể hành động giống như một đứa trẻ mới biết đi. Và bé đang học cách:

5.1.Nhận thức

  • Theo dõi được chuyển động của mọi thứ
  • Tìm kiếm những thứ không xuất hiện

5.2.Kỹ năng cảm xúc/ xã hội

  • Có thể theo và gần gũi với những người thân xung quanh

5.3.Kỹ năng ngôn ngữ

  • Chỉ vào đồ vật bé muốn để thu hút sự chú ý của cha mẹ
  • Hiểu được các từ ngữ đơn giản. Nói một hoặc hai từ như bà, ba,…
  • Bắt chước âm thanh và cử chỉ

5.4.Kỹ năng vận động

  • Bắt đầu tự ăn. Bé có thể giữ các vật nhỏ cốc, thìa,…
  • Đi xung quanh căn phòng, vừa đi vừa có thể cầm món đồ nào đó

6.Mách mẹ một số cách giúp giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh trong năm đầu tiên tốt nhất

Các giai đoạn phát triển của trẻ
Dành nhiều thời gian để âu yếm và yêu thương bé
  • Mẹ nên trò chuyện thường xuyên với bé hơn. Đó là điều quan trọng để giúp bé học cách tin tưởng, dựa vào bạn để được yêu thương và có cảm giác an toàn
  • Phản hồi lại bé khi bé phát ra âm thanh. Đây là cách để mẹ dạy bé về kỹ năng ngôn ngữ
  • Đọc cho bé nghe
  • Hát và chơi cùng với bé. Điều này rất tốt cho sự phát triển não bộ của bé trong năm đầu tiên.
  • Dành nhiều thời gian để âu yếm và yêu thương bé
  • Chú ý chế độ dinh dưỡng đảm bảo cho sự phát triển của bé.

Tips cho mẹ để dành những điều tốt nhất cho sức khỏe của bé 

7.Những lưu ý khi chăm sóc bé trong quá trình phát triển của trẻ trong năm đầu tiên

Các giai đoạn phát triển của trẻ
Bé vẫn còn rất non nớt vào giai đoạn này. Chính vì thế, mẹ cần chú ý đảm bảo an toàn cho bé về cả thể xác và cảm xúc

Bé vẫn còn rất non nớt vào giai đoạn này. Chính vì thế, mẹ cần chú ý đảm bảo an toàn cho bé về cả thể xác và cảm xúc. Dưới đây là các lưu ý giúp mẹ chăm sóc bé tốt nhất.

  • Hạn chế lay bé bởi lúc này cổ của bé còn rất yếu. Lắc bé có thể gây tổn thương não, thậm chí khiến bé tử vong
  • Để ý và chăm chút giấc ngủ cho bé. Mẹ xem thêm: Tips chăm sóc giấc ngủ của bé nhé.
  • Khi ngồi oto, cần đặt bé ngồi ghế sau và có ghế riêng dành cho trẻ sơ sinh
  • Cắt nhỏ thức ăn để bé không bị nghẹn. Ngoài ra, không nên cho bé chơi những đồ vật có kích thước nhỏ bởi bé  rất dễ nuốt những đồ vật này
  • Tráng cho bé tiếp xúc với khói thuốc độc hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.
  • Không bao giờ để thức ăn nóng hay nước nóng gần bé

Các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh trong năm đầu tiên là cột mốc quan trọng mẹ cần lưu ý. Chúc bé yêu của mẹ sẽ một năm đầu tiên khỏe mạnh, an toàn. Cả nhà đều vui!

Lần đầu làm cha, làm mẹ hẳn còn nhiều băn khoăn khi sử dụng bỉm cho bé. Làm thế nào để hạn chế tình trạng hăm tã, mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh? Cách dùng bỉm cho trẻ sơ sinh đúng cách là như nào? Tham khảo bài viết này ngay các mẹ nhé!

1. Cách dùng bỉm cho trẻ sơ sinh đúng cách

1.1. Chuẩn bị đầy đủ

Cách dùng bỉm cho trẻ sơ sinh đúng cách
Cách dùng bỉm cho trẻ sơ sinh đúng cách

Để thay tã cho trẻ sơ sinh diễn ra nhanh gọn lẹ, trước khi bắt đầu, các mẹ hãy chuẩn bị đầy những thứ này nhé:

1.2. Một nơi an toàn, sạch sẽ 

Ở nhà, các mẹ có thể dùng bàn thay đồ chuyên dụng hoặc trên giường/ ghế dài để thay tã cho bé. Đặt một tấm khăn/ tấm vải lên bàn thay đồ hoặc lên giường để bảo vệ da bé. 

Nếu sử dụng bàn thay đồ chuyên dụng, các mẹ nên sử dụng dây đai an toàn cho bé nhé. Còn nếu ở giường/ ghế dài thì phải hết sức để ý đến bé. Đến 4 tháng tuổi, em bé biết cách lật và lăn. Mẹ cần để mắt đến bé nhé!

1.3. Tã bỉm

Các mẹ có thể dùng tã vải hoặc tã dùng một lần, đúng kích thước cho bé. Mẹ có thể lựa chọn tã dán hoặc tã quần. Bên cạnh đó, mẹ nên chọn các thương hiệu tã bỉm uy tín trên thị trường. Hiện nay tã bỉm Hàn Quốc đang được nhiều mẹ lựa chọn. Không chỉ cải tiến, tã bỉm còn có thể giúp mẹ ngừa hăm và mẩn đỏ tối đa cho bé đấy! 

 

Mẹ nên chọn các thương hiệu tã bỉm uy tín trên thị trường
           Mẹ nên chọn các thương hiệu tã bỉm uy tín trên thị trường

1.4. Khăn lau cho em bé

Nhiều cha mẹ sử dụng khăn lau thường để làm sạch cho bé. Nhưng da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm. Vì vậy các mẹ nên lựa chọn loại khăn sữa mềm hoặc dùng khăn ướt của các hãng uy tín. Đặc biệt lựa chọn khăn ướt có thành phần kháng khuẩn, ngừa hăm và rôm sảy, an toàn cho da, các mẹ nhé.

1.5. Kem dưỡng cho da (nếu cần)

1.6. Quần áo, đồ dùng “khẩn cấp”

Nếu bé không hợp tác thay tã khiến quần áo bé đang mặc bị ướt. Mẹ nhớ chuẩn bị thêm một bộ quần áo mới cho bé nhé.

1.7. Các bước thay tã

  • Bước 1: Đặt em bé nằm ngửa. Cởi quần, áo nếu khiến cho quá trình thay tã vướng víu. 
  • Bước 2: Cởi bỏ tã bẩn. Đối với tã dùng một lần, mẹ gỡ từng miếng dinh ở tã và gập lại. 
  • Bước 3: Nâng hai chân bé lên một cách nhẹ nhàng và kéo tã bẩn ra ngoài, đặt sang một bên.
  • Bước 4: Lau sau cho bé bằng khăn ướt/ khăn sữa. Các mẹ làm sạch cả những nếp gấp ở đùi và mông của bé nhé. Nếu là bé gái, các mẹ hãy nhớ lau từ trước ra sau nhé, tránh nhiễm trùng cho bé. 
  • Bước 5: Nếu da bé bị viêm/ hăm và cần dùng kem dưỡng, các mẹ có thể thoa cho bé. Còn không thì bỏ qua bước này.
  • Bước 6: Đợi cho da bé khô và thoáng khí trong vài giây trước khi mặc tã mới.
  • Bước 7: Lấy tã mới, đặt dưới em bé. Kéo nửa trước tã lên bụng của bé. Đối với bé trai, các mẹ nhớ để dương vật của bé hướng xuống để tránh tình trạng đi tiểu vào phía trên tã nhé.
  • Đối với bé mới sinh, các mẹ tránh che cuống rốn cho đến khi nó khô và rụng. Hãy chắc chắn kích thước của tã phù hợp với bé để bé được quẫy đạp thoải mái, không bị gò bó. Sau đó, các mẹ dính các miếng dính ở tã sao cho vừa với cơ thể bé. Chú ý để miếng dính không dính vào da bé nhé mẹ.
  • Bước 8: Mặc quần áo cho bé và để bé nằm ở giường/ cũi hoặc nơi an toàn trong khi mẹ có thể dọn dẹp tã.
  • Bước 9: Gấp tã bẩn, cho vào thùng rác. Rửa tay kỹ các mẹ nhé.

2. 8 lưu ý quan trọng khi thay tã cho bé để ngừa hăm tã

  1. Kiểm tra tã của trẻ thường xuyên (2 tiếng một lần) và thay tã kịp thời. Các mẹ nên thay tã cho trẻ khoảng 4 tiếng một lần.
  2. Làm sạch cho bé, bộ phận sinh dục, nếp gấp ở đùi hoặc mông – những nơi dễ bị hăm tã
  3. Không sử dụng khăn lau/ xà phòng/ bất kỳ sản phẩm làm sạch cho bé nào chứa những chất dễ gây kích ứng cho bé: hương liệu nhân tạo, chất tạo bọt bề mặt, paraben,…
  4. Không chà sát da bé quá mạnh dễ làm xước da bé
  5. Không mặc tã quá chật cho bé. Bởi tã bó chặt vào người bé khiến bé khó chịu, không khí khó lưu thông, tạo cảm giác bí bách. Nhất là khi bé đã tè, đi vệ sinh vào tã. Nước tiểu, phân tạo môi trường ẩm ướt, dễ gây hăm cho bé.
  6. Luôn mang theo tã lót nếu mẹ và bé đi chơi hay ra ngoài. Trẻ sơ sinh có thể làm ướt từ 8 đến 10 cái tã mỗi ngày.
  7. Nếu tã bị thấm ngược trở lại thì các mẹ nên lưu ý 2 điều sau. Một là có thể bởi độ thấm hút của tã không đủ tốt, nên tã dễ bị thấm ngược lại. Hai là do kích thước tã nhỏ so với cân nặng bé. Cả 2 trường hợp này các mẹ đều nên xem xét để đổi kích thước tã hoặc loại tã khác.
  8. Nên lựa chọn tã có nhiều hạt SAP để tối ưu khả năng thấm hút tã các mẹ nhé.

