Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Gửi mẹ đang “mất ngủ” –  13 cách cải thiện giấc ngủ cho bé!

Bé cưng không chịu ngủ mà quấy khóc suốt đêm, mẹ vừa xót con vừa cuống quýt dỗ con nên mất ngủ, sáng nào tinh thần cũng uể oải. Mẹ cũng sợ con thiếu ngủ dẫn đến chậm phát triển. Đừng lo lắng quá mẹ ơi, chỉ là do 2 mẹ con chưa hiểu nhau thôi! Bình tĩnh đọc bài viết dưới đây để biết bé mất ngủ do đâu, biết con muốn gì và có phương pháp cải thiện giấc ngủ cho bé cực đơn giản mà lại khoa học mẹ nhé!

Cải thiện giấc ngủ cho bé
Mách mẹ 13 cách cải thiện giấc ngủ cho bé chuẩn chuyên gia

1. 5 cách cải thiện giấc ngủ cho bé gặp vấn đề về sinh lý

Trên hành trình khôn lớn, bé yêu sẽ có những thay đổi nhất định về tâm sinh lý. Do đó, ở từng độ tuổi, bé có tình trạng sinh lý khác nhau. Vấn đề này ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng giấc ngủ của con nên dựa theo từng độ tuổi để có cách cải thiện giấc ngủ cho bé phù hợp mẹ nhé.

1.1. Cách cải thiện giấc ngủ cho bé 0 – 3 tháng tuổi

Bé sơ sinh mới ra đời ngủ rất nhiều, đến 17 – 18 tiếng/ngày. Con thường ngủ không phân biệt ngày đêm và tỉnh giấc mỗi 3 – 4 tiếng để nạp thêm sữa. Bé ngủ chủ yếu ở trạng thái REM nên hệ hô hấp làm việc liên tục, nhịp tim nhanh và con rất nhạy cảm với các tác động bên ngoài. Nếu ban ngày bé không bị ai tác động và ngủ quá nhiều thì đến ban đêm, con chẳng buồn ngủ nữa, thế nên mới xảy ra tình trạng con quấy phá và khóc suốt đêm.

Bé sơ sinh từ 0-3 tháng tuổi
Bé sơ sinh 0 – 3 tháng tuổi ngủ rất nhiều, bé ngủ cả ngày lẫn đêm

Để cải thiện giấc ngủ cho bé 0 – 3 tháng tuổi, mẹ lưu ý tránh cho con ngủ nhiều vào ban ngày, thấy con ngủ quá 4 – 5 tiếng thì nhẹ nhàng đánh thức bé cưng dậy để bú sữa. Con sẽ không bị đói, ngủ đủ – đúng giấc nên đêm đến ít quấy phá hơn.

1.2. Cách cải thiện giấc ngủ cho bé 4 – 5 tháng tuổi

Sau 3 tháng đầu đời, bé sẽ ngủ ít hơn và bắt đầu tự xây dựng lịch trình ngủ của riêng mình. Tuy nhiên, lịch trình này thường không rõ ràng và giai đoạn này, con bắt đầu cảm nhận được thế giới xung quanh như màu sắc, khuôn mặt của mẹ hay bầu trời, ánh nắng.

Ban ngày bé thích chơi, mệt là ngủ, đến đêm thì ngủ giấc ngắn liên tục, cứ 3 – 4 tiếng là lại tỉnh, một đêm mẹ phải thức rất nhiều lần để nạp sữa cho con. Uống sữa xong con không ngủ ngay mà cứ quay qua lăn lại, rồi đòi chơi với mẹ, quấy khóc.

Cải thiện giấc ngủ cho bé từ 0 đến 3 tháng tuổi
Mẹ lưu ý khi cho bé bú đêm để tăng chất lượng giấc ngủ

Mỗi đêm, khi nạp sữa cho bé, mẹ hãy bế con thật nhẹ nhàng, đặt lên tay trái của mẹ rồi cho bú, tay còn lại thì xoa nhẹ lưng để con dễ chịu, hạn chế trào ngược và chìm vào giấc ngủ nhanh hơn nhé.

