Nho giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Mẹ sau sinh ăn nho được không? Mẹ bầu sau sinh ăn nho có ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho bé không? Góc của mẹ xin được chia sẻ một số kinh nghiệm dưới đây.
Mục lục
1. Nho là loại quả tốt cho sức khỏe
Để biết sau sinh ăn nho được không, mẹ cần tìm hiểu tác dụng của nho đối với bà bầu sau sinh. Nho là nguồn cung cấp canxi, phốt pho, vitamin A, vitamin C, chất xơ… tốt cho quá trình phục hồi và tăng sức đề kháng cho mẹ. Đặc biệt, trong nho chứa polyphenol – một chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn virus gây bệnh. Ngoài ra, nho còn nhiều tác dụng khác như sau:
- Trong 100g nho chứa 1,4mg sắt, đây là chất hỗ trợ quá trình hình thành hồng cầu, giúp mẹ tránh thiếu máu sau sinh. Đồng thời bổ sung sắt cho bé qua sữa mẹ giúp ngăn ngừa thiếu máu trẻ em.
- nho cũng chứa nhiều chất xơ (100g nho có 2,4g chất xơ) giúp tăng nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, ngăn ngừa táo bón trong thời gian mẹ ở cữ.
- Chất chống oxy hóa polyphenol có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch giúp mẹ tránh mắc bệnh sau sinh, phục hồi và tăng cường sức khỏe nhanh hơn. Chất này còn giúp giảm lượng cholesterol trong máu, phòng tránh các bệnh tim mạch.
- Vitamin C cũng có nhiều trong nho, mẹ sau sinh ăn nho giúp tăng cường sức đề kháng, phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
- Lượng vitamin K trong nho giúp mẹ hấp thụ canxi tốt hơn, tăng cường chắc khỏe xương, tránh loãng xương cho mẹ. Vitamin K còn tăng cường đông máu nhanh hơn, giúp nhanh lành vết thương, rất tốt với những mẹ sinh mổ.
Mẹ tham khảo thêm: Phụ nữ sau sinh ăn táo được không?
2. Mẹ có nên ăn nho sau khi sinh và trong thời gian cho con bú?
2.1. Mẹ đẻ mổ cần cẩn thận hỏi ý kiến bác sĩ
Mẹ bầu sau sinh mổ thường được khuyên không nên ăn nho vài tháng sau sinh. Một số trường hợp tính axit cao trong nho gây nhiễm trùng, làm chậm quá trình chữa bệnh. Tuy nhiên, nho chứa nhiều vitamin C, vitamin K, chất chống oxy hóa giúp nhanh lành vết thương, tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng vết mổ. Do vậy, để biết chắc chắn sau sinh ăn nho được không mẹ bầu sinh mổ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước nhé!
Nhà Mamamy đang có chương trình ưu đãi cực lớn trong năm nay: set dùng thử Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical – phiên bản nâng cấp của khăn ướt Mamamy. Chỉ với 52k – gần bằng 1 cốc trà sữa, mẹ đã sở hữu 2 gói khăn ướt chăm sóc AN TOÀN cho làn da em bé vùng NHIỆT ĐỚI, dùng thoải mái cho bé cưng trong hơi 2 tháng liền. Chất liệu vải 100% sợi tự nhiên và Rayon giúp khăn êm mềm tựa như lòng bàn tay mẹ, dịu dàng chạm vào da con. Khăn còn được bổ sung thêm tinh dầu, tinh chất cao cấp của vùng nhiệt đới giúp kháng khuẩn, ngừa hăm và dưỡng ẩm rất tốt cho da bé đó mẹ. Số lượng chỉ có 10.000 set trong tháng này thôi, nhanh tay mẹ ơi!
2.2. Nho tốt cho sức khỏe của mẹ đẻ thường
Nho chứa chất chống oxy hóa Polyphenol và vitamin C có tác dụng tăng sức đề kháng, hỗ trợ phục hồi sức khỏe sau sinh nhanh hơn. Nho giàu các vitamin và canxi còn giúp cải thiện giấc ngủ, chóng mặt, đau đầu, chân tay tê mỏi… Chất xơ trong nho hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, giảm tính trạng chán ăn, lười ăn. Mẹ có thể ăn trực tiếp nho tươi, ép nước uống hoặc ăn nho sấy khô đều được nhé!
2.3. Ăn nho trong thời kỳ cho con bú có ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé?
Nho có tính axit, rất dễ lên men, mẹ sau sinh ăn nho có thể ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa của bé. Trẻ bú sữa mẹ dễ bị trào ngược dạ dày, tiêu chảy hoặc hăm tã. Để biết trong trường hợp này mẹ sau sinh ăn nho được không, sau khi ăn nho mẹ không ăn trái cây nào khác, quan sát 2 – 3 ngày xem có sự thay đổi trong phân bé hay không, bé có bị đau bụng không? Nếu có mẹ phải ngừng ăn ngay.
3. Mẹ đừng quên những điều này khi ăn nho sau sinh
Mẹ sau sinh ăn nho cần chú ý một số điều dưới đây:
- Nên ăn nho ngọt: Hệ tiêu hóa của bé còn yếu, trong nho chua chứa axit cao dễ làm bé bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. Nho ngọt hàm lượng axit thấp hơn sẽ không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cả mẹ và bé.
- Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn nếu mẹ sinh mổ: Nho chứa vitamin C và chất oxy hóa giúp tăng sức đề kháng, chống nhiễm trùng, tuy nhiên có trường hợp tính axit trong nho gây nhiễm trùng vết mổ, lâu lành vết mổ nên mẹ sinh mổ cần hỏi bác sĩ trước khi ăn.
- Mẹ bị tiểu đường, vấn đề dạ dày không nên ăn nho: Như đã nhắc đến ở trên, nho có tính axit không tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa, nên nếu bị bệnh liên quan đến dạ dày mẹ cần hạn chế ăn nho. Trường hợp mẹ bị tiểu đường nên hạn chế ăn nho khô vì chứa hàm lượng đường cao.
- Không nên ăn nhiều: Mẹ sau sinh ăn nho với lượng bằng nửa bát cơm nho tươi, không nên ăn nhiều hơn vì trong nho cũng chứa nhiều đường sẽ làm tăng lượng đường trong máu dẫn tới tiểu đường.
- Tránh kết hợp nho với sữa, dưa chuột, bia: Những sự kết hợp này gây ra chứng đầy hơi, đầy bụng, mẹ dễ chán ăn, không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.
Mẹ tham khảo địa điểm mua nước rửa bình sữa và rau quả tại đây!
4. Những loại trái cây nên và không nên sử dụng sau sinh
Ngoài nho, mẹ nên bổ sung đa dạng nhiều loại trái cây và thực phẩm khác để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Một số loại trái cây nên sử dụng gồm:
- Chuối: Trong chuối có hàm lượng sắt và chất xơ lớn giúp tăng sinh hồng cầu tránh thiếu máu và táo bón sau sinh. Đồng thời bổ sung sắt vào sữa mẹ giúp phòng ngừa thiếu máu cho bé.
- Đu đủ: Loại quả này chứa nhiều vitamin và khoáng chất như protein, chất xơ, chất béo, vitamin A, B, C, D… cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho mẹ, giúp “gọi sữa” về nhiều hơn, mẹ có nguồn sữa dồi dào cho bé.
- Thanh long: Thanh long vị thanh mát, dễ ăn, có nhiều vitamin C, B1, B2, B3, sắt, canxi… giúp mẹ tăng sức đề kháng sau sinh. Nó còn chứa anthocyanin có khả năng ngăn ngừa lão hóa, ngăn ngừa ung thư và phòng tránh suy giảm trí nhớ sau sinh cho mẹ.
- Hồng xiêm: Hồng xiêm cung cấp nhiều canxi, chất xơ và sắt, mẹ ăn 1 – 2 quả hồng xiêm mỗi ngày giúp tăng sản xuất sữa, ngăn ngừa táo bón.
- Vú sữa: Vú sữa cũng chứa nhiều vitamin A, B1, B2, B3, C, glucid, sắt, canxi, chất béo, chất xơ… giúp lợi sữa, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé. Hơn nữa, ăn vú sữa còn giúp làm sạch da và kháng khuẩn tốt hơn cho mẹ.
- Sung: Trong sung có nhiều kali, phốt pho, vitamin C, B… có tác dụng bổ máu, sát trùng, tiêu viêm rất tốt. Đặc biệt, sung còn giúp ngăn ngừa tắc tia sữa cho mẹ.
- Cam và bưởi: Hai loai trái cây này là nguồn cung cấp vitamin C hoàn hảo, vitamin này giúp tăng sức đề kháng và cải thiện đàn hồi mạch máu, tránh ra máu sau sinh.
Mẹ sau sinh cần tránh ăn những loại thực phẩm dưới đây:
- Đồ nếp, rau muống, lòng trắng trứng gà: Những thực phẩm này khó tiêu khiến mẹ bị đầy bụng. Với những mẹ bầu sinh mổ, chúng còn làm vết mổ lâu lành, để lại sẹo lồi xấu xí.
- Không ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ tanh: Cơ thể mẹ sau sinh còn yếu, những thực phẩm nhiều dầu mỡ và đồ tanh là gánh nặng cho hệ tiêu hóa, mẹ dễ bị đầy bụng, tiêu chảy, đau bụng…
- Thực phẩm có tính kích thích như cà phê, chè, hạt tiêu, rượu…: Mẹ sau sinh cần cho con bú, những chất này không tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của bé, khiến bé khó chịu, khó ngủ.
- Thực phẩm lạnh như bắp cải, củ cải trắng, dưa hấu, lê…: Sau sinh hệ tiêu hóa của mẹ còn yếu, ăn đồ lạnh kích thích co thắt mạch máu trong dạ dày dễ gây tiêu chảy, lạnh bụng, đau bụng,
Trên đây là những chia sẻ của Góc của mẹ về việc mẹ bầu sau sinh ăn nho được không? Câu trả lời là có, tuy nhiên mẹ nên ăn lượng vừa phải và cần hỏi ý kiến bác sĩ nếu mẹ sinh mổ. Ngoài ra, mẹ đừng quên bổ sung đa dạng thực phẩm khác để cung cấp đủ dưỡng chất giúp nhanh hồi phục sức khỏe và có nguồn sữa chất lượng cho bé mẹ nhé!