Đọc thêm:

 Cộng đồng mẹ bỉm phát mê vì độ thấm hút và ngừa hăm của bỉm Mamamy 

 Cộng đồng mẹ bỉm săn lùng khuyến mại bom tấn của bỉm Mamamy

 

Cha mẹ nào cũng đều mong muốn nhìn thấy bé ăn uống ngon miệng, hấp thụ tốt. Tuy nhiên, khi bé càng nhỏ thì càng dễ gặp nhiều vấn đề về tiêu hoá hơn. Đầy hơi, trớ sữa, sặc,… khi bé bú bình là điều mà nhiều bé gặp phải. Vì vậy, bình sữa có van chống sặc ra đời giúp cha mẹ giải quyết nỗi lo này của bé.

Đầy hơi, sặc, trớ sữa liên tục khi bú mang lại cảm giác khó chịu cho bé, khiến bé hấp thụ dưỡng chất từ sữa khó khăn hơn. Đặc biệt, tình trạng trào ngược cũng dẫn đến tình trạng khó tăng cân hoặc có những triệu chứng nghiêm trọng khác. Do đó, lựa chọn bình sữa có van chống sặc sẽ ngăn ngừa bọt khí khi bé bú, giảm những cảm giác khó chịu này. 

1. Bình sữa có van chống sắc được thiết kế như thế nào?

Hiện nay, bình sữa cho trẻ sơ sinh được chia thành nhiều loại đa dạng trên thị trường. Từ chất liệu bình (silicon, thuỷ tinh, nhựa), kiểu dáng (dài, tròn, cổ rộng) cho đến những đặc điểm về cấu tạo để đáp ứng những nhu cầu của bé.

1.1. Núm ti có ống chống sặc, đầy hơi

Bình sữa có núm ti chống sặc, đầy hơi – lựa chọn hoàn hảo cho bé
Bình sữa có núm ti chống sặc, đầy hơi – lựa chọn hoàn hảo cho bé

Bình sữa có van chống sặc được thiết kế đặc biệt ở phần núm ti. Núm ti có chức năng chống sặc và đầy hơi sẽ có ống chống sặc, chống đầy hơi. Khi bé bú, không khí đối lưu sinh ra bọt khí, ống thoát khí giúp đẩy bọt khí thoát ngược về đáy chai.

Từ đó giúp bé không bị hít lại bọt khí dẫn đến bị sặc hay đầy hơi. Ống thoát khí càng dài sẽ giúp đẩy bọt khí càng xa miệng chai, tối ưu việc bé không nuốt phải bọt khí. Bé được thưởng thức trọn vẹn hương vị của sữa và bụng không bị khó chịu, nặng nề do bọt khí. Mẹ có thể tham khảo cách các tiêu chí để chọn núm ti bình sữa cho bé.

1.2. Lỗ sữa vết cắt hình chữ thập

Bên cạnh đó, núm ti có phần lỗ sữa chứa vết cắt hình chữ thập. Thiết kế này cho phép sữa chỉ chảy ra khi có lực mút của bé. Ở trạng thái bình thường, lỗ sữa ở dạng khép kín nên dù có nghiêng đổ hay dốc ngược bình sữa thì sữa cũng không bị chảy ra ngoài. Điều này có thể làm giảm nguy cơ bị sặc sữa cho bé.  Khi bú bình, bé buộc phải ngậm sâu núm ti. Và tùy vào lực hút mạnh hay nhẹ mà lượng sữa chảy ra nhiều hay ít. Nguyên tắc hoạt động của lỗ sữa hình chữ thập này sẽ giúp bé có cảm giác giống hệt như khi bú mẹ. Nhờ đó, bé có thể vừa ti bình mà không bỏ bú mẹ.

1.3. Bình sữa cổ rộng

Bình sữa được thiết kế với phần cổ rộng cũng là một điểm cộng giúp hỗ trợ ngăn ngừa khả năng sặc sữa, hít phải bọt khí khi bé bú. Bình sữa cổ rộng được thiết kế phần cổ lên đến 5-6cm. 

Xem thêm: 

2. Điểm cộng của bình sữa cổ rộng

2.1. Pha sữa nhanh hơn

bình sữa có van chống sặc
Bình sữa cổ rộng với nhiều ưu điểm nổi trội

Thiết kế cổ rộng phù hợp với tất cả các loại thìa đong sữa, kể cả những loại thìa to không đi kèm hộp sữa. Bố mẹ tốn ít thời gian hơn khi cho bột sữa vào bình, bột sữa cũng được tiết kiệm hơn khi không bị rơi vãi ra ngoài.

2.2. Dễ dàng vệ sinh 

Bình sữa cổ rộng dễ dàng đưa các dụng cụ vệ sinh bình sữa vào trong. Có thể cọ rửa từng ngõ ngách từ miệng bình đến đáy bình. Điều này giúp mẹ tiết kiệm thời gian hơn trong việc vệ sinh bình sữa. Đồng thời đảm bảo bình sữa được làm sạch tối đa.

2.3. Được bé yêu thích hơn

Bình sữa có thiết kế cổ rộng luôn đi kèm với núm ti cổ rộng có thiết kế gần giống bầu ngực mẹ. Thiết kế này tạo sự thân thuộc, giúp bé làm quen khi chuyển từ bú ti mẹ sang bú bình. Bầu núm ti đi kèm bình sữa cổ rộng cũng vừa vặn với cấu tạo miệng của bé. Giúp lưỡi bé không chạm vào phần nắp vặn của bình, đảm bảo vệ sinh hơn.

2.4. Lưu ý cho mẹ khi lựa chọn bình sữa

bình sữa có van chống sặc
Mẹ nhớ để ý cả kích thước núm ti khi chọn mua bình sữa cho bé nhé

Bên cạnh về thiết kế bình sữa, mẹ cần quan tâm đến kích thước núm ti và tốc độ sữa chảy. Bởi chọn không đúng kích thước núm ti sẽ khiến bé ti khó hơn hoặc không muốn ti bình. 

Kích thước của núm ti phản ánh tốc độ của lỗ chảy sữa. Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ chỉ dùng núm ti cỡ S. Đây là cỡ có tốc độ chảy chậm từ 2 đến 3 giọt trong 1 giây. Trẻ em từ 3 đến 6 tháng có thể dùng cỡ M. Và núm ti cỡ L có thể dùng cho trẻ lớn hơn và có nhu cầu bú nhanh. Trong một vài trường hợp, mẹ có thể phải thử một vài cỡ núm ti khác nhau. Để tìm ra một kích thước phù hợp nhất cho con. 

Với những thông tin này, hẳn mẹ có thêm được một lựa chọn nữa khi mua bình sữa cho bé. Đó là bình sữa có van chống sặc. Một giải pháp giúp cho bé ti bình thích hơn, không lo sặc, đầy hơi hay trớ sữa nữa. Khi chọn bình sữa thủy tinh có van chống sặc, mẹ nhớ để ý tới chất liệu bình và chọn mua bình sữa từ những thương hiệu lớn để đảm bảo chất lượng sản phẩm mẹ nhé. 

Nhiều sản phẩm được gắn mác là FDA approved – FDA phê chuẩn. Vậy thực sự FDA approved là gì? Làm thế nào để biết tiêu chuẩn FDA phê duyệt sản phẩm nào? Đọc bài viết này ngay mẹ nhé.

1. FDA approved là gì?

FDA – Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ, thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa kỳ. FDA chịu trách nhiệm bảo vệ và thúc đẩy sức khoẻ cộng đồng. Thông qua các quy định và giám sát thuốc, thiết bị y tế, sản phẩm thuốc lá, thực phẩm, mỹ phẩm, sản phẩm điện tử. Tuy nhiên, không phải tất cả các sản phẩm này đều trải qua phê chuẩn trước khi đưa ra thị trường. Tức là các chuyên gia FDA sẽ đánh giá về tính an toàn, hiệu quả và sự chấp thuận của FDA trước khi sản phẩm có thể được bán ra thị trường. 

Trong một số trường hợp, các nỗ lực thực thi của FDA tập trung vào các sản phẩm sau khi chúng đã được bán. Điều đó được xác định bởi Quốc hội trong việc thành lập chính quyền của FDA . Ngay cả khi không có sự chấp thuận của FDA trước khi sản phẩm được bán, cơ quan này có thẩm quyền quản lý để hành động khi có vấn đề về an toàn.

Dưới đây là cách FDA quy định về sản phẩm và những nội dung mà FDA phê duyệt cũng như không phê duyệt.

