Trị hăm tã bằng lá trầu không là phương pháp đang được nhiều mẹ truyền tai nhau áp dụng trong thời gian gần đây. Biện pháp này có hiệu quả và an toàn với bé không? Liệu đây có phải cách tốt nhất để trị hăm tã? Tham khảo ngay lời khuyên của chuyên gia trong bài viết dưới đây mẹ nhé!
Mục lục
1. Tác dụng của lá trầu không với vùng da bị hăm của bé
Cho đến nay, chưa có bất kỳ nghiên cứu, công trình khoa học nào kiểm tra về hiệu quả của lá trầu không trong việc xử lý tình trạng hăm tã của bé. Tuy nhiên, theo đánh giá của các giáo sư, tiến sĩ bộ môn Ký sinh trùng, Đại học Y Dược Hà Nội, lá trầu không có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm nên có khả năng kìm hãm sự phát triển vi khuẩn trong hăm tã. Đó là nhờ có các thành phần như:
Thành phần | Công dụng |
Tinh dầu (0.8 – 1.8%) |
|
Hợp chất phenolic (chavicol, betel-phenol, phenolic) |
|
Tuy nhiên mẹ nên lưu ý, phương pháp này chỉ áp dụng được với trường hợp bé bị hăm tã nhẹ (cấp độ 1, 2, 3), chưa có vết thương hở, chưa có viêm loét hay mủ,…
Ở cấp độ 4, 5 vùng hăm tã của bé xuất hiện các nốt viêm, mụn nước, mụn bọc,… lúc này mẹ không nên sử dụng lá trầu không hay các nguyên liệu dân gian khác. Bởi các nốt mụn rất dễ vỡ và lan ra, lây nhiễm sang các vùng da khác của trẻ. Lúc này, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để được tư vấn cách điều trị phù hợp.
Lá trầu không có khả năng kháng khuẩn, chống viêm nên được nhiều mẹ áp dụng để khắc phục tình trạng hăm tã của bé tại nhà. Tuy nhiên, vì chưa được khoa học kiểm chứng cụ thể nên mẹ cần cân nhắc khi sử dụng nguyên liệu này.
2. 2 cách trị hăm tã bằng trầu không theo dân gian
Theo kinh nghiệm dân gian mà các mẹ đã từng áp dụng thì xử lý hăm tã bằng lá trầu không thường được thực hiện theo 2 cách sau:
2.1. Cho bé tắm với nước lá trầu không
Tinh dầu và các dưỡng chất trong lá trầu không dễ dàng thẩm thấu qua da bé, nhất là khi hoà tan trong nước ấm. Mẹ có thể áp dụng để nấu nước lá trầu không cho bé tắm hằng ngày, vừa hỗ trợ xử lý vùng da bị hăm, vừa làm sạch cho cả cơ thể bé.
2.1.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- 3 – 4 lá trầu không
- 1,5 – 2 lít nước lọc
- 1 thìa muối tinh
- Chậu tắm, khăn sạch
2.1.2. Cách pha nước tắm
- Bước 1: Rửa sạch lá trầu không, tránh làm giập, nát làm mất dưỡng chất của lá
- Bước 2: Ngâm lá trầu không khoảng 5 phút bằng nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn
- Bước 3: Cho lá trầu không vào nồi nước rồi thêm 1 thìa muối, đun đến khi nước sôi thì để nguội tự nhiên
- Bước 4: Chắt lấy phần nước lá ra chậu tắm để tắm cho bé
2.1.3. Cách tắm cho bé
- Bước 1: Thử nhiệt độ của nước cho vừa ấm (khoảng 37-38°C), rồi đặt bé từ từ vào chậu tắm
- Bước 2: Một tay đỡ lấy cổ của bé, một tay sử dụng khăn thấm nước, nhẹ nhàng lau vùng hăm của bé
- Bước 3: Có thể dùng nước lá trầu không lau, tắm các phần khác cho bé
- Bước 4: Sau khi tắm xong, sử dụng khăn khô, sạch thấm nhẹ nước trên da bé, đặc biệt là vùng hăm
Lưu ý: Mẹ có thể áp dụng tắm cho bé bằng nước lá trầu không hằng ngày, trong ít nhất 4-5 ngày để có hiệu quả tốt nhất. Chú ý kiểm tra nhiệt độ của nước trước khi tắm cho bé mẹ nhé.
