Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Lưu ý quan trọng Mẹ cần biết khi chăm sóc da bé mùa hè

Không khí nóng bức, nắng gắt của mùa hè khiến các bé rất dễ gặp phải các vấn đề về da. Đây cũng là mối lo chung của các Mẹ khi mùa hè đã cận kề. Vì vậy, bài viết này sẽ chỉ cho các Mẹ chăm sóc da bé mùa hè đúng cách.

1. Các vấn đề thường gặp ở da bé vào mùa hè

Việc chăm sóc da bé mùa hè không bao giờ là chuyện đơn giản. Bởi lẽ, không khí nóng ẩm vào mùa hè chính là môi trường thuận lợi để các vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Thêm vào đó, da trẻ sơ sinh vô cùng nhạy cảm nên rất dễ bị các loại vi khuẩn này tấn công.

1.1. Rôm sảy

Rôm sảy thường xuất hiện ở những vùng da tiết nhiều mồ hôi như đầu, cổ, mặt, ngực, lưng
Rôm sảy thường xuất hiện ở những vùng da tiết nhiều mồ hôi như đầu, cổ, mặt, ngực, lưng

Tuyến mồ hôi của trẻ sơ sinh chưa được phát triển toàn diện, cơ thể bé cũng chưa thể tự điều chỉnh thân nhiệt kịp thích nghi với điều kiện thời tiết nóng ẩm của mùa hè chính là nguyên nhân gây ra rôm sảy ở trẻ. Thêm vào đó, việc Mẹ cho bé mặc đồ chật, quần áo khó thoát mồ hôi  cũng góp phần khiến bé bị rôm sảy.

Rôm sảy thường xuất hiện ở những vùng da tiết nhiều mồ hôi như đầu, cổ, mặt, ngực, lưng… Biểu hiện là những nốt mụn li ti màu đỏ, ngứa. Nếu gãi nhiều sẽ khiến cho da bé bị nhiễm khuẩn.

1.2. Mụn nhọt

Mụn nhọt cũng là một trong những vấn đề hay gặp ở da bé vào mùa hè. Đây là tình trạng xung quanh nang lông bị viêm,  do tụ cầu gây nên.

Biểu hiện ban đầu là những nốt đỏ sưng gây đau nhức, qua thời gian sẽ mềm vỡ, chảy mủ và để lại sẹo. Mụn nhọt có thể mọc trên khắp cơ thể của bé, khiến bé đau nhức, khó chịu, quấy khóc.

Nếu bé có sức đề kháng kém, không đủ sức chống đỡ với vi khuẩn sẽ có nguy cơ bị nhọt liên tiếp, thâm chí gây ra các biến chứng nguy hiểm như: nhiễm khuẩn huyết, viêm thận cấp,…

1.3. Tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng do virus đường ruột gây ra. Đây là một bệnh phổ biến nhưng cũng để lại hậu quả nghiêm trọng nếu không được chữa trị đúng cách. Đặc trưng của bệnh là bé sốt cao, đau họng, tay chân nổi ban có bọng nước.

Khi bị bệnh, bé thường quấy khóc, miệng xuất hiện những vết lở (chủ yếu ở vòm miệng, môi trong, lợi, lưỡi,..) Sau đó xuất hiện những vết phát ban dưới dạng phỏng nước hoặc những vết nổi cộm trên lòng bàn tay, lòng bàn chân,…

1.4. Thủy đậu

Bệnh thủy đậu sẽ đi kèm với sốt, mệt mỏi và ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt hàng ngày của bé
Bệnh thủy đậu sẽ đi kèm với sốt, mệt mỏi và ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt hàng ngày của bé

Thủy đậu cũng là một bệnh ngoài da phổ biến nhưng rất dễ dàng lây nhiễm. Bé chỉ cần ở cạnh hoặc tiếp xúc với người bị thủy đậu cũng dễ bị lây. Các triệu chứng chính dễ nhận biết là những bóng nước trên da (thường xuất hiện rất nhanh và lan ra toàn thân).

Bệnh thủy đậu sẽ đi kèm với sốt, mệt mỏi và ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt hàng ngày của bé. Bệnh thủy đậu thường không gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho bé. Hầu hết bé chỉ cần điều trị ở nhà như nghỉ ngơi, uống thuốc để giảm ngứa, sốt. Tuy nhiên, Mẹ vẫn nên cho bé đi khám để bác sỹ kiểm tra tình trạng sức khỏe và kê thuốc phù hợp nhất cho bé nhà mình.

Đặc biệt, Mẹ có thể yên tâm rằng nếu bé đã từng bị 1 lần thì thường sẽ không bị lại nữa.

2. Cách chăm sóc da bé mùa hè

Để phòng ngừa bé gặp phải những vấn đề trên, các Mẹ cần biết chăm sóc da bé mùa hè đúng cách.

