Đục lỗ núm bình sữa là một phương pháp tạm thời để tận dụng núm bình sữa khi bé tăng nhu cầu ti sữa và sức ăn. Tuy nhiên, nhiều mẹ bỉm không biết cách đục lỗ núm bình sữa, hoặc đục lỗ núm bình sữa quá to khiến bé dễ bị sặc khi ti bình. Vậy bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ học được cách chọc núm bình sữa đơn giản và chính xác nhất. Cùng thực hành mẹ nhé!
Mục lục
1. Khi nào cần đục lỗ núm ti?
Ở mỗi độ tuổi nhu cầu ăn của bé cũng khác nhau, nếu mẹ thấy bé có một số dấu hiệu sau là đã đến lúc mẹ cần đục lỗ núm ti bình sữa hoặc mua cho bé một núm ti có kích thước lớn hơn.
- Nhu cầu ăn mỗi bữa có bé nhiều hơn, lực bú ty của bé mạnh hơn.
- Bé bú chậm, lười bú, bú không hiệu quả, đầu núm bị bẹp khi rút bình sữa ra.
Lưu ý: Mẹ chỉ nên đục lỗ núm ty bình sữa khi còn mới, mới sử dụng còn khi núm ti đã sử dụng một thời gian dài ngả màu mẹ nên thay núm ti mới cho bé sẽ giúp đảm bảo vệ sinh an toàn hơn.
2. 3 cách đục lỗ núm bình sữa cho bé yêu
2.1. Dùng dụng cụ đục lỗ dạng có tay cầm
Nếu mẹ đang tìm kiếm cách đục lỗ bình sữa dễ dàng và chính xác nhất thì phương pháp này dành riêng cho mẹ đấy ạ. Dụng cụ đục lỗ dạng tay cầm dễ mua tại các hệ thống siêu thị như Big C, Coopmart, Vinmart… với giá thành khoảng 90.000 1 chiếc. Thiết kế tay cầm đi kèm đầu đục giúp mẹ dễ dàng thực hiện đục lỗ núm bình sữa cho bé mà chỉ mất 5 phút, không hề tốn thời gian. Mẹ tham khảo dụng cụ đục lỗ bình sữa có tay cầm của Pigeon để đục lỗ bình sữa cho bé yêu mẹ nhé.
Dụng cụ đục lỗ dạng có tay cầm thường có 3 size chính cho mẹ lựa chọn. Với bé từ 3 – 4 tháng tuổi, mẹ chọn đầu đục size S – màu xanh cho bé. Size M – màu hồng và size L – màu vàng lần lượt dành cho bé từ 6 tháng tuổi và 9 tháng tuổi. Mẹ nhớ chọn size đục phù hợp với độ tuổi của bé để bé tránh bị sặc sữa khi sử dụng núm ti size quá lớn nhé.
Để thực hiện đục lỗ bằng dụng cụ đục lỗ có tay cầm, mẹ chỉ cần thực hiện theo 3 bước đơn giản sau:
- Bước 1: Mẹ chọn size đầu đục sao cho phù hợp với tháng tuổi của bé như hướng dẫn ở trên.
- Bước 2: Sau khi chọn được size đục phù hợp, mẹ gắn núm ti vào đầu đục lỗ.
- Bước 3: Mẹ quay ngược đầu đục lỗ lại và ấn núm ti lên nắp nhựa là hoàn tất.
Chỉ với 3 bước cách đục núm bình sữa đơn giản và dụng cụ đục lỗ núm ti là lỗ núm ti đã được mở rộng rồi. Cực dễ thực hiện đúng không ạ.