2. Sản phẩm và nội dung FDA phê duyệt

2.1. FDA phê duyệt các loại thuốc mới và hồ sơ sinh học

fda approved là gì
FDA không phát triển hoặc thử nghiệm sản phẩm trước khi phê duyệt các loại thuốc mới/ hồ sơ sinh học

Các loại thuốc mới và hồ sơ sinh học phải được chứng minh là an toàn và hiệu quả đối với tiêu chuẩn của FDA trước khi các công ty có thể đưa chúng ra ngoài thị trường. Một số ví dụ về hồ sơ sinh học cần được phê duyệt:

  • Protein điều trị
  • Vắc-xin
  • Liệu pháp tế bào
  • Các sản phẩm từ máu và máu

Các nhà sản xuất cũng phải chứng minh rằng họ có thể sản xuất sản phẩm thuốc theo tiêu chuẩn chất lượng liên bang.

FDA không phát triển hoặc thử nghiệm sản phẩm trước khi phê duyệt chúng. Thay vào đó, các chuyên gia của FDA xem xét kết quả xét nghiệm lâm sàng ở phòng thí nghiệm. Ở cả động vật và người được thực hiện bởi các nhà sản xuất. Nếu FDA phê duyệt, điều đó có nghĩa là cơ quan này đã xác định rằng lợi ích của sản phẩm lớn hơn các rủi ro đã được nhận biết đối với mục đích sử dụng.

2.2. FDA dựa trên độ rủi ro để điều chỉnh các thiết bị y tế

FDA phân loại các thiết bị theo độ rủi ro. Các thiết bị có nguy cơ rủi ro cao nhất (Loại III), như van tim cơ học và bơm tiêm truyền. Chúng tthường yêu cầu sự phê duyệt  của FDA trước khi tiếp thị ra ngoài thị trường. Để nhận được sự chấp thuận của FDA cho các thiết bị này, Các nhà sản xuất phải chứng minh với:

  • Bằng chứng khoa học đầy đủ, hợp lệ
  • Có một sự đảm bảo hợp lý rằng các thiết bị này an toàn và hiệu quả cho mục đích sử dụng của họ.  

Các thiết bị y tế có nguy cơ rủi ro trung bình (Class II) (ví dụ thiết bị lọc máu và các loại ống thông) nếu chứng mình được rằng thiết bị này tương đương với những thiết bị được bán hợp pháp trên thị trường trước đó thì không phải phê duyệt của FDA trước khi tiếp thị ra ngoài thị trường.

Các thiết bị có nguy cơ gây hại thấp cho người dùng (Loại I) (ví dụ: máy hút sữa không dùng điện, băng thun, dụng cụ đè lưỡi và găng tay kiểm tra) chỉ chịu sự kiểm soát chung và hầu hết được miễn các yêu cầu thông báo tiếp thị trước.

2.3. FDA dựa trên độ rủi ro để đánh giá cho các tế bào và mô của con người

fda approved là gì
Tất cả các tế bào và mô người được sử dụng cần tuân theo quy định

Tất cả các tế bào và mô người dự định sử dụng ở người cần tuân theo quy định. Vì để ngăn chặn sự lây truyền của bệnh truyền nhiễm. Ví dụ về các tế bào và mô bao gồm: Xương, da, giác mạc, dây chằng, gân, van tim và mô sinh sản.

2.4. FDA phê duyệt sử dụng phụ gia thực phẩm 

Mặc dù FDA không phê duyệt thực phẩm trước khi tiếp thị. Nhưng cơ quan này có thẩm quyền phê duyệt một số thành phần trước khi chúng được sử dụng trong thực phẩm. Chúng bao gồm các chất phụ gia thực phẩm. Chẳng hạn như các chất được thêm vào có chủ ý và các chất phụ gia màu.  

Nếu các công ty muốn thêm phụ gia thực phẩm mới vào thực phẩm. Họ đều có trách nhiệm cung cấp cho FDA thông tin chứng minh rằng các chất phụ gia này an toàn. Các chuyên gia của FDA xem xét kết quả của các xét nghiệm được thực hiện bởi các công ty. Nhằm để đảm bảo rằng phụ gia thực phẩm an toàn. Một chất phụ gia thực phẩm được phê duyệt phải được sử dụng phù hợp với liều lượng và theo quy định cụ thể.

2.5. FDA phê duyệt các chất phụ gia tạo màu được sử dụng trong các sản phẩm do FDA quản lý

Điều này bao gồm những thứ được sử dụng trong thực phẩm:

  • Bao gồm cả thực phẩm từ động vật
  • Thành phần bổ sung
  • Thuốc
  • Mỹ phẩm và một số thiết bị y tế.
  • Các chất phụ gia tạo màu này (trừ thuốc nhuộm tóc bằng than đá) phải được pháp luật chấp thuận bởi cơ quan và mỗi loại được sử dụng phải tuân thủ theo các quy định cụ thể.

2.6. FDA phê duyệt thuốc cho động vật và phụ gia thực phẩm sử dụng trong thực phẩm cho động vật

fda approved là gì
FDA giúp đảm bảo rằng thực phẩm cho động vật là an toàn

FDA chịu trách nhiệm phê duyệt thuốc cho động vật, bao gồm cả vật nuôi, gia súc và gia cầm. (Bao gồm các động vật khác ngoài gia súc, lợn, gà, gà tây, ngựa, chó và mèo.) Mặc dù tiêu chuẩn FDA không phê duyệt thực phẩm cho động vật, bao gồm cả thức ăn cho vật nuôi. Nhưng vẫn phê duyệt phụ gia thực phẩm được sử dụng trong các sản phẩm này. 

FDA hoạt động để giúp đảm bảo rằng thực phẩm cho động vật (bao gồm thức ăn gia súc và gia cầm, thức ăn cho vật nuôi):

  • Là an toàn
  • Được sản xuất trong điều kiện vệ sinh và được dán nhãn đúng.

Các biện pháp kiểm soát phòng ngừa đối với thực phẩm động vật, một quy định mới được quy định bởi Luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm của FDA (FSMA). Yêu cầu các công ty thực phẩm phải thực hiện các bước để ngăn chặn thực phẩm bị ô nhiễm. Và sử dụng các biện pháp sản xuất tốt hiện nay (như thực hành nhân viên vệ sinh, đầy đủ thực hành vệ sinh, và sử dụng thiết bị phù hợp) khi chế biến thức ăn cho động vật.

3. Sản phẩm và nội dung FDA không phê duyệt

3.1. FDA không phê duyệt các công ty, doanh nghiệp

fda approved là gì
FDA có thẩm quyền kiểm tra các cơ sở được quy định

FDA không phê duyệt các cơ sở chăm sóc sức khỏe, phòng thí nghiệm hoặc nhà sản xuất. FDA có thẩm quyền kiểm tra các cơ sở được quy định để xác minh rằng họ tuân thủ các quy định sản xuất hiện hành. 

Chủ sở hữu và nhà điều hành thực phẩm, thuốc, và hầu hết các cơ sở thiết bị trong nước hoặc nước ngoài phải đăng ký cơ sở của họ với FDA, trừ khi áp dụng miễn trừ. Cơ sở về máu và tế bào cũng phải đăng ký với FDA.

Các cơ sở chụp nhũ ảnh phải được FDA chứng nhận. Và phải hiển thị chứng chỉ FDA nơi bệnh nhân có thể nhìn thấy. Giấy chứng nhận chỉ ra rằng các cơ sở đã đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt để cung cấp dịch vụ chụp nhũ ảnh chất lượng. 

3.2. FDA không phê duyệt thuốc hỗn hợp

Thuốc hỗn hợp là khi dược sĩ hoặc bác sĩ kết hợp các thành phần để tạo ra những loại thuốc. Chúng đáp ứng nhu cầu của từng bệnh nhân, bao gồm cả những người bị dị ứng với các thành phần trong thuốc. Dù có được FDA chấp thuận hoặc không được FDA chấp thuận. Người tiêu dùng cần lưu ý rằng thuốc hỗn hợp không được FDA chấp thuận. Điều này có nghĩa là FDA không xem xét các ứng dụng cho các loại thuốc hỗn hợp để đánh giá sự an toàn, hiệu quả hoặc chất lượng của chúng. 

3.3. FDA không phê duyệt các sản phẩm thuốc lá

fda approved là gì
FDA quy định các sản phẩm thuốc lá dựa trên tiêu chuẩn y tế cộng đồng

Không có sản phẩm thuốc lá an toàn. Vì vậy tiêu chuẩn an toàn và hiệu quả để FDA đánh giá các sản phẩm y tế. Không phù hợp với các sản phẩm thuốc lá. Thay vào đó, tiêu chuẩn FDA quy định các sản phẩm thuốc lá dựa trên tiêu chuẩn y tế cộng đồng, xem xét rủi ro của sản phẩm đối với toàn bộ dân số.  

3.4. FDA không phê duyệt mỹ phẩm

Mỹ phẩm bao gồm như nước hoa, mỹ phẩm trang điểm, dưỡng ẩm, dầu gội, thuốc nhuộm tóc, sữa rửa mặt, sữa tắm, và các chế phẩm cạo râu. Mỹ phẩm, thành phần mỹ phẩm và bao bì của chúng, không cần phải có sự chấp thuận của FDA trước khi đưa ra thị trường. Trường hợp ngoại lệ đó là phụ gia màu (trừ thuốc nhuộm tóc bằng than đá). Mỹ phẩm nói chung phải:

  • An toàn với người sử dụng
  • Đúng với thông tin sản phẩm được ghi trên bao bì. 

