Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Điều mẹ luôn lo lắng trong quá trình mang thai là làm cách nào để có thể sinh em bé mà không bị đau. Đảm bảo sinh nở một cách nhanh chóng vừa tốt mẹ lẫn bé. Do đó, bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của mẹ trong vấn đề cách sinh con dễ dàng.

1.Một số cách sinh con dễ dàng mẹ nên biết trước khi sinh

Trong thời gian mang thai, mẹ nên tìm hiểu cho mình những cách sinh con dễ dàng.
Trong thời gian mang thai, mẹ nên tìm hiểu cho mình những cách sinh con dễ dàng.

Trong thời gian mang thai, mẹ nên tìm hiểu cho mình những cách sinh con dễ dàng. Đặc biệt là trước khi sinh con, mẹ không nên ngồi tại một chỗ hoặc không hoạt động nhiều. Tuy biết rằng mẹ sợ tổn hại đến thai nhi nhưng các hoạt động nhẹ nhàng sẽ hỗ trợ mẹ trong lúc sinh nở. Mẹ nên thực hiện những điều sau đây để tốt cho việc sinh nở:

1.1.Vận động nhiều

Khi mang thai, người mẹ thường cảm thấy cơ thể nặng nhọc và ì ạch, chỉ muốn nằm một chỗ. Tuy nhiên, điều này không tốt cho sức khỏe của mẹ lẫn bé. Do đó mẹ nên có các bài tập thể dục nhẹ nhàng như:

Đi bộ chậm, mẹ nên đi bộ mỗi ngày. Có thể đi trong nhà hoặc ngoài trời, trong công viên hoặc nơi nào mẹ cảm thấy không khí trong lành và an toàn. Việc đi bộ nhiều còn giúp thời gian sinh diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Ngoài ra mẹ cũng nên tập các động tác giúp săn chắc cơ đùi. Bởi lẽ trong quá trình sinh em bé, bắp đùi sẽ chịu một lực tác động rất lớn, khiến mẹ đau nhức. Vì vậy, nên làm cho cơ đùi săn chắc hơn để khoảng thời gian sinh em bé khiến mẹ đỡ đau.

1.2.Giảm căng thẳng

Việc căng thẳng, áp lực và stress trong thai kỳ có thể khiến quá trình sinh con dễ dàng của mẹ bị hạn chế. Mẹ nên giảm căng thẳng bằng cách ngồi thiền, nhạc hoặc xem tivi, đọc sách,… Những điều này sẽ giúp mẹ giải tỏa áp lực.

Việc căng thẳng, áp lực và stress trong thai kỳ có thể khiến quá trình sinh con dễ dàng của mẹ bị hạn chế
Việc căng thẳng, áp lực và stress trong thai kỳ có thể khiến quá trình sinh con dễ dàng của mẹ bị hạn chế

1.3.Hít thở đúng cách

Hít sâu và hít thở đều đặn mỗi ngày sẽ giúp cho quá trình vượt cạn của mẹ diễn ra dễ dàng hơn. Việc hít thở rất quan trọng và hít thở đúng cách sẽ giúp em bé trong bụng nhận được đầy đủ oxy.

Không nên tăng cân quá nhiều sẽ giúp cho quá trình sinh con dễ dàng của mẹ

Trong lúc mang thai, mẹ sợ sự ảnh hưởng của ốm nghén sẽ khiến em bé trong bụng không hấp thụ đủ chất nên ăn rất nhiều. Điều này không nên vì dễ dẫn đến việc tăng cân béo phì không tốt cho cơ thể. Nhiều trường hợp mẹ thừa cân phải sinh mổ thay vì sinh thường vì thai nhi quá to do mẹ tăng cân. Ngoài ra, việc béo phì còn khiến khó quan sát thai nhi hơn.

1.4.Duy trì chế độ ăn uống hợp lý

Mẹ nên duy trì chế độ dinh dưỡng trong lúc mang thai để giúp mẹ và bé khỏe hơn
Mẹ nên duy trì chế độ dinh dưỡng trong lúc mang thai để giúp mẹ và bé khỏe hơn

Mẹ nên duy trì chế độ dinh dưỡng trong lúc mang thai để giúp mẹ và bé khỏe hơn như:

  • Ăn đầy đủ các thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng như thịt, sữa, rau xanh, trái cây…Đặc biệt là những loại rau có màu xanh đậm.
  • Ăn những món giàu chất sắt mỗi ngày, đây là chất không thể thiếu khi mang thai.
  • Không ăn quá nhiều hải sản.
  • Không ăn quá nhiều thực phẩm ngọt như bánh kẹo, đường,..
  • Không ăn đồ ăn vặt ngoài đường vì có nhiều vi khuẩn không tốt cho cơ thể.

2.Hướng dẫn cách sinh con dễ dàng trong quá trình sinh nở

Thời gian chuyển dạ thường kéo dài từ 6 đến 12 ở người con rạ.
Thời gian chuyển dạ thường kéo dài từ 6 đến 12 ở người con rạ.

Thời gian chuyển dạ thường kéo dài từ 6 đến 12 ở người con rạ. Nó sẽ tăng gấp đôi đối với những mẹ sinh lần đầu. Do đó để cách sinh con dễ dàng hơn, mẹ nên tham khảo một số phương pháp dưới đây

2.1.Hướng dẫn hít thở cho mẹ trong lúc sinh

Cơn co trong tử cung trong lúc sinh thường theo chu kì và gồm 3 thì sau: Thì co, thì kéo dài, thì nghỉ. Mỗi thì sẽ có mức độ tăng dần và giảm dẫn nhất đinh. Để đối phó với những cơn đau do cơn co gây ra, mẹ nên tập hít thở đều và thở sâu. 

Khi bắt đầu cơn co xuất hiện, mẹ nên thở nhanh dần, hít bằng mũi sau đó thở ra bằng miệng. Khi cơn đau theo mức độ tăng dần, mẹ nên thở nông hơn và nhanh hơn. Tạo nên tiếng ruýt như tiếng sáo nhỏ là được.

Khi con co hoặc con đau bắt đầu có dấu hiệu giảm dần, mẹ nên hít thở sâu hơn. Thở chậm hơn vừa thở vừa thư giãn để chuẩn bị cho những đợt đau tiếp theo.

Khi bắt đầu cơn co xuất hiện, mẹ nên thở nhanh dần, hít bằng mũi sau đó thở ra bằng miệng.
Khi bắt đầu cơn co xuất hiện, mẹ nên thở nhanh dần, hít bằng mũi sau đó thở ra bằng miệng.

2.2.Hướng dẫn rặn cho mẹ trong lúc sinh

Mẹ rặn đúng cách không những giúp đẩy em bé ra ngoài một cách nhanh chóng mà con tiết kiệm được thời gian sinh. An toàn cho cả mẹ và bé, bởi nếu bé ở trong bụng quá lâu, bé có thể bị ngạt. Để rặn sinh hiệu quả, mẹ nên:

Nằm cao một góc khoảng 45 độ, mông của mẹ nâng hơi cao lên. Hai chân đạp vào hai bàn đỡ và hai tay bám vào thành của bàn sinh.

Khi cảm nhận cơn đau xuất hiện, mẹ nên hít một hơi thật sâu, dồn hơi rồi rặn mạnh xuống vùng bụng để đẩy em bé ra. Khi sắp hết hơi nhưng vẫn còn đau, mẹ có thể hít thêm một hơi khác và tiếp tục rặn cho đến khi không còn thấy đau nữa.

Mẹ lưu ý rặn khi cơn đau tử cung diễn ra mới đem lại hiệu quả cao. Sự kết hợp giữa cơn đau, lực răn và sự giúp sức của nhân viên y tế sẽ giúp em bé ra đời nhanh hơn.

Giữa 2 con đau, Mẹ nên hít thở thư giãn, chậm rãi và hít sâu để chuẩn bị cho cơn đau tiếp theo.

Lời kết

Làm mẹ là một trong những vai trò thiêng liêng và cao cả nhất một đời người. Do đó, qua bài viết trên, hy vọng mẹ có thể tìm ra cách sinh con dễ dàng để chào đón thiên thần một cách an toàn nhất nhé

Đọc thêm

Thai 40 tuần chưa chuyển dạ có đáng lo hay không?

Kinh nghiệm vượt cạn an toàn và dễ dàng cho mẹ bầu

Bí quyết sinh con khỏe đẹp, thông minh và ít quấy khóc

Nguồn tham khảo

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/san-phu-khoa-va-ho-tro-sinh-san/huong-dan-cach-ran-va-tho-khi-sinh-thuong/

https://www.todaysparent.com/pregnancy/giving-birth/6-ways-to-make-your-labour-and-delivery-easier-yes-its-possible/

Sắp xếp, chuẩn bị đồ trước khi đi sinh nên là bước được mẹ ưu tiên nhất. Vì nó giúp mẹ không phải lo lắng với bất kì thủ tục phát sinh hay sự kiện bất ngờ nào. Bài viết dưới đây Mamamy sẽ giúp mẹ có danh sách đầy đủ mọi thứ khi đi sinh. Hơn nữa còn chỉ mẹ mẹo sắp xếp công việc thế nào cho phù hợp để nghỉ sinh yên tâm mẹ nhé.

1. Chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ

Mẹ sẽ cảm thấy nóng khi chuyển dạ và sẽ không muốn mặc bất cứ thứ gì chật
Mẹ sẽ cảm thấy nóng khi chuyển dạ và sẽ không muốn mặc bất cứ thứ gì chật

1.1.Chuẩn bị đồ trước khi đi sinh: Trang phục của mẹ

Mẹ nên chuẩn bị đồ mặc khi đi sinh như thế nào? Câu trả lời là hãy chọn thứ gì đó rộng rãi và lý tưởng nhất là làm bằng cotton. Mẹ sẽ cảm thấy nóng khi chuyển dạ và sẽ không muốn mặc bất cứ thứ gì chật. Hãy kiểm tra danh sách dưới đây để chắc chắn rằng mình không bỏ quên thứ gì mẹ nhé.