2.1. Tắm thường xuyên cho bé

Nhiều Mẹ vẫn quan niệm rằng tắm nhiều sẽ làm bé yêu dễ ốm
Nhiều Mẹ vẫn quan niệm rằng tắm nhiều sẽ làm bé yêu dễ ốm

Nhiều Mẹ vẫn quan niệm rằng tắm nhiều sẽ làm bé yêu dễ ốm. Nhưng điều này hoàn toàn sai Mẹ nhé! Cho bé tắm đều mỗi ngày một lần sẽ giúp bé trở nên khoẻ mạnh và phát triển nhanh. Bởi lẽ, trên da trẻ sơ sinh thường có nhiều lớp sừng tế bào chết. Nếu không tắm lớp sừng tích tụ lâu ngày thành mảng dày sẽ khiến bé ngứa ngáy, khó chịu, nhiễm vi khuẩn.

Lưu ý, các Mẹ nên dùng nước có độ ấm vừa phải, không quá nóng cũng không quá lạnh. Mẹ có thể thêm vào một ít dầu tràm hoặc sữa tắm vào nước tắm của bé sẽ dễ chịu hơn, cơ thể thơm tho, đồng thời tránh cho bé bị cảm lạnh nữa đấy.

Mẹ nên tham khảo thêm:

Chọn sữa tắm cho bé như thế nào? 

2.2. Chọn quần áo phù hợp cho bé

Mẹ có biết, chọn quần áo phù hợp với bé yêu cũng là một cách để mẹ chăm sóc da bé mùa hè đấy! Mẹ nên cho bé dùng những loại quần áo có chất vải thấm hút tốt, thoáng mát, dễ thoát hơi. Không nên cho trẻ mắc quần áo quá kín vì mùa hè trời nóng, bé dễ đổ mồ hôi nhiều và gây rôm sảy.

Mẹ nên lau người và thay quần áo cho bé thường xuyên khi bé đổ nhiều mồ hôi. Với trẻ nhỏ Mẹ cũng nên hạn chế cho bé sử dụng nhiều tã vì trời nóng dễ khiến bé bị hăm da.

Mẹ nên tham khảo thêm:

Các vị trí dễ bị hăm mẹ cần lưu ý

Cách ngừa hăm tã hiệu quả

2.3. Sử dụng kem chống nắng

Sử dụng kem chống nắng cho con cũng là một cách để mẹ chăm sóc da bé mùa hè.Kem chống nắng sẽ giúp ngăn ngừa các tia cực tím từ ánh nắng mặt trời tác động trực tiếp lên da và gây hại cho bé.

Tuy nhiên, Mẹ cũng nên hạn chế để trẻ tiếp xúc dưới ánh nắng quá lâu, cũng như tránh cho bé ra ngoài vào thời điểm bức xạ tia cực tím đạt đỉnh điểm (10h-14h)

Tuy nhiên, chỉ bôi kem chống nắng là chưa đủ. Mẹ cần che chắn thêm cho bé bằng những đồ dùng chống nắng như mũ rộng vành, áo dài tay, kính râm,..

Sử dụng kem chống nắng cho con cũng là một cách để mẹ chăm sóc da bé mùa hè
Sử dụng kem chống nắng cho con cũng là một cách để mẹ chăm sóc da bé mùa hè

2.4. Dưỡng ẩm

Da trẻ sơ sinh mỏng hơn 30% so với người lớn nên rất dễ bị tổn thương và kích ứng. Diện tích da trẻ tương đối rộng so với trọng lượng toàn cơ thể, chứa nhiều nước nhưng cũng dễ khô gấp 2 lần so với da người lớn. Vì thế, Mẹ cần chú ý bôi kem dưỡng ẩm để làn da bé được cung cấp nước kịp thời. Ngoài ra, việc cho bé uống nhiều nước cũng là một cách bổ sung nước cho cơ thể bé cực hiệu quả.

2.5. Thoa phấn

Mẹ có thể thoa phấn rôm để thấm hút các chất ẩm dư thừa, giúp da bé thông thoáng
Mẹ có thể thoa phấn rôm để thấm hút các chất ẩm dư thừa, giúp da bé thông thoáng

Mẹ có thể thoa phấn rôm để thấm hút các chất ẩm dư thừa, giúp da bé thông thoáng, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, ngừa rôm sẩy. Tuy nhiên, Mẹ cần lưu ý là chỉ thoa phấn sau khi đã làm sạch và lau khô da cho bé yêu.

Mùa hè đã đến rồi, hy vọng qua bài viết này Mẹ đã nắm được cách chăm sóc da bé mùa hè đúng cách. Mong rằng Mẹ và bé sẽ có những ngày hè thật tuyệt vời bên gia đình.

Nguồn tham khảo:

https://www.babycenter.com/health

https://www.baby-chick.com/

Mẹ có thể tham khảo thêm:

7 lời khuyên hữu ích chăm sóc da cho bé luôn khoẻ mạnh

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Lưu ý quan trọng Mẹ cần biết khi chăm sóc da bé mùa hè”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0