Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bé mút tay thường xuyên – tưởng dễ thương mà lại dễ gây hại đó mẹ!

Mỗi lần bé mút tay, mẹ cảm thán sao con mình lại đáng yêu đến thế, nhưng thói quen này kéo dài sẽ khiến mẹ lo lắng, bồn chồn không biết có ảnh hưởng đến sức khỏe con không. Nếu mẹ chưa có kinh nghiệm, vẫn còn “đứng giữa đôi dòng nước” không biết làm thế nào thì bài viết này sinh ra là dành cho mẹ đó ạ! Bài viết sẽ cung cấp tất tần tật những nguyên nhân bé mút tay, việc làm này có hại như thế nào và phương pháp xử lý phù hợp. 

Bé mút tay thường xuyên - tưởng dễ thương mà lại dễ gây hại đó mẹ!
Bé mút tay thường xuyên – tưởng dễ thương mà lại dễ gây hại đó mẹ!

1. Lắng nghe các nhóc tì bộc bạch về lý do “nghiện” mút tay

Mút tay đôi khi là hành động tự phát hoặc dấu hiệu nhận biết điều gì đó bé chưa nói ra. Khi thấy bé mút tay, mẹ nên quan sát, theo dõi “nhất cử nhất động” của con. Thông qua đó mẹ sẽ hiểu được những điều bé yêu muốn bộc bạch và tìm giải pháp khắc phục cho từng trường hợp nhé. 

1.1. Con đang đói bụng

Trong những năm tháng đầu đời, mút tay thường là dấu hiệu cho thấy bé đang đói, điều này đã được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) kết luận. Đây là hành động mang tính bản năng, thông báo cho mẹ biết bé đã sẵn sàng cho cữ bú tiếp theo và cần được tiếp thêm năng lượng. 

Con đang đói bụng
Con đang đói bụng

1.2. Những chiếc răng xinh đang nhú dần

Như mẹ đã biết, hầu hết trẻ sơ sinh sẽ mọc răng từ 4-7 tháng tuổi. Theo Giám đốc Trung tâm Y tế Trẻ em Anacostia tại Washington, DC – Sahira Long, trong giai đoạn này, nướu răng của bé rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương nên thường bất giác mút tay để tạo ra sự cọ xát, ngăn chặn cơn đau để cảm thấy thoải mái hơn. Người lớn có sự thay đổi nhỏ về răng miệng đã thấy khó chịu rồi thì bé càng không quen mẹ ạ. Một số bé còn gặp tình trạng chảy nước dãi, cáu kỉnh, dễ thức giấc nữa cơ. 

Những chiếc răng xinh đang nhú dần
Những chiếc răng xinh đang nhú dần

1.3. Con phát hiện ra bàn tay rồi mẹ ạ

Theo trang Healthline, các chuyên gia giải thích rằng, bé mới sinh cho đến 2-3 tháng tuổi không ý thức được tay là một bộ phận của cơ thể nên luôn cảm thấy tò mò, hào hứng, mong muốn khám phá xem rốt cuộc bàn tay có công dụng gì. 

Con phát hiện ra bàn tay rồi mẹ ạ
Con phát hiện ra bàn tay rồi mẹ ạ

Đến khi có đủ nhận thức, phát hiện được đây là công cụ đắc lực giúp bé cầm nắm, nhặt đồ,… bé có xu hướng “tương tác” với tay nhiều hơn, dẫn đến hiện tượng mút tay. Điều này đã được tiến sĩ Mantravadi chia sẻ: “Trẻ sơ sinh thường tìm bàn tay của mình và dành hàng giờ để kiểm tra và theo dõi các chuyển động của chúng; trên thực tế, đó là một cột mốc phát triển vận động bình thường trước khi trẻ đưa tay lên miệng và mút”.

1.4. Con đang tự xoa dịu bản thân

Trong một vài trường hợp, dù đã được cho ăn dặm no nê nhưng bé vẫn mút tay khiến mẹ lo lắng không yên. Tuy nhiên, mẹ cần hiểu hành động mút tay tự phát là do bé đang xoa dịu, trấn an bản thân thôi. Ví dụ bé mút tay như một giải pháp thay thế ti mẹ/ti bình, giúp bé thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ. Thói quen này không chỉ xuất hiện ở bé sơ sinh mà những bé lớn hơn (7-8 tháng) cũng gặp phải. 

