Ở các giai đoạn phát triển của trẻ từ 0 – 18 tuổi có rất nhiều cột mốc quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển mà rất nhiều ba mẹ thường bỏ qua. Ví dụ giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh từ 0 – 1 tháng tuổi, đây là thời gian thích nghi đầu đời của bé. Còn các giao đoạn phát triển của bé khác sẽ như nào, tâm lý của bé sẽ thay đổi ra sao, hãy cùng Mamamy tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh từ 0 – 1 tháng tuổi
Đây là giai đoạn thích nghi đầu tiên của bé khi vừa chào đời. Hoạt động hằng ngày của bé chủ yếu là ngủ. Trẻ sơ sinh có thể ngủ lên đến 18 giờ một ngày. Nhưng ở giai đoạn này, các giác quan của bé đã hoạt động. Bé có thể nghe, nhận biết được giọng nói của mẹ. Các hành động của trẻ 1 tháng tuổi thường là các hành động đột ngột, không có ý thức.
Khi trẻ 1 tháng tuổi, ba mẹ nên lưu ý cho trẻ tiêm ngừa đầy đủ. Đồng thời, phụ huynh thường xuyên quan sát bé có dấu hiệu bất thường nào không để đưa đến bác sĩ ngay. Bởi các cơ quan, hệ miễn dịch của bé còn chưa hoàn thiện. Bé rất dễ bị nhiễm bệnh, nếu không được điều trị kịp thời sẽ chuyển biến nặng. Thậm chí là tử vong.
2. Các giai đoạn phát triển của trẻ từ 1 – 23 tháng tuổi
Trong các giai đoạn phát triển của trẻ thì đây là lúc tốc độ tăng trưởng của bé sẽ phát triển rất nhanh. Các cơ quan chức năng sẽ dần hoàn thiện. Trong giai đoạn này, nhu cầu dinh dưỡng của bé rất cao.
Trong 6 tháng đầu, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ. Khi trẻ được 6 tháng tuổi, mẹ có thể kết hợp ăn dặm để cung cấp đủ dưỡng chất cho bé. Ở lứa tuổi này, bé cũng có thể dễ bị rối loạn tiêu hóa. Do hệ tiêu hóa đang trong quá trình hoàn thiện, bé lại cần một lượng lớn chất dinh dưỡng.
Ở giai đoạn này, bé cũng bắt đầu biết tiếp nhận mọi thứ xung quanh và cảm nhận được tình yêu thương của mọi người. Để giúp bé phát triển ổn định, mẹ nên thường xuyên thể hiện tình cảm và tạo cảm giác an toàn cho bé như trò chuyện, chơi cùng bé…
Em bé rất cần sự quan tâm và yêu thương từ ba mẹ và các thành viên trong gia đình ở giai đoạn này. Nếu ba mẹ có thái độ, hành động tiêu cực trong giai đoạn phát triển này sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm lý của trẻ.
3. Các giai đoạn trẻ tiền học đường 2 – 5 tuổi
Đây là giai đoạn bé sẽ bắt đầu tò mò và bắt đầu khám phá thế giới xung quanh mình. Lúc này, bé đã có thể đã nói chuyện và đi đứng thành thạo. Ở thời kì này, cơ thể bé sẽ phát triển chậm lại nhưng trí não sẽ phát triển nhanh, đặc biệt là khả năng ngôn ngữ. Đồng thời, bé cũng dễ mắc các bệnh dị ứng, nhiễm trùng như mề đay, hen, viêm cầu thận cấp…
Trong các giai đoạn phát triển của trẻ,thời kỳ này sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành tính cách của bé sau này. Ba mẹ không nên quá gò bó hoặc bảo bọc bé quá nhiều. Kiên nhẫn giải đáp các thắc mắc của bé, giúp bé nhận biết đúng sai và dạy bé những điều cơ bản như mặc quần áo, rửa tay, không lại gần ổ điện, không leo trèo quá cao dễ bị ngã… Ủng hộ bé phát triển tư duy, không chê bai hoặc bác bỏ những sáng tạo của bé.
4. Các giai đoạn trẻ nhi đồng từ 6 – 12 tuổi
Thời kỳ này, bé bắt đầu đến trường, tiếp xúc nhiều hơn với thế giới bên ngoài. Trí tuệ và tâm sinh lý của bé bắt đầu phát triển rõ rệt. Bé bắt đầu có các mối quan hệ khác ngoài gia đình.
Ba mẹ nên khuyến khích bé kết giao bạn bè để phát triển các kỹ năng giao tiếp và ứng xử. Khi ở giai đoạn phát triển của trẻ này, bé sẽ bắt đầu khám phá sở thích bản thân. Ba mẹ có thể cho bé tham gia các hoạt động như ca hát, vẽ tranh, thể thao…
Ở các giai đoạn phát triển của trẻ, thời kỳ này là lúc bé muốn nhận được sự công nhận từ những cố gắng của bản thân. Từ đấy, bé sẽ có được sự tự tin và luôn chăm chỉ để phát triển khả năng của mình.
5. Các giai đoạn trẻ vị thành niên 13 – 18 tuổi
Đây được xem là giai đoạn dậy thì của trẻ. Sự biến đổi về tâm lý, phát triển cơ thể và có xuất hiện thay đổi về nội tiết. Con gái thường dậy thì khi bé 13 tuổi và kết thúc năm 18 tuổi. Với các biểu hiện như ngực bắt đầu phát triển, có kinh nguyệt….
Đối với con trai thì sẽ vỡ tiếng, có ý thức về giới tính và những biến đổi của cơ thể. Đa số các bạn nam sẽ dậy thì vào năm 15 tuổi và kết thúc năm 20 tuổi.
Giai đoạn dậy thì, tâm sinh lý của các bé thay đổi rất rõ. Các con thường dễ cáu gắt và nhạy cảm với mọi thứ xung quanh. Dễ tự cao vào bản thân, cũng dễ tự ti bởi một thất bại nhỏ.
Đây là giai đoạn ba mẹ nên bắt đầu giáo dục giới tính cho con và giúp con học cách chịu trách nhiệm với những gì mình làm. Phụ huynh không nên can thiệp quá nhiều vào không gian riêng tư của con cái. Tôn trọng cuộc sống của con nhưng vẫn thể hiện sự quan tâm và ủng hộ con trên con đường trưởng thành.
Các giai đoạn phát triển của trẻ đều là những cột mốc quan trọng giúp hình thành tính cách và hành vi cho bé. Hy vọng với các thông tin trên sẽ giúp bố mẹ trở thành người bạn đồng hành cùng con trong từng quá trình phát triển.