Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến
Danh mục sản phẩm

Tại sao bé ngủ nghiến răng- làm gì để hạn chế nghiến răng ở con

Bé ngủ nghiến răng có phải là hiện tượng bình thường? Nghiến răng có ảnh hưởng đến răng con không? Trẻ ngủ nghiến răng mẹ nên làm gì? 

Hy vọng bài viết hôm nay sẽ giải đáp tất cả nỗi lo của mẹ. 

Khi nào bé nhà mình sẽ mọc răng và trình tự như thế nào?

Học cách dưỡng da cho trẻ sơ sinh để bảo vệ con tuyệt đối

1. Tại sao bé ngủ nghiến răng?

Tại sao bé ngủ nghiến răng?
Tại sao bé ngủ nghiến răng?

Theo các chuyên gia, khoảng 38% trẻ em có thói quen nghiến răng khi ngủ ở độ từ 3, 5 đến 6. Bé bị nghiến răng khi ngủ mặc dù không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, thì việc nghiến răng sẽ ảnh hưởng nào đến quá trình phát triển toàn diện ở trẻ. 

Không có nguyên nhân cụ thể cho việc bé ngủ nghiến răng. Tuy nhiên, có thể nhận định là do một vài lý do sau:

  • Trẻ mọc răng: trẻ nghiến răng khi trong độ tuổi mọc răng là một việc bình thường. Mẹ có thể xem đây là dấu hiệu cho việc phát triển khỏe mạnh ở con. Khi mọc răng, trẻ hay nghiến răng để giảm việc đau và ngứa ở răng. 
  • Do tâm lý lo lắng: khi con bị căng thẳng, hay lo lắng, khi ngủ cũng thường có dấu hiệu nghiến răng. Đây được xem như một cơ chế để giúp cơ thể trẻ đối phó với những cảm xúc này.
  • Trẻ có dấu hiệu sai lệch khớp cắn: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng giữa sai lệch khớp cắn và bé ngủ nghiến răng có một mối quan hệ với nhau. Khoảng 12,75% số trẻ mắc phải cả 2 vấn đề này. Khi các răng hàm trên và hàm dưới mọc lệch nhau,  khiến trẻ cảm thấy rất khó chịu. Theo phản xạ, hai hàm răng sẽ có xu hướng cọ xát vào nhau làm trẻ nghiến răng khi ngủ. 
  • Do trẻ bị thiếu hụt Calci: Khi cơ thể thiếu canxi, tình trạng nặng có thể gây ra những cơn co giật, nhẹ thì gây ra triệu chứng nghiến răng.

2. Trẻ nghiến răng khi ngủ có nguy hiểm không?

Trẻ nghiến răng khi ngủ có nguy hiểm không?
Trẻ nghiến răng khi ngủ có nguy hiểm không?

Nghiến răng không quá nguy hiểm đến trẻ. Tuy nhiên, nếu duy trì việc bé ngủ nghiến răng trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng lớn, đặc biệt đến răng miệng và xương hàm răng ở con. Do răng trẻ chỉ trong giai đoạn mới mọc, việc nghiến răng sẽ dễ dẫn đến những chênh lệch về răng, có thể thay đổi cả cấu hình xương hàm nếu mẹ bỏ qua vấn đề này. 

  • Nghiến răng có thể khiến răng bị mất đi lớp men, do đó trở nên nhạy cảm hơn với nhiệt độ. Do đó, bé khó ăn được đồ ăn nóng hoặc lạnh. Đồng thời, men răng yếu dẫn đến răng dễ bị sâu ăn. 
  • Răng bị mài mòn, không đẹp. Tủy răng có nguy cơ bị lồi ra. 
  • Nghiến răng có thể dẫn đến hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm

3. Cách chữa nghiến răng ở trẻ em khi ngủ

Để dừng việc bé ngủ nghiến răng, mẹ có thể áp dụng các cách sau.