Con đang tự xoa dịu bản thân
Con đang tự xoa dịu bản thân

Ngoài ra, một nghiên cứu trên tạp chí Developmental Psychobiology còn chỉ ra mút tay là thói quen tự xoa dịu hình thành từ lúc bé còn trong bụng mẹ. Vì vậy những lúc làm rơi đồ đạc mà không nhặt được bé thường lấy lại bình tĩnh bằng cách cho tay vào miệng. Cách làm này được xem là phản xạ tự nhiên để bé giảm bớt căng thẳng, tương tự người lớn chúng ta có thói quen chạm tay vào mặt khoảng 23 lần 1 giờ. Tất cả đều là hành động vô thức, không kiểm soát được! 

1.5. Con chán quá mẹ ơi!

Không phải lúc nào bé cũng cảm thấy dễ chịu khi nằm trong nôi hay không có ai chơi cùng. Những lúc buồn chán bé hay tìm đồ chơi, việc phát hiện bàn tay sẽ khiến bé tận dụng và xem đây là thú vui tiêu khiển. Bé sẽ có những động thái như lắc lư, vẫy tay hay thậm chí là cho tay vào miệng để ngậm, mút. Nhận định này đã được làm rõ bởi tiến sĩ Chelsea Johnson, cụ thể bà nói: “Trẻ cho tay vào miệng là một hành vi rất phổ biến, nguyên nhân có thể là do bé đang chán nản”. 

Con chán quá mẹ ơi! 
Bé mút tay cũng là biểu hiện cho sự “Con chán quá mẹ ơi!”

2. Thời điểm bé yêu nên dừng mút tay

Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ và Học viện Nha khoa Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo trẻ em nên ngừng mút ngón tay trong độ tuổi từ 2 đến 4. Điều này cũng được khẳng định trong một nghiên cứu được PubMed cập nhật. Việc mút ngón tay là hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thói quen này sẽ không đi theo bé đến khi trưởng thành nếu bé từ bỏ trước khi lên 5. Nếu quá 5 tuổi, khi răng cửa của bé mọc đủ mà bé vẫn mút tay, mẹ nên có những biện pháp phù hợp. Bởi mút tay giai đoạn này sẽ kéo theo nhiều vấn đề khác liên quan đến khớp cắn, răng cửa mọc chìa ra ngoài. 

Thời điểm bé yêu nên dừng mút tay
Thời điểm bé yêu nên dừng mút tay

Đặc biệt nếu bé yêu mút tay quá mạnh sẽ dễ gây ra các vết thương, vết chai ở tay; thường xuyên gặp vấn đề về tiêu hóa, hoặc bé bị lở miệng (do vi khuẩn xâm nhập theo đường tay vào miệng hoặc những vết thương ở tay sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi, lây lan vào miệng bé). Nếu thấy những hiện tượng này, mẹ nên ngay để con ngừng thói quen này.

2. 6 tác hại của việc mút tay đến bé yêu

Mút tay thường xuyên sẽ dẫn đến vô vàn tác hại, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé yêu. Hiểu rõ để chăm sóc con tốt nhất mẹ nhé:: 

2.1. Răng miệng bé không phát triển bình thường

Hayes – một nhà ngoại giao và thành viên của Học viện Nha khoa Nhi khoa Hoa Kỳ – kết luận rằng mút tay sẽ gây áp lực lên hai bên hàm trên và mô mềm trên vòm miệng khiến răng hàm trên hẹp lại, răng mọc sai quy cách. Tác hại lâu dài của việc mút tay không dừng lại ở đó, nếu bé có khớp cắn chéo, tình trạng răng hàm trên và răng hàm dưới không khớp nhau sẽ ảnh hưởng đến quá trình mọc răng của bé. 