  • Quần áo mặc khi ở viện: 2-3 bộ loại sau sinh dễ dàng cho con bú. Bệnh viện thường có sẵn tuy nhiên chúng có thể bị bẩn hoặc bạn muốn thay đổi thường xuyên
  • Quần áo mặc khi xuất viện: Mẹ nên chọn loại dài tay để tránh gió, giữ ấm cơ thể
  • Áo lót: 3-5 cái. Mẹ sẽ phải ở viện vài ngày nếu sinh mổ hoặc cần được chăm sóc sức khoẻ thêm
  • Quần lót: 5 cái . Mẹ nên chọn loại dùng một lần vừa tiện vừa không tốn thời gian giặt giũ
  • Tất chân, mũ trùm đầu: Luôn giữ ấm cơ thể sau sinh giúp mẹ nhanh hồi phục

1.2.Chuẩn bị đồ trước khi đi sinh: Đồ vệ sinh cá nhân của mẹ

  • Bỉm người lớn: 6-8 cái dùng 2 ngày sau sinh khi sản dịch ra nhiều
  • Băng vệ sinh 10 cái: Nên mua loại chuyên dùng cho mẹ sau sinh
  • Sữa tắm, dầu gội, sữa rửa mặt: Mẹ nên tắm gội nhanh bằng nước ấm, tránh kỳ cọ mạnh , tránh ra gió
  • Bàn chải, khăn mặt, kem đánh răng

1.3.Chuẩn bị đồ trước khi đi sinh: Đồ giải trí cho mẹ

  • Sách báo, tạp chí hay những quyển chuyện mẹ yêu thích
  • Điện thoại, máy ảnh để nghe nhạc hay chụp lại những khoảnh khắc đáng nhớ
  • Dầu massage giúp mẹ thư thái, dễ chịu

1.4.Các đồ khác cần chuẩn bị trước khi đi sinh

Ngoài những thứ thiết yếu khi mẹ chuẩn bị đồ trước khi đi sinh bên trên, danh sách những đồ dùng dưới đây sẽ rất hữu ích sau khi sinh. Mẹ hãy tham khảo thêm nhé.

  • Đồ ăn nhẹ: Mẹ có thể bị đói nếu thời gian chuyển dạ kéo dài
  • Sữa ông thọ: Một cốc sữa ấm sau sinh giúp mẹ hồi sức và nhanh về sữa hơn
  • Phích nước nóng: Mẹ không nên uống nước lạnh sau sinh. Uống nhiều nước ấm tốt cho việc điều tiết trong cơ thể. Ngoài ra mẹ cũng cần nước ấm để pha sữa cho con
  • Tinh dầu: Một chút tinh dầu tràm có thể giúp mẹ dễ chịu hơn . Tinh dầu tràm cũng giúp đuổi muỗi cho mẹ và bé
  • Kem dưỡng: Sau sinh nhiều mẹ bị mất nước khiến môi và da bị khô nứt nẻ rất khó chịu. Xoa một chút kem dưỡng ẩm (loại an toàn cho mẹ và bé) sẽ giúp mẹ thoải mái hơn
  • Cốc uống nước, bát đũa ăn cơm
  • Thau chậu: Nhiều bệnh viện có sẵn nhưng có thể chúng không được sạch. Mẹ nên mang một cái cho riêng mình để đảm bảo vệ sinh
  • Giấy vệ sinh
  • Túi đựng đồ: Những chiếc túi nilon giúp mẹ đựng quần áo bẩn, giấy rác, đồ ăn thừa…

2. Chuẩn bị đồ cho con

Sắm đồ cho con yêu chuẩn bị ra đời là cảm giác rất hạnh phúc đúng không mẹ
Sắm đồ cho con yêu chuẩn bị ra đời là cảm giác rất hạnh phúc đúng không mẹ

Sắm đồ cho con yêu chuẩn bị ra đời là cảm giác rất hạnh phúc đúng không mẹ ? Nhiều ba mẹ thật sự nghiện việc mua sắm đồ em bé nhà mình. Nhưng bé sẽ lớn rất nhanh và cần phải thay đổi đồ thường xuyên nên ba mẹ đừng mua nhiều quá sẽ rất lãng phí. Kiểm tra danh sách đồ dưới đây để biết những gì thật sự cần thiết cho con yêu khi mẹ chuẩn bị đồ trước khi đi sinh nhé.

2.1.Chuẩn bị đồ đi sinh: trang phục của con

  • Quần áo: 3 -5  bộ chất mềm mại , co dãn (loại newborn hay 0-3 tháng tuổi)
  • Bao tay, bao chân, mũ đội đầu: 3 bộ (nên mua loại có chun để tránh tuột). Trong bệnh viện, trời có thể lạnh, trẻ sẽ cần được giữ ấm và bảo vệ.

2.2.Chuẩn bị đồ đi sinh: đồ vệ sinh cho con

  • Khăn quấn bé: 2 cái (loại to cả người bé)
  • Khăn xô sữa  10 cái: Em bé của bạn có thể sẽ thường xuyên nhè nước bọt hoặc chớ sữa.  Khăn vải có thể giúp giữ cho quần áo và chăn của bé luôn đẹp và sạch sẽ
  • Khăn ướt: 1 túi (nên dùng loại dành cho em bé không mùi, không cồn, không dích kích ứng da)
  • Miếng lót dùng 1 lần: 1 bịch (dùng khi thay bỉm)
  • Khăn tắm: 1 cái
  • Thảm chống thấm: 1 cái để trải cho bé nằm
  • Tã bỉm sơ sinh 10 cái: Nhân viên bệnh viện có thể sẽ đóng bỉm cho con bạn lần đầu tiên, nhưng bạn có thể cần phải tự đóng bỉm cho những lần sau đó

2.3.Chuẩn bị đồ đi sinh: đồ cho con bú

  • Bình sữa: ( loại dành cho trẻ dưới 6 tháng hoặc có nút chống sặc ).Con sẽ cần bú bình và bệnh viện không cung cấp chính xác những gì bạn muốn
  • Sữa công thức : Loại sơ sinh ( 0 tháng tuổi ) .Nhiều mẹ không có sữa ngay sau khi sinh. Mẹ hãy chuẩn bị sữa công thức để cho bé uống khi bé đói

3. Bố cần lưu ý gì khi chuẩn bị đồ gì?

Ngoài việc chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ và con thì bố cũng cần chuẩn bị trước cho mình một số món đồ
Ngoài việc chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ và con thì bố cũng cần chuẩn bị trước cho mình một số món đồ

3.1.Trang phục của bố

  • Trang phục: 3 bộ đồ thoải mái, tiện dụng cho việc đi lại nhiều. Chất liệu cotton dễ chịu vì bố có thể phải ngủ cả đêm ở bệnh viện
  • Giầy thể thao, dép đi trong nhà: Bất cứ loại nào giúp bố thoải mái để di chuyển thường xuyên
  • Một cái gối đầu sẽ giúp bố ngủ ngon hơn khi ở bệnh viện cả đêm trông mẹ

3.2.Đồ vệ sinh cá nhân của bố

  • Bàn chải đánh răng, khăn mặt , kem đánh răng
  • Sữa tắm, khăn tắm, dao cạo râu…

3.3.Hồ sơ nhập viện cho mẹ

  • Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước của mẹ không thể thiếu khi làm thủ tục
  • Sổ hộ khẩu là cần thiết để hoàn thành giấy chứng sinh cho bé
  • Bảo hiểm y tế và bảo hiểm bảo lãnh (nếu có) ,mẹ hãy chắc chắn rằng chúng còn hiệu lực
  • Sổ khám, phiếu siêu âm, kết quả xét nghiệm (máu, tiểu đường, Double test , Triple test…) trước đó. Giúp các bác sĩ nắm được tình hình sức khoẻ của mẹ và bé
  • 2 bản sao giấy tờ tuỳ thân, thẻ y tế , giấy tờ bảo hiểm ở trên

3.4.Tài chính cần có khi chuẩn bị đồ đi sinh

  • Tiền mặt: Khoảng 10 triệu đi chi trả viện phí và các chi phí phát sinh khác
  • Tiền lẻ: Dùng để mua sắm đồ lặt vặt cho mẹ hoặc để gửi xe

4. Lưu ý khác khi chuẩn bị đồ khi đi sinh

4.1.Cách sắp xếp giỏ đồ chuẩn bị đi sinh.

  • Chia đồ dùng thành từng túi riêng để tránh nhầm lẫn và giúp mẹ không mất nhiều thời gian tìm kiếm
  • Để giỏ đồ gần cửa ra vào hoặc nơi dễ thấy để mang theo ngay khi có cơn chuyển dạ
  • Lên danh sách những đồ không thể chuẩn bị sớm và nhớ mang theo khi ra khỏi cửa
  • Tháo bỏ các loại trang sức ở nhà để tránh làm rơi hoặc gây vướng trong lúc vượt cạn hay chăm con
  • Mẹ nên cắt tất cả tem mác , giặt giũ trang phục cho bé trước khi cho vào giỏ đồ chuẩn bị trước khi đi sinh. Lưu ý chọn các loại nước giặt xả có nguồn gốc thiên nhiên, an toàn cho bé

4.2.Sắp xếp công việc tại nhà và nơi làm việc trước khi chuẩn bị đồ đi sinh

Quan trọng không kém việc chuẩn bị đồ đi sinh là việc sắp xếp công việc, nhà cửa. Sau khi sinh em bé, sức khoẻ chưa hồi phục và mẹ cần nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Mẹ hãy dành thời gian chờ đợi trước sinh để chuẩn bị những việc cần thiết sau:

  • Thông báo với quản lý về kế hoạch nghỉ sinh và đi làm sau sinh của mẹ
  • Bàn giao công việc mẹ đảm nhiệm cẩn thận để tránh phát sinh rắc rối về sau
  • Chuẩn bị người giúp mẹ chăm sóc hai mẹ con, nấu nướng, dọn dẹp và chăm sóc trẻ lớn trong nhà
  • Chuẩn bị phòng cho em bé: Trẻ sơ sinh không cần nhiều thứ ngoài quần áo và tã lót. Nhưng mẹ vẫn sẽ cần phải suy nghĩ về nơi con sẽ ngủ, nơi mẹ sẽ tắm và thay đồ cho con…
  • Học cách mặc quần áo và tắm cho bé. Thay tã cho con, chơi với con và dành thời gian riêng tư với con càng nhiều càng tốt. Điều này sẽ giúp mẹ gắn kết với con hơn

Mẹ có thể quan tâm đến các bài viết dưới đây:

Quy định mới nhất về sinh con thứ 3 – Các thông tin mà mẹ nên biết

Cẩm nang mang thai và sinh con, tất cả những điều mẹ cần biết

Có thể coi tình dục là gia vị không thể thiếu trong mỗi cuộc hôn nhân. Đó là sợi dây gắn kết tình cảm vợ chồng bền chặt và kết quả thăng hoa là những sinh linh bé nhỏ được ra đời. Tuy nhiên, khi mang thai thì việc quan hệ có thể trở nên nguy hiểm nếu như bạn không biết cách. Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề quan hệ tình dục khi mang thai ngay sau đây.

1. Có nên quan hệ tình dục khi mang thai?

Trước hết, hãy cùng đi tìm câu trả lời cho việc có nên quan hệ khi mang thai. Đây chắc chắn là vấn đề được nhiều cặp vợ chống quan tâm.

Thai nhi nằm trong tử cung của mẹ và được bao bọc bởi túi nước ối và màng ối khá chắc chắn. Về cơ bản thì dương vật của chồng hoàn toàn không thể chạm đến được thai nhi. Đồng thời, nút nhầy ngay ở tử cung của mẹ cũng sẽ ngăn không cho tinh dịch không chạm được vào. Từ đó hạn chế được các loại vi khuẩn ảnh hưởng đến thai nhi.

Chính vì thế, nếu vợ chồng bạn có muốn quan hệ khi mang thai cũng không ảnh hưởng gì đến con cả. Tuy nhiên, để quan hệ an toàn trong thời điểm nhạy cảm này thì chúng ta cũng cần phải lưu ý và có cách thức thực hiện phù hợp. Không thể hoạt động giống như bình thường được nữa.

Quan hệ vợ chồng đúng cách sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi
Quan hệ vợ chồng đúng cách sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi

2. Cần hạn chế quan hệ tình dục khi mang thai trong trường hợp nào?

Sau đây sẽ là những lời khuyên của chuyên gia liên quan đến việc quan hệ tình dục an toàn khi mang thai mà bạn cần ghi nhớ:

  • Hạn chế quan hệ tình dục khi mang thai 3 tháng đầu. bởi đây là thời điểm nhạy cảm, thai nhi có thể chưa bám chặt được vào tử cung của mẹ. Nếu quan hệ rất có khả năng con sẽ sinh non hoặc bị sảy thai.
  • Trường hợp mẹ hở eo cổ tử cung cũng không nên quan hệ.
  • Mẹ mang thai từ 2 em bé trở lên.
  • Có các triệu chứng liên quan đến tiền sản giật ví dụ như cao huyết áp hoặc phù nề.
  • Tử cung của mẹ ngắn.
  • Có nguy cơ bị vỡ ối.
  • Hai vợ chồng mặc các bệnh liên quan đến đường tình dục có thể gây nguy hiểm cho con.
  • Bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán nhau thai bám thấp hoặc nhau tiền đạo.
  • Có những dấu hiệu bất thường khi mang thai như chảy máu âm đạo, đau bụng từng cơn…
3 tháng đầu cần hạn chế quan hệ tình dục mẹ nhé!
3 tháng đầu cần hạn chế quan hệ tình dục mẹ nhé!

3. 5 nguyên tắc trong quan hệ tình dục khi mang thai

Để đảm bảo quan hệ tình dục an toàn khi mang thai, vợ chồng bạn hãy ghi nhớ những nguyên tắc sau đây:

3.1. Xem xét đến tâm trạng của bạn đời

Cơ thể của người phụ nữ đang nuôi dưỡng bên trong một sinh linh bé nhỏ. Chính vì thế cô ấy khá mệt mỏi và không còn năng lượng dồi dào như trước đây. Nếu người phụ nữ không muốn thì bạn cũng không nên gượng ép.

Trong những tháng đầu của thai kỳ, progesterone sẽ tiết thêm vào máu. Điều này khiến cho mẹ cảm thấy buồn ngủ cà cử động chậm chạp hơn. Hãy cho người phụ nữ của mình có thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn thay vì ép buộc phải làm “chuyện ấy”.

Tuy nhiên, nếu như vợ bạn cảm thấy cơ thể khoẻ mạnh thì hai người hoàn toàn có thể thực hiện việc này.

3.2. Thời gian vàng để quan hệ là 3 tháng giữa thai kỳ

3 tháng đầu được các chuyên gia khuyên là không nên quan hệ. Bởi cơ thể của phụ nữ lúc này đã kiệt sức và cảm thấy mệt mỏi, không còn ham muốn nữa. 3 tháng cuối khi đó bụng đã bị kéo căng, đau nhức cũng không phải là thời điểm thích hợp.

3 tháng giữa thai kỳ là thời gian vàng để quan hệ
3 tháng giữa thai kỳ là thời gian vàng để quan hệ

Và 3 tháng sau đó chính là thời điểm vàng để bạn quan hệ nếu thực sự muốn. Bởi lúc này thai nhi đã dần ổn định và sức khoẻ của mẹ cũng đã vững vàng hơn rất nhiều.

3.3. Quan hệ tình dục khi mang thai không ảnh hưởng đến con

Trẻ hoàn toàn có thể cảm nhận được mọi việc khi bố mẹ làm chuyện ấy. Tuy nhiên, hành động không ảnh hưởng đến con bạn. Vậy nên hãy cứ yên tâm vì con đã được bảo vệ một cách cẩn thận. Nguy cơ nhiễm trùng cũng ở mức thấp.

3.4. Không quan hệ bằng miệng

Tuyệt đối không quan hệ bằng miệng khi mang thai. Bởi hành động này sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đối với mẹ. Đặc biệt nếu chồng đang bị herpes ở miệng thì lại càng nguy hiểm hơn. Chính vì thế mà hạn chế điều này là cách tốt nhất để bảo vệ sức khoẻ cho cả mẹ và bé.

Tuyệt đối không quan hệ bằng miệng mẹ nhé!
Tuyệt đối không quan hệ bằng miệng mẹ nhé!

3.5. Lựa chọn các tư thế quan hệ phù hợp

Nguyên tắc bạn cần phải đặc biệt ghi nhớ khi mang thai đó chính là lựa chọn tư thế phù hợp. Điều này sẽ giúp cho cơ thể của người phụ nữ thoải mái. Đồng thời không gây tổn thương cho con ở trong tử cung.

Theo lời khuyên của các chuyên gia thì mẹ bầu khi quan hệ nên nằm ngửa. Như vậy tử cung sẽ không bị đè lên các mạch máu của cơ thể. Điều này giúp bạn không bị đau mà sẽ cảm nhận được khoái cảm nhiều hơn.

Để quan hệ tình dục khi mang thai thực sự hoàn hảo, các đấng mày râu hãy tự sự quan tâm nhiều hơn đến bạn đời của mình để hiểu rõ bà bầu muốn gì. Đừng đặc nặng vấn đề phải thoả mãn nhu cầu của mình trong thời gian này.

Để làm nên các loại tã, bỉm dành cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ chúng cần rất nhiều các bộ phận khác nhau. Trong đó chun đùi bỉm là phần giúp chống tràn khi con đi vệ sinh một cách hiệu quả. Khi chọn mua bỉm, nhiều mẹ nghĩ rằng chọn chun càng chặt càng tốt. Tuy nhiên đó là sai lầm bởi có thể khiến bé mặc bỉm bị hằn chun đùi gây khó chịu, tăng nguy cơ mắc bệnh.

1. Chun đùi bỉm là gì?

Bé mặc bỉm
Chúng có tác dụng rất hiệu quả trong quá trình con đi vệ sinh hằng ngày.

Tã, bỉm là những vật dụng không thể thiếu được đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chúng có tác dụng rất hiệu quả trong quá trình con đi vệ sinh hằng ngày. Hạn chế được việc vệ sinh bừa bãi làm mất vệ sinh và giúp mẹ tiết kiệm được công sức, thời gian chăm con. Một trong những điểm cần lưu ý khi lựa chọn tã, bỉm cho con mà nhiều khi mẹ lại quên mất đó chính là chun đùi bỉm. Vậy chun đùi là gì?

Chun đùi chính là bộ phận chun ở phần 2 ống bỉm tiếp xúc với đùi của bé. Chúng có chức năng bám sát và phần đùi của con để khi đi vệ sinh không bị tràn ra ngoài. Phần chun đùi này sẽ được làm theo kích thước size quần của con. Tuy nhiên, có những bé đùi to hoặc nhỏ hơn mông khiến cho việc chọn bỉm trở nên khó khăn hơn. Nếu chọn không đúng kích thước khi đóng bỉm khiến cho đùi con bị hằn vết chun là điều không thể tránh khỏi.

2. Tác hại của việc đóng bỉm bị hằn chun ở mông với đùi

Việc con bị hằn chun đùi bỉm sẽ khiến cho con gặp phải những vấn đề sau đây:

  • Đầu tiên chính là hằn đỏ ở phần đùi nơi tiếp xúc với chun đùi bỉm. Nếu để lâu và không xử lý sẽ khiến con bị rách da, chảy máu. Việc nhiễm trùng là điều rất dễ xảy ra.
  • Chun đùi quá chặt khiến cho con khó cứ động và di chuyển. Đây là nguyên nhân khiến bé khó chịu và hay quấy khóc. Nếu con bạn thường xuyên quấy khóc hãy xem xét đến nguyên nhân do đùi của con bị đau và khó chịu.
  • Khiến cho việc lưu thông máu khó khăn hơn. Điều này chắc chắn sẽ không tốt cho cơ thể của con một chút nào. Máu không lưu thông được khiến cho cơ thể con mệt mỏi và khó chịu nhiều hơn.
Chun đùi quá chặt khiến cho con khó cứ động và di chuyển. Đây là nguyên nhân khiến bé khó chịu và hay quấy khóc
Chun đùi quá chặt khiến cho con khó cứ động và di chuyển. Đây là nguyên nhân khiến bé khó chịu và hay quấy khóc

3. Bé mặc bỉm bị hằn chun đùi thì làm thế nào?

Nếu chẳng may bé nhà bạn bị hằn chun đùi bỉm hãy thực hiện những biện pháp sau đây:

  • Bỏ sản phẩm mà mình đang sử dụng cho con. Bởi đây không phải là sản phẩm phù hợp. Nếu tiếp tục cho con sử dụng sẽ gây tổn thương cho cơ thể. Thậm chí con còn sợ không dám đóng bỉm.
  • Đưa con đến gặp bác sĩ để có được những lời khuyên phù hợp.
  • Sử dụng thuốc bôi phù hợp dành cho con để giúp da mau chóng khỏi hằn đỏ. Vệ sinh cơ thể đúng cách để không bị nhiễm trùng khu vực bẹn, đùi. Bởi da bé rất dễ bị tổn thương và nhiễm trùng.
  • Hạn chế việc đóng bỉm một thời gian cho đến khi con khỏi hẳn.
  • Sau khi đã giúp con chữa khỏi, mẹ hãy lựa chọn loại bỉm khác có chun đùi co giãn vừa vặn và thoải mái cho con.

4. Lưu ý khi chọn bỉm để con không bị hằn chun ở mông với đùi

Để hạn chế việc hằn chun mông đùi biện pháp tốt nhất dành cho bạn là hãy chọn sản phẩm bỉm phù hợp cho con. Các tiêu chí giúp bạn lựa chọn một cách chính xác là:

4.1. Chọn size bỉm phù hợp

Có tới 4 size bỉm dành cho trẻ từ 8 đến hơn 17 kg. Chính vì thế mẹ hãy lựa chọn một cách chính xác và phù hợp để mang lại cho con sự thoải mái nhất.

mẹ hãy lựa chọn một cách chính xác và phù hợp để mang lại cho con sự thoải mái nhất.
Mẹ hãy lựa chọn một cách chính xác và phù hợp để mang lại cho con sự thoải mái nhất.

4.2. Chun bụng và chun đùi bỉm co giãn

Để con thực sự thoải mái khi mặc bỉm thì việc kiểm tra chun đùi bỉm cũng là điều mẹ không được phép bỏ qua. Hãy chắc chắn rằng phần đùi và phần bụng thực sự vừa vặn và giúp con cử động một cách thoải mái nhất.

4.3. Kiểm tra các thành phần có trong bỉm của con

Tã quần sẽ ôm sát vào cơ thể của bé. Chúng tiếp xúc trực tiếp với da của con. Chính vì thế, khi mua bỉm, mẹ hãy chọn loại có các thành phần bên trong thật an toàn và mềm mại. Mẹ hãy chọn bỉm với 2 thành phần là bông tự nhiên và hạt thấm hút.

  • Bông tự nhiên chắc chắn không còn xa lạ với nhiều mẹ. Chúng cực kỳ mềm mại và dễ chịu. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng sản phẩm này vào mùa đông. Nếu dùng mùa hè thì có thể khiến trẻ bị bí.
  • Hạt thấm hút: Đây là thành phần có trong bỉm của con giúp thấm hút và chống tràn tối đa. Đồng thời mang đến sự khô thoáng cho con. Bỉm càng nhiều hạt thấm hút thì càng tăng hiệu quả sử dụng. Hạt đang được ưa chuộng trên nhiều nước hiện nay là SAP. Khi chọn bỉm. mẹ hãy chú ý thành phần này.

4.4. Chọn loại bỉm có độ thấm hút cao và sự thông thoáng

Kiểm tra mặt bên trong của bỉm xem có các lỗ thoáng hay không. Nếu có nhiều sẽ giúp con hạn chế được việc tiếp xúc với vi khuẩn, tránh hiện tượng mẩn ngứa. Phần tiếp theo cần quan tâm là lõi của tã xem chất liệu cũng như lượng hạt SAP là như thế nào. Càng dày hạt càng hiệu quả.

Phần tiếp theo cần quan tâm là lõi của tã xem chất liệu cũng như lượng hạt SAP là như thế nào. Càng dày hạt càng hiệu quả.
Cần quan tâm là lõi của tã xem chất liệu cũng như lượng hạt SAP là như thế nào. Càng dày hạt càng hiệu quả.

Trên đây là những thông tin về chun đùi bỉm cũng như cách chọn bỉm phù hợp mà mẹ có thể tham khảo. Từ đó, giúp mẹ lựa chọn được sản phẩm hoàn hảo nhất cho con của mình.

 

Các mẹo cho bé bú bình luôn là chủ đề mà các mẹ thắc mắc và quan tâm. Bài viết sau đây sẽ cung cấp toàn bộ thông tin cần thiết cho các mẹ để giúp mẹ cho bé tập bú bình hiệu quả hơn.

1. Khi nào thì mẹ nên bắt đầu bắt đầu áp dụng các mẹo cho bé bú bình?

Khi nào thì mẹ nên bắt đầu bắt đầu áp dụng các mẹo cho bé bú bình
Khi nào thì mẹ nên bắt đầu bắt đầu áp dụng các mẹo cho bé bú bình

Nhiều ông bố, bà mẹ quan điểm rằng để cho bé bú bình tốt thì cần áp dụng các mẹo cho bé bú bình từ sớm. Đó là khi bé còn chưa phân biệt ti mẹ và núm ti bình sữa. Điều này đã gây ra một số hệ lụy như: mẹ bị mất sữa, trẻ có khớp cắn không đúng làm đau rát hoặc nứt đầu ti của mẹ…

Tuy nhiên, cũng có nhiều gia đình lại để cho bé bú bình quá muộn. Khiến cho bé khó cai sữa hơn. Đồng thời tạo ra nhiều bất tiện cho sinh hoạt của mẹ.

Vậy đâu là thời điểm tốt nhất?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi bé đủ 2 tháng tuổi chính là mốc thời gian tốt nhất để bố, mẹ bắt đầu thực hiện các mẹo giúp bé bú bình. Tuy nhiên, nếu mẹ có nguồn sữa khá hạn chế, không thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho bé. Hoặc mẹ phải đi làm lại từ sớm. Mẹ có thể cho bé tập bú bình sớm hơn. Nhưng mẹ nên lưu ý không để bé bú bình trước 6 tuần tuổi để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của bé.

2. 10 mẹo giúp bé bú bình

Nếu các bé tỏ ra không thích thú hay “không hợp tác”, mẹ có thể áp dụng các mẹo để bé bú bình như sau:

2.1. Không tạo áp lực cho bé, không để bé sợ bình sữa

Không tạo áp lực cho bé
Không tạo áp lực cho bé

Bất cứ điều gì muốn thành công đều cần một khoảng thời gian chuẩn bị, luyện tập. Vì vậy, bố, mẹ không nên tạo áp lực cho bé, bắt buộc bé phải bú bình ngay lập tức. Điều này sẽ khiến bé sợ bình sữa. Và ngày càng tạo khó khăn khi bố, mẹ cho bé ti bình.

Thay vào đó, bố, mẹ nên để bé có một khoảng thời gian để khám phá, chơi đùa và làm quen với bình sữa. Sau đó, từ từ cho thêm một chút sữa vào bình để bé tập bú.

2.2. Cho bé tập bú khi bụng đói

Cho bé tập bú khi bụng đói
Cho bé tập bú khi bụng đói

Rất nhiều em bé nhất quyết không chịu bú bình. Khi ấy, mẹ có thể tạm thời gác lại. Chờ đến khi bé đói bụng, thèm ăn rồi mới tiếp tục đưa bình sữa cho bé. Khi bụng rỗng, các bé sẽ dễ dàng tiếp nhận việc bú bình hơn đó.

2.3. Không nên để bé cảm thấy hơi sữa mẹ

Không nên để bé cảm thấy hơi sữa mẹ
Không nên để bé cảm thấy hơi sữa mẹ

Trong khoảng thời gian áp dụng các mẹo giúp bé bú bình, người thực hiện nên là ông, bà, bố hoặc người thân khác trong gia đình. Vì nếu, mẹ ở quá gần bé. Em bé sẽ cảm nhận được hơi sữa tự nhiên từ người mẹ. Điều này sẽ tạo thách thức rất lớn để các bé có thể bú bình.

2.4. Thử các loại bình và loại núm khác biệt

Thử các loại bình và loại núm khác biệt
Thử các loại bình và loại núm khác biệt

Mỗi bé có thể sẽ ưa thích một loại bình, loại núm khác nhau. Bố, mẹ có thể cho bé trải nghiệm qua để xem phản ứng của bé như thế nào. Trong thực tế, đa phần các em bé sẽ dễ dàng bú bình với núm ti mềm, có độ tương đồng cao so với ti mẹ. Do vậy, khi chọn mua bình sữa, bố mẹ nên ưu tiên loại bình này nhé.

2.5. Lựa chọn sữa có hương vị tương tự sữa mẹ

Lựa chọn sữa có hương vị tương tự sữa mẹ
Lựa chọn sữa có hương vị tương tự sữa mẹ

Khi mẹ bắt đầu thực hiện các mẹo để bé bú bình. Mẹ nên chú ý lựu chọn các loại sữa công thức có hương vị tương tự với sữa mẹ. Sự giống nhau này sẽ khiến bé cảm thấy quen thuộc và bớt ác cảm hơn với việc bú bình đó.

2.6. Tăng lưu lượng chảy của bình sữa

Tăng lưu lượng chảy của bình sữa
Tăng lưu lượng chảy của bình sữa

Một mẹo cho bé bú bình có thể áp dụng là dùng kim chọc thêm vào núm ti. Điều này sẽ giúp gia tăng lưu lượng chảy của bình sữa. Khi bé tập bú, bé sẽ cảm thấy sữa chảy ra trơn tru hơn. Từ đó, yêu thích việc bú bình hơn.

2.7. Không nên cho bé tập bú sữa công thức ngay từ đầu

Không nên cho bé tập bú sữa công thức ngay từ đầu
Không nên cho bé tập bú sữa công thức ngay từ đầu

Khi cho bé tập bú bình, bé phải tự mình thích ứng với sự thay đổi của núm ti. Nếu bố, mẹ pha sữa công thức để bé tập thì bé còn phải chịu sự khác biệt của nguồn sữa. Chúng thường khiến bé bị “quá tải”, khó thích ứng được. Do đó, trước tiên, mẹ nên cho bé bú bình với sữa tự nhiên của mẹ.

2.8. Cho bé tập bú bình vào ban ngày

Cho bé tập bú bình vào ban ngày
Cho bé tập bú bình vào ban ngày

Bố, mẹ nên tránh thực hiện các mẹo để bé bú bình vào ban đêm. Thay vào đó, ban ngày sẽ là khoảng thời gian thích hợp hơn nhiều. Khi ấy, bố, mẹ, người thân có thể trò chuyện với bé hoặc bật các chương trình tivi hay các âm thanh vui nhộn… để thu hút sự chú ý của bé. Bé có thể sẽ tự mình bú bình một cách vô thức.

2.9. Đảm bảo sữa ở nhiệt độ thích hợp

Đảm bảo sữa ở nhiệt độ thích hợp
Đảm bảo sữa ở nhiệt độ thích hợp

Có nhiều em bé sẽ thích bú bình hơn nếu nguồn sữa được duy trì ở nhiệt độ thích hợp. Do đó, một trong những mẹo giúp bé bú bình là hâm nóng sữa một chút. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý không để sữa làm bỏng bé.

3. Mẹ cần lưu ý gì khi áp dụng các mẹo cho bé bú bình?

Khi áp dụng các mẹo cho bé bú bình, bố mẹ cần chú ý một số điều sau:

3.1. Lựa chọn bình sữa và vệ sinh bình sữa sạch sẽ

Lựa chọn bình sữa và vệ sinh bình sữa sạch sẽ
Lựa chọn bình sữa và vệ sinh bình sữa sạch sẽ

Trên thị trường hiện nay có 4 loại bình. Bao gồm bình nhựa, bình thủy tinh, bình silicone và bình inox. Bên cạnh đó, bình sữa cho bé cũng được khác biệt hóa với hàng loạt danh mục như dung tích, kiểu dáng, núm ti… Do đó, khi lựa chọn bình sữa cho bé, mẹ cần lưu ý một số tiêu chí khoa học. Qua đó, chọn mua bình tối ưu nhất cho việc bú của bé.

Mẹ có thể tham khảo: Bình sữa cho bé – Mẹ nên chọn sao cho đúng?

Sau khi mua bình về, mẹ cần ngâm trong nước sôi khoảng 5 phút. Sau đó, vệ sinh thật kỹ với nước âm. Rồi để ráo nước. Cuối cùng mới pha sữa và cho bé tập bú.

3.2. Pha sữa đúng cách

Pha sữa đúng cách
Pha sữa đúng cách

Nhiều bố mẹ nghĩ rằng việc pha sữa là điều đơn giản. Trên thực tế, nếu pha sữa không đúng cách có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bé. Do đó, trước khi pha sữa để bé tập bú, bố mẹ nên đọc kĩ hướng dẫn sử dụng của nhãn hiệu sữa mình sử dụng. Khi pha, mẹ có thể sử dụng nước đã đun sôi. Tuy nhiên, trong những trường hợp cần thiết, việc sử dụng nước pha sữa đặc biệt có thể sẽ hợp lý hơn.

3.3.  Thay đổi hương vị sữa

Thay đổi hương vị sữa
Thay đổi hương vị sữa

Nhiều em bé thường không chịu bú bình. Nguyên nhân có thể là bé đã chán hương vị sữa đó. Do đó, mẹ có thể “thay đổi khẩu vị” cho bé bằng việc thay đổi nhiệt độ của sữa. Tuy nhiên, mẹ đừng bao giờ dùng lò vi sóng để làm nóng sữa nhé! Điều này có thể khiến sữa bị biến chất. Qua đó, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe bé yêu.

Mẹ có thể tham khảo thêm về việc cho bé bú bình:

Những kiến thức cần biết để bé bú bình đúng cách.

Bỏ túi những kinh nghiệm để tập cho bé bú bình.

Với chín mẹo cho bé bú bình đã được giới thiệu, việc cai sữa cho bé sẽ không còn là một thách thức cho mẹ nữa. Tuy nhiên, mẹ quan tâm cả ba vấn đề cần lưu ý khi cho bé tập bú bình để đảm bảo chất lượng nguồn sữa cho bé. Đồng thời, giúp việc bú bình của bé trở nên hiệu quả hơn.

Khi mang thai, phụ nữ luôn có những đặc quyền và chế độ ưu tiên nhất định. Nhưng đối với mẹ sinh con lần thứ 3 lại là điều lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của mẹ trong việc này: Liệu sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản không?

1. Sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản hay không?

Việc mẹ sinh con lần thứ 3 sẽ không ảnh hưởng đến quyền lợi mà mẹ được hưởng trong chế độ thai sản
Việc mẹ sinh con lần thứ 3 sẽ không ảnh hưởng đến quyền lợi mà mẹ được hưởng trong chế độ thai sản

Mẹ đừng quá lo lắng về vấn đề sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản không? Việc mẹ sinh con lần thứ 3 sẽ không ảnh hưởng đến quyền lợi mà mẹ được hưởng trong chế độ thai sản. Chỉ cần mẹ có đủ những điều kiện sau đây:

1.1. Một số điều kiện cho mẹ sinh con thứ 3 theo pháp luật

Việc mẹ sinh con lần thứ 3 sẽ không ảnh hưởng đến quyền lợi mà mẹ được hưởng trong chế độ thai sản
Việc mẹ sinh con lần thứ 3 sẽ không ảnh hưởng đến quyền lợi mà mẹ được hưởng trong chế độ thai sản

Điều 31 Luật bảo hiểm năm 2014 quy định về điều kiện được hưởng chế độ thai sản:

1 – Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a. Lao động nữ mang thai;

b. Lao động nữ sinh con;

c. Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d. Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi;

e. Lao động nữ đặt vòng tránh thai, lao động nữ thực hiện biện pháp triệt sản;

f. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2 – Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nuôi con nuôi.

3 – Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên. Mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4 – Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con. Hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định. Tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

2. Mức hưởng chế độ thai sản khi sinh con thứ 3 

Mỗi ngày người lao động nghỉ sẽ được hưởng là 30% mức lương cơ sở
Mỗi ngày người lao động nghỉ sẽ được hưởng là 30% mức lương cơ sở

Sau đây sẽ là mức hưởng chế độ thai sản khi sinh con thứ 3 cho những mẹ chưa biết:

Theo quy định tại điều 38, 39 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. Mức hưởng của lao động nữ sinh con như sau:

  • Trợ cấp một lần khi sinh con: Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở. Tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
  • Đối với thời gian nghỉ sinh: Mức lương hưởng 1 tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động  đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 6 tháng  thì chỉ được hưởng những chế độ như: Khám thai, thai chết lưu, nạo hút thai, sảy thai, phá thai bệnh lý, thời gian nghỉ sinh;
  • Nghỉ dưỡng sức: Trong trường hợp người lao động nghỉ dưỡng sức. Mỗi ngày người lao động nghỉ sẽ được hưởng là 30% mức lương cơ sở.

Do đó nếu mẹ thuộc một trong những trường hợp trên điều kiện sinh con thứ 3 theo pháp luật. Hoặc mẹ đã đóng bảo hiểm 6 tháng trong vòng 12 tháng. Thì sẽ được hưởng chế độ thai sản khi sinh nhé!

Qua trên các mẹ cũng biết thêm cho mình về mức hưởng chế độ thai sản khi sinh con thứ 3. Đảm bảo hỗ trợ cho mẹ sức khỏe cũng như vật chất trước và sau sinh.

3. Cách chăm sóc sức khỏe khi sinh con thứ 3 dành cho mẹ

Cách chăm sóc sức khỏe khi sinh con thứ 3 dành cho mẹ
Cách chăm sóc sức khỏe khi sinh con thứ 3 dành cho mẹ

Ngoài vấn đề sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản thì mẹ cũng nên quan tâm đến chăm sóc sức khỏe khi sinh con thứ 3. Dù đây sẽ là lần quen thuộc của mẹ sau 2 lần sinh, tuy nhiên thể trạng của mẹ cũng đã yếu dần và cần được bảo vệ.

3.1. Chăm sóc sức khỏe khi sinh con thứ 3

Đối với mẹ đã 2 lần sinh thường thì sinh con lần 3 không có gì quá khó khăn. Tuy nhiên mẹ cũng phải cẩn thận chăm sóc cơ thể mình. Bởi lẽ sau 2 lần sinh thì cơ thể cũng dễ bị suy nhược hơn, mệt mỏi hơn khi sinh con thứ 3.

Mẹ nên bổ sung những khoáng chất và vitamin tốt cho sức khỏe. Đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết trong quá trình sinh nở. An toàn lẫn cho mẹ và bé.

Đối với mẹ đã từng sinh mổ khi sinh lần đầu là sinh đôi. Nếu sinh bé thứ 3 thời gian quá gần, vết mổ cũ  sẽ bị nứt, bục chảy máu bởi sự liên quan mật thiết. Rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Ngoài ra còn có rất nhiều biến chứng khác sinh mổ, như để lại sẹo cho mẹ. Do đó mẹ nên xem xét vấn đề này. Tuy nhiên, nếu mẹ vẫn muốn sinh thêm bé thứ 3 thì nên có sự tư vấn cũng như hỏi ý kiến của bác sĩ. Thêm vào đó là sự kiểm soát thai nghén một cách chặt chẽ. Đặc biệt trong 3 tháng cuối trước khi sinh.

Đối với mẹ đã 2 lần sinh thường thì sinh con lần 3 không có gì quá khó khăn
Đối với mẹ đã 2 lần sinh thường thì sinh con lần 3 không có gì quá khó khăn

Lời kết

Hy vọng qua bài viết trên mẹ có thể hiểu rõ vấn đề sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản hay không? Cũng như biết được sự hỗ trợ của nhà nước cả về tinh thần lẫn vật chất dành cho mẹ trước và sau sinh.

Nguồn tham khảo

https://luatminhkhue.vn/sinh-con-thu-ba-co-bi-xu-phat-khong-.aspx

https://vn.theasianparent.com/sinh-con-thu-3-luu-y-gi

https://luatquanghuy.vn/sinh-con-thu-3-co-duoc-huong-che-do-thai-san-khong/

Đoc thêm

Mang thai đau bụng báo hiệu điều gì ở mẹ bầu?

Tụ dịch dưới màng đệm là hiện tượng bình thường hay bất thường?

Sảy thai tự nhiên ở mẹ bầu có nguy hiểm không?

 Một trong những điều mà mẹ bầu quan tâm nhất trong quá trình mang thai đó là vấn đề về chuyển dạ. Thông thường, trước khi chuyển dạ mẹ sẽ ra dịch hồng. Tuy nhiên, có những trường hợp mẹ bầu trở dạ nhưng không hề có máu báo trước đó. Vậy chuyển dạ không ra máu báo liệu có phải là dấu hiệu nguy hiểm không?

1. Chuyển dạ và ra máu trước chuyển dạ là gì?

Chuyển dạ và ra máu trước chuyển dạ là gì?
Chuyển dạ và ra máu trước chuyển dạ là gì?
  • Chuyển dạ là quá trình phần thai và phần phụ của thai được đưa ra ngoài buồng tử cung qua đường âm đạo. Đây là quá trình sinh lý bình thường diễn ra vào khoảng tuần 38-42 .
  • Hiện tượng ra dịch hồng báo chuyển dạ là hiện tượng cổ tử cung tiết ra dịch nhầy chuẩn bị cho sự chuyển dạ. Chất nhầy này là do các lớp niêm mạc cổ tử cung xếp dày lên nhau tạo thành nút bít kín cổ tử cung nhằm bảo vệ thai nhi.
  • Trong quá trình cổ tử cung của mẹ giãn dần ra, nút nhầy này sẽ bị tiết ra ngoài. Hiện tường này có thể gây chảy máu nhưng rất ít. Vì vậy dịch tiết ra thường ngả hồng, phớt nâu hoặc lốm đốm vài giọt đỏ tươi. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, mẹ chuyển dạ nhưng lại không ra máu báo. Đây là vấn đề cuối thai kì mà mẹ bầu nào cũng phải nên để ý.

2. Hiện tượng chuyển dạ không ra máu báo có nguy hiểm không?

Hiện tượng ra dịch hồng hay ra máu báo là dấu hiệu thường thấy trước khi mẹ chuyển dạ. Song, trong nhiều trường hợp, mẹ bầu có các biểu hiện chuyển dạ nhưng lại không hề phát hiện máu báo.

