Ở tuổi lên 4, bé con đã có nhiều phát triển cả về thể chất và nhận thức. Mặc dù, sự phát triển của con không nhanh đến chóng mặt như giai đoạn trước, bé cần bổ sung rất nhiều dinh dưỡng để phát triển một cách toàn diện. Ở giai đoạn này, các bé hay có dấu hiệu biếng ăn. Vì thế, không ít mẹ cảm thấy phiền lòng với bài toán cải thiện dinh dưỡng cho bé. Các mẹ đừng lo nhé, thay vào đó, hãy tham khảo thực đơn dưới đây để giúp bé nhà mình phát triển khỏe mạnh.
Mục lục
1.Sự phát triển của trẻ 4 tuổi
1.1.Phát triển thể chất
Ở độ tuổi lên 4, các con không có sự phát triển chiều cao nổi trội như 3 năm trước nhưng vẫn là giai đoạn vào của sự tăng trưởng. Thể chất của bé có những mức tăng khác biệt, phụ thuộc vào sự chăm sóc của gia đình, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên, vẫn có một số tiêu chuẩn về chiều cao, cân nặng của trẻ 4 tuổi mà các Mẹ cần lưu ý để có sự điều chỉnh, bổ sung kịp thời chất dinh dưỡng cho bé.
Mức tăng trung bình của trẻ 4 tuổi nằm trong khoảng 6 – 7cm/năm. Do đó, chiều cao trẻ 4 tuổi đạt chuẩn là khoảng 100 – 105cm (bé trai) và 100 – 102,7cm (bé gái).
1.2.Kỹ năng vận động
Trẻ 4 tuổi bắt đầu tham gia nhiều các hoạt động thể chất hơn. Ở tuổi này, con đã bắt đầu các hoạt động nhanh, mạnh hơn như leo trèo, đạp xe và tự thực hiện được những sinh hoạt cá nhân như đánh răng, tự mặc quần áo…
1.3.Phát triển trí thông minh
Tỉ lệ thuận với sự phát triển về thể chất, não bộ của bé 4 tuổi cũng có những thay đổi mạnh mẽ. Các bé của Mẹ sẽ tò mò hơn, độc lập, sáng tạo hơn. Những biểu hiện tích cực của bé ở độ tuổi này là đếm được các số từ 1 đến 10, gọi đúng tên màu sắc hay xếp được các hình khối khác nhau…Trẻ lên 4 tuổi cũng hay hát, nhảy, múa… các bé sẽ khá năng động và cần được bổ sung nhiều dinh dưỡng.
Những điều mẹ cần quan tâm trong sự phát triển của trẻ
2.Dinh dưỡng cần có trong Thực đơn cho bé 4 tuổi
Việc bố mẹ chú trọng vào khẩu phần ăn, số lượng bữa ăn trong ngày để giúp con tăng trưởng là một công việc cực kì quan trọng để trẻ có thể lớn lên khoẻ mạnh, thông minh toàn diện. Chế độ ăn uống ở trẻ 4 tuổi cần linh hoạt vì thái độ ăn uống của con hoàn toàn khác so với giai đoạn từ 0 tháng – 3 tuổi. Ở tuổi lên 4, các bé đã bắt đầu có chính kiến riêng về khẩu vị ăn uống. Thay vì ép bé ăn, các mẹ hãy khéo léo thay đổi các bữa ăn đa dạng và tìm cách nấu phù hợp với khẩu vị của bé.
Tuy nhiên, dù thay đổi thế nào, chế độ ăn hàng ngày của trẻ 4 tuổi vẫn cần có tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, các Mẹ cũng cần chú ý bổ sung protein cũng như canxi, vitamin D, vitamin K, collagen trong thực đơn cho bé 4 tuổi tăng chiều cao. Các chất này có thể tìm thấy trong sữa, thịt gà, hải sản, cá, đậu hũ, đậu nành, các loại hạt, bơ, trứng….
3.Nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày cho bé 4 tuổi
Nhu cầu năng lượng cho những đứa trẻ 4 tuổi là vào khoảng 1.300 – 1.600kcal/ngày. Cụ thể:
Nhu cầu chất đạm – protein: 12 – 14% nhu cầu năng lượng cả ngày.
Nhu cầu chất béo: 30% nhu cầu năng lượng cả ngày. Bổ sung chất béo từ các loại dầu thực vật, dầu cá, mỡ, bơ…
Nhu cầu về chất bột đường: 50 – 70% nhu cầu năng lượng cả ngày.
Nhu cầu về nước: 12 – 15% trọng lượng cơ thể/ngày
4.Những lưu ý khi xây dựng thực đơn cho bé 3-4 tuổi
- Các Mẹ hãy chia nhỏ bữa ăn của bé để không làm bé bị ăn nhiều quá nhiều thực phẩm một lúc. Ngoài ra, việc chia nhỏ các bữa cũng giúp bé hấp thụ nhanh hơn.
- Về thực phẩm, ở tuổi này có nhiều bé không thích ăn rau xanh. Tuy nhiên, thiếu chất xơ lại khiến trẻ 4 tuổi bị táo bón.
- Bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn hợp lí, các Mẹ hãy chắc chắn về nguồn gốc của thực phẩm. Thực phẩm không rõ nguồn gốc cũng có thể làm trẻ 4 tuổi bị nôn.
- Cho trẻ ăn phù hợp với khẩu phần của trẻ: Không đặt áp lực cho trẻ phải ăn hết tất cả thực phẩm trong khẩu phần của trẻ. Cha mẹ hãy khuyến khích trẻ sử dụng đa dạng các loại thực phẩm đặc biệt là làm quen với những loại thực phẩm mới.