2.2. Dùng dụng cụ đục lỗ có khung đục
Bên cạnh phương pháp đục lỗ bằng dụng cụ đục lỗ có tay cầm, mẹ cân nhắc sử dụng dụng cụ đục lỗ có khung đục nhé. Dụng cụ đục lỗ có khung được cấu thành từ 2 bộ phận đơn giản: khung đục và đầu đục núm ti. Đục lỗ bằng khung giúp quá trình thực hiện nhẹ nhàng, nhanh chóng mà không tốn sức. Mẹ dễ dàng tăng độ rộng của lỗ núm cũ mà không làm hỏng kết cấu sản phẩm, đồng thời áp dụng được cho hầu hết các núm ti khác nhau trên thị trường.
Đầu đục đi kèm với dụng cụ đục lỗ thường gồm 3 size cho mẹ lựa chọn. Size S – dành cho bé từ 3 – 4 tháng tuổi, size M, dành cho bé từ 6 tháng trở lên, và size L – dùng để bé hút các loại nước trái cây. Mẹ thực hiện đục lỗ núm bình sữa bằng dụng cụ đục có khung theo các bước sau đây:
- Bước 1: Đầu tiên, mẹ chọn size đục phù hợp với độ tuổi của bé
Màu hồng size M: Dùng cho bé từ 3 – 4 tháng tuổi
Màu xanh size L: Dùng cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên
Màu vàng size XL: Dùng cho trẻ uống các loại nước trái cây.
- Bước 2: Mẹ đặt đầu đục lên một mặt phẳng và gắn đầu đục vào dụng cụ.
- Bước 3: Mẹ đặt núm ti vào vị trí của đầu đục, kéo căng đầu núm và ấn dập dụng cụ xuống.
- Bước 4: Mẹ nhặt phần nhựa thừa vừa bị đục ra từ núm ti là hoàn tất rồi ạ.
Cách chọc núm bình sữa bằng dụng cụ rất dễ dàng
2.3. Cách đục lỗ núm bình sữa bằng kim/đầu bút bi
Trong trường hợp không mua được dụng cụ, mẹ cân nhắc đục kim khâu, kim băng, và đầu bút bi. Tuy nhiên, mẹ nên chọn loại kim khâu, kim băng chắc chắn, sạch sẽ và xử lí kĩ đầu bút bi bằng cồn sát khuẩn trước khi tiến hành đục lỗ để đảm bảo vệ sinh. Mẹ tham khảo các bước đục lỗ núm ti bằng đầu bút bi theo hướng dẫn dưới đây:
- Bước 1: Để thuận tiện cho thao tác đục lỗ, mẹ cần đặt một vật dụng bên trong núm ti để cố định núm, chẳng hạn như chiếc đũa đã được vệ sinh sạch sẽ, hoặc vỏ phần đầu bút bi đã bỏ đi.
Video hướng dẫn cách chọc núm bình sữa bằng dụng cụ ở nhà
- Bước 2: Mẹ kéo căng núm ti lên vật chống, dùng kim đục lỗ trên phần đầu núm ti để mở rộng đầu núm. Mẹ không nên đâm vào phần lỗ đã có sẵn để tránh lỗ đục to quá khiến bé bị sặc sữa.
- Bước 3: Mẹ bỏ phần thừa sau khi đã đục lỗ đi và tiến hành kiểm tra tốc độ chảy của núm ti bằng cách dốc ngược bình sữa. Mẹ cũng đừng quên tiệt trùng núm ti bằng cách ngâm qua nước sôi hoặc máy tiệt trùng để bảo vệ sức khỏe của bé mẹ nhé.
3. Nên dùng cách đục núm bình sữa tốt nhất?
So sánh 3 cách chọc núm bình sữa để tìm hiểu ưu và nhược điểm của những phương pháp này mẹ nhé: .
Cách thực hiện | Ưu điểm | Nhược điểm |
Dùng dụng cụ đục lỗ dạng có tay cầm |
|
|
Dùng dụng cụ đục lỗ có khung đục |
|
|
Dùng kim/đầu bút bi |
|
|
Như vậy, đục lỗ núm bình sữa bằng kim hoặc đầu bút bi vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm, không an toàn với bé. Phương pháp này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng núm ti mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột cho bé. Vì thế, mẹ nên chọn phương pháp cách đục núm bình sữa bằng dụng cụ chuyên dụng để bảo vệ sức khỏe cho bé yêu.
