Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bé bú bình chậm: 8 nguyên nhân & 5 giải pháp nên áp dụng ngay

Bé bú bình chậm khiến mẹ lo lắng vì sợ bé không hấp thu đủ dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện. Nguyên nhân do đâu và giải pháp là gì? Câu trả lời nằm trong bài viết dưới đây!

Bé bú bình chậm do nhiều nguyên nhân khác nhau, mẹ quan sát kỹ nhé!
Bé bú bình chậm do nhiều nguyên nhân khác nhau, mẹ quan sát kỹ nhé!

1. Thời gian bú bình lý tưởng cho bé sơ sinh

Mỗi giai đoạn bé có tốc độ bú bình và lượng sữa mỗi lần khác nhau, thời gian bú cũng sẽ khác nhau.

  • Dưới 3 tháng tuổi: Bé bú khoảng 8 – 12 lần/ ngày, mỗi lần cách nhau 2 – 3 tiếng. Lượng sữa từ 60 – 120ml/ 1 lần, thời gian lý tưởng sẽ dao động trong khoảng 20 – 40 phút.
  • Từ 3 – 6 tháng tuổi: Bé bú khoảng 6 – 8 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 3 – 4h. Lượng sữa khoảng 120 – 240 ml/ 1 lần, bé bú trong khoảng 15 – 30 phút là lý tưởng.

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Thời gian bú bình sữa của mỗi bé có thể chênh lệch nhỏ (khoảng 15 phút) so với ngưỡng trên.

Bé bú bình quá chậm và không hết sữa mẹ nên đưa bé đi khám
Bé bú bình quá chậm và không hết sữa mẹ nên đưa bé đi khám ngay mẹ nhé!

2. 7 nguyên nhân dẫn tới tình trạng bé bú bình chậm

Trước khí mẹ biết cách bé bú bình lâu phải làm sao, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu các nguyên khiến bé bú bình sữa chậm từ đó có những cách xử lý phù hợp.

Bé bú bình chậm do nguyên nhân từ bên ngoài như mùi vị của sữa, núm bình,… không phù hợp hoặc nguyên nhân từ cơ địa của con (bé ốm, bé mọc răng,…)

2.1. Do bé chưa quen với sữa công thức

Đầu tiên, mẹ xem bé nhà mình có phải đang “lạ” với sữa công thức không nhé! Nếu bé đang bú mẹ chuyển sang sữa công thức hoặc loại sữa mới thì khả năng cao bé đang lạ với mùi, vị của sữa mới đó.

Tình huống này rất thường gặp, mẹ đừng lo lắng quá. Sau 2-3 ngày mà bé vẫn chưa “thích nghi”, vẫn bú chậm, bú không hết, bé đang không thích sữa mới rồi. Mẹ chuyển sang sữa khác phù hợp hơn với con, mẹ nhé!!

Khi mẹ chuyển sang sữa mới, bé lạ mùi vị nên sẽ bú chậm hơn 1 chút
Khi mẹ chuyển sang sữa mới, bé lạ mùi vị nên sẽ bú chậm hơn 1 chút

2.2. Do núm ti không phù hợp với độ tuổi của bé

Khi bé bú bình, núm ti được ví như bầu sữa ngọt ngào của mẹ. Vì vậy, nếu núm ti KHÔNG hợp ảnh hưởng rất nhiều đến việc bú sữa của bé:

  • Bé mới bắt đầu ti bình: Chất liệu núm ti quá cứng, có mùi hoặc kích thước lỗ ti nhỏ không phù hợp với bé. Điều này dẫn đến tình trạng bé bú chậm và bú ít hơn so với  bình thường.
  • Bé đang bú đang bú bình quen bỗng bú chậm: Núm vú của bé đã dùng quá lâu và có vấn đề. Nếu thấy núm vú bẹp lại khi con bú sữa, có nghĩa núm bị dính và không chảy ra sữa khiến bé bú chậm. Bên cạnh đó, nếu mẹ thấy sữa của bé không chảy thành dòng, đây là dấu hiệu núm vú quá to, khiến bé gặp khó khăn khi bú .
Núm ti cứng, có mùi, lỗ nhỏ hoặc to đều ảnh hưởng đến việc bú bình của bé
Núm ti cứng, có mùi, lỗ nhỏ hoặc to đều ảnh hưởng đến việc bú bình của bé

Vì vậy khi thấy bé bú bình chậm, mẹ quan sát và kiểm tra xem núm vú của bé có những đặc điểm trên không? Mẹ nên lựa chọn núm vú bình sữa phù hợp với từng bé yêu, tránh trường hợp núm vú quá to hay quá nhỉ bé gặp khó khăn trong lúc bú.

