Trong những năm đầu đời, rất nhiều bé mải chơi, thường hay hơi lơ là và mất tập trung khi học tập, sinh hoạt. Mẹ nhận thấy điều đó, muốn tìm cách dạy trẻ không tập trung nhưng lại băn khoăn bởi mẹ có kinh nghiệm và tìm được giải pháp phù hợp. Đừng bỏ qua 13 phương pháp dạy trẻ kém tập trung cực hiệu quả, được mẹ bỉm ngày nay truyền tai rộng rãi ngay dưới đây mẹ nhé!
Mục lục
1. Phương pháp dạy trẻ kém tập trung qua trò chơi
Ở độ tuổi 3 – 7 tuổi, bé dễ bị tác động bởi những sự vật sự việc xung quanh, bé thích thú khi tìm thấy và khám phá những điều mới nên đây được xem là cách dạy trẻ thiếu tập trung phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, khi mạng internet phát triển quá mạnh, không ít bé chìm đắm trong những trò chơi trên điện thoại hoặc “dán mắt” vào ipad, không quan tâm đến ai hết. Phương pháp dạy trẻ kém tập trung qua trò chơi có ưu điểm giúp bé chơi mà học, học mà chơi thật thoải mái và vui vẻ, không gò ép và đặc biệt giữ trẻ cách xa điện thoại, máy tính bảng.
Cách dạy trẻ bị mất tập trung qua trò chơi này thích hợp với những bé đang học mầm non từ 3 – 7 tuổi, thích đi chơi, mức độ tập trung chưa cao. Áp dụng những trò chơi dưới đây với bé yêu để thấy những thay đổi tích cực theo từng ngày của con nhé!
1.1. Trò chơi đèn giao thông
Để chơi trò này cùng bé, mẹ hãy chuẩn bị 1 tấm bảng màu xanh và 1 tấm bảng màu đỏ để biểu thị cho đèn giao thông: màu xanh là được đi và màu đỏ là dừng lại. Nếu không có bảng, mẹ dùng vật dụng trong nhà như vỏ bánh, hộp bút có màu sắc tương đồng để chỉ đèn xanh – đèn đỏ nhé mẹ.
Mẹ kích thích mong muốn chơi của bé bằng một phần thưởng hấp dẫn hoặc chơi cùng bố và ông bà, tỏ ra thật vui vẻ và thích thú cho bé xem, rồi gợi ý bé chơi cùng. Mẹ đứng ở đối diện với bé, nói với bé quy tắc trò chơi, cụ thể:
- Khi mẹ giơ bảng xanh lên, bé sẽ được đi
- Ngược lại, khi mẹ giơ bảng đỏ lên, bé phải dừng lại
- Nếu bé đi trong khi mẹ giơ bảng đỏ, bé phải quay lại vị trí xuất phát và chơi lại từ đầu
Để bắt đầu trò chơi, mẹ nói lớn “bắt đầu” rồi giơ bảng xanh – đỏ xen kẽ nhau cùng hiệu lệnh đèn xanh – đèn đỏ, mỗi bảng giơ lên khoảng 30 giây ở lần đầu rồi giảm dần xuống để quan sát phản ứng của bé nhé mẹ. Trong suốt trò chơi, mẹ động viên bé bằng các lời khen như “con làm tốt lắm”, “cố lên sắp tới đích rồi” để bé cảm nhận được sự quan tâm và thấy vui thích hơn. Mỗi lần chơi cùng bé, mẹ bấm giờ lại để kiểm tra xem bé tập trung được bao lâu mẹ nhé.
Sau khi bé đã chơi quen, mẹ tăng độ khó của trò chơi lên để giúp bé tư duy bằng cách đổi màu dấu hiệu, ví dụ màu tím là được đi, màu cam là dừng lại. Như thế thì khả năng cảm màu, sự linh hoạt của bé sẽ được rèn luyện và ngày một tốt hơn đó mẹ. Khi bé hoàn thành trò chơi, mẹ đừng quên tặng phần thưởng như bánh ăn dặm, đồ chơi bé thích và khích lệ để bé vui vẻ và có động lực tiếp tục chơi các trò chơi khác cùng với mẹ nhé.
1.2. Trò chơi đánh trống
Việc học tập và làm quen với dụng cụ âm nhạc mang lại lợi ích thiết thực cho bé, khiến bé dễ học ngôn ngữ hơn và tăng khả năng ghi nhớ. Trò chơi đánh trống là một cách rèn luyện sự tập trung hiệu quả cho bé học mầm non, có niềm yêu thích với âm nhạc.
Mẹ tham khảo các gợi ý dưới đây để “tậu” cho bé nhà mình một bộ trống tốt, giá hạt dẻ nhé:
- Bộ Đồ Chơi Trống Jazz cho bé (Tiki) – 331.000 ₫
- Bộ Trống Jazz 5 Trống + 1 Chũm cho trẻ em (Lazada) – 268.800 ₫
- Bộ Trống Jazz Drum có ghế cho bé (Shopee) – 240.000 ₫
Để thực hiện trò chơi này, mẹ trao đổi với bé các dấu hiệu cho từng nhịp trống, bé vỗ tay khi nhịp trống nhẹ, nhảy lên khi nhịp trống nhanh. Mẹ cùng với bố hoặc ông bà làm ví dụ trước để bé dễ nắm bắt cách chơi. Mẹ đánh trống và bố thực hiện các động tác vỗ tay, nhảy lên cho bé quan sát khoảng 3-5 lần. Sau đó, mẹ gợi ý bé đến chơi cùng mẹ.
Khi bé đồng ý thì mẹ ra dấu và bắt đầu đánh trống chậm, nhịp nhẹ nhàng và chú ý quan sát bé. Thấy bé vỗ tay thì mẹ mới chuyển sang nhịp nhanh hơn để bé theo kịp. Trong trường hợp bé thực hiện sai dấu hiệu, mẹ hướng dẫn lại cho bé bằng cách vỗ tay – nhảy lên đúng theo nhịp trống.
Trong quá trình chơi, tốc độ đánh trống của mẹ chuyển từ chậm sang nhanh rồi lặp lại, thời gian khoảng 25-30 giây cho nhịp trống chậm và 40 giây cho nhịp trống nhanh. Khi thấy bé dần quen, mẹ tăng tốc độ chuyển đổi giữa hai nhịp và thêm vào các hành động khác như dậm chân, xoay vòng để nâng cao khả năng vận động và sự tập trung cho bé nhé.
1.3. Tìm đồ vật bị mất
Cách dạy trẻ không tập trung tiếp theo là trò chơi tìm đồ vật bị mất. Mẹ chuẩn bị một số đồ dùng quen thuộc với bé (khoảng 5 – 8 món) như bình nước, quần áo, mũ nón,… đặt trên mặt bàn, xếp gọn gàng theo quy tắc màu sắc hoặc kích thước tăng dần. Mẹ chỉ tên, màu sắc và công dụng của từng món đồ từ trái sang phải, cứ đến mỗi món thì mẹ đọc tên đồ dùng rồi khuyến khích bé lặp lại tên gọi của món đó.
Sau đó, mẹ gợi ý bé chơi trò chơi cùng mẹ, bé sẽ đi tìm các đồ vật đã bị mất và nhận phần quà tương xứng cho mỗi lần tìm được. Ở lần chơi đầu tiên, mẹ nên giấu đồ ở nơi dễ tìm và gần với bé, như vậy khi bé tìm thấy và được khen thưởng, bé sẽ thích thú hơn với trò chơi này. Nếu độ khó quá cao ở lần đầu, bé không tìm ra sẽ dễ bị thất vọng và không muốn chơi nữa.
Mẹ tiếp tục bằng cách nhờ bé tìm đồ vật qua tên gọi, sau khoảng 3 lần chơi thì tăng độ khó lên và nói bé tìm đồ vật qua màu sắc hoặc công dụng: tìm đồ dùng để đi ngủ hay tìm đồ có màu xanh. Mỗi lần bé phát hiện ra một đồ vật, mẹ đừng quên tỏ ra bất ngờ, thích thú, khích lệ bé bằng sự công nhận và vỗ tay cho bé mẹ nhé.
Trò tìm đồ vật bị mất đạt hiệu quả cao với các bé từ 2 – 4 tuổi, sẽ hạn chế bé tiếp xúc với thiết bị di động và tăng khả năng tư duy, kích thích sự tìm tòi khám phá và sự tập trung của bé đó ạ.
1.4. Tìm sự khác biệt
Bé từ 3-5 tuổi khá nhạy với màu sắc, mẹ áp dụng trò chơi tìm sự khác biệt cho bé ở độ tuổi này sẽ giúp bé nhận biết tốt hơn, tăng khả năng cảm màu cho bé. Mẹ tham khảo các mẫu trò chơi tìm sự khác biệt, in màu ra hoặc mua sổ trò chơi trên Shopee cho bé chơi nhé mẹ.
Để chơi trò này, mẹ ngồi cạnh bé, chủ động tìm điểm khác biệt trước và giả như mẹ gặp câu khó không giải được, cần sự hỗ trợ của bé. Khi bé chú ý đến, mẹ tỏ ra bất ngờ khi tìm ra đáp án và khuyến khích bé giải câu tiếp theo. Mẹ dẫn dắt bé tìm kiếm và nếu bé không tìm ra đáp án, mẹ hướng dẫn cho bé bằng các câu hỏi mở, gần với đáp án để bé tập quen dần và hiểu quy tắc trò chơi.
Sau đó, khi bé giải được các hình ảnh thì mẹ nhớ tỏ ra ngưỡng mộ và vỗ tay hoan hô cho bé mẹ nhé. Trò chơi này không những luyện khả năng tập trung cho bé mà còn gắn kết bé gần gũi với mẹ hơn nữa đó ạ.
2. Phương pháp dạy trẻ kém tập trung bằng cách hình thành thói quen tốt
Trẻ em thường yêu thích các hoạt động vui vẻ, thú vị và kém tập trung với những hoạt động không thú vị, mang tính thử thách. Tuy nhiên, khi lớn lên, bé cần tập trung để học hỏi và tiếp thu những kiến thức trong trường học và cả trong sinh hoạt hàng ngày.
Bằng cách hình thành thói quen tốt, mẹ sẽ giúp bé tăng sự tập trung và khả năng chú ý, từ đó cải thiện trí óc và nâng cao thành tích học tập. Cách dạy trẻ không tập trung này đạt hiệu quả tốt hơn khi mẹ áp dụng sớm cho bé từ độ tuổi 3 – 5 nếu nhận thấy bé khó tập trung khi làm việc gì đó và dễ bị sao nhãng.
2.1. Làm một việc tại một thời điểm
Đối với người trưởng thành, việc hoàn thành nhiều công việc một lúc và “đa di năng” sẽ rất đáng khen. Nhưng nghiên cứu chỉ ra rằng, đa nhiệm làm giảm sự tập trung và giảm hiệu suất. Vì thế, mẹ hướng bé làm duy nhất một việc tại một thời điểm trong ngày sẽ tăng khả năng hoàn thành và độ tập trung của bé hơn hẳn đó ạ.
Để luyện được thói quen này, mẹ lên một danh sách các hoạt động trong ngày, đồng hành cùng bé để bé hoàn thành từng hoạt động một. Chẳng hạn mẹ cùng bé học hát bảng chữ cái để thuộc 5 – 6 chữ, sau khi bé thuộc rồi thì mẹ tiếp tục cùng chơi trò tìm sự khác nhau với bé trong khoảng 20 – 25 phút. Xong hoạt động này rồi thì mẹ và bé cùng giải 1 – 2 bài toán đơn giản. Sự đồng hành của mẹ sẽ giữ bé tập trung cho tới khi hoàn thành nhiệm vụ. Giữa các hoạt động, mẹ cho bé giải lao bằng một bữa ăn nhẹ sẽ khích lệ bé cố gắng hơn.
2.2. Chia nhiệm vụ thành từng phần nhỏ
Khi gặp các nhiệm vụ yêu cầu độ khó cao, như mặc quần áo, làm bài tập về nhà, việc chia nhỏ nhiệm vụ thành từng phần giúp bé dễ tiếp cận, dễ tập trung hơn và bé không bị nản. Ví dụ nếu bé đang học cách mặc quần áo, mẹ đặt mục tiêu ban đầu là cách phân biệt mặt trái, mặt phải của quần áo, hướng dẫn bé và để bé thực hiện thường xuyên cho đến khi thành thạo. Sau đó mới gợi ý bé cách xỏ tay, cài cúc để bé biết cách thực hiện chính xác. Mẹ áp dụng phương pháp chia nhỏ này trong sinh hoạt và cả học tập của bé đều được đó ạ.