1.3. Cách cải thiện giấc ngủ cho bé 6 tháng – 11 tháng tuổi

Bé 6 tháng là chuyển sang ăn dặm và cứng cáp hơn, con tập ngồi và ăn rất giỏi. Thế nhưng, con vẫn chưa phân biệt được ngày đêm và ngủ bất cứ khi nào buồn ngủ. Điều này dẫn đến chất lượng giấc ngủ không tốt, con hay mất ngủ vào đêm, ngủ nhiều ban ngày và quấy phá, khó chịu. Dạy con phân biệt ngày đêm để hạn chế điều này mẹ nhé.

Cải thiện giấc ngủ cho bé từ 6-11 tháng tuổi
Mẹ chủ động chơi với bé vào buổi sáng để con ít ngủ ngày và ngủ nhiều về đêm hơn

Vào buổi sáng, mẹ nên chủ động chơi đùa cùng bé, cho bé măm măm, hát hò, vỗ tay, chơi xe đồ chơi và các bài vận động nhẹ để con thấy thích thú và ít ngủ hơn. Đến tối, mẹ tắt hết các thiết bị âm thanh như tivi, radio, điện thoại di động, giữ ánh sáng đèn ngủ nhẹ và không chơi đùa với bé nữa. Để con nhận thức nhanh hơn, mẹ nói với bé rằng: “đã đến giờ đi ngủ, con hãy cùng mẹ lên giường nào”. Nhớ giữ yên lặng, đi nhẹ nói khẽ để tránh tác động đến giấc ngủ, làm bé con tỉnh giấc mẹ nhé.

Cải thiện giấc ngủ cho bé từ 1-2 tuổi
Đi nhẹ nói khẽ vào ban đêm để tránh làm gián đoạn giấc ngủ của con yêu mẹ nhé!

1.4. Cách cải thiện giấc ngủ cho bé 1 – 2 tuổi

Từ 1 tuổi trở lên, bé yêu sẽ ít ngủ vào ban ngày và hình thành đồng hồ sinh học đúng chu kỳ ngày – đêm của mình. Mỗi tối, bé cần được ngủ 12 – 14 tiếng và thêm 30 phút ngủ trưa nữa là đủ. Nhưng đôi khi, bé trằn trọc và khó ngủ vào ban đêm, đó là do đồng hồ sinh học chưa hoàn thiện hoặc con đã (đang) cai sữa đêm nên thèm bú. Mỗi lần như thế, mẹ vỗ nhẹ vào lưng bé, hát ru nhẹ nhàng hoặc nói chuyện, tâm sự cùng con để tạo cảm giác yên tâm, giúp con ngủ ngon hơn.

Cũng có trường hợp bé đã hơn 1 tuổi rồi mà vẫn cứ mút tay, trông dễ thương đó nhưng rất có hại mẹ ơi. Con vừa ngủ không ngon mà lại còn làm răng miệng con phát triển không bình thường, bị nói ngọng nữa. Để đánh bay các tác hại xấu trên, mẹ tham khảo bài viết 4 cách cai mút tay cho bé cực đơn giản và hiệu quả nhé!

Giúp bé bỏ thói quen mút tay
Mẹ nên cai mút tay cho bé để tránh làm gián đoạn giấc ngủ và tác động xấu đến bé

1.5. Cách cải thiện giấc ngủ cho bé 3 – 5 tuổi

Ở độ tuổi 3 – 5 tuổi, con đã bắt đầu đi mẫu giáo và làm quen với nhiều bạn mới. Ban ngày con chơi rất vui vẻ nhưng đêm về, con lại bị mất sức và trằn trọc khó ngủ. Để đảm bảo con ngủ đủ 8 – 10 tiếng mỗi đêm và tràn đầy năng lượng, mẹ nên tâm sự với cô giáo, dặn cô để ý đến con, không cho con nô đùa quá sức, đảm bảo bé yêu vận động vừa phải vào ban ngày.