Răng miệng bé không phát triển bình thường
Răng miệng bé không phát triển bình thường

2.2. Bé gặp các vấn đề về da

Bé mút tay lâu ngày dễ dẫn đến những vấn đề về da ở ngón tay, bởi khi tiếp xúc với nơi ẩm ướt như miệng, da tay sẽ nhăn nheo, sộp lại (hiện tượng này giống như lúc chúng ta ngâm tay trong nước quá lâu). Một số bé mút tay mạnh và liên tục, thậm chị cắn ngón tay hoặc dùng lưỡi đẩy tay ra vào sẽ khiến da tay bị nứt, màu da tái đi, thậm chí sưng đỏ đó mẹ ạ! 

Bé gặp các vấn đề về da
Bé gặp các vấn đề về da

2.3. Bé khó phát âm hoặc bị ngọng

Hành động mút tay sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của răng, hàm và vòm miệng. Bên cạnh việc lưỡi sẽ bị mỏi do di chuyển liên tục về phía trước và phía sau, bé mút tay cũng cản trở quá trình tập nói của bé, gây ra chứng nói ngọng và khó phát âm những âm như “D” và “T”. Nếu mẹ không giúp con cai mút tay thì sau này sẽ rất khó khắc phục chứng nói ngọng, những liệu pháp can thiệp âm ngữ chất lượng cao cũng “bó tay”. Trở ngại này sẽ khiến bé yêu kém tự tin trong giao tiếp đó ạ! 

2.4. Con bị bạn bè trêu chọc gây mất tự tin

Bé mút tay khi đang ở lớp học, khu vui chơi,… sẽ trở thành mục tiêu cho các bạn trêu chọc, bé nghe hoài những câu nói như “lêu lêu lớn rồi còn mút tay”, “sao cậu cứ mút tay thế, không sợ bẩn à”,… Nếu ngay từ khi còn nhỏ mẹ không giúp bé cai mút tay thì lớn lên rất khó sửa vì nó đã trở thành thói quen đi theo bé suốt ngần ấy thời gian. 

Con bị bạn bè trêu chọc gây mất tự tin
Con bị bạn bè trêu chọc gây mất tự tin

2.5. Cấu trúc khuôn mặt con bị thay đổi

Bé đã 5 tuổi nhưng vẫn chưa bỏ được tật mút tay sẽ khiến cấu trúc khuôn mặt có sự thay đổi. Đầu tiên là ảnh hưởng đến răng, hàm, bé mút mạnh, liên tục và dùng lưỡi đẩy có thể dẫn làm cho răng, hàm bị đẩy ra ngoài gây ra hô, móm, lệch khớp cắn. Ngoài ra mút tay còn làm thay đổi hình dạng và sự thẳng hàng của hàm, dẫn đến một số bất thường trong cấu trúc khuôn mặt của bé như mặt bị lệch, không cân đối,… 

Mút tay có thể khiến cấu trúc mặt của bé thay đổi
Mút tay có thể khiến cấu trúc mặt của bé thay đổi

2.6. Tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn

Tay là nơi cư ngụ lý tưởng của vi khuẩn, ký sinh trùng; việc bé mút tay thường xuyên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây hại đó đi vào bên trong cơ thể, tấn công hệ miễn dịch khiến đề kháng của bé suy giảm, dễ mắc các bệnh về tiêu hóa, hô hấp. Mút tay còn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn cực kì cao dễ gây ra các bệnh như tay chân miệng, thủy đậu, giun sán,… Đặc biệt nếu cho tay sâu vào miệng, bé sẽ dễ nôn trớ, đặc biệt là khi vừa bú sữa, ăn xong. 

Mút tay tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn
Mút tay tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn

3. 4 điều mẹ cần làm để tạm biệt thói quen mút tay

1 – Bình tĩnh và lắng nghe con nhé mẹ

Để con từ bỏ thói quen mút tay, mẹ nên bình tĩnh, kiên nhẫn khuyên bảo con, nói cho con nghe về những tác hại của mút tay thay vì quát mắng, nặng lời. Bé hiểu ra rồi sẽ hợp tác với mẹ hơn và nhanh chóng tạm biệt thói quen xấu này ngay thôi ạ. Cách này áp dụng được cho những bé trên 2 tuổi, bé nhận thức được lời nói của mẹ, mẹ nhé!

