Với mong muốn trao cho con yêu những giọt dinh dưỡng tốt nhất. Việc lựa chọn bình sữa hiện đang là mối quan tâm hàng đầu của các bố các mẹ. Ma trận bình sữa làm cha mẹ hoang mang. Không chỉ vì chất liệu, công năng, hãng sản xuất mà còn cả ở thiết kế cổ rộng hay cổ hẹp. Những năm gần đây, bình sữa cổ rộng đang dần chiếm được cảm tình hơn bình sữa cổ hẹp. Để hiểu rõ hơn về xu hướng mới này, các bố các mẹ tìm hiểu trong bài dưới đây nhé!
Mục lục
1. Lịch sử phát triển của bình sữa
Bình sữa dành cho trẻ em có nguồn gốc từ ý tưởng bình đựng sữa tươi. Chưa có chứng cứ rõ ràng về bình sữa đầu tiên được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, Công ty sữa New York được cho là có nhà máy đầu tiên sản xuất bình sữa. Và là công ty có bằng sáng chế đầu tiên cho một hộp sữa mang số 199837, nộp vào ngày 22 tháng 09 năm 1877.
Bình sữa có rất nhiều chủng loại, được phân biệt qua chất liệu (thủy tinh, nhựa) hay phân biệt qua dung tích (120ml, 150ml, 240ml, 250ml) hay thiết kế (cổ rộng, cổ hẹp). Cách phân biệt thường được các bố mẹ dùng nhất chính là phân biệt qua thiết kế cổ rộng hay cổ hẹp.
Khi mới ra đời, bình sữa chỉ có thiết kế cổ hẹp. Kích cỡ cổ bình khoảng từ 3cm đến 4cm. Vài năm gần đây, nhờ các nghiên cứu về nhu cầu khách hàng, các hãng sản xuất cho ra đời thiết kế bình sữa cổ rộng. Kích cỡ cổ bình lên đến 5 hoặc 6cm. Đây là một thiết kế mới có những ưu điểm vượt trội so với hình dạng bình sữa cũ.
2. Bình sữa cổ rộng giúp công việc pha sữa nhanh chóng hơn
Với bình sữa cổ hẹp, mỗi lần pha sữa, các bố các mẹ thường phải cẩn thận để tránh bị rơi bột sữa ra ngoài. Gây mất thời gian chia bột sữa thành nhiều lần xúc. Nguyên nhân do thiết kế cổ hẹp chỉ cho vừa thìa đong sữa của một số loại sữa nhất định. Bột sữa cũng không thể múc đầy. Với sữa bột dạng thanh nén, việc cho sữa vào bình sữa cổ hẹp cũng gặp khó khăn tương tự.
Bình sữa cổ rộng ra đời giúp các bố các mẹ giải quyết được những bất tiện trong việc pha sữa cho bé. Nhất là vào ban đêm hoặc khi các bé quấy khóc cần pha sữa nhanh. Thiết kế cổ rộng phù hợp với tất cả các loại thìa đong sữa. Kể cả những loại thìa to không đi kèm hộp sữa. Bố mẹ tốn ít thời gian hơn khi cho bột sữa vào bình. Bột sữa cũng được tiết kiệm hơn khi không bị rơi vãi ra ngoài.
3. Bình sữa cổ rộng dễ dàng vệ sinh
Các bố các mẹ đều đặt vấn đề an toàn của bé lên hàng đầu. Nhất là trong giai đoạn sơ sinh, hệ miễn dịch của bé còn non nớt. Bởi vậy, việc vệ sinh tiệt trùng bình sữa cần được chú trọng hơn cả. Mục tiêu đầu tiên của việc thiết kế bình sữa có cổ rộng chính là giúp công việc vệ sinh bình sữa được dễ dàng hơn.
Bình sữa cổ rộng được thiết kế cải tiến hơn các loại bình sữa truyền thống ở cổ bình lớn. Dễ dàng đưa các dụng cụ vệ sinh bình sữa vào trong. Có thể cọ rửa từng ngõ ngách từ miệng bình đến đáy bình. Điều này giúp các bố các mẹ tiết kiệm thời gian hơn trong việc vệ sinh bình sữa.
4. Bình sữa cổ rộng được bé yêu thích hơn
Có nhiều ý kiến cho rằng thiết kế bình sữa cổ rộng khiến bình to hơn, bé khó tự cầm bình sữa hơn. Tuy nhiên chính thiết kế cổ rộng lại là một trong những lý do khiến các bé yêu thích việc bú bình hơn. Bởi thiết kế cổ rộng luôn đi kèm với núm ti cổ rộng. Nó có thiết kế gần giống bầu ngực mẹ. Tạo sự thân thuộc, giúp bé làm quen khi chuyển từ bú ti mẹ sang bú bình. Bầu núm ti đi kèm cũng vừa vặn với cấu tạo miệng của bé. Giúp lưỡi bé không chạm vào phần nắp vặn của bình, đảm bảo vệ sinh hơn.
Việc lựa chọn bình sữa miệng rộng cho bé cũng rất quan trọng. Mẹ nên chú ý tới cả chất liệu của bình. Cũng như thiết kế núm ti bình sữa. Hiện nay, bình sữa, núm ti có khả năng chống sặc đang là ưu tiên hàng đầu của các mẹ đó.
Lựa chọn giữa bình sữa vừa tay để con tự cầm bình bú còn ẩn chứa nhiều nguy cơ. Và bình sữa vừa vặn giúp con ăn ngon miệng trở thành lựa chọn dễ dàng cho các bố các mẹ. Bởi vậy, thật dễ hiểu khi bình sữa cổ rộng càng ngày càng được yêu thích hơn bình sữa cổ hẹp.
Xem thêm: