Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Giáng sinh là khoảng thời gian gia đình quây quần bên nhau. Thay vì đưa bé đi chơi ở khu vui chơi, trung tâm thương mại hay những nơi nhiều người hay đến ngày Giáng sinh thì nhiều gia đình lựa chọn ở nhà để đón Noel an lành. Một trong những hoạt động được nhiều gia đình lựa chọn đó là ngồi xem phim cùng nhau. Danh sách 40 bộ phim Giáng sinh kinh điển mà Góc của Mẹ đã tổng hợp sau đây chắc chắn sẽ giúp cả nhà có nhiều lựa chọn để để xem mùa giáng sinh này. Khám phá ngay cả nhà nhé!

1. THE PREACHER’S WIFE (1996) – Vợ giáo sĩ

Diễn viên chính: Denzel Washington , Whitney Houston , Courtney B. Vance , Gregory Hines 

Đạo diễn: Penny Marshall

 

THE PREACHER’S WIFE (1996) – Vợ giáo sĩ 
THE PREACHER’S WIFE (1996) – Vợ giáo sĩ 

Mục sư Henry Biggs là mục sư của một nhà thờ Baptist. Đang gặp khó khăn trong một khu phố nghèo ở New York. Không chắc rằng mình có thể tạo ra sự khác biệt trong đời sống của các giáo dân và bắt đầu mất đức tin của mình. Henry cầu xin Chúa giúp đỡ. Lời cầu nguyện kéo theo Dudley, một thiên thần dí dỏm và quỷ quyệt đến. Dudley nói với Henry rằng anh ta là một thiên thần được Chúa sai đến để giúp. Nhưng Henry rất nghi ngờ Dudley. Tuy nhiên Julia ngay lập tức bị quyến rũ bởi thiên thần đẹp trai và hoàn hảo này. Giáng sinh đến gần, kế hoạch của Henry ngày càng trở nên nặng nề hơn. Dudley bắt đầu dành phần lớn thời gian của mình với Julia và Jeremiah.

2. THE CHRISTMAS CHRONICLES (2018) – Biên Niên Sử Giáng Sinh

Diễn viên chính: Kurt Russell, Judah Lewis, Darby Camp, Kimberly Williams-Paisley

Đạo diễn: Clay Kaytis

THE CHRISTMAS CHRONICLES (2018) – Biên Niên Sử Giáng Sinh
THE CHRISTMAS CHRONICLES (2018) – Biên Niên Sử Giáng Sinh

Hai anh em Teddy và Kate luôn tin vào ông già Noel và đang chuẩn bị cho Giáng Sinh đầu tiên không có cha bên cạnh. Người cha đã mất do cứu 3 mẹ con trong vụ hỏa hoạn. Cả hai vô tình phát hiện ra rằng ông già Noel là có thật nhưng lại lỡ làm hỏng xe trượt tuyết của ông. Chỉ vài giờ trước Giáng sinh, cả 3 cùng bước vào một loạt cuộc phiêu lưu thần kỳ để khắc phục sự cố nhằm cứu vãn Giáng sinh.

3. NATIONAL LAMPOON’S CHRISTMAS VACATION (1989)

Diễn viên chính: Chevy Chase, Beverly D’Angelo, Randy Quaid, Juliette Lewis

Đạo diễn: Jeremiah Chechik, Jeremiah S. Chechik

NATIONAL LAMPOON’S CHRISTMAS VACATION (1989)
NATIONAL LAMPOON’S CHRISTMAS VACATION (1989)

Bộ phim kể về một ông lão quyết định dùng xe hơi để chở cả gia đình đi du lịch, với mong muốn mang đến cho gia đình có một mùa Giáng sinh hoàn hảo. Cũng trong chuyến đi này, nhiều câu chuyện hài hước đã xảy ra và cả gia đình ông đã có thêm những trải nghiệm đầy thú vị.

4. HOME ALONE (1990) – Ở nhà một mình

Diễn viên chính: Macaulay Culkin, Joe Pesci, Daniel Stern, Catherine O’Hara

Đạo diễn: Chris Columbus

HOME ALONE (1990) – Ở nhà một mình
HOME ALONE (1990) – Ở nhà một mình

Gia đình bác Frank đi nghỉ giáng sinh cùng gia đình của Kevin. Buổi sáng ra sân bay, cả nhà trễ giờ, trong lúc lộn xộn, cậu bé Kevin bị bỏ lại ở nhà một mình mà không ai hay biết. Trong lúc đó, hai tên trộm xấu xa tìm đến nhà cậu. Vượt qua sự sợ hãi ban đầu, một mình cậu với sự thông minh và lòng can đảm tuyệt vời chiến đấu với hai kẻ trộm để bảo vệ căn nhà của mình và khán giả được một dịp cười vỡ bụng…

5. LOVE ACTUALLY (2003) – Tình yêu thực sự

Diễn viên chính: Bill Nighy, Hugh Grant, Liam Neeson, Emma Thompson

Đạo diễn: Richard Curtis

LOVE ACTUALLY (2003) – Tình yêu thực sự
LOVE ACTUALLY (2003) – Tình yêu thực sự

Love Actually gồm 8 mối tình lãng mạn được lồng ghép với nhau tạo nên một bức tranh về tình yêu tuyệt đẹp. Tuy có đến 8 câu chuyện tình được đan chéo với nhau, nhưng cũng không vì thế mà làm mạch phim bị xáo trộn, vì từng cuộc tình lại mang một màu sắc khác nhau, rất riêng biệt. Bộ phim đã không ngại động chạm đến chính trị với mối tình lãng mạn của Thủ tướng Anh và một phụ nữ quá tầm thường tương tự như hình ảnh của nữ thư ký Monica Lewinsky với tổng thống Mỹ. Trong phim còn có sự xuất hiện của Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton do Billy Bob Thornton đảm nhiệm. 

6. KRAMPUS (2015) – Ác mộng giáng sinh

Diễn viên chính: Adam Scott, Toni Collette, David Koechner, Allison Tolman

Đạo diễn: Michael Dougherty 

KRAMPUS (2015) – Ác mộng giáng sinh
KRAMPUS (2015) – Ác mộng giáng sinh

Câu chuyện về một gia đình xảy ra xung đột trong những ngày nghỉ, Max trẻ tuổi (Emjay Anthony) không còn tin vào ngày Giáng sinh. Không hề hay biết rằng, niềm tin của cậu đã giải phóng cơn tức giận của Krampus, 1 con quỷ cổ xưa xuất hiện để trừng phạt những kẻ thiếu niềm tin. Cổng địa ngục mở ra và buộc những con người trong gia đình này phải chiến đấu với nhau để tranh giành sự sống.

7. A VERY HAROLD & KUMAR CHRISTMAS (2011) –  Câu Chuyện Giáng Sinh Của Harold Và Kumar

Diễn viên chính: John Cho, Kal Penn, Neil Patrick Harris, Fred Melamed

Đạo diễn: Todd Strauss-Schulson

A VERY HAROLD & KUMAR CHRISTMAS (2011) –  Câu Chuyện Giáng Sinh Của Harold Và Kumar
A VERY HAROLD & KUMAR CHRISTMAS (2011) –  Câu Chuyện Giáng Sinh Của Harold Và Kumar

Bộ phim hài thuộc series phim Harold & Kumar có nội dung xoay quanh cuộc phiêu lưu của 2 chàng trai trẻ Harold và Kumar. Đã 6 năm kể từ khi thoát khỏi nhà tù vịnh Guantanamo, Harold và Kumar có gia đình, bạn bè, và cuộc sống rất khác nhau. Nhưng khi Kumar đến trước cửa nhà Harold trong kì nghỉ với 1 gói đồ bí ẩn trên tay, cậu đã vô tình đốt cháy mất cây thông của cha Harold. Để khắc phục điều đó, cả 2 đã bắt tay vào 1 nhiệm vụ xuyên suốt thành phố New York để tìm được 1 cây thông Giáng sinh hoàn hảo, và 1 lần nữa họ lại vấp phải vô số những rắc rối trên đường.