Hiện tượng ra dịch hồng hay ra máu báo là dấu hiệu thường thấy trước khi mẹ chuyển dạ
Hiện tượng ra dịch hồng hay ra máu báo là dấu hiệu thường thấy trước khi mẹ chuyển dạ

Nhiều mẹ nghĩ rằng việc này bình thường nên khá chủ quan thành ra không kịp chuẩn bị. Những người khác lại chỉ chăm chăm vào dấu hiệu máu báo nên khi chưa thấy có máu báo các mẹ ấy chỉ nghĩ rằng chưa đến ngày chuyển dạ.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng, việc chuyển dạ không ra máu báo là dấu hiệu nguy hiểm. Điều này có thể đế lại các biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và bé.

Chuyển dạ mà không ra dịch hồng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiện tường này tiềm tàng những rủi ro không đoán trước được. Chính vì vậy, khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, mẹ cần ngay lập tức đi kiểm tra tại bệnh viện, nếu không hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng.

3. Phân biệt chuyển dạ giả và chuyển dạ thật

Trước khi chuyển dạ sinh con, mẹ sẽ gặp các cơn gò giả còn được gọi là cơn gò sinh lý Braxton Hicks. Hiện tượng chuyển dạ không ra máu báo có thể gây hoang mang cho mẹ. Vì thế, việc nhận biết các cơn gò giả và cơn chuyển dạ thật sẽ giúp mẹ định hình được thai kì đang trong quá trình nào và mình cần phải làm những gì. Các đặc điểm phân biệt được thể hiện rõ qua:

Trước khi chuyển dạ sinh con, mẹ sẽ gặp các cơn gò giả còn được gọi là cơn gò sinh lý Braxton Hicks
Trước khi chuyển dạ sinh con, mẹ sẽ gặp các cơn gò giả còn được gọi là cơn gò sinh lý Braxton Hicks
  • Vị trí cơn đau: Chuyển dạ giả mẹ sẽ đau ở phần bùng dưới, còn chuyển dạ thật cơn đau sẽ lan từ vùng lưng dưới sang bụng dưới, bụng trên, hai bên đùi, hai bên sườn,…
  • Cường độ cơn đau: các cơn gò Braxton Hicks không quá đau nhưng lại vô cùng khó chịu. Còn khi chuyển dạ thật, mẹ sẽ vô cùng đau đớn, đến mức không thể nói chuyện được.
  • Chu kì cơn đau: Các cơn co thắt giả thường không đều đặn. Chúng có thể xuất hiện 1-2 lần/h hoặc vài lần trên ngày, khó dự đoán được. Thậm chí, mẹ có thể giảm đau bằng cách nghỉ ngơi và thay đổi tư thế. Chuyển dạ thật thì không như vậy. Mẹ sẽ cảm nhận các cơn đau một cách đều đặn. Mỗi cơn co thắt sẽ cách nhanh 5-10p, tần suất co thắt cũng sẽ tăng lên theo thời gian.
  • Dấu hiệu đi kèm: Khi mẹ chuyển dạ sắp sinh thật, lớp nước ối sẽ bị rỉ ra. Cùng với đó, mẹ sẽ cảm nhận được phần đầu em bé tụt xuống bụng dưới. Tiêu chảy hoặc nôn mửa cũng sẽ là những triệu chứng cho ta biết rằng thời điểm sinh của mẹ sắp đến.

4. Mẹ cần phải làm gì nếu chuyển dạ không ra máu báo?

Sắp sinh con nên mẹ sẽ rất háo hức chờ được gặp em bé. Vậy để “vượt cạn” thành công, mẹ hãy luôn để ý kĩ từng dấu hiệu báo sinh xảy đến.

Thời kì 3 tháng cuối cùng là thời kì quan trọng nhất của thai kì. Chính vì vậy, việc quan tâm đến các dấu hiệu báo chuyển dạ là điều thiết yếu mẹ cần làm. Những dấu hiệu tuy nhỏ nhưng sẽ giúp mẹ có những sự chuẩn bị kĩ càng và kịp thời cho ngày được gặp con.

Mẹ cần phải làm gì nếu chuyển dạ không ra máu báo?
Mẹ cần phải làm gì nếu chuyển dạ không ra máu báo?

Mẹ đừng chỉ để ý xem liệu đã ra máu báo hay chưa. Nếu chưa ra máu báo nhưng nước ối vỡ, các cơn đau bụng xuất hiện kèm theo hiện tượng đi tiểu nhiều, đầu em bé trồi xuống dưới thì vẫn có nghĩa là mẹ sắp sinh. Gặp hiện tượng này, mẹ cần được đưa đến bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức. Chỉ cần chủ quan một chút thôi, hậu quả sau này cũng có thể sẽ vô cùng khôn lường.

Ngoài ra, nếu mẹ chuyển dạ không ra máu báo thì cần đưa mẹ đi thăm khám ngay lập tức. Bởi có thể đó là dấu hiệu không an toàn của quá trình sinh nở.

Mẹ nên đến gặp bác sĩ thường xuyên để được theo dõi và tư vấn về vấn đề mang thai, sinh đẻ.

Hiện tượng chuyển dạ không ra máu báo có thể là dấu hiệu tiềm tàng mối nguy hiểm. Vì vậy các mẹ không nên chủ quan mà hãy đến ngay bệnh viện để được kiểm tra.

Mẹ có thể tham khảo bài viết dưới đây:

Bí kíp giúp chuyển dạ nhanh một cách an toàn hiệu quả

10 kinh nghiệm dấu hiệu chuyển dạ cho mẹ yêu

Thông tin mẹ nên biết về các cơn đau chuyển dạ giả

Chun lưng bỉm là một trong những từ khóa tìm kiếm nhiều nhất của mẹ. Tuy nhiên, lại chưa có nhiều thông tin giúp mẹ giải quyết những thắc mắc liên quan. Hầu hết các loại bỉm hiện  nay đều có chun lưng co giãn. Làm thế nào để hạn chế đóng bỉm bị hằn chun, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1.Bé khó chịu khi mặc bỉm bị hằn chun lưng? Có phải do cạp chun của bỉm?

Khi mặc bỉm có rất nhiều nguyên nhân làm bé khó chịu. Chúng ta chỉ thường quan tâm việc bé bị hăm da, dị ứng khi đóng bỉm. Mà quên một điều rằng có thể da bé bị hằn vết do cạp chun của bỉm. Điều này là đúng sự thật. Có không ít mẹ bỉm sữa đã phản hồi rằng: Bé mặc bỉm được 1, 2 tiếng là đã quấy khóc, khó chịu, không nằm yên. Khi kiểm tra bỉm thì thấy ở vị trí nằm đè lên của da bé bị hằn vết. Với trường hợp bé mặc bỉm bị hằn chun lưng không phải hiếm. Tuy nhiên, thậm chí có nhiều mẹ còn không nhận ra, chỉ đến khi bé quấy khóc quá nhiều. Hoặc nổi mụn, hằn vết rõ thì mẹ mới mò mẫm tìm hiểu nguyên nhân.

Bé bị hằn chun lưng chủ yếu nguyên nhân là do cạp chun của bỉm không phù hợp với bé. Làm cho khi mặc, kể cả chun lưng có co giãn thì vẫn làm da bé bị hằn vết. Có thể rõ luôn vết hằn chun trên da. Vậy làm sao để giải quyết tình trạng này? Cách tốt nhất đó là lựa chọn loại bỉm có phần cạp chun phù hợp. Đồng thời, mẹ cũng cần biết cách mặc bỉm cho bé sao cho đúng. Làm sao để hạn chế tối đa việc bé mặc bỉm bị hằn chung lưng.

Bé bị hằn chun lưng chủ yếu nguyên nhân là do cạp chun của bỉm không phù hợp với bé.
Bé bị hằn chun lưng chủ yếu nguyên nhân là do cạp chun của bỉm không phù hợp với bé.

2. Lựa chọn bỉm như thế nào là tốt nhất cho bé

Với làn da vô cùng nhạy cảm của bé thì việc lựa chọn loại bỉm tốt, phù hợp với bé là cực kỳ quan trọng. Sau đây sẽ là gợi ý chọn bỉm cho mẹ để hạn chế việc bé mặc bỉm bị hằn chun lưng.

2.1.Lựa chọn size bỉm ( chun lưng bỉm) đúng với cân nặng và chiều cao của bé

Nguyên nhân chính làm cho da bé bị hằn vết khi mặc bỉm đó là do chun lưng bỉm thắt vào. Size bỉm rất quan trọng. Nhiều mẹ chọn bỉm quá rộng so với bé. Chất lỏng dễ tràn ra ngoài ảnh hưởng tới các vùng da khác. Ngược lại bỉm quá chặt, nhất là phần chun lưng bỉm sẽ làm bé khó chịu. Dẫn tới việc bé mặc bỉm bị hằn chung lưng. Do đó, mẹ hãy tham khảo kỹ càng size bỉm của hãng, sau đó lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.

2.2.Kiểm tra kỹ phần chun lưng bỉm và viền hông

Để lựa chọn được bỉm chun lưng co giãn tốt. Mẹ có thể thử cảm nhận chủ quan bằng tay về độ mềm hoặc cứng phần cạp chun của bỉm.
Để lựa chọn được bỉm chun lưng co giãn tốt. Mẹ có thể thử cảm nhận chủ quan bằng tay về độ mềm hoặc cứng phần cạp chun của bỉm.

Nhất là đối với bỉm dạng quần, sẽ có thêm thiết kế chun bụng và 2 đường viền hông. @ bộ phận này đóng vai trò cố định và hạn chế xô lệch, chống tràn cho bé khi mặc tã bỉm. Tuy nhiên, chun lưng bỉm và viên hông ngược lại có thể ảnh hưởng tới sự thoải mái của bé khi mặc bỉm. Nếu 2 phần này quá chật, không co giãn tốt, bó chặt vào phần hông, chân bé. Gây những vết hằn trên da khi mặc bỉm rất khó chịu.

Để lựa chọn được bỉm chun lưng co giãn tốt. Mẹ có thể thử cảm nhận chủ quan bằng tay về độ mềm hoặc cứng phần cạp chun của bỉm. Đường viền cứng có thể gây xước và hằn vết trên da bé khi cọ xát.

