Hết sữa khi đang chăm con là điều mà không mẹ nào mong muốn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng phần lớn đến từ tâm lý của mẹ. Nếu mẹ đang lo lắng “hết sữa phải làm sao?” thì mẹ ơi hãy bình tĩnh, tham khảo một số cách gọi sữa về nhanh và nhiều đơn giản tại nhà dưới đây. Mẹ theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn nhé!
Mục lục
1. Những nguyên nhân khiến mẹ hết sữa
Đầu tiên, mẹ cần hiểu hiện tượng hết sữa không xảy ra đột ngột, ngay lập tức từ trạng thái bình thường sang trạng thái “không có sữa”. Hết sữa sẽ hết từ từ, ít dần rồi mới hết hẳn. Tuy nhiên, trước khi biết cách hết sữa phải làm sao thì mẹ nên tìm hiểu các nguyên nhân trước.
5 yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng này:
- Tâm lý bất ổn: Sau khi trải qua kỳ sinh nở, tâm lý của mẹ dễ bị kích động, có thể dẫn tới căng thẳng, trầm cảm khiến sữa sau sinh chưa về. Điều này ảnh hưởng xấu đến lượng hormone tiết sữa là prolactin và oxytocin (2 hoocmon điều tiết việc tiết sữa của mẹ), khiến sữa mẹ tiết ra ngày một ít hơn.
- Viêm tắc tuyến sữa: Đây là dấu hiệu của các đường ống dẫn sữa bị tắc nghẽn khiến cho dòng sữa không được đẩy ra ngoài. Nếu như bị tắc ít, mẹ vẫn có thể tiết sữa nhưng rất ít, nếu như cục tắc lớn hơn lượng sữa sẽ giảm nhiều và có thể mất sữa.
- Thiếu chất dinh dưỡng: Lượng sữa trung bình bé bú/ngày khoảng 750 – 850 ml, tương đương 502 – 570 kcal/ngày. Mẹ cần bổ sung thêm 550 – 625 kcal/ngày so với nhu cầu của người trưởng thành. Nếu thiếu năng lượng, cơ thể mẹ không đủ năng lượng để sản xuất sữa, dẫn đến ít sữa, mất sữa,…
- Thể trạng cơ thể yếu: Cơ thể mẹ mất khá nhiều máu và sức lực sau khi trải qua sinh nở, chưa kể đến những ngày đầu chăm con quấy khóc, ốm đau, thiếu ngủ rất dễ dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể. Từ đó làm cho lượng sữa tiết ra cũng giảm dần dẫn đến hết sữa, sau sinh sữa chưa về.
- Không bổ sung đủ nước: Uống đủ 3l nước/ngày là một cách để mẹ thanh lọc cơ thể, khiến cho cơ thể và tinh thần thoải mái, tỉnh táo. Từ đó việc hấp thu dinh dưỡng cũng tốt hơn, ăn ngon miệng hơn và làm tăng lượng sữa tiết ra cho con bú.
2. Mách mẹ cách “gọi sữa về” nhanh, nhiều đơn giản tại nhà
Mất sữa không chỉ ảnh hưởng đến bé mà còn làm mẹ căng thẳng mệt mỏi khi hết sữa phải làm sao. Nhưng mẹ đừng vội lo lắng vì luôn có những cách “gọi sữa về” cứu cánh cho cả hai mẹ con. Dưới đây là những cách gọi sữa về nhanh sau sinh vô cùng đơn giản và hiệu quả lại dễ làm. Mẹ áp dụng ngay tại nhà được nhé!
2.1. Duy trì tinh thần thoải mái
Để gọi sữa về nhanh sau sinh mẹ luôn cần duy trì tinh thần thoải mái nhất. Bởi khi tinh thần của mẹ bất ổn (căng thẳng, lo lắng) Adrenaline sẽ được tiết ra ức chế Oxytocin – hormone “phân phối” tuyến sữa của mẹ. Đó là lý do vì sao một tinh thần thoải mái là bước đầu tiên để gọi sữa về hiệu quả đó ạ!
