Tã dán dùng trong bao lâu phụ thuộc rất nhiều vào tháng tuổi của bé. Với trẻ 0 – 1 tháng tuổi, mẹ cần thay tã dán 2h/lần. Với trẻ lớn hơn, thời gian cần thay tã thường là 3 – 4h/lần. Để biết rõ thời điểm nên thay tã dán cho bé, mẹ đọc bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Thời điểm nên thay tã dán cho bé
Việc sử dụng tã trong thời gian dài khiến da bé phải tiếp xúc lâu với phân và nước tiểu gây bí bách, tã chảy xệ, thậm chí là các vấn đề về da như hăm tã, rôm sảy,… Đó là lý do, mẹ cần bỏ túi ngay những kinh nghiệm về thời gian thay tã cho bé đúng chuẩn dưới đây!
Theo khuyến cáo của chuyên gia, bé yêu cần được thay tã sau 4 tiếng sử dụng ngay cả khi tã vẫn còn “sạch trơn”. Thực tế, ở mỗi tháng tuổi, số lần đi tiểu và ị của bé sẽ khác nhau. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian sử dụng tã dán.
Mẹ tham khảo thời điểm thay tã dán cho bé theo tháng tuổi dưới đây:
Số tháng tuổi | Thời gian nên thay bỉm | Số lượng bỉm cần dùng trong 1 ngày | Lưu ý |
0 – 1 tháng tuổi | 2 tiếng/lần | 10 – 12 miếng | Giai đoạn này bé đi phân su nhiều. Mẹ cần thay ngay khi bé đi phân su, không nên đợi đúng 2 tiếng vì bé dễ bị hăm |
1 – 5 tháng tuổi | 2.5 tiếng/lần | 8 – 10 miếng | Giai đoạn này bé chỉ bú sữa nên tần suất đi tiểu nhiều hơn so với các giai đoạn sau. |
5 – 9 tháng tuổi | 3 tiếng/lần | 8 miếng | Giai đoạn này lượng phân và nước tiểu thải ra ít hơn, đi nhẹ khoảng 6 – 10 lần/ngày, đi nặng 1 – 2 lần/ngày. |
9 – 12 tháng tuổi |
4 tiếng/lần |
6 miếng |
Giai đoạn này bé ít đi nặng hơn (thường 1 lần/ ngày), lượng nước tiểu mỗi lần nhiều hơn các giai đoạn trước. |
Lưu ý: Để mẹ không phải lọ mọ dậy thay tã cho con giữa đêm, mẹ ưu tiên sử dụng tã dán có thiết kế chuyên biệt, thấm hút, chống tràn tốt có thể đóng được suốt 12h đêm để con yêu và cả nhà mình có giấc ngủ ngon mẹ nhé, đặc biệt là chọn tã dán dưới 3 kg của trẻ sơ sinh.
2. Dấu hiệu nhận biết khi nào nên thay tã dán cho bé
Ngoài những thời điểm ở trên, Góc của mẹ tổng hợp thêm dấu hiệu nhận biết dễ dàng mỗi khi “đến giờ thay tã” cho con.
- Khi bỗng dưng bé quấy khóc: Bé đang chơi hoặc ngủ ngon bỗng dưng khóc, có thể tã đầy, tã ẩm ướt hoặc lạnh đó mẹ. Mẹ kiểm tra tình trạng tã để thay cho con nhé.
- Khi ngửi thấy mùi khó chịu quanh chỗ bé nằm: Mùi khó chịu này có thể là do bé “ị đùn” hoặc mùi nước tiểu quá nhiều. Đây là dấu hiệu đến lúc thay tã cho bé rồi đó!
- Khi thấy vạch báo đầy chuyển màu: Ngày nay, tã dán đã được cải tiến nhiều hơn, có thêm vạch báo đầy, cực tiện để mẹ biết và thay tã cho bé. Mỗi loại tã có màu sắc vạch báo đầy khác nhau, mẹ tham khảo và tìm hiểu kỹ tính năng này trước khi sử dụng cho bé nhé. Ví dụ với tã dán Mamamy, vạch báo đầy nằm ở phía dưới bỉm, ở trạng thái bình thường có màu vàng, khi cần thay thì các vạch này sẽ chuyển màu xanh.
Lưu ý: Sau khi ăn và ngủ dậy, bé có thể đi ị hoặc đi tiểu nhiều hơn, mẹ cần chú ý và thay tã ngay khi bé ị hoặc tã đầy sau 1 giấc ngủ.
Mẹ xem thêm: Tã dán là gì? Phân biệt tã dán và các loại tã khác
3. Hướng dẫn các bước thay tã dán đúng chuẩn
Hầu hết bé đều cần mặc và thay tã mỗi ngày. Việc thay tã đúng chuẩn giúp bảo vệ da bé, tăng cường tác dụng của việc mặc tã đồng thời tiết kiệm thời gian cho mẹ. Góc của mẹ sẽ bật mí mẹo để thay tã dán vừa chuẩn, vừa nhanh ngay dưới đây ạ!