2.3. Do tư thế bú không đúng

Khi bé bú bình với tư thế sai như cổ bé không thẳng, cách ngậm ti không đúng hoặc sữa chảy ít xuống núm ti là nguyên nhân khiến bé bú chậm hơn. Ngược lại, khi bình sữa quá dốc hoặc đứng, sữa chảy ra quá nhiều làm bé sặc sữa.

Bú bình sai tư thế có thể khiến bé bú bình chậm
Bú bình sai tư thế có thể khiến bé bú bình chậm

2.4. Do bé đang ốm

Lúc bị ốm, dù là người lớn hay trẻ nhỏ thì cơ thể cũng đều rất mệt mỏi, không muốn ngồi dậy để ăn. Khi ốm, cơ thể con mệt mỏi, khó chịu và chán bú là điều rất dễ gặp.

Vì vậy, nếu bé tự nhiên “dở chứng” bú bình chậm hẳn, mẹ kiểm tra xem liệu bé có đang gặp vấn đề sức khỏe gì không. Bình thường, bé bú ít thường do các bệnh về răng miệng,  đường tiêu hóa, các vấn đề tai, mũi, họng đó mẹ.

Bú bình chậm có thể do bé bị ốm
Bú bình chậm có thể do bé bị ốm

2.5. Do hệ tiêu hóa của bé kém

Khi bé gặp vấn đề về hệ tiêu hóa như khó tiêu, rối loạn tiêu hóa hoặc tiêu chảy,.. bé sẽ mệt mỏi, chán ăn. Khi thấy con vừa bú chậm vừa có những dấu hiệu như tiêu chảy, nôn trớ, khó tiêu (2 – 3 ngày mới đi ị 1 lần),… mẹ cần chú ý và đưa bé đi thăm khám.

Rối loạn tiêu hóa, đầy hơi sẽ khiến bé mệt mỏi và bú kém
Rối loạn tiêu hóa, đầy hơi sẽ khiến bé bú bình chậm hoặc trẻ lười bú bình

2.6. Do bé đang mọc răng

Từ 6 tháng trở lên, bé bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Răng mọc là quá trình lợi nứt ra cho răng chồi lên, dẫn đến lợi bé đau và viêm, ảnh hưởng đến hoạt động bú sữa của bé. Nếu mẹ thấy bé bú chậm đồng thời răng nhô lên, mẹ không cần hoang mang, bình tĩnh vệ sinh răng miệng cho bé sạch sẽ và đút sữa cho bé thay vì bú sẽ giúp con dễ chịu hơn đó.

Khi mọc răng bé sẽ bị đau lợi nên lười bú hơn
Khi mọc răng bé sẽ bị đau lợi nên bé lười bú bình hơn

2.7. Do bé bị nấm lưỡi

Nếu không được chăm sóc khoang miệng đúng cách, bé rất dễ mắc nấm miệng, tưa lưỡi. Ngoài biểu hiện có mảng trắng, mùi hôi, nấm lưỡi còn gây đau và làm mất vị giác, khiến bé chán ăn và bú chậm, bú ít hơn. Nếu thấy con có những dấu hiệu trên, mẹ đưa bé đi thăm khám để kịp thời chữa trị, giúp con ăn ngon và lớn ngoan mẹ nhé.

Nấm lưỡi gây đau và mất vị giác nên bé bú ít hơn
Nấm lưỡi gây đau và mất vị giác nên bé bú ít hơn

2.8. Do bé đang sử dụng kháng sinh

Bé sử dụng thuốc, đặc biệt là kháng sinh có ảnh hưởng đến vị giác khiến bé biếng ăn, bú sữa ít hơn. Mẹ không nên lạm dụng kháng sinh, chỉ sử dụng khi có sự cho phép của bác sĩ. Mẹ lưu ý, không được pha chung thuốc với sữa để cho bé dễ uống vì vừa làm giảm vị ngon của sữa, vừa có thể phản ứng với sữa gây tác dụng phụ cho bé: đi ngoài, đau bụng,…

Bé bị ốm mệt mỏi cùng với thuốc kháng sinh làm mất vị giác nên con lười bú hơn
Bé bị ốm mệt mỏi cùng với thuốc kháng sinh làm mất vị giác nên con lười bú hơn

3. Hướng dẫn mẹ 5 giải pháp khi bé bú bình chậm

Và bây giờ là cách khắc phục bé lười bú bình giúp mẹ giải quyết vấn đề “trẻ lười bú bình phải làm sao?”