Mẹ có thể tăng tiết Oxytocin bằng những hoạt động sau đây:
- Chăm sóc bản thân
Mẹ nên dành ra những khoảng thời gian trong ngày để nghỉ ngơi và thư giãn bằng những hoạt động như nghe nhạc, xem phim, đọc sách hoặc ngâm mình trong bồn tắm khi bé ngủ,…
Đặc biệt, không gian kín, tù túng khiến mẹ dễ stress, căng thẳng hơn. Mở cửa sổ để thông thoáng phòng, ra ban công ngắm bình minh hay tưới cây trong vườn,… sẽ giúp mẹ giải tỏa căng thẳng rất hữu hiệu.
- Nhờ sự hỗ trợ từ phía người thân
Sau sinh, việc thay đổi hormone và áp lực chăm con khiến tinh thần mẹ “mỏng manh” hơn rất nhiều. Vì vậy mà những chia sẻ từ người thân như chồng, bố mẹ đẻ, bố mẹ chồng, anh chị em là rất cần thiết.
Chồng san sẻ công việc chăm con với vợ, đặc biệt khi con quấy khóc vào buổi đêm; hay việc lắng nghe những chia sẻ của vợ hàng ngày, hỏi thăm mỗi khi thấy vợ mệt mỏi là một liều thuốc quý giá cho tinh thần cho mẹ sau khi sinh. Điều này giúp mẹ bớt những áp lực lên bản thân và con nhỏ, luôn cảm thấy được quan tâm, yêu thương giúp mẹ giải tỏa mệt mỏi hết sữa phải làm sao.
- Giấc ngủ cực kỳ quan trọng
Thời gian ngủ quá ít cũng là nguyên nhân khiến cho gia tăng tình trạng stress của mẹ. Ngược lại, càng căng thẳng, mẹ lại càng khó chợp mắt hơn. Lâu dần dẫn đến suy nhược sức khỏe thể chất và tinh thần khiến mẹ mất sữa, tắc sữa.
Những vấn đề về giấc ngủ của mẹ, theo các nghiên cứu, thường xảy ra nhiều nhất ở tuần thứ 8 sau sinh. Mẹ điều hòa giấc ngủ bằng cách nghe nhạc của Beethoven, Mozart, Pyotr Illyich Tchaikovsky,… đảm bảo giường ngủ thoải mái, gối êm, không khí trong phòng thông thoáng để dễ ngủ hơn mẹ nhé!
- Xây dựng thời gian biểu
Việc không chủ động nắm rõ hết những thời gian sinh hoạt của bé khiến cho mẹ luôn ở thế bị động, túc trực bên con 24/24. Điều này dễ khiến cho mẹ cảm thấy rất mệt mỏi, kiệt sức và không có thời gian cho những việc khác ngoài chăm con.
Do đó, mẹ lên lịch trình chi tiết từng giờ nghỉ trưa, giờ ăn, giờ chơi, đi tắm… và cho bé thực hiện theo. Các chuyên gia khuyên mẹ nên chăm bé theo lịch trình đã định sẵn, vừa giúp bé hình thành được đồng hồ sinh học tốt, vừa giúp mẹ có nhiều thời gian nghỉ ngơi nhiều.
- Vận động nhẹ nhàng
Những bài thể dục như yoga, đi bộ… vừa giúp máu huyết lưu thông, luân chuyển máu đến đầu vú được lưu thông, hạn chế tình trạng tắc sữa. Quá trình cơ thể vận động tiết ra hormone endorphin – một loại hormone hạnh phúc làm tinh thần thoải mái và có nhiều năng lượng hơn.
2.2. Thay đổi chế độ ăn uống
Với băn khoăn của mẹ hết sữa phải làm sao, việc đầu tiên mẹ nên làm là thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày để kích thích gọi sữa về nhanh hơn.
Về bản chất, chế độ ăn lợi sữa là chế độ ăn cung cấp đủ dinh dưỡng và khiến mẹ ngon miệng. Do đó nếu như trong các bữa ăn hàng ngày mẹ đang thấy quá đạm bạc, hoặc nhàm chán do lặp đi lặp lại và không cảm thấy muốn ăn, mẹ nên thay đổi chế độ ăn uống ngay.
