Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Tại sao trẻ bị khò khè? Mẹo giúp bé dễ chịu hơn

Bố mẹ thường rất lo lắng khi trẻ bị khò khè, tuy nhiên đây là tình trạng khá phổ biến. Bệnh khò khè dễ gặp phải ở trẻ em hơn so với người lớn. Vì hệ hô hấp của các bé chưa phát triển. Phổi, đường ống dẫn khí và phế quản đều rất nhỏ. Chỉ cần một vật cản nhỏ là cũng có thể khiến chúng tắc nghẽn và gây ra hiện tượng khò khè. Một số bệnh khác cũng là nguyên nhân dẫn đến vấn đề này. Hãy cùng Góc tìm hiểu về nguyên nhân và cách cải thiện bệnh nhé!

1.Các loại thở khò khè cho biết điều gì?

Các loại thở khò khè cho biết điều gì?
  • Nếu tình trạng thở khò khè diễn ra theo mùa, hoặc trẻ bị thở khò khè khi tiếp xúc với một môi trường cụ thể, như khói bụi hoặc ô nhiễm không khí. Thì nguyên nhân dẫn đến bệnh có thể là do trẻ bị hen suyễn hoặc dị ứng.
  • Nếu cơn thở khò khè xảy ra đột ngột. Nguyên nhân có thể là do trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp hoặc hít phải dị vật.
  • Trẻ thở khò khè kéo dài từ khi mới sinh có thể là nguyên nhân của một bệnh dị tật bẩm sinh. 
  • Nếu thường xuyên bị khò khè và bệnh đường hô hấp tái phát. Trẻ nên được đi xét nghiệm xem có mắc xơ nang, tăng huyết áp và rối loạn vận động đường mật nguyên phát hay không.

2.Những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị khò khè

2.1.Dị ứng

Những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị khò khè

Nếu bé nhà mình bị dị ứng với một số chất nào đó như phấn hoa, bụi, mỹ phẩm,… Cơ thể của con sẽ coi chúng là một vật thể lạ. Lúc này, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng lại với những tác nhân này. Một phần của quá trình này, khiến đường thở bị thu hẹp. Không khí bị ép qua không gian nhỏ hẹp hơn tạo ra tiếng rít, nghe như tiếng khò khè.

2.2.Trẻ bị khò khè do hen suyễn

Những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị khò khè

Trẻ bị hen suyễn có đường hô hấp nhạy cảm, và dễ bị viêm khi tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng. Ví dụ như khói thuốc hoặc ô nhiễm không khí. Điều này dẫn đến trẻ bị khò khè, ho, khó thở và tức ngực. Các triệu chứng có xu hướng tồi tệ hơn vào ban đêm.

Xem thêm chăm sóc cho mẹ:

Tinh chất đường thiên nhiên, cho làn da mềm mịn

Tiểu đường thai kỳ, những điều mẹ cần biết

14 kháng sinh tự nhiên tốt hơn thuốc

2.3.Trào ngược dạ dày (GERD)

Những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị khò khè

Trào ngược dạ dày là tình trạng axit dạ dày trở lại thực quản hoặc xuống đường dẫn thức ăn. Một lượng nhỏ chất lỏng này có thể vào phổi, gây ra kích ứng và sưng các đường dẫn khí nhỏ. Do đó gây ra thở khò khè ở trẻ.

Mẹ hãy cho bé ợ hơi nhiều lần trong khi bú và nằm thẳng ít nhất 30 phút sau khi bú. Như thế, có thể giảm thiểu tình trạng trẻ bị GERD.

2.4.Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp

Những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị khò khè

Một số bệnh nhiễm trùng hệ hô hấp có thể dẫn đến tình trạng thở khò khè của trẻ nhỏ. Những bệnh đó bao gồm viêm tiểu phế quản và viêm phổi.

2.5.Trẻ thở khò khè do mắc chứng BPD

Những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị khò khè

Đây là một tình trạng mãn tính thường phát triển ở trẻ sinh non. Trẻ thường được thở máy và thở oxy vì phổi kém phát triển hơn so với những bé khác. Nếu bé hít phải dị vật, nó làm tắc nghẽn đường hô hấp dẫn đến bé bị khò khè, ho hoặc sặc. Hiện tượng này có thể xảy ra khi bé ăn hoặc chơi.

2.6.Các nguyên nhân hiếm gặp

Những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị khò khè

Nếu bé thở khò khè từ khi mới sinh, đó có thể là do các vấn đề bẩm sinh. Những nguyên nhân đó bao gồm: mạch máu bất thường bẩm sinh, xơ nang, suy giảm miễn dịch, dị thường khí quản, rối loạn chức năng dây thanh âm, rối loạn vận động đường mật.

3.Làm sao khi bé bị khò khè?

Làm sao khi bé bị khò khè?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ thở khò khè. Do đó, phải biết nguyên nhân cụ thể để có biện pháp điều trị phù hợp. Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị khò khè? Hãy đưa trẻ đến bác sĩ ngay khi lần đầu có triệu chứng. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ khuyên chăm sóc trẻ tại nhà trong lần đầu này. Một số biện pháp tại nhà hỗ trợ bé bị khò khè được bác sĩ đề nghị bao gồm:

  • Sử dụng máy phun sương làm ẩm không khí: Máy phun sương có thể bổ sung độ ẩm không khí. Việc này giúp giảm tình trạng tắc nghẽn trong đường thở.
  • Cung cấp đủ nước cho trẻ bị khò khè: Nếu trẻ bị khò khè do nhiễm trùng đường hô hấp. Điều quan trọng là phải giữ cho con đủ nước. Như thế, đảm bảo chất nhầy ở dạng lỏng và giúp thông mũi.
  • Máy xông mũi họng: Đây là thiết bị cho phép hấp thụ thuốc dưới dạng hơi sương. Nếu thở khò khè do hen suyễn, bác sĩ sẽ kê đơn albuterol pha loãng với nước muối. Albuterol có tác dụng nếu trẻ bị khò khè do hen suyễn.

4.Khi nào nên đưa trẻ đi bác sĩ?

Khi nào nên đưa trẻ đi bác sĩ?

Khi trẻ gặp một vài dấu hiệu sau, nên lập tức đưa bé đi bác sĩ để được hỗ trợ khẩn cấp:

  • Da và môi tái nhợt hoặc vã mồ hôi.
  • Lưỡi hoặc môi xanh, ngừng thở lâu.
  • Khó thở, bú kém, tã không ướt trong 24 giờ, kèm sốt từ 38 độ C.
  • Khó thở, ho, chảy nước mũi, sốt trên 38 độ C.

Xem thêm hướng dẫn mẹ cách thở:

Mách mẹ cách thở giảm đau khi chuyển dạ

Hướng dẫn mẹ cách thở khi sinh

Hệ thống dẫn khí của trẻ sơ sinh rất nhỏ. Điều này dẫn đến tiếng rít khò khè khi hệ thống này bị tắc nghẽn. Trẻ bị khò khè chủ yếu do những nguyên nhân không đáng nghiêm trọng, và mẹ có thể tự chăm sóc trẻ tại nhà. Trên hết, hãy tạo cho bé một môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng, đủ độ ẩm. Cung cấp đủ nước cũng là một yếu tố cần thiết đối với trẻ trong tình trạng này.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Tại sao trẻ bị khò khè? Mẹo giúp bé dễ chịu hơn”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0