Đến tối, mẹ tắt hết thiết bị di động, tivi, không cho bé xem điện thoại và giữ không gian yên tĩnh, ấm áp vừa đủ, bé sẽ ngủ ngoan và sâu giấc hơn đó ạ.

Cải thiện giấc ngủ cho bé từ 3-5 tuổi
Bé lớn rồi mà cứ đòi nghịch điện thoại rồi khó ngủ là phải cai ngay mẹ nhé

2. 2 cách cải thiện giấc ngủ cho bé gặp vấn đề về sinh hoạt

Ngoài các đặc điểm sinh lý ở trên, vấn đề sinh hoạt hàng ngày cũng là nguyên nhân dẫn đến chất lượng giấc ngủ kém ở bé yêu. Hầu như bé nào cũng sẽ gặp các vấn đề này và để cải thiện chất lượng ngủ cho bé, mẹ tham khảo ngay 2 cách làm cực hiệu quả này nhé!

2.1. Cách cải thiện giấc ngủ do thay đổi đổi đột ngột trong thói quen hàng ngày

Bé sơ sinh rất nhạy cảm, chỉ cần một thay đổi nhỏ trong thói quen hàng ngày cũng có thể làm bé bị sốc, không làm quen được và mất ngủ. Chẳng hạn, bình thường bé được uống sữa 1 cữ/đêm trước khi ngủ nhưng đến giai đoạn 1 tuổi, vì để cai sữa mà mẹ cắt bình bú của bé đột ngột, bé sẽ sốc và không ngủ được đâu ạ.

Vì thế, dù là làm gì hay thay đổi gì trong hoạt động hàng ngày, mẹ cũng nên thực hiện chậm lại, cắt giảm từng bước một các thói quen xấu của con. Mỗi ngày mẹ nên tâm sự, trò chuyện với con để xem con có đang bị ngợp hay sốc gì do thay đổi thói quen hàng ngày hay không. Rồi từ đó mẹ nhẹ nhàng giải thích cho bé hiểu, an tâm và ngủ ngon giấc hơn nhé.

Tránh thay đổi đột ngột thói quen hàng ngày của trẻ
Tránh thay đổi đột ngột thói quen hàng ngày kẻo con bị sốc và hay giật mình vào ban đêm sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình cải thiện giấc ngủ cho trẻ

2.2. Cách cải thiện giấc ngủ do bé nô đùa quá sức vào ban ngày

Lúc mới nhận biết thế giới xung quanh hay quen biết bạn mới, con sẽ rất thích thú và nô đùa quên “điểm dừng”, dẫn đến mệt lả người. Người lớn lúc mệt có thể ngủ ngay do đã biết cách điều chỉnh hơi thở và nhịp tim nhưng bé yêu thì không. Khi mệt quá con sẽ khó ngủ và quấy khóc cả đêm, cả mẹ và bé đều mất ngủ.

Để cải thiện giấc ngủ cho bé yêu, mẹ nên giữ bé vận động vừa phải vào ban ngày, tập 1 – 2 động tác thể dục đơn giản như giơ tay lên xuống theo nhịp, hít thở sâu nhằm điều chỉnh lại hơi thở. Một ly nước/sữa ấm trước khi ngủ 1 – 2 tiếng cũng là gợi ý hay ho để cân đối nhịp tim và hô hấp, giảm mệt mỏi và kích thích não chìm vào giấc ngủ sâu hơn.

Bé nên vận động và vui chơi ban ngày
Giữ bé vận động và nô đùa vừa phải vào ban ngày để con ngủ ngon hơn khi về đêm mẹ nhé

3. 2 cách cải thiện giấc ngủ cho bé gặp vấn đề sức khỏe

Lúc sức khỏe không tốt hay khó chịu trong người, con sẽ rất khó để ngủ ngon đó mẹ. Mà càng không ngủ ngon thì con ốm càng nặng, vậy nên mẹ cần có cách xử lý phù hợp và nhanh chóng để cải thiện giấc ngủ ngon cho bé cưng. Tham khảo ngay 2 cách cải thiện giấc ngủ cho bé gặp vấn đề sức khỏe chuẩn khoa học này để áp dụng cho bé mẹ nhé!