Giải thích một cách khoa học cho điều này: Có một sự kết nối đặc biệt giữa 2 loại hormone cho cơ thể là dopamine (hormone hạnh phúc tiết ra khi được ăn món ăn ngon) và prolactin (hormone tạo sữa).
Mối quan hệ này rất đặc biệt, sau khi hormone dopamine tiết ra nhiều nhất (tức sau khi mẹ ăn món ăn yêu thích) sau đó giảm dần, hormone prolactin sẽ được tiết ra tỉ lệ nghịch với sự giảm dần đó.
Thay đổi chế độ ăn uống theo cách khoa học như sau:
- Bổ sung các sản phẩm lợi sữa: Một số các thực phẩm có tác dụng lợi sữa như cháo cá chép, chân giò hầm đu đủ, món ăn từ rau má, sữa nóng, ngũ cốc, các loại đậu…
- Bổ sung đủ nước: Bổ sung nước cũng là một cách tăng tiết sữa Trung bình mẹ nên uống 3 lít nước mỗi ngày (bao gồm nước lọc và nước canh, súp, những đồ ăn có nước). Vào mùa hè dễ đổ mồ hôi gây mất nước, mẹ uống từ 3-4 lít nước. Mẹo nhỏ cho mẹ: Nếu như khó uống đủ nước lọc, mẹ uống nước ép hoa quả để dễ uống hơn nhé!
- Ăn những món mình thích nhưng cần kiểm soát: Như đã chia sẻ ở trên, việc ăn món ăn mẹ thích tác động rất nhiều đến việc tăng hormone tiết sữa. Do đó, mẹ không nên kiêng khem quá mức dẫn đến áp lực với việc ăn uống. Mẹ có thể ăn món mẹ thích, nhưng cần cân bằng đủ 6 nhóm dưỡng chất quan trọng: Sắt, kẽm, canxi, acid folic, Iot, vitamin để việc tiết sữa diễn ra tốt nhất nhé!
2.3. Cho bé bú thường xuyên và đúng cách
Cho bé bú thường xuyên là một cách gọi sữa sau sinh nhanh hiệu quả. Ngoài prolactin, oxytocin cũng là hormone kích thích tăng tiết sữa ở mẹ. Hormone này được sản sinh ra khi bé có tiếp xúc da chạm da với mẹ (ti sữa mẹ). Nói cách khác, do sữa mẹ sản sinh và tiết ra theo nhu cầu của bé, khi bé càng bú mẹ nhiều, sữa mẹ sẽ tiết ra càng nhiều.
Mẹ duy trì trung bình 3h cho bé bú 1 lần hoặc có thể hơn để đảm bảo về việc tiết sữa.
Lưu ý cho mẹ: Khi cho bé bú, mẹ đảm bảo bé bú đúng khớp ngậm. Điều này giúp lượng sữa bé bú được nhiều hơn, tránh sặc sữa trong lúc bú cũng như giúp mẹ đỡ đau và kích sữa về nhiều hơn.
Dưới đây là video hướng dẫn cách cho bé bú đúng khớp ngậm:
Cho bé bú đúng cách để kích sữa về nhiều hơn
Nguồn video: Global Health Media Project
2.4. Massage ngực
Bên cạnh việc duy trì một tinh thần thoải mái, chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, massage ngực cũng là một cách gọi làm sữa nhanh về sau sinh hiệu quả để kích thích tiết sữa.
Dưới đây là các bước massage ngực giúp lưu thông sữa:
- Bước 1: Một tay đỡ bầu ngực, tay còn lại dùng 3 ngón tay (ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa) vuốt theo động mạch tuyến vú theo chiều từ bầu ngực qua đầu vú xuống phía dưới, thực hiện mỗi bên khoảng 5 lần.
- Bước 2: Tiếp tục dùng 3 ngón tay vuốt quanh bầu vú 4 vòng, 2 vòng theo chiều kim đồng hồ, 2 vòng ngược chiều kim đồng hồ.
- Bước 3: Dùng 3 ngón tay túm quanh đầu vú, kéo thật nhẹ nhàng ra ngoài để mô phỏng động tác em bé bú mẹ. Thực hiện khoảng 4 lần.