8. THE NIGHT BEFORE (2015) – Đêm trước giáng sinh

Diễn viên chính: Joseph Gordon-Levitt, Seth Rogen, Anthony Mackie, Lizzy Caplan

Đạo diễn: Jonathan Levine

THE NIGHT BEFORE (2015) – Đêm trước giáng sinh
THE NIGHT BEFORE (2015) – Đêm trước giáng sinh

Câu chuyện trong phim xoay quanh cuộc hội ngộ thường niên của nhóm ba người bạn thân từ thuở nhỏ vào đêm Giáng sinh: Ethan (Joseph Gordon Levitt), Isaac (Seth Rogen) và Chris (Anthony Mackie). Khi còn trẻ, ai cũng luôn làm những điều có chút điên rồ, nổi loạn và đầy hứng thú. Một đêm đồi trụy và táo bạo của bộ ba hàng năm cứ diễn ra như thế. Năm nay, họ đang dần bước vào tuổi trưởng thành và họ nghĩ rằng truyền thống đó nên kết thúc. Họ làm cho nó trở nên đáng nhớ nhất có thể bằng cách tìm kiếm quả bóng Nutcracka – chén Thánh của các bữa tiệc Giáng sinh. Một Giáng sinh hài hước và kì cục bắt đầu mà bạn không nên bỏ qua.  

9. SCROOGED (1988)

Diễn viên chính: Bill Murray, Karen Allen, John Forsythe, John Glover

Đạo diễn: Richard Donner

SCROOGED (1988)
SCROOGED (1988)

Frank Cross điều hành một đài truyền hình của Mỹ. Đài của anh dự định sẽ phát sóng trực tiếp vở kịch được chuyển thể từ tác phẩm Christmas Carol của nhà văn Dickens. Bản thân Frank không có một tuổi thơ êm đềm chính vì vậy mà anh không bao giờ thích Giáng sinh. Với sự giúp đỡ của những con ma trong quá khứ, hiện tại và tương lai, Frank buộc phải thay đổi và cũng nhận ra rằng anh nên thay đổi. 

10. THE BEST MAN HOLIDAY (2013) 

Diễn viên chính: Morris Chestnut, Taye Diggs, Regina Hall, Terrence Howard

Đạo diễn: Malcolm D. Lee

THE BEST MAN HOLIDAY (2013) 
THE BEST MAN HOLIDAY (2013) 

The Best Man Holiday là phần tiếp theo của bộ phim hài The Best Man ra mắt năm 1999. Bộ phim xoay quanh cuộc đoàn tụ trong ngày lễ Giáng sinh sau 15 năm của nhóm bạn đại học. Sự cạnh tranh và những mối tình lãng mạn giữa họ bất chợt lại bùng lên như khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

11. BLACK CHRISTMAS (1974) – Lễ giáng sinh hắc ám

Diễn viên chính: Olivia Hussey, Keir Dullea, Margot Kidder, John Saxon

Đạo diễn: Bob Clark

BLACK CHRISTMAS (1974) – Lễ giáng sinh hắc ám
BLACK CHRISTMAS (1974) – Lễ giáng sinh hắc ám

Black Christmas lấy cảm hứng từ vụ sát nhân hàng loạt từng diễn ra ở Westmount, Canada. Vào đêm Giáng sinh, các thành viên trong Hội nữ sinh nhận được cuộc gọi nặc danh của một gã biến thái. Cũng chính từ đây, các cô gái lần lượt bị sát hại một cách dã man. Xuyên suốt 98 phút phim là những vụ án mạng chồng chéo nhau với các đối tượng tình nghi ngày càng mơ hồ và dần đi vào ngõ cụt.

12. FROSTY THE SNOWMAN (1969) – Người tuyết Frosty

Diễn viên chính: Jimmy Durante, Jackie Vernon, Billy De Wolfe, June Foray

Đạo diễn: Arthur Rankin Jr., Jules Bass

FROSTY THE SNOWMAN (1969) – Người tuyết Frosty
FROSTY THE SNOWMAN (1969) – Người tuyết Frosty

Một bộ phim hoạt hình về người tuyết Frosty, người sẽ sống dậy khi trẻ em đặt chiếc mũ ma thuật trên đầu của ông. Tất cả chúng ta đều biết đến bài hát, “Frosty the Snowman”, và cảm giác mùa đông lạnh lẽo tràn ngập niềm vui mà nó mang lại. Bộ phim tuyệt vời được yêu thích này hiện đã được tích hợp cùng đĩa DVD với phim “Rudolph the Red-Nosed Reindeer”. (Phù hợp cho trẻ từ 2 tuổi trở lên).

13. THE REF (1994)

Diễn viên chính: Denis Leary, Judy Davis, Kevin Spacey, Robert J. Steinmiller Jr. 

Đạo diễn: Ted Demme

THE REF (1994)
THE REF (1994)

Câu chuyện bắt đầu từ khi tên trộm Denis Leary lỡ bắt cóc một cặp vợ chồng để đòi tiền chuộc. Cuộc giải cứu biến thành những tình tiết bi hài bởi những thành viên trong gia đình vốn không ưa nhau và thường xuyên xảy ra xung đột, rắc rối mỗi khi kết hợp. Cuối cùng, chính tên trộm lại trở thành người gắn kết họ lại bên nhau.  Câu chuyện hài hước và ý nghĩa là món quà thú vị cho những gia đình còn chưa thực sự đoàn kết trong dịp Giáng Sinh.

14. MICKEY’S CHRISTMAS CAROL (1983) – Mickey Và Những Người Bạn Giáng Sinh

Diễn viên chính: Wayne Allwine, Alan Young, Will Ryan

Đạo diễn: Burny Mattinson

MICKEY’S CHRISTMAS CAROL (1983) – Mickey Và Những Người Bạn Giáng Sinh
MICKEY’S CHRISTMAS CAROL (1983) – Mickey Và Những Người Bạn Giáng Sinh

Bộ Phim là 5 câu chuyện nhỏ xung quanh những nhân vật hoạt hình quen thuộc đến thân thương với tất cả mọi người: Mickey, Donald, Goofy, Minnie… Những câu chuyện nhỏ này xoay quanh kỳ nghỉ Giáng Sinh sắp đến, và những mâu thuẫn, rắc rối, hay sự ích kỷ trong mỗi nhân vật. Họ sẽ giải quyết vấn đề của mình thế nào để có thể tận hưởng niềm vui thật sự của kỳ nghỉ quan trọng và ý nghĩa này?

15. THE MUPPET CHRISTMAS CAROL (1992) – Khúc Giáng Sinh

Diễn viên chính: Michael Caine, Steve Whitmire, Frank Oz, Dave Goelz

Đạo diễn: Brian Henson

THE MUPPET CHRISTMAS CAROL (1992) – Khúc Giáng Sinh
THE MUPPET CHRISTMAS CAROL (1992) – Khúc Giáng Sinh

Phim kể về Ebenezer Scrooge một thương nhân giàu có nhưng keo kiệt, ích kỷ đến tàn nhẫn. Ông ta là một người say mê kiếm tiền và tích lũy của cải. Trong khi tất cả mọi người đang rộn ràng chuẩn bị cho lễ giáng sinh thì ông ta lại quát tháo người giúp việc và đứa cháu trai của mình. Tối hôm đó, Scrooge thấy mình đối mặt với những linh hồn của các đối tác kinh doanh cũ của mình là Jacob và Robert Marley, những người đã bị sang thế giới bên kia để trả giá cho các hành động khủng khiếp mà họ đã làm trong cuộc sống. Họ cảnh báo ông rằng ông sẽ chia sẻ số phận tương tự, và thâm chí tồi tệ hơn, nếu ông không sửa đổi tính tình của mình.

16. THE SANTA CLAUSE (1994) – Ông già tuyết

Diễn viên chính: Tim Allen, Judge Reinhold, Wendy Crewson, Eric Lloyd

Đạo diễn: John Pasquin 

THE SANTA CLAUSE (1994) – Ông già tuyết
THE SANTA CLAUSE (1994) – Ông già tuyết

Vào đêm giáng sinh, hai bố con Scott và Charlie phát hiện ra một chiếc xe trượt tuyết với tám con tuần lộc trên mái nhà, họ tìm thấy quần áo trong xe trượt tuyết và một bản hướng dẫn nói ai mặc chúng sẽ trở thành Ông già Noel. Charlie là tự hào về công việc mới của cha mình, nhưng mái tóc của Scott chuyển sang màu trắng và tăng cân không thể giải thích, làm thế nào để giữ bí mật?