3.1. Cải thiện giấc ngủ cho bé bị mộng du

Chứng mộng du xảy ra vào khoảng đầu của giấc ngủ ban đêm và thường gặp nhất ở các bé từ 4 – 8 tuổi. Bé ngồi dậy, đi lang thang bên ngoài, nói chuyện liên tục, mở mắt khi ngủ,… là các biểu hiện phổ biến của chứng mộng du. Đây có thể coi là triệu chứng đơn thuần ở bé và biến mất lúc con lớn hơn nhưng sẽ là bệnh lý nếu gây ảnh hưởng xấu đến bé. Ví dụ như con ngủ không ngon giấc, mất ngủ kéo dài, bị té và tỉnh giấc, rối loạn kích thích, hoảng sợ ngay trong khi mộng du.

Không đánh thức bé khi bị mộng du
Mẹ đừng đánh thức khi bé đang mộng du mà hãy nhẹ nhàng dẫn con về giường ngủ nhé

Lúc bé bị mộng du và bật dậy đi lại xung quanh, mẹ không nên đánh thức bé mà nhẹ nhàng nắm tay và dẫn con trở lại giường ngủ. Đồng thời, mẹ cũng giữ bí mật với con về việc con bị mộng du để tránh làm bé sốc và hoảng sợ. Mẹ kết hợp cho bé tắm nước ấm và kể chuyện cổ tích cho con nghe trước khi ngủ để giúp con thoải mái, ngủ sâu giấc hơn nhé.

3.2. Cải thiện giấc ngủ cho bé hay gặp ác mộng

Ác mộng thường xảy ra trong nửa sau của giấc ngủ. Khi gặp ác mộng, tim bé đập nhanh, hô hấp dồn dập và tỉnh giấc. Nhiều bé nhớ rất rõ ràng về sự kiện đó nên lo lắng, bồn chồn tay chân, không thể ngủ trở lại được. Gặp ác mộng sẽ là bệnh lý khi nó kéo dài không dứt và gây ra các rối loạn căng thẳng cho bé hậu giấc mơ.

Bé yêu khi gặp tình trạng này nên nghe chuyện cổ tích, tránh coi phim đáng sợ, phim ma hay các trò chơi kích thích sự sợ hãi trước khi ngủ như trốn tìm, ú òa. Việc ôm gấu bông hay đồ chơi yêu thích khi ngủ cũng giúp bé ít gặp ác mộng hơn.

Bé hay gặp ác mộng
Ác mộng là tình trạng thường gặp ở các bé từ 3 – 6 tuổi

Nếu vẫn không có cải thiện, mẹ nên tâm sự và trò chuyện cùng con để biết nỗi sợ hãi của con là gì, từ đó tìm ra biện pháp để giúp con vượt qua nỗi sợ. Chẳng hạn, mẹ tâm sự và biết được con sợ ma búp bê nên không ngủ được, vậy mẹ cất hết các món đồ liên quan đến búp bê trong nhà, không cho con xem các video có búp bê, vẽ búp bê ra tờ giấy sau đó xé và ném đi, rồi ôm con, vỗ nhẹ vào lưng trước khi ngủ để con bớt sợ.

Mẹ nên bên bé trước khi ngủ
Mẹ luôn “sát cánh” cùng con để vượt qua nỗi sợ trong giấc mơ cũng là một phương pháp cải thiện giấc ngủ cho trẻ hiệu quả

Sử dụng thực phẩm cải thiện giấc ngủ cũng đang được nhiều mẹ bỉm truyền tai nhờ hiệu quả tốt. Tuy nhiên, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo không nên sử dụng các chất an thần cho bé nhỏ dưới 2 tuổi. Do đó, chỉ bé trên 2 tuổi và gặp ác mộng, mộng du kéo dài không có dấu hiệu suy giảm thì mẹ mới cho bé dùng các thực phẩm chức năng nhé.