Mẹ nên ưu tiên chọn những loại chun lưng bỉm cao và dài. Khi bé mặc bỉm và nằm hay di chuyển, phần chung lưng bỉm có thể cọ xát vào cơ thể bé gây vết hằn. Nhưng nếu chun bỉm cao và dài thì sẽ hạn chế tình trạng này. Bé cũng dễ dàng di chuyển mà không bị hằn chun hay tràn dịch ra ngoài.

2.3.Lưu ý chất liệu bỉm

Bé mặc bỉm bị hằn chun. Ngoài việc có thể là do mẹ chọn không đúng size, thì cũng có thể là do chất liệu bỉm chưa thực sự phù hợp. Bỉm, tã thường ôm sát vào làn da vô cùng nhạy cảm của bé. Do đó, nếu chất lượng tã không tốt, nhất là phần chun lưng bỉm. Điều này rất dễ da bé bị hằn khi mặc bỉm. Nặng hơn còn có thể làm bé bị hăm, dị ứng hoặc mẩn đỏ.

Số lượng bông cũng quyết định tới sự thoải mái khi mặc bỉm cho bé. Với nhiều dòng bỉm Hàn Quốc uy tín đã giảm lượng bông tự nhiên trên bỉm.
Số lượng bông cũng quyết định tới sự thoải mái khi mặc bỉm cho bé. Với nhiều dòng bỉm Hàn Quốc uy tín đã giảm lượng bông tự nhiên trên bỉm.

Hai thành phần sáng giá nên có trong bỉm mà mẹ nên lựa chọn:

Đầu tiên là bông tự nhiên. Thành phần này đang có ở hầu hết các loại bỉm trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên bông cũng có nhiều loại. Số lượng bông cũng quyết định tới sự thoải mái khi mặc bỉm cho bé. Với nhiều dòng bỉm Hàn Quốc uy tín đã giảm lượng bông tự nhiên trên bỉm. Điều này giúp bỉm không quá dày, gây khó chịu hay bó chặt vào bé. Nhưng vẫn đảm bảo độ thấm hút tốt.

Tiếp theo là hạt thấm hút dạng SAT. Thành phần này sẽ đóng vai trò quyết định chính khả năng hút ẩm của bỉm. Hạt SAT có khả năng giữ nước xịn sò nâng cao khả năng thấm hút của bỉm. Khô thoáng và giảm bớt tối đa lượng bông tự nhiên. Từ đó, giúp cho bé mặc bỉm thoải mái hơn, hạn chế áp lực chun lưng bỉm lên cơ thể bé.

2.4.Công nghệ sản xuất bỉm

Một mẹo cho mẹ đó là nên lựa chọn những loại bỉm được sản xuất với công nghệ ép nguội lạnh. Đây là công nghệ sản xuất mới nhất, giúp cho đường hàn của chun lưng bỉm vừa chắc chắn nhưng lại mềm trên da bé.

Lựa chọn bỉm chuẩn, phù hợp với cơ thể bé là cực kỳ quan trọng. Mẹ không cần quá lo lắng nếu như phần chun lưng bỉm làm cho da bé bị hằn vết.
Lựa chọn bỉm chuẩn, phù hợp với cơ thể bé là cực kỳ quan trọng. Mẹ không cần quá lo lắng nếu như phần chun lưng bỉm làm cho da bé bị hằn vết.

Lựa chọn bỉm chuẩn, phù hợp với cơ thể bé là cực kỳ quan trọng. Mẹ không cần quá lo lắng nếu như phần chun lưng bỉm làm cho da bé bị hằn vết. Mẹ chỉ cần lựa chọn dòng bỉm khác đáp ứng những tiêu chí mà Góc của mẹ đưa ra ở trên là ổn rồi.

Đau lưng khi mang thai, mẹ cứ yên tâm

Tuần thai thứ 21 và thông tin mẹ cần biết

Lý do gây đau lưng khi mang thai

Những bài thơ, câu thơ chúc Tết cho bé năm 2022 đang nhận được rất nhiều sự quan tâm. Để giúp nhà mình trong việc hướng dẫn con trẻ, Góc của mẹ xin gửi đến các bé một số câu chúc cực hay, cực ý nghĩa cho một năm Nhâm Dần sắp tới.

1.Ý nghĩa của việc hướng dẫn hoạt động chúc Tết cho bé

Bài thơ chúc Tết cho bé còn có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc gìn giữ nét văn hóa dân tộc
Bài thơ chúc Tết cho bé còn có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc gìn giữ nét văn hóa dân tộc

Hướng dẫn bé chúc Tết bằng các câu thơ, bài thơ cũng là một cách dạy lễ nghi rất hữu hiệu. Việc này không chỉ tăng cường khả năng ghi nhớ và sự phát triển của não bộ. Mà còn giúp trẻ biết cách quan tâm và xử sự với mọi người xung quanh hơn.

Bài thơ chúc Tết cho bé còn có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc gìn giữ nét văn hóa dân tộc. Vì vậy, mỗi dịp tết đến xuân về, bố mẹ nên dành thời gian để hướng dẫn cho con một số câu chúc hay, ý nghĩa để gửi đến ông bà, cha mẹ, cô chú, anh chị,…

2.Một số bài thơ chúc Tết cho bé 2022

2.1.Các câu thơ hay để bé chúc Tết ông bà

Bài thơ chúc Tết cho bé dành tặng cha mẹ nên là các bài liên quan đến sự ấm no, hòa thuận giữa các thành viên trong gia đình.
Bài thơ chúc Tết cho bé dành tặng cha mẹ nên là các bài liên quan đến sự ấm no, hòa thuận giữa các thành viên trong gia đình.

Bài thơ chúc Tết cho bé dành tặng cha mẹ nên là các bài liên quan đến sự ấm no, hòa thuận giữa các thành viên trong gia đình.

Bài số 1

Đón chào năm mới

Con chúc ông bà

Sống vui, sống khỏe

An hưởng tuổi già

Ngập tràn hạnh phúc

Bài số 2

Bánh chưng xanh bên dưa hấu đỏ

Cành mai vàng bên cành đào tươi

Tết năm nay bé thêm 1 tuổi

Chúc ông bà sức khỏe nhiều nhiều

Bài số 3

Xuân đến hy vọng

Ấm no mọi nhà

Kính chúc ông bà

Sống lâu trăm tuổi

Bài số 4

Ông khỏe, bà vui năm hòa thuận

Phúc đầy gia quyến ấm trong ngoài

An nhàn, tự tại bên con cháu

Như ý, bình án Tết ấm nồng

Bài số 5 

Con vui khi thấy ông bà

Năm mới thêm tuổi nhưng đời vẫn vui

Chúc ông chúc bà vui tươi

Sống mãi trường thọ con cháu ấm no

Bài số 6

Ông khỏe, bà vui cả năm hòa thuận

Phúc đầy gia quyến ấm trong ngoài

An nhà, tự tại bên con cháu

Như ý, bình an Tết ấm nồng.

Ảnh thơ cho ông bà
Cùng bé chúc ông bà thật nhiều may mắn trong năm nay

2.2.Bài thơ chúc Tết cho bé gửi tới cha mẹ

Đối với câu thơ chúc Tết hay cho bé gửi tới ông bà, cha mẹ nên chọn các bài các câu chúc liên quan đến sức khỏe và hạnh phúc gia đình.
Đối với câu thơ chúc Tết hay cho bé gửi tới ông bà, cha mẹ nên chọn các bài các câu chúc liên quan đến sức khỏe và hạnh phúc gia đình.

Bài thơ chúc Tết cho bé dành tặng cha mẹ nên là các bài liên quan đến sự ấm no, hòa thuận giữa các thành viên trong gia đình.

Bài số 7

Kính yêu con chúc mẹ cha

Sang năm mới nữa nhà mình đều vui

Chúc cho phú quý, cát tường

Không bằng sức khỏe, thương yêu trọn đời

Bài số 8

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Tết này cúi chúc mẹ cha

Một năm sức khỏe, thuận hòa, ấm êm

Bài số 9

Cầu cho mưa thuận gió hòa

Chúc cho cha mẹ khỏe ra mỗi ngày

Lo toan phiền muộn tan bay

Đầu xuân con chúc mẹ thầy an vui

Bài số 10

Năm mới con chúc

Ba luôn hoan hỉ

Sức khỏe bền bỉ

Công danh hết ý

Tiền vào bạc tỉ

Tiền ra ri rỉ

Như giọt cà phê

Ảnh thơ cho ba mẹ
Bé gửi tặng những câu thơ thật ý nghĩa cho ba mẹ

2.3.Câu thơ chúc Tết hay cho bé dành tặng họ hàng, mọi người

Các câu thơ chúc Tết cho bé 2021 dành tặng thầy cô nên thể hiện được sự biết ơn đến công lao dưỡng dục của nghề nhà giáo.
Các câu thơ chúc Tết cho bé 2022 dành tặng thầy cô nên thể hiện được sự biết ơn đến công lao dưỡng dục của nghề nhà giáo.

Bài số 11

Xuân sang Tết đến mọi nhà

Con chúc ông bà sức khỏe an khang

Chúc cô chú bác giàu sang

Một năm sung túc cười vang mỗi ngày

Chúc anh chúc chị học hay

Con ngoan trò giỏi đợi ngày công danh

Chúc cho vạn sự tốt lành

Nhâm Dần năm mới bức tranh xuân ngời

Xuân đến với mọi gia đình

Bài số 12

Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua

Phúc lộc đưa nhau đến từng nhà

Vài lời cung chúc tân niên mới

Vạn sự an khang vạn sự lành

Bài số 13

Cung chúc tân niên một chữ nhàn

Chúc mừng gia quyến đặng bình an

Tân niên đem lại nhiều hạnh phúc

Xuân đến rồi hưởng trọn niềm vui

Bài số 14

Năm mới con chúc

Chúc ông bà một tô như ý

Chúc cha mẹ một chén an khang

Chúc anh chị một dĩa tài lộc

Kính chúc, kính chúc

Bài số 15

Năm Nhâm Dần tới

Ai cũng giàu to

Sức khỏe chẳng lo

Buồn bực xếp xó

Khó khăn chuyện nhỏ

Việc chạy ro ro

Không còn nhăn nhó

Muốn gì được đó

Bài số 16

Không gì vui bằng khi năm mới

Xuân về nao nức lòng phơi phới

Cỏ cây hoa lá tựa như tranh

Chồi non, lộc biếc một màu xanh

Cành hồng e ấp chưa chịu nở

Chẳng biết xuân đến tự bao giờ

Đóa cúc vàng ươm như rạo rực

Nhắc nhở xuân về hồng biết chưa?

