Lần đầu sinh con, chắc hẳn những ông bố bà mẹ sẽ thắc mắc mấy tháng trẻ mọc răng? Không những thế, mong muốn của mỗi cha mẹ là trẻ có hàm răng chắc khỏe và nụ cười rạng rỡ. Chính vì vậy hàm răng của trẻ nên được chăm sóc cẩn thận ngay từ những năm đầu đời.
Mục lục
1. Mấy tháng trẻ mọc răng
Từ tháng thứ 6 tới tháng thứ 12 là thời gian mọc răng phổ biến ở trẻ. Quá trình mọc răng kéo dài tới lúc 3 tuổi, bé sẽ mọc hoàn thiện 20 chiếc răng sữa ở hai hàm trên dưới. Mỗi trẻ có thể mọc răng vào những tháng khác nhau, điều này tùy thuộc vào thể trạng sức khỏe và cơ địa bé.
Trong những tháng trẻ mọc răng, cơ thể và tâm lý trẻ có sự thay đổi. Trẻ thường biếng ăn, quấy khóc, hay “mè nheo”, ít ngủ và khó ngủ. Đây là giai đoạn cha mẹ cần nhận biết sớm các dấu hiệu mọc răng và đặc biệt quan tâm, chăm sóc trẻ.
Trẻ mọc răng có xu hướng nhai, cắn tất cả những thứ trong tầm với, kể cả tay chân của mình. Nhưng mầm bệnh thì có mặt ở mọi bề mặt. Đó là nguyên nhân mà trẻ mọc răng gặp các triệu chứng như viêm nướu, rối loạn tiêu hóa,… Do vậy, cha mẹ cần vệ sinh răng miệng của bé thật sạch sẽ hàng ngày.
2. Vệ sinh răng miệng cho trẻ trong giai đoạn mọc răng
Quá trình chăm sóc răng miệng cho trẻ nên bắt đầu ngay khi bé chào đời và thay đổi hình thức qua các giai đoạn phát triển khác nhau của hàm răng.
2.1. Giai đoạn chưa mọc răng
Trẻ cần được chăm sóc răng miệng càng sớm càng tốt. Điều này sẽ giúp trẻ giảm nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng khi mọc răng.
Mẹ có thể dùng một miếng gạc mềm tẩm nước muối sinh lý để lau nhẹ nướu hàm trên và hàm dưới cho trẻ vài lần mỗi ngày. Ngoài ra, sau khi cho trẻ bú mẹ nên cho bé uống nước để tráng miệng.
2.2. Giai đoạn bắt đầu mọc răng sữa
Khi được khoảng 6 tháng tuổi, các trẻ sẽ bắt đầu mọc răng sữa. Trước khi mọc răng vài ngày, trẻ sẽ xuất hiện các dấu hiệu mọc răng điển hình.
Mẹ hãy dùng một miếng gạc hoặc khăn sạch nhúng nước muối để vệ sinh và mát-xa nhẹ nhàng ở chỗ mọc răng. Điều này giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Đồng thời, lúc này trẻ thường chảy nước dãi rất nhiều. Nước dãi tràn ra tiếp xúc với cổ, cằm dễ gây mẩn đỏ. Mẹ cũng cần dùng khăn ấm lau thường xuyên hoặc đeo yếm cho trẻ.
Mẹ lưu ý rằng khi trẻ mới chỉ mọc vài chiếc răng thì chỉ nên dùng miếng vải hoặc gạc ẩm để lau sạch răng chứ chưa nên dùng bàn chải đánh răng sớm vì dễ làm tổn thương đến nướu.
2.3. Giai đoạn mọc răng sữa hoàn chỉnh
Khi đã lớn hơn, vào khoảng 15 đến 18 tháng tuổi, trẻ sẽ mọc nhiều răng hơn. Mẹ có thể sử dụng bàn chải lông mềm, tay cầm ngắn, kích cỡ nhỏ và sử dụng kem đánh răng chuyên dụng cho trẻ em.
Đây là lúc thích hợp để dạy trẻ tự làm vệ sinh răng miệng. Vì giai đoạn 1 đến 1 tuổi rưỡi các bé rất thích làm theo hành động của người lớn. Mẹ hãy cùng con đánh răng và hướng dẫn con các bước chăm sóc răng miệng mỗi ngày.
Nhưng nếu trẻ chưa học được cách vệ sinh răng miệng thì mẹ cũng không nên cho trẻ dùng kem đánh răng sớm. Vì chất flour có trong kem đánh răng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh loãng xuơng. Khi trẻ nuốt phải dẫn đến tình trạng “răng bị nhiễm fluor”, tạo ra đốm trắng trên răng vĩnh viễn. Chỉ khi trẻ thực sự biết súc miệng và nhổ ra ngoài, mẹ mới để trẻ dùng kem đánh răng.
2.4. Giai đoạn thay răng
Sau khi mọc hoàn thiện 20 răng sữa, trẻ sẽ bước vào quá trình thay răng vĩnh viễn, giai đoạn này kéo dài đến khi trẻ 12 tuổi.
Khi răng trẻ có dấu hiệu lung lay, mẹ nên cho bé ăn những thức ăn mềm hơn. Nên tránh kẹo cứng và đồ ngọt vì dễ gây tổn thương răng. Trước và sau khi nhổ răng cần phải vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ. Cho trẻ sát trùng bằng nước muối loãng 1 lần/ngày. Hạn chế để bàn chải và các hóa chất từ kem đánh răng tiếp xúc vùng nướu chỗ răng mới nhổ. Không để bé dùng tay sờ vào gốc răng hay dùng lưỡi chạm vào vì dễ dẫn đến nhiễm trùng.
3. Lưu ý khác dành cho cha mẹ
Một số lưu ý chung dành cho cha mẹ để trẻ sơ sinh có hàm răng sữa khỏe mạnh, chuẩn bị tốt nhất cho quá trình thay răng vĩnh viễn:
- Vệ sinh định kì đồ chơi của trẻ.
- Nên cho trẻ khám răng định kỳ mỗi 6 tháng, ngay cả khi răng chưa có vấn đề gì.
- Thường xuyên lau rửa tay trẻ sạch sẽ. Nhất là trong những tháng mọc răng trẻ có xu hướng ngậm, cắn tay do ngứa nướu. Tiện lợi nhất mẹ có thể tham khảo các sản phẩm bọt rửa tay thiên nhiên vừa an toàn vừa dễ sử dụng cho bé nhé!