Gợi ý cho mẹ 4 loại thực phẩm giúp bé ngủ ngon an toàn, chất lượng cao để tham khảo dùng cho bé yêu sau đây:

Tên sản phẩm Đặc điểm nổi bật Giá tham khảo
Siro ngủ ngon Harker Calm & Sleep – Gerbaby
  • Không chất phụ gia gây hại cho bé: Siro làm hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên, nói không với chất tạo màu, glutein, chất bảo quản,…
  • Bé hợp tác uống siro: Hương cam dịu nhẹ, có vị ngọt nên bé nào cũng mê
389.000 đồng/150ml
Siro Pediakid Sommeil Ngủ Ngon
  • Cải thiện tinh thần bé: Giúp thư giãn tinh thần và tạo giấc ngủ sâu cho bé
  • Bé dễ uống: Siro thơm ngọt từ cam, quả anh đào nên bé khá thích uống
204.000 đồng/125ml
Siro Giúp Trẻ Ngủ Ngon Sonno Pharmalife
  • An toàn cho bé: Siro được làm 100% từ thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn cho sức khỏe của bé
  • Mẹ dễ thao tác: Thiết kế lọ siro dạng giọt giúp mẹ dễ đong đếm, tránh cho bé uống quá nhiều
345.000 đồng /30ml
Thuốc ngủ ngon cho bé ColicKiddy
  • Dễ bảo quản: Thuốc dạng viên nhỏ được đặt trong hộp kín nên cực dễ bảo quản, ít bị ngậm nước hay hư hỏng
  • Bé dễ ngủ và ít quấy khóc: Thuốc giúp giảm đầy hơi, khó tiêu và xoa dịu thần kinh ở bé nên con dễ ngủ và ít tỉnh giấc giữa đêm
300.000 đồng /hộp

4. 4 Cách cải thiện giấc ngủ cho bé khó ngủ do yếu tố bên ngoài

Bé sơ sinh ngủ nhiều nhưng không sâu, do con rất nhạy cảm, chỉ cần một tác động nhỏ ở bên ngoài thôi cũng khiến con tỉnh giấc. Các yếu tố gây mất ngủ ở con như là tiếng ồn, đèn sáng, âm thanh từ tivi, điện thoại hay cảm giác dính dớp ở tã, gối ngủ quá cứng, trời quá lạnh,… Mẹ cần “gạt bỏ” các yếu tố bên ngoài này để nâng cao chất lượng giấc ngủ cho bé cưng. Cụ thể, mẹ xem ngay 4 cách cải thiện giấc ngủ cho trẻ cực chuẩn chỉnh sau đây:

4.1. Đảm bảo con thoải mái khi ngủ

Khi thoải mái và dễ chịu con sẽ ngủ ngon và sâu hơn nhiều, nên mẹ đừng quên tạo điều kiện ngủ thật tốt cho con. Bên cạnh gối nằm mềm mại, chăn ấm áp và đèn ngủ dịu nhẹ, mẹ cũng nên chú ý thay tã và lau chùi cho con thường xuyên nếu con tè nhiều để tránh cảm giác dính nhớp, nổi mẩn đỏ làm con khó chịu.

Không gian ngủ cho bé
Khi được nằm thoải mái, con sẽ ngủ sâu giấc và ít giật mình tỉnh giấc giữa đêm

Để tiện lợi hơn, bớt thời gian và công sức thay tã cho bé, mẹ nên lựa chọn các thiết kế tã/bỉm dán thấm hút tốt, bề mặt thoáng, không mùi và không chất phụ gia độc hại. Gợi ý tã dán Ultraflow được sự ưu ái của nhiều mẹ bỉm hiện nay với các hạt SAP siêu thấm hút cao cấp trải dài toàn miếng tã và rãnh thoát khí 3D, tỏa nhiệt 360 độ đóng được xuyên đêm giúp bé luôn thoải mái và thông thoáng khi ngủ, không sợ mẩn đỏ, hăm tã, kể cả với bé có làn da nhạy cảm và tè nhiều vào ban đêm mẹ ơi. Sáng dậy, mẹ sờ bề mặt tã vẫn khô rong đó ạ!

