Hăm tã là vấn đề mẹ thường lo lắng khi dùng tã cho con, nhất là khi thời tiết nóng bức, khó chịu. Tuy vậy, mẹ hoàn toàn có thể xử lý được hăm tã khi hiểu đúng. Mẹ hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu tường tận hơn về hăm tã và gợi ý mẹ 6 cách ngừa hăm tã hiệu quả mẹ nhé!
Mục lục
1. Hăm tã biểu hiện ở da bé như thế nào?
Nếu có 1 trong những biểu hiện dưới đây, khả năng cao bé của mẹ đang bị hăm tã:
- Vùng da tiếp xúc với tã (đùi, mông, bộ phận sinh dục) nổi mẩn, đỏ thường xuyên
- Bé hay quấy khóc hoặc khó chịu khi mẹ thay tã
- Xuất hiện những vết loét hoặc mụn nhỏ ở da
Những dấu hiệu này thường xuất hiện bất chợt khiến mẹ lúng túng. Có nhiều cách xử lý hăm tã. Quan trọng nhất để bé hạn chế bị lại, mẹ cần hiểu và tránh được những nguyên nhân gây hăm tã sau.
2. Nguyên nhân hăm tã
Thống kê cho thấy có tới 80% các bà mẹ mắc sai lầm trong cách dùng tã bỉm khiến con bị hăm tã. Bên cạnh đó, hăm tã còn có thể gây ra bởi các nguyên nhân chính sau:
2.1. Bản chất da bé vốn mỏng manh, dễ bị tổn thương
Một làn da khoẻ mạnh phải duy trì ít nhất 10% độ ẩm. Thấp hơn mức này, da sẽ mất khả năng duy trì độ ẩm. Do đó sẽ khó bảo vệ da khỏi vi khuẩn và các chất bẩn nguy hại khác. Ở trẻ nhỏ, làn da chứa độ ẩm và chất dầu sebum ít. Da cũng dễ bị mất nước (mất độ ẩm). Da bé cũng có tuyến mồ hôi và bã nhờn hoạt động ít hiệu quả hơn so với người lớn. Vì thế da bé dễ bị khô dẫn đến viêm.
Những bé bị viêm da dị ứng hoặc viêm da tiết bã nhờn có thể dễ bị hăm tã hơn. Vì vậy, những bé có làn da nhạy cảm, mẹ cần để ý và chăm sóc kỹ hơn.
2.2. Mặc tã quá lâu, luôn trong trạng thái ẩm ướt
Để bé mặc tã quá lâu, làn da bé luôn trong trạng thái ẩm ướt cũng là nguyên nhân dẫn đến hăm tã. Da tiếp xúc lâu với nước tiểu dễ gây kích ứng làn da nhạy cảm của bé. Nước tiểu vốn không có vi khuẩn. Nhưng khi ra ngoài môi trường, đặc biệt môi trường ẩm ướt sẽ khiến sinh sôi vi khuẩn có hại. Vi khuẩn tiếp xúc với da bé trong thời gian dài sẽ khiến da bé bị tổn thương, từ đó gây hăm.
2.3. Tã chất liệu cứng cọ sát vào da
Tã chất liệu cứng, thô, ráp khi cọ sát liên tục vào da có thể khiến da bé bị xước. Cộng thêm môi trường ẩm ướt (nếu không thay tã thường xuyên) thì bé càng dễ bị hăm tã hơn.
2.4. Tiếp xúc với thành phần hoá chất (trong sản phẩm chăm sóc da)
Một số sản phẩm chăm sóc da cho bé (xà phòng tắm gội, khăn lau, kem dưỡng da,… ) có thể khiến da bé bị kích ứng. Làn da bé nhạy cảm nên các mẹ lưu ý chọn mua sản phẩm chăm sóc có bảng thành phần an toàn.
Vậy mẹ có những cách nào để ngừa hăm tã cho bé?
3. 06 cách phòng ngừa hăm tã mẹ dễ dàng thực hiện
3.1. Thay tã thường xuyên
Rất nhiều mẹ dùng cảm tính để ước lượng khi nào tã đầy bằng cách nhìn tã xem đã “nặng” hay chưa. Cách này không đúng và thậm chí là nguyên nhân không nhỏ khiến bé bị hăm. Tần suất thay tã hợp lý nhất là 3-4 tiếng một lần. Nếu bé đi “nặng”, mẹ có thể thay sớm hơn hoặc ngay sau khi bé đi xong. Hạn chế thời gian da bé tiếp xúc với môi trường ẩm ướt – nước tiểu, phân. Mẹ sẽ giúp tránh được hăm tã cho bé đấy!
3.2. Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi thay tã cho bé
Trước và sau thay tã cho bé, các mẹ nhớ rửa tay để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn hoặc nấm men sang các bộ phận khác của bé nhé.
3.3. Vệ sinh thật sạch cho bé mỗi lần thay tã
Có rất nhiều cách để vệ sinh cho bé. Nhiều mẹ dùng nước ấm để rửa. Tuy nhiên, nước ấm không đủ để loại bỏ hết vi khuẩn từ phân hay nước tiểu bám trên da bé.
Mẹ nên dùng khăn ướt chuyên dụng để vệ sinh cho bé. Ưu tiên loại có chứa thành phần giúp dưỡng ẩm hay thành phần để ngừa hăm & rôm sẩy Coco phosphatidyl pg-dimonium chloride. Không nên dùng khăn ướt có cồn hoặc thành phần dễ gây kích ứng cho bé.
