Mẹ bỉm lần đầu sinh con thường không có nhiều kinh nghiệm về việc tiêm phòng cho trẻ. Song đây lại là vấn đề rất quan trọng. Vì vậy, ở bài viết này Góc của mẹ sẽ chia sẻ “tất tần tật” các thông tin về việc tiêm chủng, nhằm giúp các mẹ có được kiến thức cơ bản.
Mục lục
1. Khi nào thì nên tiêm phòng cho trẻ?
Trẻ mới sinh được tiêm phòng càng sớm sẽ càng tốt. Trong 24 giờ đầu sau sinh, mẹ cần đảm bảo bé đã được tiêm phòng bệnh Viêm gan B và bệnh lao.
Tùy theo lịch tiêm phòng cho trẻ, các mũi vắc xin tiếp theo sẽ được áp dụng cho trẻ theo từng tháng. Nhà mình cần nắm rõ lịch tiêm phòng này, để đảm bảo bé không bị sót hoặc bị trễ lịch tiêm nào.
2. Trước khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh cần làm những gì?
Trước khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh, mẹ cần đưa bé đi khám sàng lọc. Dựa vào kết quả, bác sĩ sẽ nắm rõ tình trạng sức khỏe của trẻ. Từ đó, cân nhắc lựa chọn các mũi tiêm phòng và chỉ định phác đồ phù hợp.
Nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu dị ứng ở những mũi tiêm trước, mẹ cũng nên báo ngay cho bác sĩ. Song song đó, khi đưa trẻ đi tiêm, mẹ nên cho bé bú tránh để trẻ quá đói hoặc quá no. Mẹ cũng nên để trẻ mặc đồ thoải mái, đơn giản để tiện cho các thao tác tiêm phòng.
Các mẹ có thể tham khảo lịch tiêm chủng mở rộng cho bé từ 0 đến 3 tuổi tại đây!
3. Các mũi tiêm phòng cho bé mà mẹ không nên bỏ qua
Mẹ bỉm nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về các mũi tiêm phòng cho trẻ. Chỉ có như vậy thì các mẹ mới có thể đảm bảo được nền tảng sức khỏe tốt nhất cho con. Dưới đây là 10 mũi tiêm mà trẻ dưới 5 tuổi bắt buộc phải được tiêm phỏng đầy đủ.
- Bệnh Viêm gan B
- Bệnh Lao
- Bệnh Bạch hầu
- Bệnh Ho gà
- Bệnh Uốn ván
- Bệnh Bại liệt
- Bênh Sởi
- Bệnh Viên não Nhật Bản
- Bệnh Rubella
- Bệnh Hib
Ngoài 10 mũi tiêm quan trọng đã kể trên, các mẹ có thể tham khảo và tìm hiểu thêm về các vắc xin phòng ngừa một số bệnh truyền nhiễm khác. Cụ thể như: Vắc xin thủy đậu, vắc xin phòng cúm, vắc xin viêm gan siêu vi A,…
Các dấu hiệu cơ thể của trẻ sơ sinh báo hiệu rất nhiều tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ. Vì vậy, nhà mình nên tham khảo các bài viết sau để hiểu hơn về “tiếng nói” cơ thể của trẻ.
Trẻ sơ sinh đổ nhiều mồ hôi đầu : Những thông tin mẹ phải biết
Bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinh từ A – Z dành cho mẹ bầu
4. Giải đáp một số thắc mắc về tiêm phòng cho trẻ của mẹ
Sau khi tiêm phòng cho trẻ, nhà mình cần cùng trẻ ở lại bệnh viện để theo dõi trong vòng 30 phút. Khi đã về nhà, các mẹ cũng không nên lơ là đến việc theo dõi trẻ trong vòng 24 đến 48 giờ tiếp theo. Cần ngay lập tức đưa trẻ trở lại bệnh viện nếu phát hiện các dấu hiệu như sốt, đi ngoài bất thường, nổi mẫn đỏ,…
4.1. Cách hạ sốt khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh
Sau tiêm, trẻ bị sốt nhẹ dưới 38 độ là phản ứng bình thường. Vì vậy, nhà mình không cần phải quá lo lắng. Thay vào đó, chỉ cần lau nước ấm và cho trẻ mặc đồ đơn giản, thoải mái hơn.
Trong trường hợp, trẻ bị sốt từ 38 đến 39 độ thì mẹ có thể sử dụng thuốc hoặc miếng dán hạ sốt cho con. Nếu tình hình không khả quan và nhiệt độ vượt quá 39 thì nhà mình cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
4.2. Cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng
Khi tiêm vắc xin, trẻ thường sẽ cảm thấy đau và khó chịu. Lúc này, mẹ bỉm cần sử dụng khăn ướt sạch, mát để chườm lên vết chích cho con. Việc này sẽ vừa giúp giảm đau nhức vừa giúp hạn chế tình trạng vết tiêm sưng đỏ. Trong trường hợp không khả quan, bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám.
4.3. Tắm cho bé sau khi tiêm phòng nên hay không?
Về vấn đề này, bố mẹ không cần phải quá lo lắng. Nhà mình có thể tắm cho bé ngay sau khi tiêm phòng xong. Chỉ cần trong khoảng thời theo dõi sau tiêm, cần tránh để trẻ ở một mình.
4.4. Các trường hợp không nên tiêm phòng cho trẻ
Dù trẻ sẽ được khám sàng lọc trước các mũi tiêm nhưng mẹ cũng nên lưu tâm đến một số trường hợp sau. Bởi kết quả khám sẽ có thể không báo hiệu được một số tình trạng thực tiễn về phản ứng của trẻ đối với các mũi tiêm.
- Trẻ có dấu hiệu quấy khóc, sốt, đi ngoài,… liên tục hơn 1 ngày sau khi tiêm các mũi trước.
- Trẻ đã từng bị suy giảm các chức năng cơ thể. Cụ thể như: Hô hấp, tim, gan,…
- Đối với trẻ mắc bệnh suy giảm hệ miễn dịch thì cần tránh tiêm phòng cho trẻ các vắc xin sống.
- Đối với trẻ có mẹ bị nhiễm HIV và có yếu tố lây truyền thì không nên tiêm vắc xin bệnh lao.
Trên đây là các thông tin liên quan đến việc tiêm phòng cho trẻ. Sau khi đã có kiến thức tổng quan, nhà mình nên tìm hiểu thêm về lịch tiêm chủng cho trẻ. Lịch biểu này được quy định rất cụ thể về thời gian và thứ tự các mũi tiêm.
Cảm ơn các mẹ đã tham khảo bài viết!
Xem thêm:
“Ẩn số” đằng sau các giai đoạn phát triển của trẻ mà có thể mẹ không biết
Cân nặng của trẻ nói lên điều gì?
Nguồn tham khảo: https://www.cdc.gov/vaccines/vpd/vaccines-age.html