Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Trẻ càng nhỏ thì khả năng miễn dịch càng yếu bởi hệ thống miễn dịch đang trong quá trình phát triển hoàn thiện. Chính vì lẽ đó nên bé rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm hoặc ốm vặt. Vì vậy, chăm sóc nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, bổ sung các thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng để tăng cường khả năng miễn dịch, chống lại bệnh tật là điều cha mẹ quan tâm hàng đầu. Cha mẹ đã biết đó là những thực phẩm nào chưa? Hãy đọc ngay bài viết này nhé!

1. 10 thực phẩm giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho bé

1.1. Rau xanh

Rau xanh giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho bé
Rau xanh giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho bé

Rau xanh là thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời giúp sửa chữa DNA. Đồng thời chúng cũng chứa chất oxy hoá quan trọng giúp xây dựng hệ thống miễn dịch ở trẻ nhỏ. Cha mẹ nên cho trẻ ăn tất cả các loại rau để tăng cường hệ thống miễn dịch. Nhiều bé có thể không thích ăn rau thì cha mẹ hãy chế biến rau thành nhiều món khác nhau nhé.

1.2. Protein

Protein giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho bé
Protein giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho bé

Để xây dựng khả năng miễn dịch ở trẻ em, cha mẹ cần cung cấp cho bé một trong những nhóm chất dinh dưỡng quan trọng là protein. Bao gồm protein từ sữa, trứng và thịt. Lòng đỏ trứng được ví như “một kho” chứa vitamin, khoáng chất và chất oxy hoá quan trọng. Thịt nạc và thịt gia cầm cũng chứa một lượng kẽm và các khoáng chất quan trọng để tăng các tế bào bạch cầu, chống nhiễm trùng. 

1.3. Sữa chua

Sữa chua giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho bé
Sữa chua giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho bé

Sữa chua có đầy đủ men vi sinh, loại vi khuẩn tốt giúp chống lại và ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn xấu trong dạ dày. Và sữa chua cũng là một nguồn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé. 

1.4. Tỏi

Tỏi giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho bé
Tỏi giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho bé

Tỏi có đặc tính kháng khuẩn và kháng virus, được xếp vào “kháng sinh tự nhiên”. Tỏi cũng kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu trong cơ thể và đồng thời cũng là một chất chống oxy hoá. 

1.5. Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt luôn làm một lựa chọn lành mạnh không chỉ tốt cho trẻ nhỏ mà cả người lớn. Chúng rất giàu beta-glucan – một loại chất xơ có chứa đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hoá. Đồng thời chất xơ cũng giúp làm sạch ruột, tránh táo bón. 

Nấm giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho bé
Ngũ cốc nguyên hạt giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho bé

1.6. Cà rốt

Nấm giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho bé
Cà rốt giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho bé

Cà rốt là loại thực phẩm tốt cho thị lực và chống nhiễm trùng. Chúng chứa một nguồn beta carotene tuyệt vời. Thành phần này chuyển thành vitamin A, tăng cường chức năng hệ miễn dịch, làm khoẻ da và màng nhầy.

1.7. Nấm

Nấm giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho bé
Nấm giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho bé

Nấm giúp cung cấp một nguồn khoáng chất kẽm tuyệt vời, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Bởi kẽm giúp sản xuất các tế bào bạch cầu để chống lại nhiễm trùng, cải thiện khả năng miễn dịch ở trẻ em. Ngoài ra, nấm giúp chống lại cảm lạnh thông thường, cúm và các bệnh nhiễm trùng khác. Các loại nấm khác nhau có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus và chống khối u khác nhau. 

1.8. Các loại hạt

Các loại hạt giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho bé
Các loại hạt giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho bé

Các loại hạt chứa rất nhiều protein, khoáng chất, vitamin và giàu chất chống oxy hoá như axit béo omega, kẽm, vitamin E. Cha mẹ có thể cho bé ăn đa dạng các loại hạt khác nhau với những cách chế biến khác nhau để thay đổi khẩu vị. 

1.9. Trái cây

Trái cây giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho bé
Trái cây giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho bé

Trái cây chứa chất chống oxy hoá, nhiều loại vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Có rất nhiều loại để cha mẹ lựa chọn và bổ sung cho bé. 

1.10. Cá

Cá giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho bé
Cá giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho bé

Cá được ví như “thức ăn cho não” làm việc và giúp xây dựng hệ thống miễn dich. Cá chứa axit béo Omega-3 và các chất béo lành mạnh khác giúp tăng mức độ hoạt động của các tế bào trong cơ thể. Cá béo như cá hồi, cá ngừ là lựa chọn hàng đầu cho trẻ em. 

