Bé yêu của mẹ chuẩn bị bước vào tháng thứ 6 cũng là lúc bé phải ăn dặm rồi. Chắc hẳn các mẹ sẽ cảm thấy thật khó khăn khi phải lên thực đơn ăn dặm cho bé đúng không nào. Để giúp mẹ bớt phần lo lắng bài viết dưới đây sẽ gợi ý đến mẹ các phương pháp chế biến đồ ăn dặm cho bé qua các tháng. Các mẹ cùng đón đọc nhé!
Mục lục
1. Ăn dặm là gì?
Ăn dặm cho bé có nghĩa là ngoài sữa mẹ bé được bổ sung các thức ăn khác. Đó là các loại vitamin từ rau, cá, thịt, hoa quả… và cả tinh bột. Tuy nhiên các chất dinh dưỡng này chỉ bổ sung thêm cho bé chứ không hoàn toàn thay thế được sữa mẹ. Sữa mẹ chứa rất nhiều các yếu tố kháng khuẩn có lợi giúp bé tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh đó còn giúp bé giảm nguy cơ mắc phải một số bệnh. Vì thế mẹ vẫn phải cho bé ti như thường.
2. Thời điểm mẹ cần lập thực đơn ăn dặm là khi nào?
Thời gian bé ăn dặm là khi bé được 4 đến 5 tháng tuổi. Tuy nhiên theo ý kiến các chuyên gia thời gai tốt nhất bé yêu của mẹ có thể ăn dặm là từ tháng thứ 6 trở ra. Lúc này sữa mẹ không đủ đáp ứng cho sự phát triển của bé vì thế mẹ cần cho bé tập ăn dặm.
3. Phương pháp chế biến đồ ăn dặm theo tháng tuổi
3.1. Phương pháp chế biến đồ ăn dặm cho bé 6 – 7 tháng tuổi
Khi bé yêu của mẹ được 6 tháng tuổi cũng là lúc mẹ cho bé bước đầu tập ăn dặm . Lúc này mẹ nên lập thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng – 7 tháng tuổi. Bắt đầu tập ăn thức ăn nghiền xay hoặc bột loãng. Mẹ nên kết hợp 1 bữa ăn và 1 bữa bú sữa mẹ. Lượng thức ăn mẹ có thể cho bé ăn là khoảng từ 100 đến 200 ml.
Sang tháng thứ 7 mẹ nên tăng bữa ăn dặm của bé lên là 2 bữa và 1 bữa bú mẹ. Mẹ nên nghiền hoặc thái nhỏ thức ăn. Có thể sử dụng bột đặc. Lượng thức ăn mẹ cho bé ăn trong tháng thứ 7 là khoảng 200 ml.
3.2. Phương pháp chế biến đồ ăn dặm cho bé 8 – 9 tháng tuổi
Mẹ vẫn duy trì cho bé ăn các loại rau củ, trái cây và thịt xay nhuyễn trong tháng này nhé. Bên cạnh đó mẹ cũng nên bổ sung cho bé ăn thêm bột ngũ cốc để có thêm chất sắt . Lượng thức ăn mẹ có thể cho bé ăn là khoảng hơn 200 ml cụ thể là 230 ml.
Bước vào tháng thứ 9 bé đã phát triển hơn rồi. Lúc này mẹ không cần phải nghiền hoặc xay nát thức ăn cho bé nữa. Thay vào đó mẹ có thể tìm cách chế biến thức ăn dặm cho bé như thái nhỏ, hoặc thái thành khúc đế bé có thể cầm nắm ăn. Mẹ cũng có thể cho bé ăn bột đặc hơn trong tháng này. Mẹ vẫn nên cho bé bú như thường và tăng thêm bữa ăn dặm cho bé. Lúc này mẹ nên cho bé bú 1 và ăn 3. Lượng thức ăn mẹ có thể cho bé ăn khi bé bước vào tháng thứ 9 là khoảng từ 250 ml.
3.3. Phương pháp chế biến đồ ăn dặm cho bé 10 – 12 tháng tuổi
Bước vào tháng thứ 10 và tháng thứ 11 mẹ có thể cho bé làm quen với cháo. Mẹ có thể thử phương pháp chế biến thái khúc thức ăn cho bé chứ không cần phải xay nhuyễn nữa. Mẹ nên cho bé ăn và ti mẹ kết hơp. Lúc này mẹ sẽ cho bé bú mẹ 1 bữa và ăn dặm 3 bữa. Lượng thức ăn mẹ có thể cho bé ăn là khoảng 250 ml đến 300 ml.