Bé bú bình chậm không chỉ ảnh hưởng đến việc tăng cân mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Sau khi xác định được nguyên nhân, mẹ chăm sóc bé theo các cách dưới đây nhé.

3.1  Pha sữa mẹ chung với sữa công thức

Khi mới bắt đầu tập bú bình, bé còn chưa quen với mùi và vị của sữa công thức nên bú chậm hơn so với khi bú sữa mẹ. Ở giai đoạn này, để giúp con thích nghi, mẹ pha chung sữa mẹ với sữa công thức, giảm bớt mùi vị lạ của sữa công thức để con dễ bú hơn .

Pha chung sữa mẹ với sữa công thức để bé tập làm quen khi mới bú bình
Pha chung sữa mẹ với sữa công thức để bé tập làm quen khi mới bú bình

3.2. Chọn núm vú của bình tương tự với ti mẹ và phù hợp theo độ tuổi

Bé dưới 3 tháng: Là giai đoạn bé bắt đầu làm quen với sữa bình, bé còn rất non nớt và nhớ bầu ti của mẹ. Do đó, mẹ lựa chọn núm vú mang đến cảm giác thân thuộc như ti mẹ nhất. Cụ thể:

  • Chất liệu: Ưu tiên núm cao su vì mềm mại như ti mẹ, tuy nhiên núm cao su thường có mùi khó chịu, mẹ lưu ý vệ sinh sạch và luộc qua với nước sôi ở lần đầu sử dụng cho bé.
  • Kích thước lỗ sữa: Có các kích thước S, M, L hoặc 1,2,3,4 tương ứng với mức chảy từ ít tới nhiều. Thông thường bé dưới 3 tháng nên chọn size S hoặc M với tốc độ chảy là 2 – 3 giọt/giây.

Lưu ý: Bình sữa cổ rộng giúp mẹ dễ pha sữa và vệ sinh sạch sẽ mọi ngóc ngách, sạch mọi cặn bám, bảo vệ hệ tiêu hóa cho con hơn. Ngoài ra, mẹ chọn núm ti có thiết kế thêm ống chống sặc và đầy hơi để bé không nuốt phải khí thừa khi bú, chống sặc và đầy hơi hiệu quả.

Mẹ có thể lựa chọn bình sữa cho bé lười bú
Mẹ có thể lựa chọn bình sữa cho bé lười bú

Dead giảm giá bình sữa chống sặc Mamamy

Bé trên 3 tháng: Là giai đoạn bé đã có những cảm nhận rất tốt và bú lượng sữa nhiều hơn với tốc độ nhanh hơn, mẹ ưu tiên chọn núm vú có đặc điểm sau:

  • Chất liệu: Ưu tiên núm silicone có ưu điểm không mùi đồng thời khả năng kiểm soát dòng sữa của núm silicon cũng tốt hơn. Cùng với đó, núm silicone cũng bền hơn so với núm cao su, đặc biệt khi bé mọc răng và thích cắn,chất liệu silicone chính là giải pháp phù hợp nhất.
  • Kích thước lỗ sữa: Thông thường bé trên 3 tháng nên chọn size M hoặc L với tốc độ chảy là 3 – 4 giọt/giây.

Lưu ý: Bé đã bắt đầu biết cầm bình và tự bú. Vì vậy, mẹ chọn bình cổ nhỏ cho bé. Tuy nhiên bình cổ nhỏ lại khó cho mẹ trong việc vệ sinh bình hơn, mẹ cần cân nhắc nhé.

Núm ti silicone không mùi, siêu bền sẽ phù hợp nhất với bé trên 3 tháng
Núm ti silicone không mùi, siêu bền sẽ phù hợp nhất với bé trên 3 tháng

3.3. Cho bé bú đúng tư thế

Trước khi cho bé bú bình, mẹ chọn tư thế ngồi thoải mái nhất. Sau đó, mẹ ôm bé vào lòng ở tư thế cho bé bú bình nằm dốc và 1 tay giữ cổ bé sao cho phần cổ cao hơn so với phần người còn lại.

Mẹ đặt nhẹ nhàng núm vú lên miệng con, để con cảm nhận và tự há miệng và bú thay vì nhét núm ti vào miệng, tạo cảm giác khó chịu cho con. Ngoài ra, mẹ không nên ép con bú lúc bé đang quấy khóc hoặc gắt ngủ, bé sẽ không hợp tác và bú chậm hơn đó mẹ.