2.2. Giã đắp lá trầu không lên vết hăm tã của bé
Mẹ có thể giã đắp lá trầu không lên vết hăm của bé để dưỡng chất thẩm thấu và phát huy tác dụng trực tiếp lên vùng hăm. Ngoài ra còn hạn chế được vi khuẩn lây lan sang các vùng da khác của bé. Mẹ thực hiện theo cách sau:
2.2.1. Chuẩn bị nguyên liệu:
- 2 – 3 lá trầu không
- 10ml nước lọc
- 1 thìa muối tinh
- Chày, cối giã
- Băng, gạc, băng dính y tế
2.2.2. Cách giã lá trầu không
- Bước 1: Rửa sạch lá trầu không, tránh làm giập, nát làm mất dưỡng chất của lá
- Bước 2: Ngâm lá trầu không khoảng 5 phút bằng nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn
- Bước 3: Cho lá trầu không vào cối, thêm 1 thìa muối rồi giã nát
- Bước 4: Thêm vào cối 10ml nước lọc rồi tiếp tục giã đều
2.2.3. Cách đắp lá trầu không cho bé
- Bước 1: Lấy phần lá trầu không vừa giã cho vào 1 – 2 miếng băng gạc
- Bước 2: Gói gọn miếng gạc tránh để lá trầu không vương ra ngoài rồi đắp lên vùng hăm của bé
- Bước 3: Cố định miếng gạc bằng băng dính y tế để gạc không bị rơi ra. Giữ miếng gạc trên da bé khoảng 30 phút
Lưu ý: Mẹ có thể áp dụng cách này 1 lần/ngày trong 4 – 6 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. Khi thực hiện, mẹ nhớ sử dụng băng gạc, không đắp trực tiếp lên da bé, giã nhuyễn lá để bé không bị đau, rát, khó chịu nhé.
3. Trị hăm tã bằng lá trầu không bao lâu thì có hiệu quả?
Hiện nay, không có câu trả lời cho chính xác cho câu hỏi này. Bởi trị hăm tã bằng lá trầu không chỉ là cách điều trị dân gian, truyền miệng, vẫn chưa có tài liệu hay công trình khoa học thực tế nào chứng minh về hiệu quả và thời gian phát huy tác dụng.
Theo kinh nghiệm từ các mẹ đã sử dụng, tùy thuộc vào tình trạng da, cơ địa của từng bé và cách chăm sóc của các mẹ khác nhau sẽ có những hiệu quả khác nhau. Thông thường, sử dụng các phương pháp với lá trầu không trong khoảng 2 – 3 ngày đầu, vết hăm sẽ dịu bớt, sau khoảng 5 – 7 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt, các vết mẩn đỏ tiêu biến và da bé bắt đầu mịn trở lại.
4. Lưu ý khi trị hăm tã bằng lá trầu không cho bé
Khi sử dụng lá trầu không để xử lý vùng da hăm tã cho bé, mẹ chú ý:
- Nguy cơ kích ứng: Da của bé rất nhạy cảm, đặc biệt là khi bị hăm tã. Dù trầu không có nguồn gốc tự nhiên nhưng chưa có nghiên cứu cụ thể chứng minh tác dụng của phương pháp này. Mẹ nên dùng thử 1 chút lên da bé trước và theo dõi cẩn thận xem bé có điều gì bất thường hay không.
- Không áp dụng cho bé dưới 3 tháng tuổi: Lá trầu không có hàm lượng tinh dầu cao nên có thể gây rát, bỏng da, không phù hợp với bé dưới 3 tháng tuổi. Mẹ cũng nên lưu ý không sử dụng quá nhiều, liên tục trong thời gian ngắn.
- Không áp dụng với trường hợp hăm nặng (Cấp độ 4, 5): Các trường hợp hăm tã nặng có loét, mụn nước, mụn bọc,… mẹ không nên áp dụng phương pháp này vì có thể gây lây nhiễm, viêm loét,… khiến tình trạng bé nặng hơn. Lúc này mẹ nên đưa bé đi khám để được tư vấn, điều trị đúng cách.
Ngoài ra, trị hăm tã bằng lá trầu không sẽ không an toàn tuyệt đối do trong quá trình chuẩn bị và thực hiện có thể không đủ vô trùng hoàn toàn nên dễ xảy ra tình trạng nhiễm khuẩn chéo. Vi khuẩn có thể lây từ phần bị hăm sang phần chưa bị hoặc từ tay mẹ lây sang vùng da khác của bé. Do đó mẹ nên hạn chế sử dụng các nguyên liệu dân gian để xử lý hăm.
Mẹ có thể cân nhắc sử dụng các sản phẩm xử lý hăm cho trẻ sơ sinh có thành phần kháng khuẩn, lành tính, dịu nhẹ để đảm bảo an toàn, tiện lợi và hiệu quả hơn cho bé.
5. Một số phương pháp trị hăm tã khác an toàn, hiệu quả cho bé
Để đảm bảo an toàn cho bé, mẹ nên sử dụng những biện pháp đã được khoa học kiểm chứng, có hiệu quả rõ rệt và lành tính với vùng da bị hăm của con.
5.1. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị, cải thiện vùng da bị hăm
Nếu bé nhà mình mới hăm tã nhẹ (cấp độ 1, 2, 3), mẹ có thể xử lý tại nhà cho bé bằng các sản phẩm hỗ trợ xử lý vết hăm đã được kiểm chứng khoa học về tác dụng trong xử lý hăm tã, an toàn cho bé và tiện dụng hơn cho mẹ.