Thuốc kháng sinh được sử dụng để tiêu diệt hoặc ức chế vi khuẩn phát triển. Nhiều người nhắc đến kháng sinh như một loại thuốc hiện đại, nhưng chúng thực sự đã tồn tại trong nhiều thế kỷ. Các kháng sinh ban đầu, giống như rất nhiều kháng sinh ngày nay, có nguồn gốc từ tự nhiên. Chính vì vậy, Góc của mẹ đã tổng hợp 14 loại kháng sinh tự nhiên tốt hơn thuốc sau đây để các mẹ tham khảo.

1.14 kháng sinh tự nhiên tốt hơn thuốc

1.1. Mật ong

Mật ong phổ biến trên khắp thế giới nhờ có đặc tính sát khuẩn và kháng khuẩn
Mật ong phổ biến trên khắp thế giới nhờ có đặc tính sát khuẩn và kháng khuẩn

Mật ong là một trong những loại kháng sinh phổ biến lâu đời nhất được biết đến, từ thời cổ đại. Người Ai Cập thường xuyên sử dụng mật ong như một loại kháng sinh tự nhiên và bảo vệ da. Không chỉ vậy, mật ong được sử dụng trên khắp thế giới nhờ có đặc tính sát khuẩn và kháng khuẩn.

Trong mật ong có chứa enzym giải phóng hydrogen peroxide chống lại nhiễm trùng. Nó cũng có hàm lượng đường cao, có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của một số vi khuẩn. Đây là một trong số 9 chất bảo quản tự nhiên thay thế paraben. Ngoài ra, mật ong có độ pH thấp. Điều này có tác dụng giảm độ ẩm khỏi vi khuẩn, khiến vi khuẩn bị mất nước và chết đi.

Mật ong thường an toàn khi sử dụng trên da hoặc chế biến. Tuy nhiên, các mẹ không nên sử dụng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi. Tốt hơn hết, các mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng cho bé.

1.2. Chiết xuất hạt bưởi chùm (cam Mỹ)

Hạt bưởi chùm được coi là chất kháng khuẩn mạnh nhất trong tự nhiên. Nó giúp tăng cường miễn dịch, thanh lọc cơ thể một cách tự nhiên.
Hạt bưởi chùm được coi là chất kháng khuẩn mạnh nhất trong tự nhiên. Nó giúp tăng cường miễn dịch, thanh lọc cơ thể một cách tự nhiên.

Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Journal of Alternative and Complementary Medicine, tinh dầu hạt bưởi chùm (grapefruit seed oil) phòng chống hiệu quả hơn 800 loại vi-rút và vi khuẩn cũng như hơn 100 chủng nấm và ký sinh trùng.

Hạt bưởi chùm được coi là chất kháng khuẩn mạnh nhất trong tự nhiên. Nó giúp tăng cường miễn dịch, thanh lọc cơ thể một cách tự nhiên.

Đây cũng là một trong số 9 chất bảo quản tự nhiên thay thế paraben.

1.3. Dầu dừa nguyên chất

Khi axit lauric được tiêu hóa, nó cũng tạo thành chất monolaurin. Cả axit lauric và monolaurin đều có thể tiêu diệt mầm bệnh có hại như vi khuẩn, vi rút và nấm.
Khi axit lauric được tiêu hóa, nó cũng tạo thành chất monolaurin. Cả axit lauric và monolaurin đều có thể tiêu diệt mầm bệnh có hại như vi khuẩn, vi rút và nấm.

Nhờ có đặc tính chống nấm, kháng khuẩn, dầu dừa có thể điều trị hiệu quả những nhiễm trùng thông thường. Axit lauric 12 carbon chiếm khoảng 50% axit béo trong dầu dừa. Khi axit lauric được tiêu hóa, nó cũng tạo thành chất monolaurin. Cả axit lauric và monolaurin đều có thể tiêu diệt mầm bệnh có hại như vi khuẩn, vi rút và nấm.

1.4. Tỏi cũng là một loại kháng sinh

Tỏi chứa chất allicin có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn, mạnh bằng 1/5 thuốc penicillin và 1/10 thuốc tetracycline. Tỏi cũng có công hiệu để trị bệnh sán lãi, giun kim, các bệnh nấm ngoài da…
Tỏi chứa chất allicin có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn, mạnh bằng 1/5 thuốc penicillin và 1/10 thuốc tetracycline. 