2.3. Dạy con cách quan sát kỹ sự vật hiện tượng
Kỹ năng quan sát sự vật bên ngoài là tiền đề cốt lõi để giảm sự mất tập trung ở bé. Để luyện được kỹ năng này, mẹ cùng bé thay phiên nhau quan sát đồ vật trong phòng để tìm ra đồ vật đúng với mô tả của mẹ, hoặc lắng nghe lời bài hát và lặp lại cho đúng, học thuộc các động tác trong một bài tập thể dục. Đây đều là các gợi ý tốt để bé chú ý kỹ hơn đến sự vật xung quanh. Cách dạy trẻ không tập trung này không những giữ bé tập trung mà còn rèn luyện khả năng tư duy cho bé rất hiệu quả.
2.4. Giới hạn thời gian thực hiện hành động
Giới hạn và đặt mục tiêu thời gian thúc đẩy bé hoàn thành mọi việc nhanh hơn, tránh sự trì hoãn. Điều này rất có ý nghĩa trong việc nâng cao sự tập trung cho bé, đặc biệt ở những bé dưới 5 tuổi, chưa có khái niệm về thời gian.
Khi bé làm việc gì đó, mẹ khích lệ bé hoàn thành việc đó trong một khoảng thời gian cố định trước khi ăn nhẹ và nghỉ giải lao. Ví dụ học bảng chữ cái xong thì mới được chơi, xỏ giày trong trong lúc mẹ tìm chìa khóa,… mẹ gợi ý các mốc thời gian cho bé và có thể rút ngắn thời gian lại khi bé dần quen mẹ nhé. Mẹ cũng lưu ý không nên đặt các khoảng thời gian 10 phút, 15 phút vì lúc này bé chưa biết xem giờ đâu ạ. Thay vào đó mẹ hãy liên hệ đến những hành động thực tế như trên để bé dễ kiểm soát thời gian hơn.
2.5. Tuân thủ lịch trình nghỉ ngơi khoa học
Lịch trình nghỉ ngơi bao gồm thời gian ngủ và thư giãn của bé. Mỗi độ tuổi bé cần có thời gian giấc ngủ khác nhau: trẻ từ 1 – 3 tuổi nên ngủ đủ 12 tiếng mỗi ngày, từ 3 – 6 tuổi thì 10 tiếng ngủ mỗi ngày là thích hợp và trẻ từ 6 tuổi trở lên sẽ là 7 – 9 tiếng/ngày. Thời gian thư giãn của bé thường là 10 – 20 phút nghỉ ngơi giữa các buổi để giảm căng thẳng và cho bộ não xả hơi sau khi tập trung học tập.
Lịch trình nghỉ ngơi khoa học rất cần thiết để trẻ hồi phục sau một ngày dài ở trường và hạn chế hành vi cáu kỉnh, ủ rũ do nghỉ ngơi không đủ. Mẹ lưu ý cho bé thư giãn, ngồi thả lỏng và không suy nghĩ gì cả, tránh để bé chơi điện tử, xem điện thoại trong thời gian này. Việc này sẽ hạn chế việc não bộ bé hoạt động với cường độ mạnh, bé mất sức, việc cho bé thư giãn sẽ không còn tác dụng nữa đâu mẹ.
3. Dạy trẻ kém tập trung – 4 điều mẹ cần làm
Bên cạnh việc bổ sung các bài tập và phương pháp cho bé, mẹ cũng đừng quên để ý đến chế độ dinh dưỡng, sự tương tác giữa mẹ và bé để tạo sự thoải mái cho bé song song với tăng cường hiệu quả bài tập mẹ nhé. Cụ thể dưới đây là 4 điều mẹ cần làm khi dạy trẻ kém tập trung:
3.1. Bổ sung thực phẩm giúp tăng sự tập trung cho trẻ
Chế độ thực phẩm lành mạnh liên hệ trực tiếp đến mức độ tập trung của bé. Mỗi loại thực phẩm đều có hàm lượng dinh dưỡng khác nhau, đòi hỏi mẹ nắm được đặc điểm thực phẩm để cho bé măm măm. Ví dụ trong khi ăn thực phẩm chứa nhiều đường khiến bé uể oải thì thực phẩm giàu protein tăng cường trí não và giúp bé tập trung hơn. Mẹ nhớ bổ sung một chế độ ăn lành mạnh và đủ dinh dưỡng để bé nhà mình khỏe mạnh và tăng hiệu quả của các phương pháp dạy trẻ kém tập trung mẹ nhé.