Các sản phẩm hỗ trợ xử lý hăm cho bé thường có 2 dạng là dạng bôi và dạng xịt. Mẹ nên ưu tiên sử dụng dạng xịt hơn bởi không chỉ giúp làm dịu làn da bé mà còn dễ thẩm thấu vào da, tăng nhanh thời gian xử lý các nốt hăm, mẩn đỏ. Ngoài ra, dùng dạng xịt sẽ tránh việc dùng tay bôi gây nhiễm khuẩn ngược từ tay vào vùng da bị hăm, cũng tránh đau rát cho bé khi tay hoặc dụng cụ chạm vào da.
Một số sản phẩm mẹ có thể tham khảo là: Xịt skin expert Mamamy, kem bôi hăm tã Sudocrem, Bepanthen,… Đây là các sản phẩm đã được các chuyên gia nghiên cứu và kiểm định nên được nhiều mẹ tin dùng.
5.2. Đưa bé đi khám bác sĩ nếu bé bị hăm tã cấp độ 4,5
Nếu bé có dấu hiệu hăm tã nặng (cấp độ 4, 5) mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn, không nên sử dụng các sản phẩm dân gian tại nhà. Lúc này vùng hăm của bé đã xuất hiện mụn nước, mụn bọc,… khả năng viêm nhiễm cao nên nếu mẹ không chăm sóc đúng cách có thể làm tình trạng của bé nặng thêm hoặc lây lan sang vùng da khác.
Khi đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế, bé sẽ được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn dùng thuốc hợp lý để xử lý tình trạng nhanh và tốt nhất.
Một số loại thuốc xử lý hăm tã mà bác sĩ thường kê cho bé như: kem bôi Hydrocortison, Fucidin hoặc hỗn dịch uống Amoxicillin, Zinnat,… Các loại thuốc dùng trong xử lý hăm tã nặng có thể chứa corticoid hoặc kháng sinh nên mẹ cần lưu ý tuân thủ và thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ mẹ nha!
6. Cách chăm sóc để bé nhanh khỏi hăm tã
Hăm tã là tình trạng về da phổ biến, rất hay gặp ở bé, chỉ cần mẹ bình tĩnh xử lý đúng cách bé sẽ nhanh khỏi.
- Vệ sinh vùng da bị hăm của bé sạch sẽ: Sau mỗi lần thay tã, mẹ cần vệ sinh vùng da bị hăm của con sạch sẽ, để mông con khô ráo trước khi mặc bỉm. Mẹ nên ưu tiên sử dụng khăn ướt có thành phần dưỡng ẩm, kháng khuẩn cao cấp để bảo vệ vùng da hăm tã của con tốt hơn.
- Thay tã 3 – 4 tiếng/lần: Mẹ không nên đóng bỉm cho bé lâu hơn 6 tiếng để tránh vi khuẩn từ phân, nước tiểu, mồ hôi,… tích tụ và xâm nhập vào vùng hăm của bé
- Giảm thời gian mặc tã: Vùng hăm luôn được thông thoáng giúp bé hồi phục nhanh hơn nên mẹ có thể giảm thời gian mặc tã những lúc không cần thiết
- Chọn tã thích hợp: Mẹ nên chọn tã thấm hút tốt, thoáng khí để vùng da bị hăm của con luôn khô thoáng, ngay cả đóng bỉm xuyên đêm. Ngoài ra, sử dụng tã vừa hoặc rộng hơn 1 chút so với cân nặng của bé, chất liệu mềm mại sẽ giúp hạn chế cọ xát gây đau, rát, ngứa,… cho bé.
- Bảo vệ da bằng các sản phẩm tắm gội: Sử dụng các sản phẩm tắm gội thiên nhiên có thành phần dưỡng ẩm cao cấp như tinh dầu Inca inchi, bơ hạt mỡ,… nhằm tăng cường bảo vệ và dưỡng ẩm cho da bé, đẩy nhanh hiệu quả xử lý hăm tã.
Hăm tã là tình trạng thường gặp ở bé và không quá nguy hiểm nếu mẹ bình tĩnh xử lý và lựa chọn phương pháp chăm sóc khoa học, an toàn.
Sử dụng lá trầu không là biện pháp dân gian, chưa có nghiên cứu khoa học nào về hiệu quả nên mẹ hãy cân nhắc kỹ trước khi áp dụng mẹ nha.
Nếu cần hỗ trợ hay có bất kỳ câu hỏi nào về cách trị hăm tã bằng lá trầu không hay các sản phẩm xử lý hăm tã hiệu quả, mẹ hãy liên hệ Hotline 0946956269 để được tư vấn nhanh chóng, chính xác.