Không ép bé bú vào lúc bé quấy khóc, gắt ngủ
Không ép bé bú vào lúc bé quấy khóc, gắt ngủ khiến bé dễ bị sặc sữa rất nguy hiểm

3.4. Làm ấm núm vú và bình sữa

Một bình sữa ấm áp như dòng sữa mẹ sẽ khiến bé cảm thấy ngon miệng hơn. Để giúp bé bú ngon và nhiều hơn, mẹ làm ấm cả bình sữa ở nhiệt độ khoảng 37 độ C. Với sữa mới pha, mẹ để nguội đến nhiệt độ đó rồi mới cho bé bú. Với sữa nguội, mẹ hâm nóng bằng cách sử dụng máy hâm sữa chuyên dụng hoặc ngâm trong bát nước ấm.

Lưu ý: Không hâm sữa của bé trong lò vi sóng ở nhiệt độ cao (trên 150 độ) vì dễ làm hỏng sữa và bình của con.

Làm ấm núm vú và bình sữa sẽ giúp bé bú ngon hơn
Làm ấm núm vú và bình sữa sẽ giúp bé bú ngon hơn

3.5. Vỗ ợ hơi cho bé

Trong những năm tháng đầu đời, hệ tiêu hóa của bé còn chưa hoàn thiện nên dạ dày còn rất nhỏ và có cấu tạo nằm ngang. Vì vậy khi lượng không khí cùng sữa đi vào trong dạ dày sẽ khiến bé nhanh no, dễ bị đầy hơi, nôn trớ. Khi đó mẹ áp dụng cách vỗ lưng ợ hơi cho bé sau khi bé nhả bình ra và không bú nữa nhé.

Cách để vỗ hơi cho bé: Mẹ đặt bé lên đùi, đầu bé áp vào vai mẹ còn ngực bé áp vào ngực mẹ. Sau đó, mẹ dùng 1 tay giữ phần đầu cổ con, tay còn lại xoa nhẹ lưng hoặc chum tay vỗ nhẹ từ dưới lên trên để bé ợ hơi dễ dàng.

Mẹ chỉ vỗ lưng ợ hơi sau khi bé đã bú xong và nhả núm vú ra thôi nhé
Mẹ chỉ vỗ lưng ợ hơi sau khi bé đã bú xong và nhả núm vú ra thôi nhé

Khi thấy bé bú bình chậm, mẹ đừng lo lắng quá. Chỉ cần quan sát thật kỹ các biểu hiện của con, mẹ hoàn toàn khắc phục được ngay tại nhà. Nếu còn băn khoăn về các giải pháp khi bé không chịu bú bình, mẹ để lại bình luận ở dưới để được hỗ trợ nhanh chóng, chính xác nhé!

Mẹ tham khảo: 

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bé bú bình chậm: 8 nguyên nhân & 5 giải pháp nên áp dụng ngay”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Cách cho bé bú bình đúng cách không bị sặc, đầy hơi
Cách cho bé bú bình đúng cách không bị sặc, đầy hơi
Nhiều bé khi bú bình bị sặc sữa, đầy hơi, quấy khóc và không chịu hợp tác với mẹ. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc mẹ chưa biết cách cho bé bú bình đúng cách. Thế nào là bú bình đúng cách? Mẹ tham khảo bài viết chia sẻ cách cho trẻ sơ sinh […]
Bú bình có khiến bé bị hô không? Tất cả lý do khiến bé bị hô
Bú bình có khiến bé bị hô không? Tất cả lý do khiến bé bị hô
Mẹ NA hỏi: “Em chào hội mẹ bỉm ạ! Em đang lo lắng quá. Chuyện là bé nhà em được 17 tháng và đang trong thời kỳ mọc răng sữa rồi. Vài tuần gần đây em để ý thấy 2 răng cửa của bé hơi đưa ra trông như bị hô. Nhà em thì không […]
Mẹ nên dùng bình bú thủy tinh hay bình nhựa cho bé?
Mẹ nên dùng bình bú thủy tinh hay bình nhựa cho bé?
Mẹ đang phân vân không biết chọn bình bú thủy tinh hay bình nhựa sẽ an toàn nhất cho bé? Trong bài viết dưới đây, Góc của mẹ sẽ giúp mẹ tìm hiểu về từng chất liệu bình và những lưu ý khi chọn bình sữa. Mẹ kéo xuống để đọc tiếp nhé! 1. Có […]
Giỏ hàng 0