17. JOYEUX NOËL (MERRY CHRISTMAS) (2006) – Trận chiến diệu kỳ

Diễn viên chính: Diane Kruger, Benno Fürmann, Guillaume Canet, Gary Lewis

Đạo diễn: Christian Carion

JOYEUX NOËL (MERRY CHRISTMAS) (2006) – Trận chiến diệu kỳ
JOYEUX NOËL (MERRY CHRISTMAS) (2006) – Trận chiến diệu kỳ

Năm 1914, nhân loại phải đối mặt với một nỗi kinh hoàng: Thế chiến thứ nhất. Ở cái nơi mà mạng sống con người chỉ được tính từng giây ấy thì phép màu nhiệm nào sẽ xảy đến? Đó là đêm Noel 1914, tại một điểm nóng giằng co ác liệt giữa liên quân Anh – Pháp với quân đội Đức. Đêm ấy, sau nhiều ngày giao tranh dữ dội giữa giá rét căm căm và tuyết phủ trắng trời, binh lính ba bên rục rịch chào đón lễ Noel âm thầm ngay dưới chiến hào của mình. Bỗng từ phía chiến hào của người Đức cất lên văng vẳng một giọng ca cao vút rồi những tiếng đàn từ chiến hào khác vang lên, rồi những người lính ba phe buông vũ khí, ngừng bắn một đêm để ăn mừng đêm Chúa Giáng Sinh.

18. HAPPY CHRISTMAS (2014)

Diễn viên chính: Joe Swanberg

Đạo diễn: Anna Kendrick, Melanie Lynskey, Mark Webber, Lena Dunham

HAPPY CHRISTMAS (2014)
HAPPY CHRISTMAS (2014)

Cặp vợ chồng Jeff, một nhà làm phim và Kelly, một nhà văn, đang có cuộc sống hạnh phúc nhưng không kém phần phiền toái với cậu con trai nhỏ mới 2 tuổi đang tập đi. Mọi chuyện càng ngày càng rối tung rối mù hơn khi cô em gái của Jeff, Jenny, chuyển đến sống cùng gia đình họ sau khi Jenny chia tay người yêu. Mặc dù đã gây một vài rắc rối nhỏ cho gia đình Kelly nhưng sự có mặt của Jenny đã giúp cho Kelly nhận ra được những điều quan trọng trong cuộc sống, sự nghiệp và gia đình.

19. WHITE CHRISTMAS (1954)

Diễn viên chính: Bing Crosby, Danny Kaye, Vera-Ellen, Rosemary Clooney

Đạo diễn: Michael Curtiz

WHITE CHRISTMAS (1954)
WHITE CHRISTMAS (1954)

Âm nhạc là thứ được yêu thích nhất đối với mọi lứa tuổi những năm 1954. Và hai chàng lính Bob Wallace (Crosby) và Phil Davis (Kaye) cũng không phải ngoại lệ. Nhờ âm nhạc, mà đôi bạn tìm được tình yêu đích thực của mình sau nhiều tình huống “oái oăm”.

20. BAD SANTA (2003)

Diễn viên chính: Billy Bob Thornton, Bernie Mac, Tony Cox, Brett Kelly

Đạo diễn: Terry Zwigoff

BAD SANTA (2003)
BAD SANTA (2003)

Hai kẻ lừa đảo đóng giả ông già tuyết và quỷ lùn nhằm mục đích trộm cắp các cửa hàng vào ngày lễ Giáng sinh. Lần nào cũng vậy, có tiền là Willie và Marcus lại hứa hẹn đổi đời hoàn lương. Nhưng chỉ dăm bảy tháng sau hắn “cạn vốn”. Lúc ấy thiên hạ lại chuẩn bị lễ Noel mới, phường trộm cắp cũng rục rịch tính kế thu hoạch mùa vàng. 7 năm “sơi tái” 7 siêu thị tại 7 thành phố lớn khắp nước Mỹ, năm nay họ dừng chân ở Phoenix bang Arizona… kế hoạch diễn ra khá suôn sẻ cho tới khi cả 2 gặp 1 cậu bé 8 tuổi đầy rắc rối để rồi cả 2 nhận ra ý nghĩa đích thực của Lễ Giáng Sinh!

21. WHILE YOU WERE SLEEPING (1995) – Khi chàng say giấc

Diễn viên chính: Sandra Bullock, Bill Pullman, Peter Gallagher, Peter Boyle

Đạo diễn: Jon Turteltaub

 

WHILE YOU WERE SLEEPING (1995) – Khi chàng say giấc
WHILE YOU WERE SLEEPING (1995) – Khi chàng say giấc

Lucy sống cô đơn cho đến ngày cô cứu mạng anh chàng trong mộng Peter. Trong tai nạn đó anh chàng bị bất tỉnh nhân sự. Vì hiểu nhầm mà Lucy trở thành một thành viên trong gia đình của Peter. Chuyện sẽ không có gì đáng nói khi em trai Peter- Jack xuất hiện. Lucy và Jack dần trở nên thân thiết và nảy sinh tình cảm với nhau.

22. BATMAN RETURNS (1992) – Người dơi trở lại

Diễn viên chính: Michael Keaton, Danny DeVito, Michelle Pfeiffer, Christopher Walken

Đạo diễn:  Tim Burton

BATMAN RETURNS (1992) – Người dơi trở lại
BATMAN RETURNS (1992) – Người dơi trở lại

Một tay thương nhân tham nhũng và một gã Chim Cánh cụt (từng là một đứa trẻ dị dạng bị cha mẹ vứt bỏ dưới ống cống và lớn lên cùng bầy chim cánh cụt) tìm cách giành quyền kiểm soát cả thành phố Gotham bằng tham vọng chính trị của chúng. Chỉ một mình batman có thể ngăn chúng lại. Bên cạnh đó, Người Mèo thoát ẩn thoát hiện không biết cô nàng thuộc phe nào…

23. LETHAL WEAPON (1987) – Vũ khí tối thượng

Diễn viên chính: Mel Gibson, Danny Glover, Gary Busey, Darlene Love

Đạo diễn: Richard Donner

LETHAL WEAPON (1987) – Vũ khí tối thượng
LETHAL WEAPON (1987) – Vũ khí tối thượng

Câu chuyện bắt đầu vào đêm 14/12/1987, khi người ta tìm thấy thi thể một thiếu nữ tên Amanda Hunsaker. Theo kết luận sơ bộ, nạn nhân chết vì tự sát. Trong lúc ấy, trung sĩ Roger Murtaugh (Danny Glover), thanh tra của Sở cảnh sát Los Angeles, đang vui vẻ với cộng sự mới trong bữa tiệc mừng sinh nhật lần thứ 50 của ông. Trung sĩ Martin Riggs (Mel Gibson), cộng sự mới của Roger, có hoàn cảnh khá đặc biệt. Vợ anh mới chết trước đó 3 năm vì tai nạn xe hơi. Kể từ đó, viên thanh tra 37 tuổi kết bạn với ma men để quên sầu. Martin trở nên liều lĩnh, ưa sử dụng bạo lực trong các vụ điều tra đến nỗi các đồng nghiệp phải gọi anh là “vũ khí giết người”.

24. THE MAN WHO INVENTED CHRISTMAS (2017) – Người Phát Minh Ra Giáng Sinh

Diễn viên chính: Dan Stevens (IV) , Christopher Plummer, Jonathan Pryce, Miriam Margolyes 

Đạo diễn: Bharat Nalluri

THE MAN WHO INVENTED CHRISTMAS (2017) – Người Phát Minh Ra Giáng Sinh
THE MAN WHO INVENTED CHRISTMAS (2017) – Người Phát Minh Ra Giáng Sinh

The Man Who Invented Christmas kể về cuộc hành trình huyền diệu đã dẫn đến việc tạo ra Ebenezer Scrooge (Christopher Plummer), Tiny Tim và các nhân vật cổ điển khác từ câu chuyện “A Christmas Carol”. Tháng 10 năm 1843, Charles Dickens (Dan Stevens) nếm mùi thất bại với ba cuốn sách cuối cùng của ông. Bị từ chối bởi các nhà xuất bản của mình, ông bắt đầu viết và tự xuất bản một cuốn sách mà ông hy vọng sẽ đảm bảo cuộc sống cho gia đình và khôi phục sự nghiệp của ông. 

25. GREMLINS (1984) – Yêu quái Gremlins

Diễn viên chính: Zach Galligan, Hoyt Axton, Frances Lee McCain, Phoebe Cates

Đạo diễn: Joe Dante

GREMLINS (1984) – Yêu quái Gremlins
GREMLINS (1984) – Yêu quái Gremlins

Nhắc đến chất hoạt động mặt, chúng ta thường nghĩ ngay đến SLS, SLES. Đây là 2 chất hoạt động bề mặt phổ biến, được dùng trong sản phẩm làm sạch. Tuy nhiên, sử dụng sản phẩm chứa SLS, SLES cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không được khuyến khích vì độ an toàn của chúng. Do đó, sử dụng chất hoạt động bề mặt đến từ thiên nhiên như Decyl glucoside là một trong những giải pháp thay thế hiệu quả.

1. Decyl glucoside là gì?

Decyl glucoside là một thành phần phổ biến ngày nay vì nó đến từ ngô và dừa – thành phần vô cùng thiên nhiên và tự nhiên. Decyl glucoside được sử dụng như một chất tẩy rửa, hay còn gọi là chất hoạt động bề mặt không ion. Nghĩa là nó có điện tích trung tính và làm giảm sức căng bề mặt của nước.

Decyl glucoside là một thành phần phổ biến ngày nay vì nó đến từ ngô và dừa – thành phần vô cùng thiên nhiên và tự nhiên
Decyl glucoside là một thành phần phổ biến ngày nay vì nó đến từ ngô và dừa – thành phần vô cùng thiên nhiên và tự nhiên

Decyl Glucoside thu được từ 100% nguyên liệu tái tạo, thông qua sự kết hợp của rượu béo có nguồn gốc thực vật, decanol có nguồn gốc từ dừa và glucose (tinh bột ngô). Decyl Glucoside là một chất hoạt động bề mặt nhẹ. Vì không làm khô da nên rất lý tưởng cho việc pha chế các sản phẩm vệ sinh cá nhân.

1.1. Đặc điểm của Decyl Glucoside

Decyl glucoside lần đầu tiên được sử dụng trong xà phòng và sản phẩm làm sạch cho cơ thể. Vì khả năng tạo bọt tuyệt vời, dịu nhẹ trong khi vẫn giữ được độ ẩm cho da ngay cả khi sử dụng nhiều lần. Decyl glucoside cũng giúp ngăn ngừa khô da.

Các chất hoạt động bề mặt làm giảm sức căng bề mặt nước, giúp loại bỏ bụi bẩn và dầu hiệu quả hơn trong khi vẫn ổn định hỗn hợp dầu và nước. Là một chất hoạt động bề mặt, Decyl glucoside cũng cải thiện khả năng làm ướt bề mặt sản phẩm và là chất tạo bọt ổn định và lâu dài. 

Decyl Glucoside được sử dụng như một chất đồng hoạt động bề mặt với hiệu quả làm sạch cao, tạo bọt tốt và nhẹ nhàng cho da.

Decyl glucoside lần đầu tiên được sử dụng trong xà phòng và sản phẩm làm sạch cho cơ thể
Decyl glucoside lần đầu tiên được sử dụng trong xà phòng và sản phẩm làm sạch cho cơ thể

2. Decyl glucoside có an toàn cho da không?

So sánh với các chất hoạt động bề mặt khác của Alkyl Polyglucoside, Decyl glucoside được lấy từ 100% nguồn gốc thực vật tái tạo. Hội đồng chuyên gia đánh giá thành phần mỹ phẩm (CIR) đã đánh giá sự an toàn của 19 loại glucoside bao gồm Decyl glucoside được sử dụng trong mỹ phẩm. CIR kết luận rằng các thành phần này an toàn khi sử dụng trong sản phẩm mỹ phẩm, không gây dị ứng cho người dùng.

Decyl glucoside được biết đến là một chất với những ưu điểm sau:

  • Là một chất nhẹ nhàng
  • Không gây kích ứng
  • Không gây dị ứng
  • Không độc hại
  • Không gây ung thư
  • Không có bất kỳ tác dụng phụ nào được biết đến trên cơ thể hoặc sức khỏe sinh sản

2.1. Decyl glucoside – lý tưởng cho làn da nhạy cảm

Decyl glucoside là chất hoạt động bề mặt lý tưởng cho những người có làn da nhạy cảm và những người lo lắng về ảnh hưởng sức khỏe của các chất hoạt động bề mặt khác. Decyl Glucoside cũng không chứa bất kỳ tạp chất nào. Bản chất hóa học của nó và quá trình sản xuất dẫn đến một chất hoạt động bề mặt không có ethylene oxide và phù hợp cho các sản phẩm dành cho trẻ em và vật nuôi.

Decyl glucoside là chất hoạt động bề mặt lý tưởng cho những người có làn da nhạy cảm và những người lo lắng về ảnh hưởng sức khỏe của các chất hoạt động bề mặt khác.
Decyl glucoside là chất hoạt động bề mặt lý tưởng cho những người có làn da nhạy cảm và những người lo lắng về ảnh hưởng sức khỏe của các chất hoạt động bề mặt khác.

Decyl Glucoside thậm chí hỗ trợ trong việc giữ sức khỏe tự nhiên của da. Các chất hoạt động bề mặt không ion như decyl glucoside thường nhẹ nhàng và không gây kích ứng hoặc làm khô da. Nó có khả năng vượt trội để tạo và giữ bọt ổn định cho chất hoạt động bề mặt không ion. Điều này làm cho chất này trở thành chất lý tưởng cho các sản phẩm làm sạch, tạo bọt. Đối với các sản phẩm đòi hỏi khả năng tạo bọt tốt hơn, nó kết hợp với các chất hoạt động bề mặt khác.

2.2. Decyl glucoside – phổ biến trong sản phẩm chăm sóc cho trẻ em

Chịu được các công thức điện giải cao và vì Decyl glucoside là một chất hoạt động bề mặt nhẹ không gây kích ứng da, nên chất này ở trong nhiều sản phẩm làm sạch. Chẳng hạn dầu gội, dầu xả, sữa rửa mặt, dầu tắm, xà phòng, bọt cạo râu, xà phòng dạng lỏng, kem đánh răng, thuốc nhuộm tóc, các sản phẩm làm thẳng tóc. 

Decyl glucoside cũng là một thành phần phổ biến trong dầu gội trẻ em. Và một thành phần hoàn hảo trong kem cạo râu và sữa rửa mặt vì nó tạo bọt tốt và nhẹ nhàng cho mọi loại tóc. Nó cũng được sử dụng trong các liệu pháp trị gàu, chống gàu, kem trị chàm và kem dưỡng da và nhiều sản phẩm chăm sóc da khác. 

Vì vậy, các mẹ hoàn toàn yên tâm lựa chọn sản phẩm làm sạch cho bé như dầu tắm gội, bọt tắm gội chứa Decyl glucoside nhé. Yên tâm sử dụng cho bé, khỏi lo kích ứng da.

Chất bảo quản trong mỹ phẩm là một trong những thành phần đầu tiên chúng ta quan tâm khi lựa chọn mỹ phẩm. Bởi rất nhiều thông tin cho thấy có một số loại chất bảo quản không nên dùng trong mỹ phẩm, chúng có những tác hại lớn đối với sức khoẻ con người về lâu về dài. Vì vậy, để giúp mẹ có cái nhìn tổng quan hơn về những loại chất bảo quản phổ biến được dùng trong mỹ phẩm, Góc của mẹ đã tổng hợp bài viết sau.

1. Sự cần thiết của việc sử dụng chất bảo quản trong mỹ phẩm

Bất kỳ sản phẩm mỹ phẩm nào có chứa nước (như kem dưỡng da, sữa rửa mặt, toner,…) đều có khả năng có vi khuẩn, nấm men và nấm mốc phát triển, làm hỏng sản phẩm. Khiến chúng trở nên biến chất, không phù hợp, thậm chí nguy hiểm khi sử dụng.

Các sản phẩm mỹ phẩm không bắt buộc phải vô trùng nhưng chúng không được chứa hàm lượng vi khuẩn, nấm mốc hoặc nấm men làm giảm thời hạn sử dụng hoặc gây ra bất kỳ ảnh hưởng bất lợi nào cho người dùng. Và quan trọng nhất là không được nhiễm mầm bệnh (vi khuẩn, virus). Không có khả năng nhưng có thể tìm thấy virus trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân hoặc các vi sinh vật khác có thể gây bệnh.

Chất bảo quản trong mỹ phẩm – thành phần không thể thiếu
Chất bảo quản trong mỹ phẩm – thành phần không thể thiếu

1.1. Tác động của vi khuẩn đến chất lượng sản phẩm mỹ phẩm

Vi khuẩn có thể phá vỡ các thành phần trong sản phẩm, làm cho sản phẩm kém ổn định và kém hiệu quả hơn. Đồng thời cũng gây ra một số rủi ro nghiêm trọng về sức khỏe mà nhà cung cấp và nhà sản xuất có thể phải chịu trách nhiệm.

Các sản phẩm mỹ phẩm chứa nhiều thành phần có thể hoạt động như một loại thực phẩm cho phép vi sinh vật phát triển. Ngoài nước, các chất hữu cơ, như dầu thực vật, sáp và bơ, chất hoạt động bề mặt, protein/ axit amin, chiết xuất thảo dược, chất biến đổi lưu biến (nướu, cellulose, tinh bột) và các hoạt chất hữu cơ, có thể đóng vai trò là nguồn dinh dưỡng cho nhiều loại vi khuẩn, nấm men và nấm mốc.

Vi khuẩn gram dương và gram âm thích điều kiện cơ bản ở độ pH 7,5 và nhiệt độ ấm 25-37 độ C. Không có vi khuẩn nào có thể phát triển tốt ở độ pH trên 10,5 hoặc dưới 2,0. Nấm men và nấm mốc thích môi trường axit (pH 5,5-6) ở nhiệt độ phòng để phát triển. Mặc dù đây là điều kiện lý tưởng, vi sinh vật vẫn có thể tồn tại và phát triển ở nhiệt độ và điều kiện pH lớn hơn. Do đó, tất cả các sản phẩm mỹ phẩm nên chứa một số loại chất bảo quản để đảm bảo rằng vi sinh vật không gây ra bất kỳ vấn đề nào cho người tiêu dùng.

2. 9 chất bảo quản trong mỹ phẩm 

2.1. Parabens

Paraben là chất bảo quản trong mỹ phẩm được sử dụng từ rất lâu
Paraben là chất bảo quản trong mỹ phẩm được sử dụng từ rất lâu

Parabens là chất bảo quản, hiệu quả nhất đối với nấm mốc và nấm men, được sử dụng trong nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân và mỹ phẩm. Parabens là este của axit para -hydroxybenzoic, một hóa chất tự nhiên được tìm thấy trong nhiều loại trái cây và thực vật. Các paraben được sử dụng phổ biến nhất là methylparaben, ethylparaben, propylparaben và butylparaben. Nhiều loại khác cũng được sử dụng: isopropyl-, isobutyl-, pentyl-, phenyl-, benzyl-. Các paraben khác nhau hoạt động tốt nhất trong các điều kiện khác nhau và hoạt động chống lại các vi khuẩn khác nhau. Vì vậy mẹ sẽ thường thấy chúng được sử dụng kết hợp để tăng cường hiệu quả bảo quản.

Paraben được phát triển vào những năm 1920. Ngày nay, chúng là chất bảo quản được sử dụng rộng rãi nhất trong mỹ phẩm, xuất hiện trong hơn 85% sản phẩm. Paraben rất phổ biến vì: chúng không tốn kém , hiệu quả với số lượng rất nhỏ, hoạt động tốt trong hầu hết các sản phẩm và chống lại một loạt các vi khuẩn.

Parabens có một kỷ lục rất dài (gần 100 năm) về sử dụng an toàn. Ảnh hưởng có hại duy nhất liên quan đến sức khỏe là dị ứng, xảy ra ở một số người và thường chỉ là vấn đề khi da có vết thương hở.

Trong 10 năm qua, parabens được cho không an toàn khi sử dụng. Trong thử nghiệm trên động vật và nuôi cấy mô, paraben đã được tìm thấy có tác dụng phá vỡ nội tiết, mặc dù sự liên quan đến con người chưa thể hiện rõ. Để bàn sâu hơn về Parabens, Góc của mẹ sẽ có riêng bài viết chuyên sâu hơn.

Tuy nhiên, hiện nay, parabens vẫn không bị cấm trên toàn thế giới mà ở một số nước và cấm sử dụng cho một số đối tượng đặc biệt (như trẻ sơ sinh). Uỷ ban Liên minh Châu Âu, chưa ra lệnh cấm toàn bộ parabens, mà hạn chế tổng Propylparaben và butylparaben sử dụng trong các sản phẩm dưới 0,19%. Đồng thời, cấm sử dụng trong các sản phẩm tã trẻ em dưới 3 tuổi. Bên cạnh đó, giới hạn sử dụng lượng methylparaben và ethylparaben không quá 0,4% mỗi loại và tổng 0,8% cho tất cả các parabens.

Lưu ý khi lựa chọn sản phẩm:

Hiện nay có giải pháp để sử dụng chất bảo quản không chứa paraben. Góc của mẹ đã có bài viết về những chất bảo quản thay thế parabens. Các mẹ tham khảo bài viết này nhé.

Tóm lại, nếu các mẹ vẫn muốn tránh paraben trong mỹ phẩm, có thể lưu ý những thông tin sau:

  • Sử dụng sản phẩm không chứa paraben, được thay thế bằng những chất bảo quản khác
  • Methylparaben và ethylparaben không đáng lo ngại
  • Propylparaben và butylparaben cần thận trọng hơn

2.2. Formaldehyde

Một lượng nhỏ Formaldehyde được phép sử dụng trong mỹ phẩm
Một lượng nhỏ Formaldehyde được phép sử dụng trong mỹ phẩm

Formaldehyde là một chất bảo quản phổ rộng, giá rẻ. Nó có thể gây kích ứng da, mắt, mũi, đường hô hấp, và có thể gây ung thư đối với những người có mức độ tiếp xúc cao. 

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã xem xét sự an toàn của Formaldehyde và chấp thuận sử dụng làm phụ gia thực phẩm gián tiếp trong một số nguyên liệu có tiếp xúc với thực phẩm. FDA cũng đã chỉ ra rằng Formaldehyde có thể được sử dụng trong các sản phẩm làm cứng móng tay.  

Sự an toàn của Formaldehyde đã được Hội đồng chuyên gia đánh giá thành phần mỹ phẩm (CIR) đánh giá. CIR đã đánh giá dữ liệu khoa học và kết luận rằng Formaldehyde trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân là an toàn cho đại đa số người tiêu dùng sử dụng làm chất bảo quản trong mỹ phẩm ở nồng độ không vượt quá giới hạn và trong các sản phẩm làm cứng móng hiện nay. 

Một lượng nhỏ Formaldehyde được phép sử dụng trong mỹ phẩm. Formaldehyde chủ yếu được tìm thấy trong các sản phẩm duỗi tóc, sơn móng tay/ chất làm cứng và một số nguyên liệu thô (ví dụ như chất hoạt động bề mặt chi phí thấp). 

2.2.1. Những quy định về việc sử dụng Formaldehyde

Một số quốc gia có những quy định khác nhau về việc sử dụng Formaldehyde:

Tại Nhật Bản, Formaldehyd bị cấm sử dụng trong các sản phẩm được bán tại nước này

Chỉ thị mỹ phẩm của Liên minh châu Âu: sử dụng ở nồng độ tối đa 0,2% Formaldehyd tự do và nồng độ tối đa 0,1% trong các sản phẩm vệ sinh răng miệng. Không được phép sử dụng trong các sản phẩm bình xịt (Phụ lục VI) và các bình pha chế khí dung. Thành phẩm phải được dán nhãn cảnh báo “có chứa Formaldehyde” nếu nồng độ Formaldehyde vượt quá giá trị 0,05%. Các sản phẩm làm cứng móng có thể chứa tới 5% Formaldehyde.

Bộ Y tế Canada cho phép sử dụng trong mỹ phẩm non-aerosol ở nồng độ dưới 0,2%. Sản phẩm làm móng nồng độ có thể lên tới 5%. Trong các sản phẩm chăm sóc răng miệng, nồng độ từ 0,1% trở xuống.

2.2.2. Hoá chất giải phóng formaldehyde

Có một số hóa chất phản ứng với nhau và giải phóng formaldehyde. Bao gồm DMDM Hydantoin, Qu Parentium-15, Diazolidinyl Urea and Imidazolidinyl Urea. Những người dị ứng với formaldehyde thường dị ứng với những chất giải phóng formaldehyde này.

Tạo thói quen đọc bảng thành phần trong mỹ phẩn khi chọn mua
Tạo thói quen đọc bảng thành phần trong mỹ phẩn khi chọn mua

Natri HydroxyMethylGlycinate là một chất bảo quản đã được báo cáo rằng có thể được lấy từ axit amin tự nhiên – glycine. Mặc dù trong thực tế, nó được sản xuất bằng cách cho glycine tổng hợp phản ứng với natri hydroxit và sau đó với formaldehyde. Nó được coi là một chất bảo quản hiệu quả vì khả năng phổ rộng giúp bảo vệ các công thức chống lại vi khuẩn, nấm men và nấm mốc. 

Natri HydroxyMethylGlycinate giải phóng formaldehyde khi được thêm vào mỹ phẩm. Mức độ formaldehyde tự do là 0,118% khi được sử dụng ở nồng độ tối đa cho phép (tối đa 0,5% trong Liên minh Châu Âu). Một phân tử formaldehyde được hình thành do sự phân hủy của từng phân tử natri hydroxymethyl glycinate. Tổng hàm lượng formaldehyde tự do trong một sản phẩm chứa 0,5% natri hydroxymethyl glycinate.

2.3. Triclosan 

Triclosan (TriChloroHydroxyDiphenylEther) là một hợp chất clo tổng hợp (tương tự như Hexachlorophene bị cấm) với đặc tính kháng khuẩn phổ rộng đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm như xà phòng kháng khuẩn, chất khử mùi, kem đánh răng, mỹ phẩm trong nhiều năm. Nó thường không được sử dụng làm chất bảo quản mà để có chức năng kháng khuẩn cho sản phẩm. 

Một số nghiên cứu trên động vật ngắn hạn đã chỉ ra rằng việc tiếp xúc với triclosan liều cao có liên quan đến việc giảm nồng độ của một số hormone tuyến giáp. Nhưng vẫn không biết tầm quan trọng của những phát hiện đó đối với sức khỏe con người. Các nghiên cứu khác nói rằngkhả năng tiếp xúc với triclosan góp phần làm cho vi khuẩn kháng kháng sinh.

Tại thời điểm này, FDA không có đủ thông tin để đánh giá mức độ rủi ro mà triclosan gây ra cho sự phát triển của tình trạng kháng kháng sinh. Độ an toàn của Triclosan hiện đang được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) xem xét.

2.4. Methylisothiazolinone/ Methylchloroisothiazolinone

Methylisothiazolinone (MI) và Methylchloroisothiazolinone (MCI) là chất bảo quản có hoạt tính chống vi khuẩn, nấm men và nấm. Chúng được sử dụng trong mỹ phẩm gốc nước và các sản phẩm chăm sóc cá nhân. MI thường được sử dụng như một hỗn hợp với MCI

Hiểu về chất bảo quản trong mỹ phẩm giúp mẹ lựa chọn mỹ phẩm phù hợp hơn
Hiểu về chất bảo quản trong mỹ phẩm giúp mẹ lựa chọn mỹ phẩm phù hợp hơn

Theo FDA, MCI là một chất gây dị ứng. Ở nồng độ cao, MCI có thể gây bỏng, gây kích ứng da. Để biết sản phẩm có chứa MCI, MI hay không, mẹ có tìm trên nhãn sản phẩm những tên sau:

  • 5-chloro-2-methyl-4-isothiazolin-3-one 
  • 5-chloro-2-methyl-4-isothiazolin-3-one hydrochloride 5-chloro-2-methylisothiazolin-3-one 
  • 5-chloro-N-methylisothiazolone 
  • Kathon CG 5243 
  • methylchloro-isothiazolinone 
  • methylchloroisothiazolinone 

2.5. Phenoxyethanol 

Phenoxyethanol là một chất bảo quản hoạt động mạnh nhất chống lại vi khuẩn gram âm và gram dương. Nó thường được sử dụng kết hợp với các chất bảo quản khác. Một phần vì đối với nấm men và nấm mốc hoạt động của Phenoxyethanol yếu. 

Phenoxyethanol bị bất hoạt bởi các hợp chất ethoxylated cao trong phạm vi pH từ 3 đến 10. Vào tháng 9 năm 2012, một đánh giá rủi ro đã được đệ trình bởi Cơ quan ANSM của Pháp (Cơ quan An toàn Thuốc và Sản phẩm Y tế Quốc gia) đã làm dấy lên mối lo ngại về việc sử dụng Phenoxyethanol làm chất bảo quản trong các sản phẩm mỹ phẩm.

Báo cáo của ANSM cho rằng nồng độ tối đa của Phenoxyethanol được sử dụng làm chất bảo quản nên thấp hơn đối với sản phẩm mỹ phẩm dành cho trẻ dưới 3 tuổi. Hiện tại nồng độ Phenoxyethanol được phép sử dụng là 1%. 

Uỷ ban khoa học về an toàn tiêu dùng SCCS (Scientific Committee on Consumer Safety) khuyến nghị mức độ sử dụng nồng độ an toàn để sử dụng Phenoxyethanol cho sản phẩm mỹ phẩm cho người lớn và trẻ em dưới 3 tuổi là tối đa 1%. Năm 2016, SCCS cân nhắc độ an toàn khi sử dụng tối đa 1% 2-phenoxyethanol làm chất bảo quản. 

2.6. Acid hữu cơ

Benzoic Acid là một chất bảo quản cấp thực phẩm được coi là an toàn trên toàn thế giới. Benzoic Acid chủ yếu được coi là một chất chống nấm và chống lại vi khuẩn gram dương nhưng kém hơn Pseudomonads. 

Tác dụng bảo quản của Benzoic Acid phụ thuộc rất nhiều vào độ pH. Natri Benzoate (muối không hoạt động của Benzoic Acid) hòa tan trong nước chuyển thành Benzoic Acid, hoạt động ở độ pH thấp. Mặc dù Natri Benzoate trong một số trường hợp hoạt động ở độ pH lên đến 6 (khoảng 1,55%), nhưng hoạt động mạnh nhất ở độ pH 3 (94%). Tốt nhất nên sử dụng ở độ pH dưới 5,0.

Sorbic acid được sử dụng làm chất bảo quản trong mỹ phẩm và thực phẩm để ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc và nấm men. Các muối (thường là kali sorbate) được ưa thích hơn dạng axit do khả năng hòa tan tốt hơn trong nước, Độ pH tối ưu cho hoạt động kháng khuẩn của Sorbic acid là dưới 6,5 (tốt nhất là dưới 5,5). Sorbates thường được sử dụng ở nồng độ 0,025% đến 0,10%.

Salicylic acid là lipophilic beta-hydroxy acid (BHA) được tìm thấy bên trong vỏ cây liễu. BHA được biết đến nhiều nhất. Bởi nó được sử dụng như một thành phần chính trong các sản phẩm trị mụn tại chỗ, hay tẩy da chết. BHA thường được sử dụng ở nồng độ 0,20 – 0,50%.

Acid hữu cơ cũng được dùng làm chất bảo quản trong mỹ phẩm
Acid hữu cơ cũng được dùng làm chất bảo quản trong mỹ phẩm

2.7. Rượu hữu cơ và Glycols

2.7.1. Ethanol

Mỹ phẩm chứa ethanol lớn hơn 20% đóng vai trò như chất tự bảo quản. Chúng ta có thể bắt gặp ethanol trong kem hoặc sữa dưỡng da (với nồng độ 5-10%) như một loại kem làm mát. Ethanol sẽ bay hơi khỏi da. Nó không hoạt động như một chất bảo quản, nhưng có thể hỗ trợ cho chất bảo quản khác. 

Nồng độ 65-75% ethanol thường được sử dụng trong sản phẩm khử trùng như gel rửa tay hoặc trong thuốc xịt để vệ sinh thiết bị sản xuất. Ngoài ra, Isopropyl Alcohol (Isopropanol) có thể được sử dụng mặc dù mùi của nó không dễ chịu.

Glycerin là một chất bảo quản kháng khuẩn rất hiệu quả khi được sử dụng ở nồng độ cao. Để có độ hiệu quả như một chất bảo quản, cần phải có 70% hàm lượng glycerin trong công thức. Đối với các glycols khác, Propylene Glycol và Propanediol cũng thực hiện tương tự.

2.7.2. Benzyl alcohol

Benzyl alcohol được sử dụng trong mỹ phẩm như một chất diệt khuẩn (ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn mà không phá hủy nó). Benzyl alcohol là chất bảo quản tương đối an toàn khi sử dụng trong mỹ phẩm. Nó không có khả năng gây độc cho da và cũng không có khả năng gây kích ứng da. 

Việc sử dụng Benzyl alcohol được giới hạn ở mức 1% tại EU khi sử dụng làm chất bảo quản, 0,001% và 0,01% khi sử dụng làm hương liệu trong các sản phẩm tẩy trang và làm sạch. Benzyl alcohol được giới hạn ở mức 5% tại Mỹ.

2,4-Dichlorobenzyl alcohol (DCBA) hiện đã được chấp nhận để sử dụng trong nhiều loại sản phẩm:

  • Đặc biệt hiệu quả chống nấm phổ rộng
  • Có trong các thuốc ngậm trị viêm họng
  • Chất bảo quản trong mỹ phẩm

2.7.3. 1,2 Alkane Diols

1,2-Hexanediol, Caprylyl Glycol, EthylHexyl Glycerin, là những hợp chất có nguồn gốc từ ngũ cốc, thực vật, hoặc được tổng hợp. Những hợp chất này hoạt động bằng cách giảm liên kết trên thành tế bào của vi sinh vật, thúc đẩy chúng phá hủy nhanh hơn và hoạt động rộng hơn. Đặc biệt khi những hợp chất này được kết hợp với chất bảo quản khác.