Chuẩn bị: Mẹ nên chuẩn bị 1 số đồ dùng sau giúp quá trình thay tã cho bé nhanh và an toàn hơn:
- Tã dán phù hợp với cân nặng của bé
- Khăn lau vệ sinh: Ưu tiên sử dụng khăn ướt có thành phần dưỡng ẩm và kháng khuẩn cao cấp để làm sạch và bảo vệ da bé tốt hơn.
- Quần áo mặc hàng ngày của bé.
- Đồ chơi cho bé: Mẹ có thể chuẩn bị thêm núm ngậm, đồ chơi cho bé để làm bé phân tâm, giúp mẹ dễ dàng thay tã dán hơn.
Mẹ cởi bỏ tã cũ và vệ sinh vùng mặc tã cho bé. Mẹ chú ý lau sạch vùng bẹn, đùi có nhiều nếp nhăn, vì những vị trí này chưa nhiều nước tiểu, vi khuẩn hơn. Sau đó sẽ thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Lấy tã mới, đặt dưới em bé
- Bước 2: Kéo nửa trước tã lên bụng của bé
- Bước 3: Điều chỉnh miếng dán để vừa với bụng bé, mẹ lưu ý dán 2 bên cho cân đối
- Bước 4: Bóc miếng dán ở 2 bên và dán cố định. Mẹ lưu ý không nên dán tã quá chật vì có thể gây mẩn đỏ, khó chịu cho bé. Sau khi dán, mẹ mặc quần áo cho con như bình thường.
- Bước 5: Gấp tã cũ lại
- Bước 6: Cố định miếng tã cũ bằng miếng dán ở 2 bên và bỏ vào thùng rác. Sau đó, mẹ rửa tay thật sạch.
4. Lưu ý khi sử dụng tã dán cho bé
Để sử dụng tã dán hiệu quả nhất cho con, mẹ đừng bỏ qua những lưu ý dưới đây nhé!
4.1. Lưu ý trong quá trình thay tã
Khi thay tã cho bé, mẹ cần kiểm tra tã trước khi thay cho con, đảm bảo tã không bị bẩn hay rách. Cùng với đó, mẹ cần chú ý:
- Với bé gái: Vệ sinh cho bé từ trước ra sau và tránh bôi phấn rôm vì phấn rôm có thể gây một số bệnh về đường sinh dục cho bé gái như viêm âm đạo, nấm,…
- Với bé trai: Chú ý đặt đầu bộ phận sinh dục hướng xuống phía dưới để tránh bé đi tiểu bị tràn lên trên.
Ngoài ra, với bé mới sinh, mẹ nên gập tã xuống 1 chút, không để bỉm che mất phần cuống rốn vì dễ gây bí bách, nhiễm khuẩn.
4.2. Khi nào mẹ có thể cân nhắc chuyển từ tã dán sang tã bỉm?
Tã dán thông thoáng nên được nhiều mẹ ưu ái sử dụng cho bé hơn so với tã quần. Tuy nhiên, giai đoạn từ 6 tháng tuổi trở đi, bé sẽ vận động nhiều, có thể không hợp tác khi mẹ thay tã cho bé. Lúc này, nếu mẹ gặp khó khăn khi dùng tã dán thì tã quần sẽ là lựa chọn thay thế tốt hơn cho mẹ.
Giữa rất nhiều thương hiệu tã tã bỉm trên thị trường, nhiều mẹ vẫn tin tưởng lựa chọn tã Mamamy Ultraflow cho bé yêu bởi khả năng ngừa hăm và mẩn đỏ tối đa, tạo cảm giác thông thoáng, dễ chịu cho bé khi sử dụng. Hiện nay, Mamamy đang có chương trình Mua tã Tặng quà lên đến 850k, cứ mua là 100% có quà đó mẹ
Nhanh tay MUA NGAY TẠI ĐÂY kẻo hết mẹ nha!
Mẹ xem thêm: Tã dán khác miếng lót như thế nào?
Như vậy, với câu hỏi tã dán dùng trong bao lâu, sẽ cần phụ thuộc vào số tháng tuổi của con. Thời gian thay tã trung bình là 3 – 4 tiếng/lần, nhưng với bé dưới 1 tháng tuổi thì mẹ nên thay tã khoảng 2 tiếng/lần để giúp bé dễ chịu và ngừa hăm tối đa.
Nếu còn băn khoăn về việc sử dụng tã dán cho bé, mẹ hãy liên Hotline 094.695.6269 để được tư vấn mẹ nhé!