3.5. FDA không phê duyệt thực phẩm y tế

Thực phẩm y tế được sử dụng để quản lý chế độ ăn uống của bệnh. Hoặc tình trạng sức khỏe đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt. Ví dụ: thực phẩm được sử dụng bởi những người bị bệnh phenylketon niệu (PKU). Đây là một rối loạn di truyền hiếm gặp. Người mắc bệnh này cần có một chế độ ăn đặc biệt, giới hạn các loại thực phẩm chứa phenylalanine. Chính vì vậy, họ cần sử dụng thực phẩm y tế. Đây là loại thực phẩm không chứa axit amin phenylalanine. 

Thực phẩm y tế không phải trải qua phê duyệt bởi FDA trước khi tiếp thị ra thị trường. Nhưng các công ty thực phẩm y tế phải tuân thủ các yêu cầu khác. Thực phẩm y tế không cần phải có thông tin dinh dưỡng trên bao bì. Tuy nhiên, nội dung trên bao bì cần trung thực và không gây hiểu lầm cho người sử dụng.

3.6. FDA không phê duyệt sữa bột trẻ em

fda approved là gì
Các nhà sản xuất sữa bột phải chịu sự giám sát theo quy định của FDA

FDA không phê duyệt các loại sữa công thức cho trẻ sơ sinh trước khi chúng được bán trên thị trường. Tuy nhiên, các nhà sản xuất sữa bột phải chịu sự giám sát theo quy định của FDA. Các nhà sản xuất phải đảm bảo rằng sữa bột phù hợp với yêu cầu dinh dưỡng của liên bang. Họ phải đăng ký và thông báo với FDA trước khi tiếp thị một loại sữa công thức mới.  

FDA tiến hành kiểm tra tất cả các cơ sở sản xuất sữa bột trẻ em. Đồng thời, thu thập và phân tích mẫu sản phẩm hàng năm. FDA cũng kiểm tra các cơ sở mới. Nếu FDA xác định một sản phẩm sữa công thức bất kỳ cho trẻ sơ sinh có ảnh hưởng không tốt đối với sức khoẻ của trẻ thì nhà sản xuất phải thu hồi lại.

3.7. FDA không phê duyệt thành phần bổ sung

Không giống như các loại thuốc mới. Thành phần bổ sung không được FDA xem xét và phê duyệt dựa trên tính an toàn và độ hiệu quả của chúng. Trừ khi có ngoại lệ, thành phần bổ sung có chứa một thành phần mới. Ví dụ: Một thành phần bổ sung không được bán ở Hoa Kỳ trước ngày 15 tháng 10 năm 1994. Yêu cầu thông báo cho FDA ít nhất 75 ngày trước khi tiếp thị.  

Thông báo phải bao gồm thông tin cơ sở nhà sản xuất hoặc nhà phân phối. Để kết luận rằng việc sử dụng thành phần bổ sung dự kiến ​​là an toàn. Khi có lo ngại về sức khỏe cộng đồng về việc sử dụng thành phần bổ sung có mặt trên thị trường. Tiêu chuẩn FDA đánh giá sự an toàn của sản phẩm thông qua nghiên cứu và theo dõi những yếu tố bất lợi.

fda approved là gì
FDA đánh giá sự an toàn của sản phẩm thông qua nghiên cứu

3.8. FDA không phê duyệt bao bì thực phẩm, bao gồm bảng Thành phần dinh dưỡng

FDA không phê duyệt bao bì thực phẩm trước khi sản phẩm được bán trên thị trường. Các quy định của tiêu chuẩn FDA yêu cầu thông tin dinh dưỡng xuất hiện trên hầu hết các loại thực phẩm. Bao gồm cả thành phần bổ sung. Các nhà sản xuất phải cung cấp con số về khẩu phần của thực phẩm đó. Hơn hết là thông tin cụ thể về hàm lượng chất dinh dưỡng của từng khẩu phần trên bảng. Giá trị dinh dưỡng ở bao bì sản phẩm. 

3.9. FDA không phê duyệt những xác nhận về cấu trúc/ chức năng của thành phần bổ sung và những thực phẩm khác

Những thực phẩm có xác nhận về cấu trúc/chức năng là những loại thực phẩm có những lợi ích tiềm tàng. Chứ chưa chắc chắn đối với sức khỏe con người. Ví dụ: canxi giúp xương chắc khỏe. 

Nhà sản xuất đưa ra những tuyên bố về chức năng/ cấu trúc của thực phẩm không cần phải xác nhận từ FDA. Thay vào đó, họ phải xuất trình đầy đủ tài liệu để chứng minh khi đăng ký sản phẩm.

Đọc thêm về các tiêu chuẩn, chứng nhận sản phẩm khác như Ecocert, JIS, Allergy UK,… tại đây.

Một trong những “bí quyết” hàng đầu giúp mẹ chọn được sản phẩm chăm sóc da tốt và an toàn cho cả bản thân hay cho bé đó là đọc bảng thành phần. Bởi từ bảng thành phần, mẹ sẽ biết được sản phẩm đó chứa chất gì, có nên/ không nên dùng sản phẩm đó không. Vì vậy, những chuỗi bài viết như thế này giúp mẹ làm quen dần với những thành phần phổ biến trong mỹ phẩm. Để từ đó, mẹ có thể lựa chọn được sản phẩm phù hợp. Nếu mẹ đã quen với Hyaluronic Acid – một chất được ví như siêu dưỡng ẩm thì Sodium hyaluronate còn hơn cả thế. Sodium hyaluronate trong mỹ phẩm không chỉ có chức năng dưỡng ẩm mà còn mang lại nhiều hiệu quả dưỡng da khác. Vậy những hiệu quả đó là gì? Tìm hiểu ngay qua bài viết này mẹ nhé!

1. Hyaluronic Acid – chất siêu dưỡng ẩm tự nhiên

Rất nhiều sản phẩm chăm sóc da được nhà sản xuất cho Hyaluronic Acid vào bởi khả năng dưỡng ẩm của thành phần này. Hyaluronic Acid (HA) là một loại polisaccarit xuất hiện tự nhiên trong cơ thể con người. HA có tác dụng hỗ trợ sản xuất collagen trong cơ thể và giúp duy trì độ đàn hồi. Phân tử tự nhiên này được tìm thấy đặc biệt trong tóc, mắt, dây thần kinh và trong chất lỏng bôi trơn giữa các khớp và mô. 

sodium hyaluronate trong mỹ phẩm
Rất nhiều sản phẩm chăm sóc da được nhà sản xuất cho Hyaluronic Acid vào bởi khả năng dưỡng ẩm của thành phần này

Trong da, Hyaluronic Acid có tác dụng giúp da có vẻ ngoài và kết cấu khỏe mạnh bằng việc:

  • Làm đầy các vùng giữa collagen và elastin
  • Làm mới và tăng cường sự thay thế tự nhiên của da để

Càng trẻ thì da càng có nhiều HA. Tuy nhiên, càng về già, lượng HA càng giảm sút. 

2. Sodium Hyaluronate – muối của Hyaluronic Acid

Sodium Hyaluronate hay Natri Hyaluronate là một dạng Hyaluronic Acid hòa tan trong nước hoàn toàn tự nhiên. Nó hoạt động theo cách tương tự, mang lại sự thẩm thấu và ổn định cho da tốt hơn. Lợi ích vượt trội khi sử dụng Sodium Hyaluronate là sự thâm nhập vào da dễ dàng hơn Hyaluronic Acid. Điều này không ngụ ý rằng cái này tốt hơn cái kia. Mà nó chỉ ra rằng các sản phẩm mỹ phẩm chứa cả hai thành phần mang lại lợi ích tốt hơn cho làn da. 

2.1. Sodium Hyaluronate trong mỹ phẩm 

Hyaluronic Acid có trọng lượng phân tử cao, chỉ hydrat hóa lớp trên cùng của da. Còn Sodium Hyaluronate có trọng lượng phân tử thấp, hydrat hóa các lớp sâu hơn của da. Mỹ phẩm chứa Sodium Hyaluronate giúp phục hồi hiệu quả độ ẩm của da với sự hydrat hóa tự nhiên, thúc đẩy một làn da trẻ trung hơn. Khả năng giữ nước gấp 1000 lần trọng lượng làm cho nó trở thành một chất giữ ẩm đặc biệt. Bởi HA tự nhiên trong da giảm (theo độ tuổi, tia UV,..) khiến da mất độ ẩm từ từ. Do đó đây là một thành phần phổ biến trong ngành công nghiệp mỹ phẩm. Thành phần này được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm chăm sóc trẻ hóa da. Nhằm giải quyết sự xuất hiện của nếp nhăn. 

Sodium Hyaluronate trong mỹ phẩm 
Sodium Hyaluronate trong mỹ phẩm 

2.2. Tác dụng của Sodium Hyaluronate với làn da

Mẹ có thể tìm thấy Sodium Hyaluronate trong sữa rửa mặt, kem mắt, kem dưỡng ẩm, kem phục hồi da. Tác dụng của Sodium Hyaluronate:

  • Dễ dàng thâm nhập sâu vào da để giữ độ ẩm, tăng độ săn chắc và mềm mại, mang lại vẻ rạng rỡ cho da
  • Giảm ngứa cho làn da bị mất nước và kích ứng
  • Làm mịn da, làm mờ nếp nhăn, cải thiện kết cấu da
  • Tăng cường sự hấp thụ các dưỡng chất trong sản phẩm
  • Đủ lành tính để sử dụng cho hầu hết các loại da, kể cả da mụn 
  • Thay thế hàm lượng Hyaluronic Acid tự nhiên của da

2.3. Độ an toàn của Sodium Hyaluronate

Độ an toàn của Sodium Hyaluronate, Kali Hyaluronate và Hyaluronic Acid được Hội đồng chuyên gia đánh giá thành phần mỹ phẩm CIR đánh giá là an toàn khi sử dụng trong mỹ phẩm. Vì vậy, mẹ hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn sản phẩm mỹ phẩm chứa những thành phần này.