Ảnh thơ cho mọi người
Hãy để bé chúc mọi người những câu thơ thật ý nghĩa

2.4.Thơ chúc tết cho bé 2022 dành tặng thầy cô

Bài số 17

Ngày xuân chúc Tết thầy cô

Cầu cho sức khỏe, dồi dào sức xuân

Gia đình hạnh phúc ấm êm

Gia năng tài phú ấm êm cửa nhà

Mong cho thắng lợi đến nhà

Giúp thầy sung túc, hăng say việc nghề

Bài số 18

Tết đã đến rồi vui xuân mới

Chúc thầy cô nặng gánh niềm vui

Gia đình êm ấm, thịnh thêm thịnh

Vượng khí đầy nhà, phúc tận tay

Xuân này kính chúc mừng năm mới

Vạn sự như ý, tỷ thành công

Bài số 19

Xuân đã về trên khắp muôn nơi

Chúc thầy cô thêm nhiều may mắn

Nhận niềm vui, chia sẻ những thành công

Có sức khỏe, thêm nhiệt huyết

Góp mầm xanh, ươm hạt giống tâm hồn

Tết an khang, gia đình hạnh phúc

Thầy phơi phới sức xuân, cô hân hoan cười với những niềm vui

Bài 20

Năm mới con xin kính chúc thầy

Bách niên trường thọ, sướng hơn Tiên!

Cháu con thành đạt: Hầu sớm khuya 

Cô vẫn trung trinh, bát nước đầy!

Ảnh thơ cho thầy cô
Hãy để bé đọc những bài thơ hay cho những người cha, người mẹ thứ 2 của mình

Trên đây là những bài thơ chúc Tết cho bé được Góc của mẹ tổng hợp. Mong rằng sẽ phần nào giúp được các bậc cha mẹ trong việc hướng dẫn con trẻ chúc Tết. Cuối cùng, Góc của mẹ xin chúc các gia đình sẽ có được một năm Nhâm Dần đầy may mắn và hạnh phúc.

Ba mẹ có thể xem thêm thông tin bổ ích ngày tết tại đây:

11 Món quà tặng bé tuyệt vời nhất ngày tết

Nhạc tết cho bé – bé nghe gì để tết này thật vui

Các món ăn ngày Tết bé nhà mình thích mê

Đơn xin nghỉ sinh con đơn giản là mẫu đơn được các mẹ/ các bố sử dụng để nộp lên cơ quan nơi mình làm việc. Nội dung từng đơn các bố mẹ xem chi tiết các mẫu đơn xin nghỉ sinh con bên dưới nhé.

Mục đích chính của đơn xin nghỉ sinh con không chỉ để xin nghỉ phép đúng quy định pháp luật
Mục đích chính của đơn xin nghỉ sinh con không chỉ để xin nghỉ phép đúng quy định pháp luật

Mục đích chính của đơn xin nghỉ sinh con không chỉ để xin nghỉ phép đúng quy định pháp luật. Các bố mẹ sẽ quan tâm đến vấn đề này hơn, đó là việc hưởng chế độ bảo hiểm thai sản.

Chế độ Bảo hiểm thai sản là một trong các chế độ của Bảo hiểm xã hội (say đây xin viết tắt là BHXH). Bảo hiểm thai sản la quy định của nhà nước để hộ trợ phụ nữa trong việc mang thai và sinh nở. Nên các mẹ hãy yên tâm trong hành trình vượt cạn của mình nhé!

Theo đó, BHXH sẽ cung cấp 1 phần hu nhập cho người mẹ khi mang thai, sinh con và cho lao động nữ nói chung khi nuôi con nuôi sơ sinh, khi thực hiện các biện pháp tránh thai. Ngoài chức năng hỗ trợ thu nhập cho người lao động khi công việc bị gián đoạn còn góp phần quan trọng đến việc chăm sóc sức khỏe cho người lao động và trẻ em.

Các mẫu đơn xin nghỉ sinh con nên được trình bày ngắn gọn, rành mạch và đầy đủ. Các mẹ lưu ý khi tải bất kì mẫu đơn xin nghỉ sinh con nào.

1. Đơn xin nghỉ sinh con chung

Tải về: đơn xin nghỉ sinh con_mẫu chung

TÊN CƠ QUAN

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————–

ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN

Kính gửi:………………………………………………………..

Tên tôi là:………………………..……..…………………Sinh ngày…………………….

Chức vụ:…………………………………………………..

Vị trí công tác:…………………….

Số CMTND:……………………………….. Ngày cấp…………………….. Nơi cấp………………..

Địa chỉ hiện tại:……………………………………………………………………………………………………

Hiện nay bản thân tôi đang mang thai gần đến ngày sinh con. Để đảm bảo sức khỏe, tôi xin phép Ban Giám đốc Công ty cho tôi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của Nhà nước.

Thời gian xin nghỉ từ ngày…../…./20…..đến ngày……/…../20…..

Khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, tôi sẽ bàn giao công việc lại cho…………………… hiện đang công tác tại……………………………………………

Hết thời gian nghỉ thai sản, tôi cam kết sẽ trở lại làm việc và chấp hành đúng mọi quy định của công ty.

Kính mong Ban Giám đốc xem xét và tạo điều kiện giúp đỡ.

Xin chân thành cảm ơn!

Ý kiến của Giám đốc ……….., ngày…..tháng…..năm……

Người làm đơn
……………………………

2. Đơn xin nghỉ sinh con cho các mẹ làm việc tại cơ quan tư nhân

Tải về: Đơn xin nghỉ sinh con-mẫu #2

3. Đơn xin nghỉ sinh con cho các mẹ công tác tại trường học.

Tải về: Đơn xin nghỉ sinh con-mẫu #3

4. Đơn xin nghỉ thai sản cho các bố 

Tải về: Đơn xin nghỉ sinh con_cho các bố

TÊN CƠ QUAN

……………

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————–

ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN

Kính gửi: ……………………………………………………………………………

Tên tôi là:………………………………………… Sinh ngày:………………………….

Chức vụ:………………………………. Vị trí công tác:…………………………

Số CMTND:…………………………. Ngày cấp:…………………. Nơi cấp:…………………

Địa chỉ hiện tại:…………………………………………………………………………

Vợ tôi vừa sinh con vào ngày…………………. Để chăm sóc cho vợ và con mới sinh, tôi mong Ban Giám đốc Công ty phê duyệt để nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của Nhà nước.

Thời gian nghỉ từ ngày…../…./20…..đến ngày……/…../20…..

Tôi cam kết trở lại làm việc đúng thời gian kể trên và chấp hành đúng mọi quy định của công ty.

Kính mong Ban Giám đốc xem xét và tạo điều kiện giúp đỡ.

Xin chân thành cảm ơn!

Ý kiến của Giám đốc ……………., ngày…..tháng…..năm……
Người làm đơn

………………………….

Tải về khác: Đơn xin nghỉ sinh con_cho các bố là giáo viên

Trong thời gian 30 ngày từ khi mẹ sinh con, các bố được nghỉ 05 ngày làm việc nếu mẹ sinh thường và nghỉ 07 ngày làm việc nếu mẹ sinh mổ hoặc con dưới 32 tuần tuổi, được nghỉ 10 ngày làm việc nếu vợ sinh đôi, được nghỉ 14 ngày làm việc nếu vợ sinh đôi trở lên phải phẫu thuật

5. Các câu hỏi thường gặp

5.1. Thời điểm nộp đơn xin nghỉ sinh con

Trả lời:

Các bố hoặc mẹ đang công tác sẽ được nghỉ thai sản và hưởng các chế độ BHXH trong vòng 6 tháng. Tùy vào tình trạng khám thai, các bố mẹ nên sắp xếp thời gian nộp đơn từ trong vòng 2 tháng trước khi sinh.

5.2. Thời gian hưởng chế độ khi khám thai là bao lâu?

Thời gian hưởng chế độ khi khám thai là bao lâu?
Thời gian hưởng chế độ khi khám thai là bao lâu?

Trả lời:

Trong giai đoạn mang thại, mẹ sẽ được nghỉ để đi khám thai 5 lần, mỗi lần 1 ngày. Trong điều kiện cơ sở khám ở xa thì mẹ cứ nộp đơn xin nghỉ thêm để đi khám thai nhé.

Xem thêm lưu ý các tuần thai kỳ cho mẹ tại đây

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ, tết,…

Sau khi sinh, các mẹ sẽ được nghỉ thai sản trước và sau sinh 6 tháng. Trong đó, mẹ được nghỉ sau sinh là 4 tháng. Trong các trường hợp sinh đôi trở lên mẹ sẽ được nghỉ thêm từ 1 tháng trở lên.

Giai đoạn mới trở lại làm việc, trong 1 tháng đầu, các mẹ có thể xin nghỉ thêm nếu thấy tình trạng sức khỏe chưa ổn. Mẹ có thể nghỉ thêm 5 ngày nếu sinh thưởng, 7 ngày nếu sinh mổ và 10 ngày nếu mẹ sinh đôi trở lên. 

5.3. Đối tượng được hưởng chế độ xin nghỉ sinh con bao gồm những ai?

Trả lời: 

  • Bố hoặc mẹ là công nhân, viên chức, cán bộ.
  • Bố hoặc mẹ làm việc trong các ngành quốc phòng, công an, sĩ quan, quân đội.
  • Bố hoặc mẹ làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn, không thời hạn, theo mùa vụ.

5.4.  Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như thế nào?

Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như thế nào?
Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như thế nào?

Trả lời:

  • 05 ngày làm việc nếu mẹ sinh thường;
  • 07 ngày làm việc khi mẹ sinh mổ, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
  • Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc.

5.5. Điều kiện để hưởng chế độ thai sản là gì?

Trả lời:

  • Mẹ đang mang thai, sau khi mới sinh con, mẹ mang thai hộ và mẹ nhờ mang thai hộ, mẹ có nhận nuôi con dưới 6 tháng tuổi, lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản. Có đóng BHXH.
  • Các bố có vợ sinh con có đóng BHXH.

Xem thêm điều kiện được hưởng chế độ thai sản chi tiết tại đây.

5.6. Thời gian hưởng chế độ khi nhận con nuôi như thế nào?

Trả lời:

Đối với các bố mẹ nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

5.7. Nghỉ sinh con có được trả lương không?

Trong thời gian các mẹ nghỉ thai sản 6 tháng sẽ không được nhận lương. Thay vào đó, mẹ sẽ được nhận tiền từ hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của BHXH nhé.

Nếu mẹ có đi là trong thời gian này thì đơn vị công tác sẽ có trách nhiệm trả lương theo đúng số ngày bạn đi làm.

Các mẹ lưu ý và cập nhật các mẫu đơn xin nghỉ thai sản để có sự chuẩn bị tốt nhất nhé!

Tham khảo tại: Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 

Giỏ hàng 0