Mọc răng nanh là một phần tất yếu trong giai đoạn phát triển của con. Vậy mọc răng nanh ở trẻ sơ sinh có gì đáng lo ngại?
Mục lục
1. Khi nào bé bắt đầu mọc răng nanh?
Theo đúng như trình tự thì sau khi bé sẽ bắt đầu mọc răng nanh sau khi đã mọc hết răng cửa. Thời điểm sẽ rơi vào khoảng từ tháng thứ 16 – 22. Khi đó, con sẽ bắt đầu mọc răng nanh cùng với răng hàm trên. Rồi sau đó răng hàm dưới mới bắt đầu mọc.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngoại lệ bé mọc răng nanh và răng hàm trên cùng lúc với răng hàm dưới. Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp con mọc răng nanh trước khi mọc răng cửa. Hoặc một số trường hợp bé mọc răng nanh sớm (từ tháng thứ 2, 3 hoặc 4). Theo chia sẻ của các chuyên gia thì đây là hiện tượng bình thường. Do cơ địa của từng trẻ mà thời điểm mọc răng nanh khác nhau. Vì vậy, Mẹ yên tâm nhé!
Thời điểm mọc răng nanh ở trẻ sơ sinh sẽ không gây ra quá nhiều ảnh hưởng đối với sự phát triển của con. Mọc răng chỉ ảnh hưởng đến việc con bú sữa mẹ mà thôi. Do vậy, các mẹ cũng không cần lo lắng quá nhiều đâu nhé!
Mẹ có thể đọc thêm:
Đến độ tuổi nào thì thay răng sữa ở bé?
Trẻ chậm mọc răng mẹ phải làm sao?
2. Biểu hiện mọc răng nanh ở trẻ sơ sinh
Mọc răng nanh trước sẽ đau và gây khó chịu cho bé hơn so với mọc răng hàm và răng cửa. Bởi lẽ, răng nanh nằm ở vị trí gần với đường mũi, má và chạy theo đường thẳng đến tai. Chính điều này sẽ khiến cơn đau khi mọc răng của bé lan rộng.
Ngoài ra còn có một yếu tố khác khiến bé bị đau khi mọc răng là do hình dạng của chúng. Thông thường, những chiếc răng nanh có dạng nón nên chúng sẽ phải mất nhiều thời gian hơn để có thể mọc một cách hoàn thiện. Ngoài ra kích thước của răng nanh cũng dài hơn hẳn nên những cơn đau của bé khi mọc răng nanh cũng lâu hơn so với những răng khác.
Dù bé mọc răng sớm hay muộn thì các Mẹ cũng sẽ dễ dàng biết được nếu để ý đến những sự thay đổi của con. Ví dụ như con có biểu hiện chảy nhiều dãi giống lúc mọc răng cửa. Chảy nhiều dãi cũng chính là lí do mà bé xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ ở khu vực xung quanh miệng và cằm.
Mẹ sẽ dễ dàng quan sát được răng nanh bắt đầu mọc khi chân răng nhú lên từ lợi của bé. Điều này sẽ làm lợi bé sưng tấy khiến con đau nhức, khó chịu. Khi các mẹ sờ tay vào trong, Mẹ có thể cảm nhận được chân răng cứng đang mọc.
Mọc răng nanh và việc đau nhức vì lợi sưng sẽ khiến bé con của Mẹ quấy khóc và khó chịu bất kể ngày đêm. Như Mẹ đã biết thì mọc răng cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến con khó ngủ.
Dấu hiệu thường thấy khác khi bé mọc răng chính là sốt nhẹ hoặc cao. Đây là hiện tượng sốt mọc răng mà mẹ hay được nghe.
Mọc răng nanh ở trẻ sơ sinh cũng có thể khiến bé đi tướt. Thường thì các con sẽ đi ngoài dạng phân lỏng từ 3 – 5 lần mỗi ngày.
3. Cách chăm sóc khi bé mọc răng nanh
Trong giai đoạn mọc răng nanh ở trẻ sơ sinh, Mẹ nên chú ý theo dõi các biểu hiện của bé để chăm sóc một cách cẩn thận nhất. Đồng thời cũng tránh trường hợp sức khỏe của bé yếu hơn, hoặc bé không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng hay mắc thêm những bệnh khác.
3.1. Cách khắc phục những ảnh hưởng khi bé mọc răng
Việc Mẹ luôn ở bên cạnh, gần gũi và dành nhiều thời gian cùng con sẽ mang lại cảm giác an tâm. Việc này sẽ có lợi hơn cho sự hồi phục sức khỏe của bé nhà mình.
Khi trẻ sơ sinh mọc răng nanh, bé rất dễ cảm thấy khó chịu, cáu gắt hơn bình thường. Bởi vậy, Mẹ hãy cho con nghỉ ngơi trong không gian thoáng mát, yên tĩnh. Điều này sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu, an toàn và thả lỏng hơn.
Khi bé có biểu hiện sốt nhẹ, Mẹ nên dùng khăn ấm lau người và thay quần áo rộng rãi, thoáng mát cho con mặc. Điều này sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.
Do ảnh hưởng của việc bị sốt và đau lợi nên bé sẽ lười ăn hơn bình thường. Tuy nhiên Mẹ vẫn cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho con. Mẹ nên thêm vào thực đơn những món ăn giàu vitamin C, D, canxi… và cho bé bú nhiều hơn. Nếu như bé lười bú, mẹ có thể chia thành nhiều bữa ăn phụ cho con.
3.2. Chăm sóc khoang miệng cho bé
Việc mọc răng sẽ khiến nhiệt độ cơ thể bé cao hơn bình thường, cùng với đó bé tiết ra nhiều nước miếng. Đây sẽ là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn trong khoang miệng phát triển. Những vi khuẩn có hại này sẽ tấn công vào phần nướu răng, lợi đang sưng do mọc răng để gây viêm nhiễm. Bởi vậy, các Mẹ cần vệ sinh răng miệng cho bé một cách thường xuyên và cẩn thận để ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi.
Không chỉ vậy, Mẹ cũng nên cho bé vệ sinh khoang miệng sạch sẽ trước khi cho bé ăn hoặc uống. Bởi lẽ, vi khuẩn có thể bám vào thức ăn đi xuống vùng họng và dạ dày của bé. Đây cũng là nguyên nhân gây ra nguy cơ về các căn bệnh khác về đường ruột, hô hấp,…
Những ảnh hưởng do mọc răng nanh ở trẻ sơ sinh thường sẽ kết thúc sau khoảng vài ngày. Tuy nhiên, nếu bé có những biểu hiện lạ hoặc sốt cao, tiêu chảy kéo dài… thì mẹ nên cho con đi khám để được bác sỹ kiểm tra nhé!
Mẹ nên tham khảo thêm:
Vệ sinh đúng cách cho con theo 4 giai đoạn mọc răng
Từ A đến Z kinh nghiệm chăm sóc bé mọc răng
Hướng dẫn vệ sinh răng cho bé mới mọc răng
Nguồn tham khảo:
https://www.verywellfamily.com/teething-and-your-child-symptoms-treatment-2634391