Khi các mẹ hiểu rõ hơn về các thành phần trong sản phẩm chăm sóc của bé và cho cả nhà nói chung, chất hoạt động bề mặt/ chất tạo bọt được biết đến như một thành phần xấu. Tuy nhiên, không phải vì thế mà sự lựa chọn sản phẩm chăm sóc cá nhân, nhất là sản phẩm làm sạch cho da và cơ thể bị giới hạn đi. Chất tạo bọt thiên nhiên hay chất hoạt động bề mặt có nguồn gốc từ nhiên sẽ là giải pháp thay thế. Các mẹ không phải lo lắng với thành phần có nguồn gốc tổng hợp/ hoá học nữa. 

1. Chất tạo bọt thiên nhiên là gì?

Chất tạo bọt hay chất hoạt động bề mặt là thành phần có khả năng làm sạch bụi bẩn, dầu nhờn trên da bằng cách phá vỡ và tách chúng ra. Thông thường, nhắc đến chất hoạt động bề mặt người ta nghĩ ngay đến SLS hay SLES. Đây là 2 thành phần phổ biến và được sử dụng nhiều. Tuy nhiên, SLS, SLES mang lại những mặt tiêu cực cho người dùng. Vì vậy, ngoài SLS, SLES, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn khác cho những sản phẩm làm sạch có chất tạo bọt thiên nhiên, an toàn hơn.

2. Phân loại chất hoạt động bề mặt

2.1. Chất hoạt động bề mặt anion

Các chất hoạt động bề mặt anion được sử dụng phổ biến nhất trong các sản phẩm tạo bọt bao gồm dầu gội và sữa tắm. Chức năng chính của chúng là mang lại khả năng tạo bọt cao, làm sạch tốt. Các chất hoạt động bề mặt anion có một đầu ưa nước tích điện âm. Chúng hoạt động rất tốt trong các công thức có phản ứng giữa hóa chất (như dung dịch kiềm) và axit béo hoặc rượu (như mỡ động vật hoặc dầu thực vật). Xà phòng chế biến bằng tay là một ví dụ về chất hoạt động bề mặt anion. 

Các chất hoạt động bề mặt anion được sử dụng phổ biến trong dầu gội và sữa tắm
Các chất hoạt động bề mặt anion được sử dụng phổ biến trong dầu gội và sữa tắm

Các ví dụ khác về chất hoạt động bề mặt anion là sodium sulfate, ammonium sulfates, sulfosuccinates, sarcosines, sarcosinates, isethionates, và taurates. Các đặc tính tạo bọt, làm sạch và khả năng tẩy rửa cao có thể dẫn đến kích ứng da. Do đó, người dùng có thể lựa chọn chất bề mặt dạng khác.

2.2. Chất hoạt động bề mặt lưỡng tính

Các chất hoạt động bề mặt lưỡng tính là loại nhẹ nhất và linh hoạt nhất trong các loại chất hoạt động bề mặt. Và có thể có điện tích dương hoặc âm, tùy thuộc vào độ pH hoặc độ kiềm của thành phẩm. Nếu muốn tạo ra một sản phẩm trong đó các đặc tính nuôi dưỡng và làm dịu là quan trọng nhất thì có thể chọn một chất hoạt động bề mặt lưỡng tính và cho thành phẩm có độ pH thấp hơn. 

Nếu muốn nhiều bọt thì sử dụng chất hoạt động bề mặt lưỡng tính trong công thức có độ pH cao hơn. Với độ pH cao, chất hoạt động bề mặt lưỡng tính sẽ hoạt động giống như chất hoạt động bề mặt anion. Khi sử dụng một mình, chất hoạt động bề mặt lưỡng tính sẽ cho một sản phẩm làm sạch nhẹ nhàng. 

chất tạo bọt thiên nhiên
Chất hoạt động bề mặt lưỡng tính

Trong thực tế, chất hoạt động bề mặt lưỡng tính có thể được sử dụng một mình và kết hợp với bất kỳ nhóm chất hoạt động bề mặt nào khác. Khả năng thích ứng của chúng là một trong những lý do tại sao chúng được sử dụng rộng rãi. Một số ví dụ về các chất hoạt động bề mặt lưỡng tính là coco betaine, lauryl betaine, and hydroxysultaine.

2.3. Chất hoạt động bề mặt Cationic

Trái ngược với chất hoạt động bề mặt anion là chất hoạt động bề mặt cationic. Chúng có một đầu ưa nước tích điện dương. Điện tích dương này cho phép các chất hoạt động bề mặt cationic mang lại khả năng nuôi dưỡng cho da, tóc và cơ thể. Nếu sử dụng một mình, chúng không có khả năng tạo bọt cao. Các chất hoạt động bề mặt này thường được sử dụng khi không cần tạo bọt, chẳng hạn như trong các chất dưỡng tóc. 

Các chất hoạt động bề mặt cationic hoạt động tốt với cả chất hoạt động bề mặt lưỡng tính và không ion. Tuy nhiên, do các chất hoạt động bề mặt cationic (dương) và anion (âm) đối nghịch sẽ không thể kết hợp với nhau. Các chất hoạt động bề mặt cation phổ biến cho sữa tắm và sản phẩm chăm sóc cơ thể là chlorides; benzalkonium, stearalkonium, cetrimonium, trimethyl ammonium, và methyl sulfates.

2.4. Chất hoạt động bề mặt không ion 

Các chất hoạt động bề mặt không ion cũng đóng vai trò như một chất làm mềm, làm dịu da
Các chất hoạt động bề mặt không ion cũng đóng vai trò như một chất làm mềm, làm dịu da

Các chất hoạt động bề mặt không ion không có khả năng tạo bọt. Và hiếm khi được sử dụng làm chất hoạt động bề mặt chính trong công thức sản phẩm. Không giống như các chất hoạt động bề mặt anion, các chất hoạt động bề mặt này không có điện tích ion trong đầu ưa nước. Kết quả cuối cùng của việc sử dụng chất hoạt động bề mặt không ion là sản phẩm làm sạch nhẹ nhàng, không bọt. 

Một số chất hoạt động bề mặt không ion được ethoxyl hóa. Có nghĩa là chúng đã có một số phản ứng với việc bổ sung ethylene oxide. Điều này làm cho các chất hoạt động bề mặt không ion như Polysorbate 20 trở thành chất hòa tan tuyệt vời. 

Các chất hoạt động bề mặt không ion cũng có thể được sử dụng trong các công thức để giảm các chất gây kích ứng, do khả năng làm sạch nhẹ nhàng của chúng. Và, chúng cũng đóng vai trò như một chất làm mềm và làm dịu da. Thêm vào đó, các chất hoạt động bề mặt không ion có thể ổn định bọt trong công thức sản phẩm.

Chúng hoạt động tuyệt vời với mọi loại chất hoạt động bề mặt khác. Một số chất hoạt động bề mặt không ion phổ biến được sử dụng trong sản phẩm chăm sóc da và cơ thể:

  • Polysorbates
  • Emulsifying wax NF
  • E-wax
  • Glyceryl oleate
  • Glyceryl stearate
  • Các thành phần có tiền tố PEG, ceteareths, oleths, sorbitans, lauryl glucoside, polyglucose

3. Danh sách chất tạo bọt nguồn gốc thiên nhiên

chất tạo bọt thiên nhiên
Chất tạo bọt thiên nhiên có nguồn gốc từ dừa
  • Natri Lauryl Sulfate/ Sodium Lauryl Sulfate (có thể được lấy từ dừa). Đây là một chất hoạt động bề mặt anion mạnh được sử dụng cho hoạt động tạo bọt cao. Nó rất dễ tạo bọt và có thể gây kích ứng nếu sử dụng ở liều lượng cao. 
  • Ammonium Laureth Sulfate có nguồn gốc từ dừa. Đây cũng là một chất hoạt động bề mặt anion mạnh được sử dụng cho hoạt động tạo bọt cao. Nó rất dễ tạo bọt và có thể gây kích ứng nếu sử dụng ở liều lượng cao.
  • Disodium Lauryl Sulfosuccinate (có nguồn gốc từ dừa). Đây là chât hoạt động bề mặt anion nhẹ. Nó dịu nhẹ với da và tạo bọt nhe. 
  • Cocoamphocarboxyglycinate (có nguồn gốc từ dừa) – Chất hoạt động bề mặt lưỡng tính, nhẹ
  • Decyl Polyglucoside (có nguồn gốc thực vật). Được sử dụng trong dầu gội trẻ em vì tính chất dịu nhẹ 
  • Cetearyl Alcohol 
  • Stearyl Alcohol  
  • Cocamidopropyl Betaine (có nguồn gốc từ dầu dừa) hoạt động bề mặt lưỡng tính 
  • Decyl Glucoside (có nguồn gốc từ đường) 
  • Glyceryl Cocoate (có nguồn gốc từ thực vật) 
  • Sodium cocoyl isethionat (có nguồn gốc từ dừa) 
  • Almond glycerides (có nguồn gốc từ thực vật) 
  • Sodium Lauryl Sulfoacetate hoạt động bề mặt nhẹ hơn nhiều so với SLS 
  • Sodium Lauroyl Sarcosinate (có nguồn gốc từ thực vật) là một chất thay thế tự nhiên cho SLS 
  • Sodium methyl cocoyl taurate (có nguồn gốc từ dừa) 
  • Sucrose Cocoate (có nguồn gốc từ đường) 
  • Polysorbate 20 (có nguồn từ thực vật) là chất hoạt động bề mặt không ion
  • Polysorbate 80 (có nguồn gốc từ thực vật) là chất hoạt động bề mặt không chứa ion 

Với nhiều mẹ bỉm, tiêu chí đầu tiên khi chọn mua tã bỉm cho bé là độ thấm hút tốt. Điều gì quyết định đến độ thấm hút của tã? Lựa chọn tã, bỉm như nào để có khả năng thấm hút tối đa mà không nặng bỉm? Mẹ sẽ cần quan tâm nhất đến hạt SAP (Super Absorbent Polymers).

