Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

BẦU ĂN GÌ ĐỂ BỔ SUNG CANXI? 4 THỰC PHẨM TỐT NHẤT CHO MẸ BẦU

Canxi là dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé trong thai kỳ. Vậy mẹ bầu ăn gì để bổ sung canxi?

1. Vai trò của canxi đối với mẹ và bé trong thai kỳ

Canxi là dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé trong thai kỳ
Canxi là dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé trong thai kỳ

Canxi là vi chất đóng vai trò thiết yếu đối với cả mẹ và bé trong thai kỳ. Canxi có thể:

  • Thúc đẩy phát triển hệ xương của bé toàn diện và khỏe mạnh.
  • Góp phần điều hòa quá trình đông máu, từ đó hình thành sự đông máu tự nhiên.
  • Ngăn ngừa tình trạng loãng xương, xốp xương, xương yếu dễ gãy ở mẹ.
  • Duy trì nhịp tim ổn định và các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể.
  • Góp phần tạo sữa mẹ sau sinh.
  • Giảm thiểu nguy cơ tiền sản giật, ngăn ngừa cao huyết áp ở mẹ bầu.

2. Mẹ bầu nên bổ sung canxi như thế nào?

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ nên bổ sung khoảng 1500 mg canxi/ngày
Trong 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ nên bổ sung khoảng 1500 mg canxi/ngày

Tùy vào từng giai đoạn khác nhau trong thai kỳ mà mẹ bầu nên có chế độ ăn uống phù hợp.

Theo benhvienthienduc.vn:

  • Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ nên bổ sung khoảng 800 mg canxi/ngày.
  • Trong 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ nên bổ sung khoảng 1000 mg canxi/ngày.
  • Trong 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ nên bổ sung khoảng 1500 mg canxi/ngày.

3. Mẹ bầu ăn gì để bổ sung canxi?

3.1. Sữa và các chế phẩm từ sữa

Sữa và những chế phẩm từ sữa đều có hàm lượng dinh dưỡng cao.
Sữa và những chế phẩm từ sữa đều có hàm lượng dinh dưỡng cao

Sữa cung cấp đầy đủ chất đạm, chất béo, vitamin, chất khoáng để mẹ và bé đảm bảo sức khỏe. Đặc biệt, canxi trong sữa ở dạng kết hợp với casein, tỷ số canxi/phospho thích hợp nên dễ hấp thu hơn so với một số thực phẩm khác.

Các chế phẩm khác của sữa như sữa chua, phô mai vừa chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng của sữa, vừa có những ưu điểm nổi trội khác. Sữa chua chứa ít đường lactose hơn, giúp cân bằng hệ vị khuẩn đường ruột. Phô mai có hàm lượng canxi cao gấp 3-6 lần sữa và sữa chua.

Theo khuyến nghị của Viện dinh dưỡng Việt Nam, phụ nữ có thai mỗi ngày nên sử dụng 6 đơn vị ăn sữa và chế phẩm sữa, tương đương 30g phô mai (2 miếng phô mai), 200ml sữa chua (2 hộp sữa chua) và 200ml sữa dạng lỏng (2 ly sữa nhỏ).

3.2. Một số loại thủy sản

Trung bình cua có khoảng 3.520 mg canxi/100g, tôm đồng khoảng 1.120 mg canxi/100
Trung bình cua có khoảng 3.520 mg canxi/100g, tôm đồng khoảng 1.120 mg canxi/100

Tôm, tép, cá nhỏ, sò và cua là những thực phẩm không thể thiếu trong danh sách “Bầu ăn gì để bổ sung canxi?”. Trung bình cua có khoảng 3.520 mg canxi/100g, tôm đồng khoảng 1.120 mg canxi/100, tép khô khoảng 2.000 mg canxi/100g, ốc đá khoảng 1.660 mg canxi/100g. Lượng canxi trong những thực phẩm này đến đến từ thịt, xương hoặc vỏ.  Mẹ có thể chế biến những thủy sản trên thành những món canh, kho, mắm trưng,… tùy theo khẩu vị.

3.3. Vừng

Canxi trong vừng tập trung chủ yếu ở vỏ
Canxi trong vừng tập trung chủ yếu ở vỏ

Canxi trong vừng tập trung chủ yếu ở vỏ. 28 gam hạt vừng có thể cung cấp 280,9mg canxi, tương đương với 20% khẩu phần canxi mỗi ngày.

Tuy nhiên, hạt vừng lại chứa oxalat và phytat , những chất kháng dinh dưỡng làm giảm sự hấp thụ canxi. Bởi vậy, mẹ nên chế biến vừng bằng cách ngâm hoặc rang chúng để đảm bảo thành phần dinh dưỡng.

Bên cạnh canxi, vừng cũng rất giàu protein, axit amin, nhiều loại vitamin và khoáng chất, cao hơn nhiều so với các loại rau và đậu bình thường.

3.4. Rau xanh

Mẹ có thể bổ sung canxi thông qua một số loại rau
Mẹ có thể bổ sung canxi thông qua một số loại rau

Rau xanh là “mảnh ghép” kết nối trong danh sách thực phẩm “Bầu ăn gì để bổ sung canxi?”. Rau xanh không chỉ bổ sung canxi mà còn cung cấp vitamin K – yếu tố hình thành nên osteocalcin, giúp tích tụ canxi vào xương.

Mẹ có thể bổ sung canxi thông qua một số loại rau như rau diếp, bắp cải, cải xoăn, cần tây rau diếp, bắp cải, cải xoăn, cần tây,…

Bên cạnh những thực phẩm trên, canxi còn có nhiều trong thịt, trứng, rong biển, mộc nhĩ, các loại đậu, đậu phụ,… Mẹ nhớ cân bằng thực đơn của mình để hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất nhé.

4. Một số lưu ý khi bổ sung canxi cho mẹ bầu

Mẹ nhớ chú ý bổ sung canxi kết hợp với vitamin D3
Mẹ nhớ chú ý bổ sung canxi kết hợp với vitamin D3

Canxi là một dưỡng chất cần thiết, tuy nhiên cũng có thể dẫn đến tác dụng phụ nếu mẹ không xây dựng thực đơn hợp lý. Trước khi bổ sung canxi, mẹ bầu nên đi khám để được tư vấn cụ thể. Nếu mắc bệnh tiểu đường, mẹ nên hạn chể bổ sung canxi qua những thực phẩm hoặc chế phẩm chứa đường. Nếu có nguy cơ tiền sản giật, cao huyết áp, mẹ nên hạn chế bổ sung canxi thông qua những nguồn có chứa muối natri.

Bên cạnh đó, mẹ nên bổ sung canxi vào buổi sáng, sau ăn khoảng 1 giờ đồng hồ. Mẹ nhớ chú ý bổ sung canxi kết hợp với vitamin D3. Nếu không bổ sung đủ vitamin D3, lượng canxi mà mẹ bổ sung sẽ không thể chuyển hóa mà sẽ bị đào thải một cách lãng phí.

Ngoài ra, mẹ bầu nên lưu ý thêm rằng mỗi người chỉ có thể hấp thu khoảng 500 mg canxi/lần bổ sung. Vì vậy, để hấp thụ đủ liệu lượng, mẹ nên thực hiện thực đơn nhiều bữa, nhiều lần. Mẹ cũng nhớ không nên kết hợp những thực phẩm chứa sắt và canxi với nhau. Sắt và canxi có tính cạnh tranh nhau, nếu bổ sung đồng thời 2 yếu tố này thì tác dụng của chất sẽ bị giảm thiểu.

Trên đây là một số thực phẩm gợi ý nếu mẹ băn khoăn bầu ăn gì để bổ sung canxi. Tuy nhiên, để được bổ sung đầy đủ canxi, mẹ không chỉ cần lưu ý về chế độ ăn mà còn cần thay đổi lối sống. Việc tắm nắng thường xuyên và vận động khoa học cũng giúp mẹ đảm bảo sức khỏe. Mẹ có thể tìm hiểu thêm một số thông tin về mẹ và bé trên Góc của mẹ nhé.

Mẹ có thể tham khảo thêm tại: CANXI CHO MẸ BẦU – LỜI KHUYÊN TỪ CHUYÊN GIA

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “BẦU ĂN GÌ ĐỂ BỔ SUNG CANXI? 4 THỰC PHẨM TỐT NHẤT CHO MẸ BẦU”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Mách mẹ top những loại rau bà bầu không nên ăn để có thai kỳ khỏe mạnh
Mách mẹ top những loại rau bà bầu không nên ăn để có thai kỳ khỏe mạnh
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh đúng không nào. Rau xanh là nguồn thực phẩm giàu chất xơ. Tuy nhiên không phải loại rau nào cũng phù hợp với cơ thể mẹ bầu. Vậy đâu là những loại rau bà bầu không nên ăn? Mẹ […]
Bầu ăn lươn được không? Lợi ích của thịt lươn tới sức khỏe mẹ bầu
Bầu ăn lươn được không? Lợi ích của thịt lươn tới sức khỏe mẹ bầu
Trong hành trình mang thai, chế độ dinh dưỡng là một trong những vấn đề được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Mẹ luôn băn khoăn không biết nên ăn gì để cung cấp nguồn dưỡng chất tốt nhất cho bé yêu. Trong đó, chắc hẳn đã có lần mẹ thắc mắc bầu ăn lươn […]
Bầu 3 tháng đầu ăn bún riêu được không? Giải pháp cho mẹ “nghiền” cua
Bầu 3 tháng đầu ăn bún riêu được không? Giải pháp cho mẹ “nghiền” cua
Bún riêu là một món ăn quen thuộc và được rất nhiều người yêu thích. Thành phần chính của món ăn này là cua với hàm lượng dinh dưỡng cao. Vậy bầu 3 tháng đầu ăn bún riêu được không? Mẹ hãy theo dõi bài chia sẻ dưới đây của Góc của mẹ để biết […]
Bầu 3 tháng đầu ăn mía được không? Những lợi ích và lưu ý!
Bầu 3 tháng đầu ăn mía được không? Những lợi ích và lưu ý!
Mía có thể chế biến thành thức uống ngon miệng và cung cấp rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Thế nhưng rất nhiều mẹ bầu thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn mía được không? Bởi cây mía có chứa hàm lượng đường khá cao. Vậy hãy cùng Góc của mẹ khám phá những […]
Bầu 3 tháng đầu ăn cherry được không? Lợi ích bất ngờ từ quả cherry
Bầu 3 tháng đầu ăn cherry được không? Lợi ích bất ngờ từ quả cherry
Các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên rằng mẹ bầu nên bổ sung vitamin và khoáng chất từ trái cây vào chế độ ăn. Cherry là một trái cây thơm ngon và hàm lượng dinh dưỡng cao. Vậy mẹ bầu 3 tháng đầu ăn cherry được không? Đọc ngay bài chia sẻ dưới đây của […]
Bầu bị táo bón nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bà bầu bị táo bón
Bầu bị táo bón nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bà bầu bị táo bón
Táo bón là một trong những hiện tượng phổ biến mà mẹ bầu có thể gặp phải trong thai kỳ. Táo bón sẽ gây ra những tác động xấu đến cả mẹ và thai nhi. Thế nên việc xây dựng một thực đơn dinh dưỡng hợp lý để cải thiện tình trạng này là rất […]
Giỏ hàng 0