1 – Thực phẩm nên bổ sung cho bé:
Rau xanh và trái cây cung cấp chất chống oxy hóa tốt cho sự phát triển não bộ. Thịt, cá hồi, trứng và các loại hạt chứa một lượng protein dồi dào và vitamin giúp điều hòa thần kinh, nâng cao nhận thức và hỗ trợ bé tăng sự tập trung rất tốt. Mẹ khéo léo thêm các loại thực phẩm này vào bữa ăn cho bé thông qua các món ăn hấp dẫn và thực đơn đa dạng mẹ nhé.
2 – Thực phẩm không nên cho bé ăn:
Các loại đồ uống có chứa caffeine và bánh, đồ ăn vặt chứa nhiều đường là “kẻ thù” cho sự tập trung của bé. Mặc dù loại thức ăn này ngon miệng nhưng mẹ cần tránh cho bé ăn vì đây là nguyên nhân dẫn đến sự chậm phát triển của não bộ và thậm chí còn ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé, dễ gây béo phì và tiểu đường đó mẹ.
3.2. Động viên con bằng phần thưởng
Thiết lập hệ thống phần thưởng là điều mẹ nên làm trong khi áp dụng các bài tập tăng sự tập trung cho bé. Phần thưởng không chỉ là bánh kẹo, đồ chơi mà có thể là bất cứ thứ gì mà bé yêu thích và muốn có, chẳng hạn như đi công viên, bơi lội, trượt ván. Mẹ đừng quên lời khen và sự tuyên dương cũng là một loại phần thưởng rất tốt để khích lệ bé, đôi khi đây còn là món quà mà bé mong đợi nhất sau khi hoàn thành một nhiệm vụ nữa đó mẹ.
3.3. Quan sát con và cho con không gian riêng
Việc quan sát bé sẽ giúp mẹ nhận ra rằng bé có đang vui vẻ với hoạt động và bài tập này hay không. Nếu bé thể hiện sự khó chịu hoặc gượng ép, mẹ nên dành cho bé một không gian riêng để bé được thoải mái làm điều bé muốn. Trong thời gian giải trí của bé, mẹ nên cho bé “thỏa sức sáng tạo” thay vì chỉ chăm chăm thực hiện theo chỉ dẫn của mẹ .Khi được tự do “làm chủ”, bé sẽ cảm nhận được sự tôn trọng của mẹ và hợp tác tốt hơn.
3.4. Đừng bắt ép con làm điều con không thích
Mẹ luôn muốn những điều tốt đẹp nhất cho con, đây là điều dễ hiểu nhưng khi con không thích hoặc không thoải mái, mẹ đừng bắt ép con nhé. Việc bắt ép bé làm những điều không thích dễ làm bé bị stress và rơi vào chứng trầm cảm. Nếu các hoạt động, bài tập đó thực sự có ích cho sự phát triển của con, mẹ dành thời gian để lắng nghe suy nghĩ của bé để biết tại sao bé không thích, rồi nhẹ nhàng khuyên bảo, giải thích cho bé hiểu đúng. Mẹ tránh việc lớn tiếng khi con không làm theo lời mẹ, cáu gắt hoặc bỏ mặc con một mình mẹ nhé.
Phương pháp dạy trẻ kém tập trung nào thì cũng chỉ đạt được hiệu quả tốt nhất khi bé vui vẻ và sẵn sàng tiếp nhận thôi mẹ ạ. Mẹ dành sự quan tâm và thấu hiểu cho bé nhà mình, mẹ nhé.
Vậy là mẹ đã biết tất tần tật các phương pháp dạy trẻ kém tập trung rồi. Mẹ nhớ áp dụng đúng cách và đừng quên các lưu ý trên để thu được hiệu quả tốt nhất, tạo tiền đề cho bé yêu phát triển toàn diện mẹ nhé. Nếu mẹ còn thắc mắc về cách dạy trẻ không tập trung , mẹ bình luận ngay dưới bài viết này để Góc của mẹ giải đáp cho mẹ kịp thời và nhanh chóng nhất.