1. Hạt SAP (Super Absorbent Polymers) là gì?

Hạt SAP (Super Absorbent Polymers) là một chuỗi các polymer, có đặc tính ưa nước. SAP còn được biết đến với tên gọi hydrogel, sodium polyacrylate, polyacrylate absorbents, hoặc Absorbent Gel Material (AGM).

Các hạt SAP có hình dạng bột nhỏ li ti. Chúng có trong lõi của tã, bỉm của cả trẻ em và người lớn. Bóc miếng tã ra, mẹ có thể nhìn thấy bằng mắt thường.  

cảm giác thoải mái của bé
cảm giác thoải mái của bé

2. Lịch sử phát triển của hạt SAP (Super Absorbent Polymers)

Năm 1978, Nhật Bản bắt đầu sản xuất hạt SAP và sử dụng trong băng vệ sinh. Năm 1980, các nước châu Âu tiếp tục phát triển hạt SAP này để sử dụng cho tã trẻ em. Loại tã đầu tiên sử dụng công nghệ này với một lượng nhỏ polymer, khoảng 1-2g. Năm 1983, một loại tã mỏng hơn sử dụng 4-5g polymer và bông được bán trên thị trường Nhật Bản.

Việc sử dụng hạt SAP (Super Absorbent Polymers) đã tạo nên một cuộc cách mạng trong ngành sản xuất tã. Các nhà sản xuất tã bắt đầu nghiên cứu và thiết kế tã để tận dụng tối đa khả năng giữ chất lỏng tuyệt vời của loại hạt này. Hạt SAP giữ nước gấp khoảng 30 lần trọng lượng của chúng. Sau khi giữ nước, chúng chuyển thành dạng gel, ngăn chất lỏng thấm ngược lại.

3. Chức năng của hạt SAP (Super Absorbent Polymers) trong tã, bỉm

Bởi đặc tính giữ nước tuyệt vời, hạt SAP được dùng chủ yếu trong sản phẩm vệ sinh cá nhân, đặc biệt là tã, bỉm. Đặc tính chính của hạt SAP là khả năng hấp thụ chất lỏng, giữ chúng lại, thậm chí dưới áp lực. Không giống như bọt biển, chỉ giữ nước trong thời gian ngắn và “nhả” nước khi vắt, các hạt SAP hấp thụ chất lỏng, trở thành gel.

bé vui chơi thỏa thích
bé vui chơi thỏa thích

Tuỳ thuộc vào loại chất lỏng, SAP có thể hấp thụ gấp 30 lần thể tích riêng của mình. Trong trường hợp nước khử muối, SAP  có thể giữ chất lỏng lên đến 500 thể tích của nó. Áp dụng đặc điểm này, nhiều hãng sản xuất tã bỉm đã sử dụng hạt SAP. Từ đó cho ra đời những dòng tã có độ thấm hút ấn tượng.

4. Ảnh hưởng của hạt SAP đến độ thấm hút của tã, bỉm

4.1. Tã mỏng hơn, nhẹ hơn, thấm hút tốt hơn

Những năm 1987, lõi tã, bỉm được làm từ sợi cellulose. Một chiếc tã trẻ em hồi đó chứa 50 gram cellulose và chỉ chứa 2 gram hạt SAP thôi. Đến năm 1999, tỷ lệ hai thành phần này gần 1:1. Một chiếc tã điển hình chứa 18 gram cellulose và 15 gram hạt SAP. Giảm tỉ lệ cellulose và tăng tỉ lệ SAP giúp tã trở nên nhẹ, mỏng, thấm hút tốt hơn.

Và ngày nay, nhiều hãng sản xuất cho ra đời sản phẩm tã, bỉm cho trẻ em với tỉ lệ SAP cao, thậm chí có loại tã quần chỉ có lớp SAP. Khi đó, tã mỏng hơn, nhẹ hơn, thấm hút tốt hơn và đem lại cảm giác thoải mái cho bé.

hạt SAP (Super Absorbent Polymers)
hạt SAP (Super Absorbent Polymers)

4.2. Phân phối tối ưu chất lỏng trên bề mặt tã

Thời gian đầu, hạt SAP ra đời với tính năng quan trọng là hấp thụ chất lỏng. Thế hệ tiếp theo của hạt SAP có khả năng giữ lại chất lỏng với tốc độ nhanh hơn. Cộng với việc cải tiến thiết kế trong sản xuất tã, lớp hạt SAP không chỉ tập trung ở phần giữa của tã mà sẽ rải đều dọc theo bề mặt tã.

Nếu các mẹ để ý, ngày trước (thậm chí hiện nay vẫn còn) loại tã khi bé đi tiểu, phần giữa tã sẽ bị cộm dày lên thành một cục. Còn ngày nay, một số thương hiệu tã đã cho ra đời loại tã có lớp SAP trải đều. Khi bé đi vệ sinh ra tã, lớp SAP sẽ thấm hút đều chất lỏng, giúp tã không bị vón cục hay dồn lại một chỗ.

4.3. Ngăn ngừa tình trạng hăm da, mẩn đỏ ở trẻ

hạt SAP (Super Absorbent Polymers)
Ngăn ngừa tình trạng hăm da, mẩn đỏ ở trẻ

Hăm tã là tình trạng thường gặp ở trẻ. Một trong những nguyên nhân chính gây hăm là bởi da tiếp xúc quá lâu trong môi trường ẩm ướt, dễ bị viêm, hăm hơn. Nhất là khi làn da trẻ mỏng manh, nhạy cảm hơn người lớn rất nhiều. Vì vậy, việc lựa chọn tã chứa hạt SAP giúp tã thấm hút tốt nhất có thể. Từ đó, làn da bé luôn khô thoáng, ngăn ngừa được hăm da, mẩn đỏ.

Hạt SAP (Super Absorbent Polymers) là không thể thiếu trong sản phẩm tã, bỉm cho trẻ nhỏ. Lượng SAP càng nhiều, độ thấm hút càng tốt, trẻ càng thoải mái hơn. Vì vậy, từ những thông tin này mẹ có thêm kiến thức để lựa chọn tã dán, tã quần cho bé. Đọc thành phần sản phẩm và lựa chọn thương hiệu uy tín các mẹ nhé. 

Bầu ngực chứa các ống dẫn sữa từ tuyến vú đến núm vú. Khi ống dẫn bị tắc có thể gây cảm giác đau, sưng và ngứa cho mẹ. Đây là tình trạng tắc tia sữa mà không ít mẹ gặp phải. Mặc dù tắc tia sữa có thể gây cảm giác khó chịu cho mẹ, nhưng có thể điều trị bằng các biện pháp khắc phục tại nhà. Vậy đó là những cách nào? Đọc bài viết này ngay các mẹ nhé!

1. Triệu chứng tắc tia sữa

Những triệu chứng tắc sữa phổ biến nhất là:

  • Đau ở một vị trí nhất định trong vú
  • Có một khối sưng, mềm ở vú
  • Nóng và sưng ở vú
  • Sữa chảy chậm ở một bên vú
  • Vùng da ở bầu ngực trông sần sần 
  • Xuất hiện nốt mụn sữa: sữa bị đông thành giọt trắng, nhìn thấy rõ dưới da ở đầu ti và chặn đường thoát của tia sữa
tắc tia sữa
Tắc tia sữa có thể phòng ngừa tại nhà

2. Nguyên nhân tắc tia sữa

Các ống dẫn sữa bị tắc gặp phổ biến nhất ở phụ nữ đang cho con bú, mới sinh con và không cho con bú, hoặc gần đây đã ngừng cho con bú. Những mẹ gặp khó khăn khi cho bé bú như đầu ti bị đau, cản trở việc cho bé bú thường xuyên, hoặc quá nhiều sữa nhưng bé bú ít cũng có thể bị tắc sữa.

Bất kỳ mẹ nào đang cho con bú đều có thể bị tắc sữa. Nguyên nhân phổ biến gồm:

  • Mặc quần áo quá chật hoặc áo ngực quá chật, gây áp lực lên bầu ngực
  • Bé ngậm ti không đúng cách. Khi đó, bé có thể không ti được nhiều sữa
  • Không cho bé bú thường xuyên. Bầu ngực chứa đầy sữa nhưng bé không ti nhiều
  • Sản xuất quá nhiều sữa có thể khiến bầu ngực bị căng tức, tăng khả năng tắc sữa
  • Mất nước và mệt mỏi. Mẹ thiếu ngủ, không được nghỉ ngơi và không uống đủ nước có thể khiến mẹ có nguy cơ cao bị tắc sữa

3. Cách điều trị và biện pháp khắc phục tại nhà

tắc tia sữa
Mẹ có thể dùng máy hút sữa nếu sữa về nhiều, bé chưa kịp ti hết

Thông thường có thể điều trị các triệu chứng tắc tia sữa ở nhà. Cho con bú thường xuyên, đều đặn là cách nhanh nhất để giải quyết tình trạng tắc sữa. Điều cần thiết là các mẹ nhớ “làm trống bầu ngực” trong mỗi lần cho con bú. Sử dụng máy hút sữa để vắt sữa sau mỗi lần cho con bú cũng có thể giúp ích cho các mẹ. Nhất là nếu em bé mỗi lần ti ít sữa.