3.1. Duy trì một tình trạng cảm xúc cân bằng 

Duy trì một tình trạng cảm xúc cân bằng để hạn chế nghiến răng ở con
Duy trì một tình trạng cảm xúc cân bằng để hạn chế nghiến răng ở con

Việc nghiến răng có ảnh hưởng từ tâm lý con. Mẹ nên nhớ lại xem các hoạt động trong ngày có liên quan gì đến cảm xúc của con không. Tìm ra các vấn đề khiến con bị căng thẳng hay lo lắng, từ đó đưa ra cách khắc phục.

Nếu như bé ngủ nghiến răng do có cảm xúc tức giận với một vấn đề trong thực tại. Ví dụ như ba mẹ không cho bé xem tivi khiến con tức giận. Nếu vậy, ba mẹ nên có cách giải quyết bằng việc giải thích, hoặc trò chuyên để bé không còn tức giận nữa. Việc trẻ giận dữ sẽ để lại những suy nghĩ tiêu cực trong sự phát triển của con. Bé có thể lớn với sự ngang bướng, nếu ba mẹ không hình thành cách dạy con từ ngay bây giờ. 

Trước khi đi ngủ, ba mẹ được khuyến khích dành thời gian bên cạnh trẻ. Có thể là trò chuyện, đọc cuốn sách và trao cho con lời chúc ngủ ngon nhằm tạo cảm giác thoải mái cho trẻ.

Nên tạo cho trẻ thói quen ngủ đúng giờ và tập thể dục mỗi ngày. Hãy biến những hoạt động này thành thói quen, điều đó sẽ giúp trẻ bớt nghiến răng khi ngủ.

3.2. Đảm bảo chế độ ăn để ngăn bé ngủ nghiến răng

Đảm bảo chế độ ăn để ngăn bé ngủ nghiến răng
Đảm bảo chế độ ăn để ngăn bé ngủ nghiến răng

Trẻ ngủ nghiến răng thường có liên quan đến dinh dưỡng kém, thiếu canxi và magiê. Những chất này có tác dụng hỗ trợ cho hoạt động của hệ thần kinh. Để không gặp phải tình trạng này, bạn hãy thêm sữa, rau chân vịt và các loại rau có màu xanh đậm vào chế độ ăn của trẻ.

Mẹ có thể tham khảo thêm các chế độ ăn cho trẻ tại đây. 

3.3. Cho trẻ sử dụng dụng cụ để ngăn nghiến răng

Cho trẻ sử dụng dụng cụ để ngăn nghiến răng
Cho trẻ sử dụng dụng cụ để ngăn nghiến răng

Núm vú giả có thể giúp giảm cảm giác khó chịu trong thời gian tập bỏ thói quen nghiến răng. Những loại núm vú này có thể giúp trẻ bình tĩnh khi lo lắng nhưng không được dùng trong thời gian dài vì có thể dẫn đến những vấn đề về răng miệng.

Những trẻ có răng mọc không đều dẫn đến gặp khó khăn trong việc khép miệng, điều này làm trẻ thường xuyên nghiến răng. Nếu rơi vào trường hợp này, bạn nên đưa trẻ đến gặp nha sĩ để có phương pháp điều trị thích hợp.

Đeo khay/máng chống nghiến răng là một phương pháp phổ biến trong điều trị bé ngủ nghiến răng ngày nay. Khay được đúc dựa trên chính hàm răng của trẻ, có tác dụng làm giảm đi lực ma sát giữa hai hàm răng khi trẻ nghiến răng. Tuy nhiên để sử dụng khay/máng này, cần có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

3.4. Tạo thói quen tập thể dục cho trẻ

Tạo thói quen tập thể dục để hạn chế nghiến răng ở con
Tạo thói quen tập thể dục để hạn chế nghiến răng ở con

Tập thể dục có thể giúp giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ và giúp tinh thần sảng khoái. Khi tập thể dục, cơ thể sẽ sản xuất endorphin, một loại hormone giúp giảm đau tự nhiên. Khi cơ thể không còn căng thẳng, thói quen nghiến răng cũng sẽ giảm.

Thay vì tập thể dục, các hoạt động thể thao cũng có tác dụng tương tự. Ví dụ như đi xe đạp, chơi với thú cưng gia đình, chơi giàn nhún, đi bộ hay bơi lội. Có nhiều hoạt động phù hợp với trẻ con. Mẹ có thể chọn ra các trò chơi con thích và phù hợp để trẻ trải nghiệm.

Bé ngủ nghiến răng có thể gây nhiều khó chịu cho ba mẹ nếu ngủ cùng. Và nếu nó kéo dài, nghiến răng sẽ ảnh hưởng đến tình trạng con. Và cả ba mẹ vì những đêm mất ngủ. Hãy thử các cách chưa khi trẻ bị nghiến răng khi ngủ ở trên nhé. Chúc mẹ nuôi con khỏe mạnh.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Tại sao bé ngủ nghiến răng- làm gì để hạn chế nghiến răng ở con”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Mẹ mới có bé lần đầu, bên cạnh cảm giác hạnh phúc khi được chào đón bé yêu chào đời, chắc hẳn mẹ có nhiều băn khoăn lo lắng. Mẹ nghe “chín người mười ý” nên không rõ trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã thì tốt hơn, muốn tìm hiểu kỹ […]
Có nên mua gối chống trào ngược cho bé? Nên nhưng đừng làm dụng 
Có nên mua gối chống trào ngược cho bé? Nên nhưng đừng làm dụng 
Có nên mua gối chống trào ngược cho bé hay không là câu hỏi mà nhiều mẹ phân vân, thắc mắc. Bởi bé cưng của mẹ thường xuyên trào ngược, nôn trớ, mẹ nghe nhiều người mách cho bé sử dụng gối này sẽ giúp cải thiện tình trạng nhưng mẹ sợ mua nhầm, mua […]
Gối chống trào ngược dùng cho bé mấy tháng? Từ 0 tháng mẹ nhé 
Gối chống trào ngược dùng cho bé mấy tháng? Từ 0 tháng mẹ nhé 
Gối chống trào ngược dùng cho bé mấy tháng là câu hỏi mà nhiều mẹ quan tâm vì mẹ nghe nhiều người mách dòng gối này có tác dụng ổn định dịch dạ dày, hạn chế tình trạng trào ngược, nôn trớ nhưng mẹ chưa biết bé mấy tháng thì dùng được. Vậy bài viết […]
TOP 9 cách gọi sữa về sau sinh thường giúp bé ti thỏa thích
TOP 9 cách gọi sữa về sau sinh thường giúp bé ti thỏa thích
Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ thường lo lắng khi sữa về ít, nhỏ giọt, không được ướt áo, con ti cũng chẳng thỏa thích. Không sao đâu ạ, bởi Góc của mẹ sẽ xác định được từng nguyên nhân xuất phát từ mẹ và bé, từ đó gợi ý 9 cách […]
Làm sao để sữa về nhanh sau mỗi cữ bú? 5 bí quyết cực hiệu quả
Làm sao để sữa về nhanh sau mỗi cữ bú? 5 bí quyết cực hiệu quả
Mẹ cho con bú nhưng sữa về nhỏ giọt, con không ti đủ nên thường quấy khóc, khó chịu khiến các mẹ vô cùng lo lắng, không biết làm sao để sữa về nhanh sau mỗi cữ bú. Đừng lo quá mẹ ơi, sau đây là 5 mẹo kích sữa về nhanh chóng, con ti […]
Bé uống sữa xong là ị: Nguyên nhân, triệu chứng, cách khắc phục
Bé uống sữa xong là ị: Nguyên nhân, triệu chứng, cách khắc phục
Trường hợp bé uống sữa xong là ị, đi ngoài phân lỏng làm mẹ không khỏi lo lắng vì sợ con gặp vấn đề về sức khỏe. Vậy bé đi ị sau uống sữa là phản ứng sinh lý bình thường hay bất thường? Để giúp mẹ yên tâm hơn và nắm rõ được nguyên […]
Giỏ hàng 0