Bước vào tháng 12 bé yêu của mẹ có thể ăn cháo được rồi. Mẹ có thể nấu một nồi cháo trắng cho bé ăn cả ngày. Lưu ý mẹ cần nấu nhừ nhé. Mỗi bữa mẹ múc khoảng 200 ml và cho vào nồi sau đó có thể cho thêm thịt, cá, rau, củ… cho bé ăn thay đổi mẹ nhé.
3.4. Phương pháp chế biến đồ ăn dặm cho bé từ 12 đến 23 tháng tuổi
Khi bé của mẹ được một tuổi mẹ có thể cho bé ăn đa dạng các loại thức ăn hơn. Lúc này mẹ nên cho bé ăn khoảng 4 bữa một ngày. Trong mỗi bữa của bé, mẹ nên áp dụng phương pháp chế biến thức ăn có các chất như tinh bột, rau, dầu mỡ, cá, thịt …
3.5. Phương pháp chế biến đồ ăn dặm cho bé từ 24 đến 36 tháng tuổi
Giai đoạn này bé yêu của mẹ có thể ăn cơm giống người lớn rồi. Tuy nhiên răng bé chưa chắc nên mẹ không nên cho bé ăn các thức ăn quá cứng hoặc quá dai mẹ nhé. Phòng trường hợp bé có thể nghẹn hoặc hóc nên bé vẫn cần phương pháp chế biến riêng.
Bé yêu được 2 tuổi trở ra bé sẽ bớt bú mẹ và hầu như là không còn bú mẹ nữa. Lúc này đây mẹ nên cho bé ăn nhiều hơn và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để giúp bé phát triển một cách toàn diện. Mẹ nên cho bé ăn từ 3 đến 4 bữa chính và khoảng từ 1 đến 2 bữa phụ trong 1 ngày.
4. Phương pháp chế biến thức ăn dặm cho bé
4.1.Chiên (rán)
Đối với bé ở giai đoạn ăn dặm, các mẹ không nên chế biến món ăn theo cách này, vì ở nhiệt độ cao dầu ăn có thể sinh ra nhiều độc tố không có lợi cho sức khỏe của bé.
4.2.Hấp
Đây được xem là cách chế biến thông minh nhất để giữ các chất dinh dưỡng cần thiết trong thức ăn cho bé, vì hấp là dùng hơi nóng để làm chín thức ăn, do đó thực phẩm sẽ không bị ngâm lâu trong nước. Đồng thời hấp sẽ làm thực phẩm mau chín và có màu sắc đẹp mắt hơn.
4.3.Luộc và hầm
Cách này được sử dụng khá nhiều. Nhưng nó khiến thực phẩm bị mất nhiều chất dinh dưỡng. Các vitamin và khoáng chất sẽ dễ bị hòa tan trong nước khi nấu quá lâu (đặc biệt là vitamin B, C). Để hạn chế mất chất dinh dưỡng nên giới hạn lượng nước và thời gian khi luộc (hầm). Và hãy sử dụng nước luộc (hầm) trong quá trình xay nhuyễn thức ăn cho bé các mẹ nhé.
4.4.Dùng lò vi sóng
Điểm bất lợi khi chế biến thức ăn dặm bằng lò vi sóng là thực phẩm được nấu chín với số lượng nhỏ; nhiều chất dinh dưỡng bị mất do nhiệt độ cao. Tuy nhiên, mùi vị và giá trị dinh dưỡng trong hầu hết các loại rau xanh lại khá tốt khi được so sánh với một số phương pháp khác.
5. Lưu ý dành cho mẹ khi chế biến ăn dặm cho bé
Mẹ hãy cho bé ăn cơm cùng với gia đình để bé học được cách cầm đũa và gắp thức ăn mẹ nhé.
Bên cạnh đó mẹ không nên cho bé ăn các loại đồ ăn vặt như bánh kẹo, bim bim, khoai tây chiên… sẽ khiến bé bị đầy bụng dẫn đến bỏ bữa mẹ nhé.
Khi chế biến đồ ăn cho bé mẹ nên hết sức lưu ý, hãy chọn thực phẩm sạch, rõ ràng về nguồn gốc, đảm bảo vệ sinh … vì hệ tiêu hóa của bé vẫn còn non nên dễ bị nhiễm vi khuẩn.
Xem thêm:
Trên đây là toàn bộ thông tin về thực đơn ăn dặm cho bé được gửi đến mẹ. Chúc mẹ có thêm những kiến thức bổ ích cho phương pháp chế biến ăn dặm của bé nhé!