Một số cách giúp các mẹ hạn chế tình trạng tắc tia sữa:

  • Lấy một chiếc khăn ấm và áp vào bầu ngực mỗi lần 20 phút
  • Thay đổi tư thế cho bé bú sao cho cằm và mũi của bé hướng về phía ti
  • Sử dụng các tư thế cho bé ti đúng cách
  • Xoa bóp ngực, bắt đầu từ bầu ngực và đầy dần về phía núm ti
  • Tránh bóp hoặc làm đau ngực
  • Mặc quần áo rộng, áo ngực thoải mái

Đôi khi tắc tia sữa cho thể khiến mẹ đau đớn hoặc không đỡ với các biện pháp khắc phục tại nhà. Tắc tia sữa mà không giải quyết được có thể dẫn đến viêm vú do nhiễm trùng. Khi đó, thường thì mẹ sẽ được bác sĩ điều trị bằng kháng sinh. Các mẹ không nên tự điều trị viêm vú tại nhà. Gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để điều trị sẽ giảm nguy cơ biến chứng, các mẹ nhé.

Góc của mẹ đã tổng hợp 9 lời khuyên cho bé bú đúng cách, mẹ nên tham khảo để làm giảm tình trạng tắc sữa nhé!

4. Cách phòng ngừa tắc tia sữa

Cách phòng ngừa quan trọng nhất để ngăn ngừa tắc sữa là để em bé ti thường xuyên, theo nhu cầu của bé. Trẻ sơ sinh có thể mất 15 đến 30 phút để ti và “làm rỗng” ngực cho mẹ. Vì vậy, các mẹ hãy thật kiên nhẫn nhé.

tắc tia sữa
Cho bé ti thường xuyên giúp mẹ ngăn được tình trạng tắc tia sữa

Một số dấu hiệu cho thấy bé đã ti hết sữa trong ngực mẹ:

  • Không nghe thấy tiếng nuốt khi bé bú
  • Mẹ cảm thấy một bên vú nhẹ hơn
  • Không còn cảm giác đầy hoặc ngứa ran trong vú

Một số cách khác có thể làm giảm nguy cơ tắc tia sữa như:

  • Mặc quần áo rộng rãi
  • Tránh các tư thế gây nhiều áp lực hoặc trọng lực lên bầu ngực
  • Cho bé bú theo nhu cầu hoặc theo lịch trình
  • Không ngủ nằm sấp, nó có thể gây áp lực lên ngực
  • Tránh chất béo bão hoà trong chế độ ăn uống
  • Bổ sung nước và nghỉ ngơi

5. Khi nào mẹ nên đi khám bác sĩ?

tắc tia sữa
Nếu thấy tình trạng tắc tia sữa trở nên nghiêm trọng, mẹ nên đến gặp bác sỹ nhé

Tắc tia sữa có thể khiến mẹ thấy đau đớn. Nếu có các triệu chứng sau, mẹ nên đến gặp bác sĩ ngay nhé:

  • Đau nhức
  • Tắc tia sữa không giảm sau 1-2 ngày
  • Sốt
  • Ngực sưng, đỏ
  • Tắc tia sữa liên tục

Tắc tia sữa có thể khắc phục ở nhà. Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên chủ quan nhé. Nếu có những triệu chứng bất thường hãy đến gặp bác sĩ mẹ nhé. Hi vọng bài viết vừa rồi cung cấp cho mẹ những kiến thức hữu ích về tắc tia sữa. 

Nguồn tham khảo

Plugged ducts, mastitis, and thrush. WIC Breastfeeding Support. U.S. Department of Agriculture.

Management of breast conditions and other breastfeeding difficulties in Infant and Young Child Feeding: Model Chapter for Textbooks for Medical Students and Allied Health Professionals. World Health Organization. 2009.

Too much milk and oversupply. La Leche League GB. 2016.

Gaskin IM. Ina May’s Guide to Breastfeeding: From the Nation’s Leading Midwife. Bantam. 2009.

Blocked ducts. Australian Breastfeeding Association. 2016.

Clogged milk ducts. American Academy of Pediatrics.

Walker M. Breastfeeding management for the clinician. Jones & Bartlett Learning. 2016.

Lavigne V, Gleberzon BJ. Ultrasound as a treatment of mammary blocked duct among 25 postpartum lactating women: a retrospective case series. J Chiropr Med. 2012;11(3):170-8. doi:10.1016/j.jcm.2012.05.011

Plugged milk ducts. Children’s Hospital of Philadelphia.

Lecithin. Drugs and Lactation Database. U.S. National Library of Medicine. U.S. Department of Health and Human Services. 2018.

Sắt là khoáng chất có tầm quan trọng đối với cơ thể con người, đặc biệt là với sự phát triển của trẻ nhỏ. Việc lựa chọn thực phẩm không đúng cách có thể khiến bé dễ bị thiếu sắt đi kèm với những hệ quả khác. Vì vậy, lựa chọn thực phẩm giàu sắt và bổ sung sắt cho trẻ một cách khoa học và đúng đắn là điều mà mỗi cha mẹ cần hết sức quan tâm. 

1. Điều gì xảy ra nếu trẻ không đủ sắt?

Mẹ hãy lưu ý chế độ ăn uống với thực phẩm giàu sắt cho bé nhé
Mẹ hãy lưu ý chế độ ăn uống với thực phẩm giàu sắt cho bé nhé

Nếu bé không được cung cấp và nhận đủ sắt, bé có thể bị thiếu máu. Thiếu máu là khi không có đủ tế bào hồng cầu trong cơ thể hoặc khả năng mang oxy đi khắp cơ thể. Ở trẻ nhỏ, nguyên nhân phổ biến của tình trạng thiếu máu là do không đủ sắt. Trẻ không nhận đủ sắt từ thực phẩm giàu sắt có nguy cơ bị thiếu máu cao hơn.

Triệu chứng thiếu sắt ở trẻ sơ sinh:

  • Tăng cân chậm
  • Da nhợt nhạt
  • Không thèm ăn
  • Khó chịu, cáu kỉnh

Bé bị thiếu sắt có thể ít hoạt động thể chất và có thể phát triển chậm hơn. Với những bé lớn hơn, thiếu sắt có thể ảnh hưởng đến cách bé học tập, vui chơi ở trường. Không có đủ chất sắt có thể dẫn đến các vấn đề tập trung, thời gian tập trung ngắn hơn và kết quả học tập kém hơn. Hàm lượng sắt thấp có thể khiến bé cảm thấy mệt mỏi và yếu.

2. Khi nào bé cần bổ sung sắt và bao nhiêu là đủ?

Trẻ em cần sắt ở tất cả các giai đoạn phát triển. Trẻ chỉ bú sữa mẹ, chỉ dùng sữa công thức hoặc vừa bú mẹ, vừa bú sữa công thức có những nhu cầu về bổ sung lượng sắt khác nhau. Ngoài ra, trẻ sinh non cần bổ sung nhiều sắt hơn trẻ sinh đủ tháng. Mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn chi tiết nhất nhé. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, lượng sắt cần thiết phụ thuộc vào tuổi của bé. 

Bảng lượng sắt mỗi ngày theo độ tuổi và giai đoạn phát triển của bé:

Bảng lượng sắt mỗi ngày theo độ tuổi và giai đoạn phát triển của bé
Bảng lượng sắt mỗi ngày theo độ tuổi và giai đoạn phát triển của bé

3. Thực phẩm giàu sắt

Khi bé được khoảng 6 tháng tuổi, mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn dặm. Lúc này, mẹ hãy chắc chắn chọn thực phẩm chứa sắt nhé. Sắt có 2 dạng: heme iron và non-heme iron. 

3.1. Heme iron

Heme iron thường có trong thịt động vật như thịt đỏ, hải sản, gia cầm. Loại sắt này được cơ thể hấp thụ dễ dàng nhất. Heme iron có trong:

  • Thịt đỏ: thịt bò, thịt lợn,…
  • Gia cầm: gà,…
  • Trứng

3.2. Non-heme

Sắt được chia làm 2 loại: heme iron và non-heme iron
Sắt được chia làm 2 loại: heme iron và non-heme iron

Non-heme iron có thể được tìm thấy trong thực vật. Loại sắt này cơ thể hấp thụ không dễ dàng bằng heme iron. Nguồn non-heme iron có trong:

  • Ngũ cốc
  • Các loại đậu
  • Rau lá xanh đậm

Nhìn chung, cần có đủ lượng sắt của cả hai loại trên để cơ thể hấp thụ heme iron dễ dàng hơn. Mẹ có thể cho bé ăn thực phẩm chứa non-heme iron với thực phẩm giàu vitamin C để cơ thể bé hấp thụ sắt tốt hơn. Thực phẩm giàu vitamin C bao gồm:

  • Trái cây có múi: cam, bưởi,…
  • Quả mọng
  • Đu đủ
  • Cà chua
  • Khoai lang
  • Bông cải xanh
  • Rau lá xanh đậm

Tìm hiểu thêm các loại vitamin khác cho bé tại đây.