Tã/bỉm dán cao cấp, siêu thấm hút giúp giảm dính nhớp và nổi đỏ, bé ngủ ngon hơn mỗi đêm
Tã/bỉm dán cao cấp, siêu thấm hút giúp giảm dính nhớp và nổi đỏ giúp cải thiện giấc ngủ cho trẻ sơ sinh mỗi đêm

4.2. Đảm bảo con được ngủ trong không gian phù hợp

Không gian quá hẹp, không có cửa sổ dễ tạo cảm giác bí bách, khiến con khó ngủ sâu giấc. Vì thế, để cải thiện giấc ngủ cho bé, mẹ nên cho con ngủ ở không gian phù hợp:

  • Phòng rộng rãi, thoáng mát, có lỗ thoát khí
  • Phòng có cửa sổ
  • Sử dụng màn che nếu cửa trong phòng quá lớn để nắng gắt không làm bé tỉnh giấc
  • Sơn phòng với các gam màu đậm như xám, xanh đậm,… để bé ngủ sâu hơn
Không gian ngủ dễ chịu cho bé
Để cải thiện giấc ngủ cho trẻ sơ sinh tốt nhất mẹ nên cho bé trong không gian thoáng, rộng rãi và thoải mái nhất

4.3. Hạn chế bật các thiết bị điện tử không cần thiết

Các thiết bị điện tử phát ra ánh sáng nhân tạo và sóng âm gây ức chế sản sinh melatonin – hợp chất đóng vai trò quan trọng đưa bé vào giấc ngủ. Nếu mẹ mở điện thoại, tivi vào ban đêm, con sẽ rất khó ngủ và trằn trọc suốt đêm. Do đó, mẹ hạn chế bật các thiết bị điện tử không cần thiết để cơ thể bé sản sinh melatonin tự nhiên và chìm vào giấc ngủ thật ngon nhé.

Không cho bé sử dụng điện thoại, TV trước khi ngủ

4.4. Hạn chế sử dụng các loại thuốc có tác dụng phụ

Một số loại thuốc như Corticosteroid, thuốc chống trầm cảm SSRI, thuốc ức chế chuyển hóa ACE,… có chứa hợp chất gây mất ngủ nên nếu dùng thường xuyên, bé cưng sẽ khó ngủ kéo dài, dẫn đến mệt mỏi và cáu kỉnh. Mẹ hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thuốc có tác dụng phụ này cho bé hoặc cho mẹ (nếu mẹ đang cho con ti) để con ngủ ngon mỗi đêm nhé.

Hạn chế thuốc có tác dụng phụ gây mất ngủ cho bé
Hạn chế tối đa các loại thuốc có tác dụng phụ để tránh bé cưng bị mất ngủ, trằn trọc

Vậy là mẹ đã hiểu bé mất ngủ là do đâu và có phương pháp xử lý, hỗ trợ thích hợp nhằm giúp cải thiện giấc ngủ cho bé. Giấc ngủ đối với bé cưng là rất quan trọng, nên mẹ đừng lơ là mà chú ý quan tâm, thấu hiểu con để cả mẹ và bé đều ngủ đầy đủ và khỏe mạnh nhất. Nếu vẫn còn băn khoăn về cải thiện giấc ngủ cho trẻ sơ sinh, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để Góc của mẹ hỗ trợ mẹ kịp thời và nhanh chóng nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Gửi mẹ đang “mất ngủ” –  13 cách cải thiện giấc ngủ cho bé!”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0