Với tác dụng tương tự, 1,3-Propanediol có nguồn gốc từ dầu ngô lên men. Chúng được sử dụng ở mức thấp hơn, từ 1 – 10%. 1,3-Propanediol hoạt động tốt với chất bảo quản tự nhiên và gốc phenoxyethanol. Trong đó nó làm tăng hiệu quả bảo quản đối với gram dương và gram âm, vi khuẩn âm tính và nấm men và nấm mốc. 

Có nhiều loại chất bảo quản trong mỹ phẩm
Có nhiều loại chất bảo quản trong mỹ phẩm

2.8. Chất bảo quản tự nhiên

Hơi nước, nhiệt độ, ánh sáng mặt trời và các điều kiện bên ngoài khác khuyến khích sự phát triển của vi khuẩn. Chúng làm giảm tác dụng của chất bảo quản tự nhiên. Tuy nhiên cũng có một số loại chất bảo quản tự nhiên có tác dụng chống lại vi khuẩn. 

Một số loại tinh dầu như Tea tree, Eucalyptus, Thyme và Oregano ở nồng độ cao có thể chống vi khuẩn. 

Ethyl Lauroyl Arginate, Leuconostoc/ Radish Root Ferment Filtrate, Sodium Anisate VÀ Sodium Levulinate có tác dụng chống vi khuẩn. Các hợp chất bạc (bao gồm cả Colloidal Silver) đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ làm chất bảo quản và kháng sinh. Tài liệu nghiên cứu cho thấy rằng các nguyên tử bạc có thể liên kết với các nhóm thiol (-SH) của các enzyme được tìm thấy trong vi khuẩn. Sau đó vô hiệu hoá chúng bằng cách thay đổi cấu trúc protein và bất hoạt enzyme. 

Caprylhydroxamic Acid (CHA):

Caprylhydroxamic Acid (CHA) là một chất chống nấm và là chất bảo quản phổ biến. CHA không giống như nhiều chất bảo quản khác, có hiệu quả ở độ pH trung bình. 

Undecylenic Acid đã được chứng minh là ảnh hưởng đến sự sinh sản và phát triển của nấm. Undecylenic Acid và muối của nó cũng ức chế sự phát triển của vi sinh vật, làm sạch da và ngăn mùi.

O-Cymen-5- ol là chất bảo quản chống nấm được sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm làm đẹp. O-Cymen-5- ol là một phần của họ Isopropyl Cresols. O-Cymen-5- ol được sử dụng làm chất diệt khuẩn trong mỹ phẩm, thành phần giúp làm sạch da hoặc sử dụng trong các công thức khử mùi. 

Có nhiều chất bảo quản có nguồn gốc từ tự nhiên
Có nhiều chất bảo quản trong mỹ phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên

2.9. EDTA và Sodium Phytate

Tác dụng của EDTA và Disodium và Tetrasodium của nó được sử dụng trong chất bảo quản. Chúng liên kết với các ion kim loại như Đồng (Cu), giúp ngăn ngừa mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân bị hỏng/biến chất. 

Sodium phytate, muối natri của Sodium Phytate, có nguồn gốc tự nhiên: từ cám lúa mì hoặc gạo. Chức năng chính của nó là loại bỏ kim loại (như đồng), ngăn cho kim loại không làm vô hiệu hoá chất bảo quản. Chúng có thể được sử dụng trong tất cả các loại sản phẩm mỹ phẩm. Bao gồm: xà phòng, dầu gội, dầu dưỡng,… Chúng không gây kích ứng hoặc mẫn cảm với da. Đây là sản phẩm phân huỷ sinh học. 

Trên là top 9 chất bảo quản trong mỹ phẩm phổ biến nhất hiện nay trong đó có chất bảo quản tự nhiên trong mỹ phẩm, các bạn cần tìm hiểu kỹ trước để có cách sử dụng đúng tránh gây hại cho làn da và sức khỏe của mình.

Tham khảo thêm: 

Mách mẹ 5 cách tẩy da chết tại nhà cho làn da trắng hồng rặng rỡ

3 Mẹ sử dụng dung dịch vệ sinh đúng cách, hiệu quả

Nguồn tham khảo

Australian Competition and Consumer Commission (ACCC), Product Safety Bulletin, Chemicals in Cosmetics, August 2014

https://www.productsafety.gov.au/system/files/Supplier%20Bulletin%20-%20Chemicals%20in%20cosmetics_0.pdf

Truth or Scare – Personal Care, Information based on Scientific Facts

http://personalcaretruth.com/2010/06/why-cosmetics-need-preservatives/

Chất tạo bọt trong dầu gội hay trong sản phẩm làm sạch nói chung có liên quan đến các đặc tính làm sạch. Tuy nhiên, không phải loại chất tạo bọt nào trong sản phẩm làm sạch dùng được cho trẻ nhỏ. Vì vậy, thông qua bài viết này, mẹ sẽ hiểu hơn về chất tạo bọt. Và cách đọc nhãn sản phẩm trước khi chọn mua cho bé.

1. Chất tạo bọt trong dầu gội đến từ đâu?

Bọt được tạo ra khi các chất tạo bọt trong xà phòng, chất tẩy rửa, dầu gội,… trộn với không khí và nước
Bọt được tạo ra khi các chất tạo bọt trong xà phòng, chất tẩy rửa, dầu gội,… trộn với không khí và nước

Bọt được tạo ra khi các chất tạo bọt trong xà phòng, chất tẩy rửa, dầu gội,… trộn với không khí và nước. Chất tạo bọt phổ biến nhất được sử dụng trong sản phẩm chăm sóc cá nhân là sodium laureth sulfate (SLES), sodium lauryl sulfate (đôi khi được gọi là natri dodecyl sulfate hoặc SLS) và coco-glucoside.

2. Chất hoạt động bề mặt là gì?

Surfactant – chất hoạt động bề mặt, là chất làm giảm sức căng bề mặt giữa nước và dầu. Giống như khi chúng ta gội đầu. Các sản phẩm sử dụng chất hoạt động bề mặt. Có thể loại bỏ dầu và bụi bẩn từ tóc của chúng ta. Nói chung, bất kỳ thành phần nào ảnh hưởng đến sức căng bề mặt đều có thể được coi là chất hoạt động bề mặt. Trên thực tế, chất hoạt động bề mặt có thể đóng nhiều vai trò. Ví dụ: chất làm ướt, chất nhũ hóa, chất tạo bọt và chất phân tán.

2.1. Các loại chất hoạt động bề mặt

Các chất hoạt động bề mặt như chất nhũ hóa được phân thành ba nhóm chính. Tùy thuộc vào đặc tính của chúng. Đó là ion, không ion và lưỡng tính. Tuy nhiên, cách phân chia đơn giản hơn là tổng hợp và tự nhiên.

2.2. Chất hoạt động bề mặt tổng hợp

Có rất nhiều chất hoạt động bề mặt dạng tổng hợp. Tuy nhiên, người tiêu dùng ngày càng nhận thức được tác hại của các thành phần chất hoạt động bề mặt. Vì vậy, bài viết sẽ thảo luận về một số chất hoạt động bề mặt tổng hợp được sử dụng rộng rãi.

2.3. Alkyl Sulphates – SLS and SLES

Alkyl Sulphates là chất hoạt động bề mặt anion chứa axit béo giúp tạo bọt. Các loại alkyl sulphate được dùng phổ biến nhất trong xà phòng, sản phẩm tắm gội là SLS và SLES. Đôi khi là ammonium lauryl sulphate (ALS) và natri myreth sulphate (SMEs).  

SLS và SLES đều rất giống nhau. SLS là chất gây kích ứng da. SLS có thể gây ra một số kích ứng da nhỏ như da khô, ngứa nếu sử dụng hơn 1% dung dịch. SLES được điều chế nhẹ hơn và phổ biến hơn trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Tuy nhiên, cả hai chất hoạt động bề mặt này đã được xem xét vào năm 2002 bởi Hội đồng chuyên gia đánh giá thành phần mỹ phẩm (CIR) và thấy an toàn khi sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân. 

Tương tự, Tổ chức Y tế Thế giới, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư cũng như Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ và EU đã không phân loại SLS và SLES là chất gây ung thư và chỉ ra rằng cả hai đều an toàn khi sử dụng trong điều kiện thích hợp.

Tương tự, Tổ chức Y tế Thế giới, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư cũng như Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ và EU đã không phân loại SLS và SLES là chất gây ung thư và chỉ ra rằng cả hai đều an toàn khi sử dụng trong điều kiện thích hợp.

Ngoài ra còn có các chất hoạt động bề mặt tổng hợp khác được sử dụng trong chăm sóc cá nhân có chứa Natri (như Natri Cocoyl Isethionate (SCI), Ammonium (như Amonium Lauryl Sulphate) và Magiê (ví dụ Magiê laurel sulphate) tất cả những chất này có các đặc tính tạo bọt tuyệt vời khi kết hợp đúng với nhau. 

2.4. Các chất bề mặt hoạt động khác

Sulphonate có thể được coi là chất hoạt động bề mặt anion chính thay thế cho các sản phẩm không chứa SLES. Sulphonate và sulphosuccinates có nhiều phân nhóm (như disodium lauryl sulphosuccinate) có thể được sử dụng cho các loại dầu gội nhẹ hơn và không chứa SLES.

Để tạo bọt tốt nhất, các chất hoạt động bề mặt thứ cấp như alkanolamides và betaines thường được thêm vào chất hoạt động bề mặt anion chính với tỷ lệ 10 phần anion và 1 phần chất tạo bọt tăng cường. Một dầu gội thông thường sẽ chứa: 10% w/w sodium lauryl ether sulphate và 1% w/w cocamidopropyl betaine cho mục đích tạo bọt cao.

2.5. Chất hoạt động bề mặt tự nhiên

Các chất hoạt động bề mặt tự nhiên chủ yếu được sản xuất từ các nguồn bền vững. Ví dụ như dầu thực vật, đường và các dẫn xuất của chúng.

Xà phòng

Xà phòng là chất hoạt động bề mặt anion sớm nhất và cơ bản nhất. Thu được từ chất béo và dầu được gọi là glyceride. Chúng được tạo ra bằng phương pháp xà phòng hóa. Đun nóng với chất kiềm mạnh (natri hoặc kali hydroxit) để sản xuất xà phòng.

Xà phòng được sản xuất bằng dầu thực vật không chứa thành phần tổng hợp/ hóa học. Khả năng tạo bọt của xà phòng có thể được điều chỉnh bằng cách thay đổi các thành phần của dầu và mỡ.

Xà phòng được sản xuất bằng dầu thực vật không chứa thành phần tổng hợp/ hóa học
Xà phòng được sản xuất bằng dầu thực vật không chứa thành phần tổng hợp/ hóa học

Glyxerit

Este Glyceryl là một nhóm các chất hoạt động bề mặt và chất làm mềm được tổng hợp hóa học từ quá trình ester hóa glycerol và axit béo chủ yếu từ dầu thực vật. Chúng được sử dụng làm chất hòa tan, chất nhũ hóa, chất làm mềm và chất tăng cường khả năng bảo quản. Trong đó một số loại có thể hoạt động như chất tăng cường tạo bọt.

Các glyceride được sử dụng phổ biến nhất là Glyceryl Oleate (GMO) và Glyceryl Stearate (GMS). Polyglyceride không phổ biến lắm nhưng đang vào thị trường. Bởi nhu cầu của nó đối với các chất tăng cường bọt trong các công thức mỹ phẩm.

Lactylate

Lactylates cũng được sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm hoặc các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Lactylate đơn giản là các dẫn xuất muối của axit béo và axit lactic. Lactylates có chức năng như chất nhũ hóa, điều hòa và chất tăng cường tạo bọt. Natri Lauroyl Lactylate được sử dụng trong một số sản phẩm. Nhưng chủ yếu là chất tăng cường bọt chứ không phải là chất hoạt động bề mặt độc lập.

Polyglucoside

Hiện nay, nhiều nhà sản xuất tập trung nhiều vào chất hoạt động bề mặt tự nhiên như alkyl polyglucosides. Alkyl polyglucosides (APGs) có nguồn gốc tự nhiên 100%. APGs được sản xuất bằng cách phản ứng với rượu béo và glucose thu được từ ngô, dừa hoặc dầu cọ. Alkyl glucosides được tạo ra bằng cách kết hợp glucose với một loại rượu béo cùng chất xúc tác axit ở nhiệt độ cao. Chúng không phải là ion. Vì vậy tương thích với tất cả các loại chất hoạt động bề mặt, nhẹ cho da và có khả năng phân hủy sinh học. Chúng đã được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Và đang ngày càng phổ biến hơn kể từ năm 2013.

Các chất hoạt động bề mặt Alkyl Polyglucoside được sử dụng thường xuyên nhất là Caprylyl/ Capryl Glucoside (c8-10), Coco Glucoside (c8-16) và Lauryl Glucoside (c12-16). Tất cả chất này là sự kết hợp của glucoside và chất béo chọn lọc. Alkyl polyglucoside đã được so sánh với các chất hoạt động bề mặt tương đương khác và cho thấy độ hiệu quả cao hơn trong những thử nghiệm khác nhau bao gồm loại bỏ đất, khả năng tạo bọt và nhũ hóa,…. Các chất này cũng rất nhẹ với da người.

Coco Glucoside là một trong những chất hoạt động bề mặt tự nhiên, không ion, siêu nhẹ được sử dụng nhiều nhất. Về khả năng làm sạch trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân, Coco Glucoside được nhiều hãng sử dụng. Bởi nó là một trong các công thức tự nhiên, phù hợp cho một làn da mỏng manh hoặc nhạy cảm.

Acyl glucamide 

Acyl glucamide tương tự như Alkyl Polyglucosides cũng có nguồn gốc chủ yếu từ các nguồn tự nhiên. Chúng nhẹ và được khẳng định là tạo bọt tốt hơn so với Alkyl Polyglucoside khi đưa vào các công thức dựa trên alkyl ether sulphate . Một trong những acyl glucamide được sử dụng phổ biến nhất là Cocoyl Methyl Glucamide.

3. Lưu ý cho mẹ khi lựa chọn sản phẩm làm sạch cho bé

Khi chọn mua sản phẩm làm sạch cho bé mẹ nên đọc kỹ bảng thành phần để hạn chế nguy cơ kích ứng cho da bé
Khi chọn mua sản phẩm làm sạch cho bé mẹ nên đọc kỹ bảng thành phần để hạn chế nguy cơ kích ứng cho da bé

Khi chọn mua sản phẩm làm sạch cho bé mẹ nên đọc kỹ bảng thành phần để hạn chế nguy cơ kích ứng cho da bé, đồng thời chăm sóc và bảo vệ bé tốt hơn. Có một số yếu tố chính mẹ nên lưu ý:

3.1. Có nguồn gốc từ thực vật

Các thành phần trong sản phẩm làm sạch nên có nguồn gốc từ thực vật. Bởi thành phần tổng hợp hoặc hoá chất có nhiều nguy cơ khiến bé bị dị ứng hơn.

Không chất làm sáng, không thuốc nhuộm, không clo và các thành phần nguy hiểm khác

Mẹ hãy kiểm tra nhãn và đọc bảng thành phần. Đảm bảo không có chất gây kích ứng và các thành phần không phân huỷ sinh học.

3.2. Không Paraben/ MIT

Paraben và Methylisothiazolinone (MIT) là chất diệt khuẩn và bảo quản sản phẩm không bị hư hỏng. Tuy ngăn ngừa sự biến đổi của các hóa chất, Paraben và MIT lại có tác hại đến cơ thể. Chẳng hạn gây rối loạn sự cân bằng nội tiết tố, viêm biểu bì da, nguyên nhân của chứng loãng xương, hay ung thư vú.

Hương liệu nhân tạo (fragrance/phthalates)  Các hương liệu nhân tạo từ chất hóa học có thể gây kích ứng da. Chúng có thể làm làn da nhạy cảm của bé dễ trở nên sần sùi, nổi mẩn đỏ. 

Paraben và Methylisothiazolinone (MIT) là chất diệt khuẩn và bảo quản sản phẩm không bị hư hỏng
Paraben và Methylisothiazolinone (MIT) là chất diệt khuẩn và bảo quản sản phẩm không bị hư hỏng

3.3. Các chất phụ gia DEA/MEA

DEA/MEA cũng được biết đến như chất tạo bọt trong các sản phẩm như dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt. Đây là chất phụ gia được dùng trong cả các loại thuốc trừ sâu, gây kích ứng mạnh ở mắt. Điều nguy hiểm là các chất này dễ dàng nhanh chóng thẩm thấu qua da, tích tụ vào nội tạng và thậm chí là trong não.

Giỏ hàng 0