Vào mùa lạnh, mẹ cũng có thể dùng dụng cụ làm ấm khăn ướt trước khi dùng cho bé.
Sau khi vệ sinh sạch sẽ cho bé, mẹ nên để da bé được khô tự nhiên. Hạn chế sử dụng khăn để thấm hay lau khô cho bé. Vì như thế có thể làm mất các chất dưỡng ẩm từ khăn ướt, làm hạn chế tác dụng của các chất này.
3.4. Không mặc tã quá chật
Dùng tã quá chật có thể ngăn không khí lưu thông. Môi trường bên trong miếng tã thêm ẩm ướt – tạo điều kiện gây hăm tã. Ngoài ra, dùng tã quá chặt dễ cọ vào da bé gây xước ở vùng thắt lưng hay đùi. Từ những vết xước, da bé sẽ dễ bị vi khuẩn tấn công gây viêm.
Vì vậy, mẹ hãy chọn size tã phù hợp theo bảng cân nặng của bé. Các hãng tã hiện nay đều có bảng size tã chi tiết để các mẹ lựa chọn dễ dàng hơn.
3.5. Lựa chọn sản phẩm tã chất lượng tốt
Đây là một trong những cách ngừa hăm tã hiệu quả nhất mà các mẹ có thể làm. Chủ động chọn sản phẩm tã an toàn, loại bỏ nguy cơ nhiễm khuẩn do môi trường ẩm ướt,… sẽ hạn chế nguy cơ bị hăm tã.
5 tiêu chí của một sản phẩm tã bỉm chất lượng
- Khả năng thấm hút, giữ nước cao giúp không bị thấm ngược. Thành phần thể hiện khả năng thấm hút của tã là các hạt SAP. Hạt SAP trong miếng tã cần có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tã chứa hạt SAP chất lượng kém không chỉ khiến tã thấm hút không tốt mà còn dễ khiến bé bị hăm hay mẩn đỏ.
- Ôm khít cơ thể, không bị lỏng lẻo khi trẻ vận động giúp không bị tràn
- Bề mặt tã có những rãnh thoát khí để không khí được lưu thông giúp da bé luôn khô thoáng, không đổ mồ hôi đem theo vi khuẩn
- Chất liệu tã mềm, không làm xước da bé
- Tã mỏng, mang lại cảm giác nhẹ như bông, mịn màng mềm mại giúp bé thoải mái vui chơi, vận động bởi sự nhẹ nhàng “mặc như không mặc”.
Gợi ý thêm cho mẹ:
Cách chọn tã dán phù hợp nhất để trẻ có giấc ngủ ngon
Cách chọn tã quần giúp dỗ bé ngủ nhanh nhất
3.6. Sử dụng sản phẩm chăm sóc cho bé với thành phần tự nhiên, an toàn cho da
Dù da bé thế nào thì mẹ vẫn luôn ưu tiên việc lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da có thành phần tự nhiên, an toàn.
Một số thành phần cần tránh trong sản phẩm chăm sóc cho bé như:
- SLS, SLES – chất hoạt động bề mặt, hóa chất tạo bọt
- Paraben, MIT – chất bảo quản
- Hương liệu hoá học, nhân tạo
- …
Bên cạnh đó, một số thành phần tốt cho da nên có trong sản phẩm chăm sóc da:
- Coco phosphatidyl pg-dimonium chloride – Chất ngừa hăm, rôm sảy (đã được cấp bằng sáng chế của Mỹ)
- Hyaluronic Acid – Chất siêu dưỡng ẩm
- Citrus Paradisi Seed Extract (dịch chiết hạt bưởi chùm) – chất siêu kháng khuẩn
- ….
Ngoài đọc bảng thành phần, các mẹ cũng nên lựa chọn những sản phẩm chăm sóc da được những tổ chức uy tín trong và ngoài nước chứng nhận như SGS, tổ chức AllergyUK,..
KHĂN ƯỚT MAMAMY – CHỦ ĐỘNG NGỪA HĂM, CHĂM TỪNG KẼ NGÁCH
Hăm vốn do vi khuẩn gây nên. Vì thế, với một đất nước điển hình khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, các bé sẽ rất dễ bị hăm, đặc biệt bé nào trộm vía bụ bẫm, trên cơ thể có nhiều vùng nếp gấp như ngấn tay, ngấn chân, ngấn cổ,… Thay vì lo lắng, ba mẹ ơi, có Mamamy và khăn ướt của Mamamy đây rồi!
Ba mẹ chủ động ngừa hăm cho con, chăm sóc con an toàn tới từng kẽ ngách. |
Hăm tã là vấn đề bất cứ bé nào cũng có thể mắc phải. Tuy nhiên hăm tã không quá đáng lo ngại. Hi vọng mẹ đã biết cách để giúp con ngừa hăm tã, để con luôn khỏe mạnh, thoải mái vận động và vui chơi mẹ nhé!
Afamily: Cộng đồng mẹ bỉm phát mê vì độ thấm hút và ngừa hăm của bỉm Mamamy
Eva: Cộng đồng mẹ bỉm săn lùng khuyến mại bom tấn của bỉm Mamamy