Tất cả các giá trị trong bảng này dành cho thực phẩm nấu chín, ngoại trừ một số thực phẩm chế biến sẵn như bánh mì:

Bảng thực phẩm chứa sắt
Bảng thực phẩm chứa sắt

Nguồn tham khảo

USDA Food Composition Databases  

The Canadian Paediatric Society Nutrition Committee

Giáo dục trẻ thông qua các trò chơi là cách tốt nhất để thúc đẩy kỹ năng vận động và rèn luyện cơ thể, tâm trí của bé. Đây cũng là một cách tuyệt vời để tăng cường kỹ năng giao tiếp ở trẻ. Đặc biệt là khi trẻ đang học nói và thể hiện bản thân. Trong thời điểm dịch Coronavirus đang là tâm điểm của cả thế giới. Nhiều tỉnh, thành phố cho học sinh nghỉ học. Vì vậy nhiều cha mẹ ở nhà chăm các bé trong thời gian này. Thay vì có những hoạt động thường ngày để chăm và trông bé, cha mẹ hãy tham khảo ngay 16 hoạt động vui chơi trong bài viết này nhé.

1. Hoạt động vui chơi thúc đẩy sự phát triển của trẻ

1.1. Đồ chơi khối xây dựng

Đồ chơi khối xây dựng, thường làm từ gỗ, có chữ cái và số ở mỗi mặt. 

Đồ chơi khối xây dựng
Đồ chơi khối xây dựng

Cách chơi cùng bé:

Cha mẹ đưa cho bé bộ đồ chơi để bé quen với chữ, số ở mỗi mặt. Bé xếp khối, lắp ghép chữ hoặc con số. 

Kỹ năng bé nhận được

  • Kỹ năng vận động tinh: khả năng điều khiển bàn tay và các ngón tay ở trẻ
  • Sự khéo léo 

1.2. Simon says – Simon nói 

Simon says là một trò chơi đơn giản dạy bé luyện phản xạ và luyện nghe

Simon says – Simon nói 
Simon says – Simon nói 

Cách chơi cùng bé:

Cha mẹ sẽ nói một câu mệnh lệnh bất kỳ, bắt đầu với từ Simon says hoặc Simon nói. Ví dụ: Cha mẹ nói: “Simon says: Sit down!” thì bé sẽ tuân theo mệnh lệnh và ngồi xuống. Trò chơi này cha mẹ có thể chơi cùng bé hoặc hướng dẫn và để các bé chơi với nhau. 

Kỹ năng bé nhận được

  • Kỹ năng vận động thô: là các hoạt động phối hợp các nhóm cơ lớn của cơ thể.
  • Luyện phản xạ và nghe theo mệnh lệnh

1.3. Tô xung quanh đồ vật

Hoạt động này giúp ích trong việc tập viết sau này của bé

Tô xung quanh đồ vật
Tô xung quanh đồ vật

Cách chơi cùng bé:

Đặt một vài đồ vật lên tờ giấy trắng và khuyến khích bé tô các đường xung quanh đồ vật đó. Cha mẹ có thể cho bé dùng phấn hoặc bút màu để tô. 

Kỹ năng bé nhận được

  • Tự kiểm soát
  • Kỹ năng vận động tinh

1.4. Vượt chướng ngại vật

Vượt chướng ngại vật
Vượt chướng ngại vật

Cách chơi cùng bé:

Cha mẹ sắp xếp đồ chơi của bé thành nhiều chướng ngại vật khác nhau. Sau đó để bé lái chiếc xe đồ chơi để đi qua những chướng ngại vật này. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể sử dụng những cách thức khác nhau để bé hứng thú với trò chơi hơn.

Kỹ năng bé nhận được

  • Khả năng phối hợp tay và mắt
  • Kỹ năng vận động

2. Hoạt động giáo dục và học tập tại nhà cho bé

2.1. Đếm mọi thứ

Đếm mọi thứ
Đếm mọi thứ

Cách chơi cùng bé:

Cha mẹ xếp đồ chơi hoặc bất kỳ đồ vật đơn giản nào trong nhà thành một chuỗi liên tiếp. Sau đó đếm to và chỉ vào từng đồ vật khi đếm. Hãy để bé lặp lại sau khi cha mẹ nói, để bé ghi nhớ được các con số. Bắt đầu đếm từ 1-10, sau đó tăng dần lên 20, 30,… 

Kỹ năng bé nhận được

  • Kỹ năng đếm
  • Khả năng nhận thức

2.2. Chìm hoặc nổi

Chìm hoặc nổi
Chìm hoặc nổi

Cách chơi cùng bé:

Cha mẹ lấy một vài món đồ chơi và một xô nước đầy. Sau đó thả các đồ vật xuống xô nước, từng thứ một để xem cái nào chìm, cái nào nổi. Sử dụng các đồ vật có trọng lượng khác nhau để trẻ có thể hiểu được sự khác biệt giữa các đồ vật.

Kỹ năng bé nhận được

  • Khả năng nhận thức

2.3. Sắp xếp theo màu

Sắp xếp theo màu
Sắp xếp theo màu

Cách chơi cùng bé:

Cha mẹ sắp xếp các món đồ vật, đồ chơi vào với nhau và nhắc bé phân loại những đồ vật này theo màu sắc.

Kỹ năng bé nhận được

  • Khả năng nhận thức
  • Khả năng phối hợp tay và mắt

3. Những hoạt động nghệ thuật và thủ công

3.1. Chơi đất nặn bột mỳ (playdough)

Chơi đất nặn bột mỳ (playdough)
Chơi đất nặn bột mỳ (playdough)

Cách chơi cùng bé:

Cha mẹ mua đất nặn bột mỳ với các màu sắc khác nhau, khuyến khích các bé tạo ra các hình dạng khác nhau với nguyên liệu này.

Kỹ năng bé nhận được

  • Kỹ năng vận động tinh
  • Khả năng phối hợp tay và mắt

3.2. Trộn màu 

Trộn màu 
Trộn màu 

Cách chơi cùng bé:

Cha mẹ chỉ cho bé cách kết hợp và tạo màu sắc với nhau, bắt đầu từ 3 màu sắc chủ đạo là xanh, đỏ và tím.

Kỹ năng bé nhận được

  • Kỹ năng vận động
  • Nhận biết màu sắc

3.3. Vẽ bằng tay

Vẽ bằng tay
Vẽ bằng tay

Cách chơi cùng bé:

Trải một tờ giấy to bản lên mặt bàn và chuẩn bị những loại màu nước an toàn cho bé. Sau đó, cha mẹ hãy để bé vẽ những gì bé thích.

Kỹ năng bé nhận được

  • Kỹ năng vận động
  • Cảm giác

3.4. Giấy và keo

Giấy và keo
Giấy và keo

Cách chơi cùng bé:

Cha mẹ lấy một tờ giấy màu, cắt thành những mảnh nhỏ hơn. Sau đó để bé dán lên một tờ giấy khác bằng keo dán. 

Kỹ năng bé nhận được

  • Kỹ năng vận động tinh
  • Khả năng phối hợp tay và mắt

4. Hoạt động vui chơi trong nhà

4.1. Hành động đối lập

Hành động đối lập
Hành động đối lập

Cách chơi cùng bé:

Cha mẹ chọn một vài hành động đối lập nhau như buồn – vui để bé thực hiện. Ngoài ra cũng có thể khuyến khích bé nói những từ đó. 

Kỹ năng bé nhận được

  • Từ vựng
  • Phát triển nhận thức

4.2. Giữ thăng bằng

Giữ thăng bằng
Giữ thăng bằng

Cách chơi cùng bé:

Cha mẹ có thể sử dụng một chiếc ghế đẩu, loại thấp, để bé đứng lên đó và tự giữ thăng bằng. Bé có thể thích bước xuống, nhảy xuống hoặc trèo qua ghế. Trong hoạt động này cha mẹ cần theo sát bé. 

Kỹ năng bé nhận được

  • Kỹ năng vận động
  • Giữ thăng bằng

4.3. Zig zag

Zig zag
Zig zag

Cách chơi cùng bé:

Cha mẹ hãy dán băng dính nhiều màu sắc thành các hình khác nhau lên sàn nhà. Sau đó nói với bé để bé đi trên băng dính đó mà không mất thăng bằng.

Kỹ năng bé nhận được

  • Kỹ năng vận động
  • Giữ thăng bằng

4.4. Ống hút và cốc

Ống hút và cốc
Ống hút và cốc

Cách chơi cùng bé:

Cha mẹ đưa cho bé một cái cốc và ống hút, sau đó hướng dẫn bé đặt ống hút vào cốc. 

Kỹ năng bé nhận được

  • Kỹ năng vận động tinh
  • Khả năng phối hợp tay và mắt

4.5. Chạm và cảm nhận

Chạm và cảm nhận
Chạm và cảm nhận

Cách chơi cùng bé:

Cha mẹ lựa chọn các loại đồ vật có bề mặt/ chất liệu khác nhau: mềm, thô, cứng, dính, gồ ghề,… Sau đó cha mẹ nói từ mô tả đồ vật đó để bé chọn ra món đồ phù hợp. 

Kỹ năng bé nhận được

  • Khả năng nhận thức
  • Cảm giác

Cùng bé chơi trò chơi thú vị này xong, mẹ hãy lưu ý rửa tay thật sạch cho bé để giữ vệ sinh nhé

Giỏ hàng 0