- Bước 4: Dùng 1 bàn tay tạo thành hình chữ C để đỡ bầu vú từ bên dưới, tay này rung nhẹ bầu vú theo tần suất tăng dần. Tay còn lại dùng 3 ngón (ngón cái, trỏ và giữa) đặt lên quầng vú, mát xa nhẹ nhàng. Thực hiện tương tự với bên ngực còn lại, kéo dài khoảng 1 phút mỗi bên.
- Bước 5: 1 tay đặt bên trên quầng vú, dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ ép theo chiều từ trên xuống dưới, tay còn lại ép theo chiều từ dưới lên trên và đều hướng ra ngoài quầng vú. Thực hiện 3 – 5 lần mỗi bên.
- Bước 6: Một tay ấn và kéo nhẹ đầu vú, tay còn lại xoa bóp nhẹ bầu vú. Với những mẹ nào bị ngắn hoặc thụt núm vú, động tác này sẽ cho hiệu quả rất tốt. Thực hiện khoảng 4 lần.
2.5. Cách gọi sữa về bằng máy hút sữa
Như ở trên đã giải thích, bé càng bú nhiều sữa thì sữa mẹ sẽ tiết ra càng nhiều. Tuy nhiên bé chỉ bú khi muốn ăn, những lúc bé không bú, mẹ dùng máy hút sữa để hút. Việc “giải phóng” sữa càng đều đặn, tuyến sữa của mẹ hoạt động càng mạnh, giúp sữa về nhanh và nhiều.
Mỗi lần mẹ hút sữa không nên kéo dài quá 20 phút tránh đau rát ngực, mỗi ngày nên hút sữa từ 8-10 lần, thời gian giữa mỗi lần khoảng 1-2 giờ để sữa trong bầu ngực kịp tiết ra đủ cho lần vắt tiếp theo.
Mẹ có thể chọn giữa:
- Hút sữa và cho bé bú sữa mẹ đựng trong bình hoàn toàn
- Vừa cho bé bú mẹ vừa hút sữa
Khi thời gian hút sữa của mẹ trùng với thời gian cho bé bú, mẹ hãy:
- Hút sữa sau khi cho bé bú mà mẹ vẫn còn sữa, hoặc bé bú trong thời gian quá ngắn (khoảng chưa đầy 5-7 phút)
- Hút sữa khi bé đã bú xong khoảng nửa đến 1 giờ đồng hồ nếu trong lúc bú bé bú cạn sữa
3. Lưu ý khi mẹ hết sữa
Một vài điều quan trọng cần mẹ ghi nhớ khi hết sữa:
- Sữa có thể không về ngay: Không có 1 sản phẩm lợi sữa nào, không có 1 combo kích sữa nào, hay 1 bí quyết gia truyền nào mà chỉ cần ăn vào/hay uống vào là mẹ sẽ có nhiều sữa ngay tức khắc. Do vậy, mẹ đừng lo lắng nếu sữa chưa về kịp. Nếu thiếu sữa cho bé bú, mẹ kết hợp thêm các sản phẩm sữa công thức cho con cũng như dùng máy hút sữa để tích sữa cho bé bú.
- Nói không với các sản phẩm lợi sữa không rõ nguồn gốc. Trước khi sử dụng sản phẩm nào, mẹ đều cần tìm hiểu kỹ nguồn gốc xuất xứ và chất lượng sản phẩm, tốt nhất là hỏi ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng.
- Nếu tình trạng hết sữa kéo dài hơn 5 ngày mà không có cải thiện, mẹ nên đến bệnh viện phụ sản/gặp bác sĩ sản khoa để được tư vấn cách xử lý phù hợp nhất
Nếu như gặp tình trạng hết sữa, mẹ đừng vì thế mà lo lắng, áp lực. Vấn đề này rất thường gặp ở các mẹ cho con bú và mẹ hoàn toàn có thể điều tiết được. Mong rằng bài chia sẻ giúp mẹ biết hết sữa phải làm sao và gọi sữa về nhanh chóng nhất!
Mẹ tham khảo thêm:
Hướng dẫn hút sữa đúng cách để sữa tốt, không lo tắc sữa