4. Có nên sử dụng kim để đục lỗ thay dụng cụ lỗ núm ty bình sữa không?
Theo kinh nghiệm chọc lỗ núm ti của nhiều mẹ chia sẻ, bạn không nên sử dụng kim để đục lỗ nếu bạn không thực sự khéo tay. Bởi sử dụng kim đục lỗ có thể dẫn đến một số tình trạng sau:
- Lỗ tạo ra không đều, mép tròn như dập
- Để tạo được những lỗ lớn bạn cần đục nhiều lần có thể làm hỏng (nát) núm ti bình sữa.
Còn nếu mẹ muốn cách đục lỗ núm ty bằng kim, gợi ý cho mẹ có thể sử dụng khâu hoặc kim trong lọ keo 502 để chọc. Lưu ý, sử dụng kim lọ keo 502 mẹ cần vệ sinh sạch sẽ trước khi đục.
5. Lưu ý khi đục lỗ núm bình sữa
Bên cạnh việc nắm vững các phương pháp đục lỗ bình sữa, mẹ đừng bỏ qua những lưu ý sau đây khi đục lỗ núm ti để đảm bảo an toàn, vệ sinh, không làm núm bị hỏng mẹ nhé.
5.1. Lưu ý chung về cách thực hiện
Lần đầu đục núm ti, mẹ lưu lại những lưu ý sau để thực hiện dễ dàng hơn nhé:
- Tránh đục vào lỗ sẵn có trên núm: Lỗ sẵn có trên núm là lỗ dùng để thông khí. Mẹ không đục vào lỗ này để ngăn lượng sữa chảy ra quá nhiều khiến bé bị sặc sữa.
- Kéo núm căng xuống trước khi đục: Kéo căng núm giúp mẹ xác định chính xác vị trí muốn đục, đồng thời giúp dụng cụ đục lỗ phát huy hết công dụng mà không gây ra sai sót.
- Lỗ đục của núm cao su không rõ ràng như các núm silicon: Chính vì núm ti cao su có kết cấu khá mềm nên sau khi đục lỗ, các phần xung quanh mép đục sẽ co lại với nhau. Trong khi đó, núm ti silicon có kết cấu cứng cáp hơn nên phần lỗ sau khi đục rất rõ ràng. Mẹ lưu ý nếu chưa thấy lỗ của núm ti cao su thì nên thực hiện lại thao tác đục từ 2 – 3 lần để lỗ ti có kích thước như mong muốn.
5.2. Lưu ý về thời điểm nên và không nên đục lỗ núm ti
Không phải lúc nào cũng nên đục lỗ núm ti đâu mẹ nhé. Mẹ nên đục lỗ núm ti khi bé có nhu cầu ti nhiều và nhanh hơn để bé quen dần với lỗ sữa cỡ lớn. Nếu núm ti đã biến dạng, mẹ nên thay núm mới cho bé, không nên tiếp tục đục lỗ, tránh trường hợp dòng sữa bị tắc, con không ti được rất khó chịu.
1 – Nên đục lỗ núm ti khi nào?
- Khi bé bước sang giai đoạn phát triển mới: Lúc này, kích thước lỗ chảy của núm ti cũ không còn phù hợp với bé nữa vì nhu cầu hấp thu của bé đã tăng lên, bé ti sữa với tốc độ dòng chảy nhanh hơn. Mẹ nên đục lỗ núm ti trước, cho bé yêu làm quen dần với kích cỡ núm mới trước khi nâng size núm.
- Khi bé có biểu hiện bú nhiều, bú nhanh: Nếu mẹ thấy bé bú nhiều, bú nhanh trước thời điểm cần thay núm ti (từ 1 – 2 tháng), mẹ nhớ đục lỗ núm bình sữa cho bé luôn nhé. Khi bé đã quen dần với tốc độ dòng chảy (khoảng 1 – 2 tuần), mẹ thay mới size núm ti đúng với độ tuổi để vừa với miệng con hơn, giúp con ti dễ dàng hơn.