Từ xa xưa, tỏi đã được sử dụng để chữa nhiều bệnh như cảm cúm, nghẹt mũi, đầy hơi chướng bụng,… Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy chiết suất tỏi có hiệu quả chống lại vi khuẩn.

Ngày nay, tỏi được sử dụng nhiều trong y học và nó là một chất kháng sinh tự nhiên tuyệt vời.

Tỏi chứa chất allicin có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn, mạnh bằng 1/5 thuốc penicillin và 1/10 thuốc tetracycline. Tỏi cũng có công hiệu để trị bệnh sán lãi, giun kim, các bệnh nấm ngoài da…

Tỏi thường an toàn khi chế biến/ ăn trực tiếp. Nhưng nếu sử dụng với liều lượng lớn có thể gây chảy máu trong. 2 tép tỏi mỗi ngày được coi là liều lượng phù hợp. Nếu đang sử dụng thực phẩm chức năng có chứa tỏi, hãy chắc chắn làm theo hướng dẫn sử dụng. Với những người đang dùng thuốc làm loãng máu, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng tỏi. Bởi tỏi liều lượng lớn có thể khuếch đại tác dụng của loại thuốc này.

1.5. Nghệ

Củ nghệ có tính kháng khuẩn và chống nấm rất tốt.
Củ nghệ có tính kháng khuẩn và chống nấm rất tốt.

Curcumin là thành phần hoạt chất chính trong củ nghệ. Nó có tác dụng chống viêm mạnh mẽ và là chất chống oxy hoá mạnh. Do đó, hoạt chất curcumin này kháng viêm, tẩy trừ các gốc tự do, tái tạo tế bào nhanh chóng. Nghiên cứu cho thấy rằng dầu nghệ có thể điều trị nhiễm trùng khi áp dụng trong 7 ngày.

Ngoài ra, củ nghệ có thể giúp ngăn ngừa và thậm chí điều trị ung thư. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chất curcumin có thể làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư.

1.6. Chiết xuất gừng sẽ là chất kháng sinh tự nhiên tuyệt vời

Đặc tính chống viêm của gừng giúp cơ thể loại bỏ các nhiễm trùng, từ đó giúp tăng cường miễn dịch của cơ thể. Bên cạnh đó, gừng cũng có vai trò trong việc điều trị ung thư.
Đặc tính chống viêm của gừng giúp cơ thể loại bỏ các nhiễm trùng, từ đó giúp tăng cường miễn dịch của cơ thể. Bên cạnh đó, gừng cũng có vai trò trong việc điều trị ung thư.

Cộng đồng khoa học cũng công nhận gừng là một loại kháng sinh tự nhiên. Một số nghiên cứu, bao gồm nghiên cứu được công bố vào năm 2017, đã chứng minh khả năng gừng chống lại nhiều chủng vi khuẩn. Gừng rất tốt trong điều trị các nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn truyền qua thực phẩm. Gừng đặc biệt tốt trong việc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn như E.coli và shigella. Gừng cũng có thể ngăn chặn virus như RSV.

Đặc tính chống viêm của gừng giúp cơ thể loại bỏ các nhiễm trùng, từ đó giúp tăng cường miễn dịch của cơ thể. Bên cạnh đó, gừng cũng có vai trò trong việc điều trị ung thư. Một số nghiên cứu cho thấy các phân tử hoạt tính sinh học trong gừng có thể làm chậm sự phát triển của một số bệnh ung thư. Như ung thư đại trực tràng, dạ dày, buồng trứng, gan, da, vú và tuyến tiền liệt.  Tuy nhiên, vẫn cần thêm nghiên cứu khác để có kết luận chính thức.

1.7. Dấm táo

Cho đến nay, ứng dụng thành công nhất của dấm táo là giảm lượng đường trong máu đối với bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường loại 2.
Cho đến nay, ứng dụng thành công nhất của dấm táo là giảm lượng đường trong máu đối với bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường loại 2.

Dấm táo có chứa một hợp chất gọi là axit malic – nó là một chất kháng khuẩn, chống nấm và chống virus cực mạnh. Bạn có thể sử dụng dấm táo để điều trị nhiễm khuẩn nhẹ.

Hippocrates, cha đẻ của y học hiện đại, đã sử dụng dấm để làm sạch vết thương hơn hai ngàn năm trước. Dấm táo cũng được sử dụng làm chất bảo quản tự nhiên cho thực phẩm. Các nghiên cứu cho thấy dấm táo ức chế vi khuẩn (như E.coli) phát triển trong thực phẩm. 

Cho đến nay, ứng dụng thành công nhất của dấm táo là giảm lượng đường trong máu đối với bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường loại 2. Dấm táo giúp cải thiện độ nhạy insulin trong máu bữa ăn nhiều carb và làm giảm đáng kể phản ứng đường huyết và insulin.

1.8. Cải bắp

Cải bắp chứa nhiều vitamin C và lưu huỳnh, những thành phần này có tác dụng chống nhiễm trùng.
Cải bắp chứa nhiều vitamin C và lưu huỳnh, những thành phần này có tác dụng chống nhiễm trùng.

Mặc dù bắp cải ít calo nhưng nó chứa thành phần dinh dưỡng ấn tượng. Trên thực tế, chỉ cần 1 bát 89 gram bắp cải xanh tươi chứa:

  • Calo: 22 
  • Protein: 1 gram 
  • Chất xơ: 2 gram 
  • Vitamin K: 85% RDI – lượng khuyến nghị hàng ngày
  • Vitamin C: 54% RDI 
  • Folate: 10% RDI 
  • Mangan: 7% RDI 
  • Vitamin B6: 6% RDI 
  • Canxi: 4% RDI 
  • Kali: 4% RDI 
  • Magiê: 3% RDI 

Cải bắp chứa nhiều vitamin C và lưu huỳnh, những thành phần này có tác dụng chống nhiễm trùng. Sử dụng loại thực phẩm này có tác dụng chống lại nhiễm trùng hiện tại hoặc phòng ngừa nhiễm trùng trong tương lai. Ngoài ra, bắp cải có nhiều chất xơ và chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ, bao gồm polyphenol và hợp chất lưu huỳnh. Chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể khỏi tác hại do các gốc tự do gây ra. Các loại rau họ cải như bắp cải chứa nhiều chất chống oxy hóa khác nhau đã được chứng minh là làm giảm viêm mãn tính. 

Bắp cài giàu chất xơ hoà tan – được chứng minh là làm tăng số lượng vi khuẩn có lợi trong ruột. Những vi khuẩn này thực hiện chức năng quan trọng như bảo vệ hệ thống miễn dịch và sản xuất các chất dinh dưỡng quan trọng (vitamin K2, B12). 

1.9. Hành tây

Hành tây được coi là một loại kháng sinh mạnh, có tác dụng chống nhiễm khuẩn đường hô hấp, giúp các vết thương và vết bỏng mau lành
Hành tây được coi là một loại kháng sinh mạnh, có tác dụng chống nhiễm khuẩn đường hô hấp, giúp các vết thương và vết bỏng mau lành

Hành tây chứa ít calo nhưng chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Một củ hành vừa, chứa 44 calo nhưng cung cấp một lượng đáng kể vitamin, khoáng chất và chất xơ. Đặc biệt chúng giàu vitamin C – một chất dinh dưỡng liên quan đến điều chỉnh sức khoẻ miễn dịch, sản xuất collagen, sửa chữa mô và hấp thu sắt. 

Hành tây được coi là một loại kháng sinh mạnh, có tác dụng chống nhiễm khuẩn đường hô hấp, giúp các vết thương và vết bỏng mau lành. Chiết xuất hành tây có tính kháng khuẩn, chống nấm hiệu quả. Hành tây có thể chống lại các vi khuẩn nguy hiểm tiềm tàng, như Escherichia coli (E. coli), Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus (S.aureus) và Bacillus cereus. 

Hơn nữa, chiết xuất hành tây đã được chứng minh là ức chế sự phát triển của Vibrio cholerae. Một nghiên cứu đã chứng minh rằng quercetin chiết xuất từ ​​vỏ hành tây vàng đã ức chế thành công sự phát triển của Helicobacter pylori (H. pylori) và Staphylococcus aureus (MRSA) kháng Methicillin (MRSA). H. pylori là một loại vi khuẩn liên quan đến loét dạ dày và một số bệnh ung thư tiêu hóa. MRSA là một loại vi khuẩn kháng kháng sinh gây nhiễm trùng ở các bộ phận khác nhau của cơ thể. 

Bên cạnh đó, hành tây là một nguồn tuyệt vời của chất chống oxy hóa. Trên thực tế, chúng chứa hơn 25 loại chất chống oxy hóa flavonoid khác nhau.

1.10. Tinh dầu oregano (kinh giới dại) cũng cải là một chất kháng sinh 

Lá oregano còn được dùng để làm thuốc điều trị đau bụng kinh, huyết áp, kiểm soát nhịp tim, cúm, cảm lạnh, sốt nhẹ, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa.
Lá oregano còn được dùng để làm thuốc điều trị đau bụng kinh, huyết áp, kiểm soát nhịp tim, cúm, cảm lạnh, sốt nhẹ, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa.

Tinh dầu Oregano chứa dầu pinen, carvacrol, limonene, thymol, ocimene và caryophyllene. Chúng có đặc tính kháng khuẩn mạnh, tăng cường tiêu hóa, chống co thắt, long đờm, các bệnh truyền nhiễm. Carvacrol là một thành phần được tìm thấy trong tinh dầu oregano. Nó có đặc tính trị liệu quan trọng giúp kích hoạt khả năng chữa lành vết viêm/ loét trong cơ thể.

Lá oregano còn được dùng để làm thuốc điều trị đau bụng kinh, huyết áp, kiểm soát nhịp tim, cúm, cảm lạnh, sốt nhẹ, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa.

1.11. Đinh hương

Đinh hương là loại gia vị nổi tiếng được sử dụng ở trên toàn thế giới. Đây là loại cây có đặc tính kháng khuẩn tuyệt vờ
Đinh hương là loại gia vị nổi tiếng được sử dụng ở trên toàn thế giới. Đây là loại cây có đặc tính kháng khuẩn tuyệt vờ

Đinh hương là loại gia vị nổi tiếng được sử dụng ở trên toàn thế giới. Đây là loại cây có đặc tính kháng khuẩn tuyệt vời. Đinh hương được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các món ăn Ấn Độ. Đinh hương giàu Eugenol – có tính chất kháng khuẩn cao, giúp con người tránh được các bệnh nhiễm trùng không mong muốn. Đinh hương cũng có khả năng phá huỷ các lớp tế bào của vi khuẩn, từ đó ngăn chặn việc sản xuất protein và DNA, làm chết vi khuẩn.

1.12. Húng tây

Húng tây chứa lượng kháng khuẩn rất cao. Bên cạnh việc sử dụng như một loại cây gia vị trong ẩm thực, húng tây có thể được chiết xuất thành tinh dầu.
Húng tây chứa lượng kháng khuẩn rất cao. Bên cạnh việc sử dụng như một loại cây gia vị trong ẩm thực, húng tây có thể được chiết xuất thành tinh dầu.

Húng tây chứa lượng kháng khuẩn rất cao. Bên cạnh việc sử dụng như một loại cây gia vị trong ẩm thực, húng tây có thể được chiết xuất thành tinh dầu. Loại dầu này điều trị hiệu quả các bệnh do vi khuẩn Escheria Coli và Pseudomonas aeruginosa gây ra. Chiết xuất của húng quế cũng rất hiệu quả trong việc điều trị các tình trạng gây ra bởi virus herpes.

1.13. Sả

Không chỉ bởi mùi thơm độc đáo mà còn đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và kháng virus tuyệt vời của sả
Không chỉ bởi mùi thơm độc đáo mà còn đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và kháng virus tuyệt vời của sả

Sả được sử dụng nhiều trong các sản phẩm vệ sinh. Không chỉ bởi mùi thơm độc đáo mà còn đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và kháng virus tuyệt vời của sả. Các hợp chất alpha Citral và beta Citral trong tinh dầu sả chịu trách nhiệm ngăn chặn vi khuẩn phổ rộng. Ngoài ra, tinh dầu sả rất hữu ích trong việc đối phó với vi khuẩn salmonella và cả ecoli mà không gây ra nhiều tác dụng phụ.

1.14. Hương thảo giúp kháng sinh tốt

Rosemary là một loại thảo mộc có đặc tính kháng virus, kháng khuẩn và chống nấm. Hương thảo rất giàu các hợp chất như alpha-pinene, camphene, alpha-terpinol, 1 và 8 cineole và borneol.
Rosemary là một loại thảo mộc có đặc tính kháng virus, kháng khuẩn và chống nấm. Hương thảo rất giàu các hợp chất 

Rosemary là một loại thảo mộc có đặc tính kháng virus, kháng khuẩn và chống nấm. Hương thảo rất giàu các hợp chất như alpha-pinene, camphene, alpha-terpinol, 1 và 8 cineole và borneol. Các hợp chất này có hiệu quả trong việc điều trị các bệnh như nhiễm virus hoặc ung thư. Đặc tính chống oxy hoá của loại thảo mộc này giúp ích ngăn các chất gây hại cho cơ thể. Ngoài ra, rosemary là một loại kháng sinh tự nhiên, hiệu quả, không có tác dụng phụ trong việc điều trị các bệnh như nhiễm khuẩn salmonella, nhiễm tụ cầu khuẩn.

Giỏ hàng 0