Mẹ lắng nghe bé 
Mẹ lắng nghe bé

2 – Đánh lạc hướng để con quên đi

Mẹ có thể cho bé thực hiện những hành động như vẫy tay, cầm truyện tranh, ném bóng,… thường xuyên trong ngày, Lúc này con sẽ chỉ tập trung vào những việc đang làm mà quên béng việc mút tay. Áp dụng ngay cách này cho cả bé sơ sinh và bé trên 1 tuổi mẹ ơi.

3 – Khen ngợi con kịp thời

Lời khen chính là sự khích lệ lớn nhất cho bé, những lúc bé không mút tay hoặc tự ý rút tay ra khỏi miệng mẹ nên khen để bé hào hứng, thích thú rồi bỏ dần thói quen này. Một số lời động viên mẹ nên sử dụng như: “Con giỏi quá, không còn mút tay nữa rồi”, hoặc “Hôm nay tiến bộ nhỉ, không đợi mẹ nhắc đã tự bỏ thói quen mút tay”. Những lời khen này rất hữu hiệu cho bé từ 2 – 3 tuổi trở lên đó ạ.

Khen ngợi bé kịp thời 
Khen ngợi bé kịp thời

4 – Dùng miếng bảo vệ ngón tay

Để hạn chế tình trạng mút tay, mẹ cũng có thể chọn mua miếng bảo vệ ngón tay làm bằng chất liệu silicon an toàn, không chứa BPA gây hại, xem như một biện pháp “chữa cháy” tạm thời trong thời gian luyện cho bé cai mút tay hoàn toàn. 

Để theo dõi chi tiết hơn về các cách cai mút tay cho bé, mời mẹ tham khảo bài viết: cách cai mút tay cho bé.

Trên đây là tất tần tật những nguyên nhân, tác hại và phương pháp cai mút tay cho bé yêu. Nếu con đã quá 5 tuổi mà mẹ vẫn thấy tình trạng bé mút tay, vẫn không từ bỏ được thói quen này thì mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để có giải pháp khắc phục tốt nhất. Mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào hay mong muốn Góc của mẹ chia sẻ thêm kinh nghiệm gì thì đừng quên để lại bình luận để được giải đáp kịp thời nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bé mút tay thường xuyên – tưởng dễ thương mà lại dễ gây hại đó mẹ!”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

13 phương pháp dạy trẻ kém tập trung cực hiệu quả của mẹ thông thái
13 phương pháp dạy trẻ kém tập trung cực hiệu quả của mẹ thông thái
Trong những năm đầu đời, rất nhiều bé mải chơi, thường hay hơi lơ là và mất tập trung khi học tập, sinh hoạt. Mẹ nhận thấy điều đó, muốn tìm cách dạy trẻ không tập trung nhưng lại băn khoăn bởi mẹ có kinh nghiệm và tìm được giải pháp phù hợp. Đừng bỏ […]
Cách dạy bé 3 tháng đến 3 tuổi tập nói chỉ trong “một nốt nhạc”
Cách dạy bé 3 tháng đến 3 tuổi tập nói chỉ trong “một nốt nhạc”
Nếu mẹ đang muốn dạy bé tập nói thì 3 năm đầu đời chính là thời điểm lý tưởng đó ạ. Đây là thời điểm não bộ bé đang phát triển mạnh mẽ, bé có khả năng học nói nhanh nhạy và tốt nhất. Tuy nhiên, mỗi tháng tuổi lại có phương pháp học nói […]
Dạy bé học chữ cái: 7 Phần mềm cách dạy bé học chữ cái cực hay
Dạy bé học chữ cái: 7 Phần mềm cách dạy bé học chữ cái cực hay
Mẹ nên bắt đầu dạy bé học chữ cái từ khi nào? Có phương pháp gì cho mẹ không? Dạy bé học như thế nào để bé học nhanh và nhớ lâu? Bé lười học chữ cái thì nên làm gì đây? Đây là những câu hỏi mang theo nỗi niềm lo lắng của tất […]
Giỏ hàng 0