- Sắp xếp thời gian bữa ăn hợp lý và để trẻ có thể ăn cùng với gia đình. Không nên sử dụng các thiết bị công nghệ thông minh như điện thoại, tivi … trong bữa ăn. Tạo cho trẻ có không gian ăn thoải mái giúp tăng hứng thú của trẻ đối với bữa ăn.
- Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn (thức ăn nhanh) và đồ uống có đường. Các loại đồ uống có đường có thể dẫn đến sâu răng và tăng cân không lành mạnh (béo phì)
5.Bật mí mẹ thực đơn cho bé 4 tuổi giúp trẻ phát triển và tăng cân
Thứ hai
- Bữa sáng: Bún thịt heo băm, cải bó xôi và nửa ly sữa (100-150ml).
- Bữa phụ: Một hộp sữa chua.
- Bữa trưa: Cơm, thịt bò xào khoai tây, canh bí nấu tôm
- Bữa phụ: Hoa quả
- Bữa chiều: Cơm, cá nục kho mềm, rau xào thập cẩm và canh cà chua trứng
- Bữa tối: 1 ly sữa.
Thứ ba
- Bữa sáng: Súp thịt bò khoai tây, phô mai.
- Bữa phụ: 1 hộp sữa.
- Bữa trưa: Cơm, thịt viên sốt cà chua, canh bầu nấu tôm.
- Bữa phụ: Hoa quả
- Bữa chiều: Cơm, trứng chiên thịt nấm rơm, canh bí đỏ nấu thịt.
- Bữa tối (20h – 20h30): 1 ly sữa.
Thứ tư
- Bữa sáng: Bánh mì sandwich ăn kèm trứng ốp la, cà chua, nửa ly sữa.
- Bữa phụ: Hoa quả
- Bữa trưa (11h – 11h30): Cơm, cá thu kho thơm, canh cua nấu rau mồng tơi
- Bữa phụ: Bánh quy sữa
- Bữa chiều: Cơm, mướp giá xào gan gà, canh khoai môn nấu thịt
- Bữa tối (20h – 20h30): 1 ly sữa.
Thứ 5
- Bữa sáng: Bánh cuốn nóng .
- Bữa phụ: Váng sữa
- Trưa: Cơm, thịt bò xào, canh đậu hũ cà chua, rau luộc thập cẩm
- Chiều: Hoa quả
- Bữa tối: Chính: Cơm, canh rau ngót thịt băm, thịt lợn luộc.
- Bữa Phụ: 300ml sữa
Thứ 6
- Bữa sáng: Bánh giò, nửa ly sữa
- Bữa phụ: Bánh Flan
- Bữa trưa: Cơm mềm, canh chua thập cẩm, tôm rang thịt.
- Bữa phụ: Nước ép trái cây
- Bữa: Bữa chính: Cơm, cá chép om dưa, củ quả luộc.
- Bữa phụ: 250ml sữa
Thứ 7
- Bữa sáng: Bữa chính:Phở bò.
- Bữa phụ: Chè thập cẩm
- Bữa trưa: Cơm mềm, rau cải luộc, thịt kho trứng cút, dưa hấu
- Bữa phụ: Uống 200ml sữa
- Bữa tối: Cơm mêm, canh cua rau đay, giò kho, hồng xiêm.
- Bữa phụ: hoa quả
Chủ nhật
- Bữa chính: Bún riêu cua, nho.
- Bữa phụ: 200ml sữa
- Bữa trưa: Cơm mềm, canh cá nấu khế, mực xào thập cẩm, chuối
- Bữa phụ: 1 ly sữa chua, dâu tây
- Bữa chính: cơm mềm, cá nục kho nhừ, canh rong biển, đỗ xào, măng cụt.
- Bữa phụ: 250ml sữa
6.Mẹo cho Bữa ăn Khỏe mạnh và Vui vẻ cho Trẻ em
Bên cạnh việc xây dựng một Thực đơn cho bé 4 tuổi, các Mẹ cũng có thể khuyến khích trẻ ăn bởi một số mẹo sau:
- Làm cho việc ăn uống trở nên thú vị! Sử dụng máy cắt bánh quy để cắt lát trái cây và bánh mì, hoặc đặt ra những cái tên vui nhộn để làm cho món ăn nghe hấp dẫn.
- Lập kế hoạch thực đơn hàng tuần của bạn để bao gồm nhiều loại thực phẩm. Việc ăn uống sẽ thú vị hơn khi nó liên quan đến các loại thức ăn và hương vị mới.
- Cho trẻ uống nước như là nguồn cung cấp nước chính cho trẻ. Mẹ có thể làm cho nước trở nên thú vị bằng cách thêm dưa chuột hoặc lát trái cây để có một loại nước ngâm trái cây đầy màu sắc và tốt cho sức khỏe.
- Dành thời gian cụ thể cho bữa ăn gia đình. Ăn cùng con của bạn là một cách tuyệt vời để gắn kết và làm gương cho thái độ ăn uống lành mạnh. Đặt trước giờ ăn và ưu tiên bữa tối cho gia đình.
Hy vọng những gợi ý trên sẽ giúp Mẹ tìm ra giải pháp cho bài toán dinh dưỡng cho trẻ 4 tuổi. Hãy để thời gian cho bé ăn là khoảnh khắc vui vẻ đáng nhớ của hai mẹ con nhé !