2 – Khi nào không nên đục lỗ núm bình sữa?
- Núm ti bị biến dạng: Nếu núm ti bị biến dạng về màu sắc và độ đàn hồi sau một thời gian dài sử dụng, chẳng hạn như núm bị ngả màu, ọp ẹp, mẹ không nên tận dụng tiếp mà nên thay mới hoàn toàn để đảm bảo vệ sinh cho con.
- Núm ti đã hỏng kết cấu và không ra sữa: Với núm ti bị dính lại hoặc phồng lên bất thường và không ra sữa, mẹ nên ngưng sử dụng ngay và thay mới cho bé. Tránh sử dụng núm ti cũ khiến con ti bị mỏi miệng, chán ăn và chậm lớn.
- Tia sữa chảy ra thành dòng và không đều: Khi đó, mẹ rất khó kiểm soát tốc độ sữa khi cho bé ti bình, khiến bé dễ bị sặc, trớ. Vì thế, khi dòng sữa chảy không đều, mẹ nên thay mới hoàn toàn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé khi sử dụng lâu dài.
Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm núm ti trên thị trường. Tuy nhiên, việc lựa chọn được một sản phẩm núm ti chất lượng cao, an toàn cho sức khỏe của bé là điều mẹ luôn băn khoăn. Hiểu được vấn đề đó, Mamamy đã cho ra mắt sản phẩm núm ti silicone, chống sặc và đầy hơi siêu hiệu quả, có hệ size theo từng độ tuổi của bé.
Núm ti Mamamy được làm từ chất liệu silicon chuyên dùng trong thực phẩm, rất an toàn cho sức khỏe của bé. Điều đặc biệt của núm ti Mamamy khiến mẹ bỉm sữa tin dùng chính là ống chống sặc và đầy hơi siêu hiệu quả, hạn chế tối đa việc bé nuốt phải bọt sữa khi ti, gây sặc sữa, đầy hơi. Thiết kế lỗ sữa chữ thập mô phỏng cơ chế tiết sữa của ti mẹ, giúp sữa không chảy ra khi con dừng ti. Không chỉ giúp bé ti ngoan hơn, an toàn hơn, núm ti Mamamy còn đem lại cho bé cảm giác hệt như ti mẹ.
Núm ti Mamamy có các size tương ứng với từng độ tuổi khác nhau, giúp mẹ tha hồ lựa chọn. Nếu bé nhà mình trong độ tuổi từ 0 đến 6 tháng, con sẽ hợp với núm ti cỡ nhỏ nhất (size S), tương đương dòng sữa chảy chậm nhất, tránh tình trạng sặc sữa do sữa chảy ra nhiều. Khi con được 6 – 12 tháng, mẹ đổi sang size M với tốc độ dòng chảy của sữa nhanh hơn, giúp con không bị mỏi miệng vì mút quá nhiều lần. Với bé trên 12 tháng tuổi, lực ti mạnh và con ti cũng nhanh hơn, size L sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bé.
Cách đục lỗ núm bình sữa cho bé tuy rất đơn giản nhưng mẹ chỉ nên cho bé dùng núm ti đã đục từ 1 đến 2 tuần, đến khi con quen với tốc độ dòng chảy mạnh hơn thôi mẹ nhé. Tốt nhất vẫn nên thay núm ti mới đúng với độ tuổi và lực ti của con. Trong quá trình đục, mẹ nhớ lựa chọn dụng cụ đục lỗ và nắm vững các lưu ý khi thực hiện để đảm bảo an toàn. Mẹ cũng đừng quên thường xuyên theo dõi Góc của mẹ để không bỏ qua những thông tin hữu ích khi chăm bé.
Xem thêm: