Từ xưa thời ông bà của chúng ta đã biết sử dụng lá mít chữa tắc tia sữa, có cơ sở khoa học nào chứng minh tính hiệu quả của phương pháp chữa tắc tia sữa bằng lá mít hay chưa? Tất cả giải đáp trên sẽ có trong bài viết cách chữa tắc sữa bằng lá mít dưới đây nhé!
Mục lục
1. Tác dụng của lá mít với việc chữa tắc tia sữa
Khi khoa học, y học chưa phát triển, người ta thường dùng thông tắc tia sữa bằng lá mít. Phương pháp chữa tắc tia sữa dân gian này được lưu truyền lại đến ngày nay như một bài thuốc dân gian được tin dùng. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh hiệu quả của bài thuốc lợi sữa này.
Mặc dù tác dụng của lá mít chữa tắc sữa chưa được làm rõ, nhưng các thành phần của lá mít vẫn có những tác dụng nhất định.
- Giúp lợi sữa, tăng tiết sữa ở phụ nữ cho con bú
- Hỗ trợ điều trị tiêu chảy, táo bón, ăn không tiêu
- Giảm cao huyết áp hiệu quả
2. Cách chữa tắc tia sữa bằng lá mít hiệu quả tại nhà
Theo Đông y, lá mít là bài thuốc lành tính, ích khí và lợi sữa. Người ta thường truyền tai nhau bài thuốc chữa tắc sữa bằng lá mít như sau:
Nguyên liệu: Mẹ chuẩn bị lá mít bánh tẻ (là lá mít không non cũng không già).
Cách thực hiện:
- Bước 1: Mẹ rửa sạch lá mít bánh tẻ sau đó để ráo nước
- Bước 2: Mẹ hơ nóng lá mít rồi đặt lên vùng ngực mình nơi bị căng cứng do tắc sữa
- Bước 3: Lấy tay massage nhẹ nhàng vùng ngực từ trên xuống dưới để đánh tan cục sữa đông và kích thích tuyến sữa lưu thông. Mẹ làm liên tục cho đến khi lá mít nguội. Sau đó mẹ hơ lại một lần nữa rồi massage tiếp.
Thời gian sử dụng trong ngày: Mẹ đều đặn thực hiện bài thuốc lợi sữa đông y này khoảng 3 – 4 lần mỗi ngày và kiên trì thực hiện trong 3 – 5 ngày để thấy được hiệu quả mẹ nhé!
Lưu ý cho mẹ: Không hơ lá mít quá nóng (trên 50 độ C), như vậy rất dễ làm ngực mẹ bỏng rát.
3. Chữa tắc tia sữa bằng lá mít bao lâu có hiệu quả?
Hiện nay chưa có tài liệu hay nghiên cứu khoa học nào chứng minh về hiệu quả và thời gian phát huy tác dụng cách trị tắc tia sữa bằng lá mít này. Do đó, không có câu trả lời chính xác cho băn khoăn này của mẹ.
Theo kinh nghiệm từ một số mẹ đã sử dụng, mẹ sẽ giảm triệu chứng sưng đau ngay sau khi áp dụng phương pháp, và làm tan cục sữa tắc từ đó giảm tắc sữa sau khoảng 2 – 3 ngày.
4. Lưu ý khi chữa tắc tia sữa bằng lá mít
Sử dụng lá mít chữa tắc tia sữa chưa được giới khoa học chứng nhận, nên khi áp dụng phương pháp dân gian này, mẹ cần lưu ý một vài điều nho nhỏ sau!
- Không được tạm ngưng cho con bú trong thời gian trị tắc sữa bằng lá mít. Theo cơ chế sinh học, bé bú mẹ giúp tuyến vú lưu thông tốt hơn. Nếu mẹ đang bị tắc sữa mà ngưng cho con bú sẽ làm bầu ngực thêm căng cứng do không giải phóng được sữa, khiến tình trạng tắc sữa trầm trọng hơn.
- Không đắp lá mít ướp lạnh vì dễ khiến các mạch máu và ống dẫn sữa co lại, làm tình trạng tắc sữa trầm trọng hơn.
- Không áp dụng với trường hợp bị tắc tia sữa đã lâu, hay có biểu hiện nặng như sốt cao, sưng nhức hay mưng mủ. Công dụng của bài thuốc dân gian này mới chỉ cho thấy hiệu quả ở những trường hợp mới tắc sữa, mức độ nhẹ. Nếu tình trạng tắc sữa của mẹ đã kéo dài trước đó, hoặc khi áp dụng phương pháp này quá 5 ngày mà vẫn không thuyên giảm, mẹ nên đến bác sĩ để được thăm khám kịp thời. Khi để tình trạng trở nặng mà không kịp điều trị sẽ dẫn tới viêm nhiễm, hoại tử rất nguy hiểm.
Ngoài ra, chữa tắc tia sữa bằng lá mít sẽ không an toàn tuyệt đối. Bởi dù lá mít được làm sạch cũng không đảm bảo hoàn toàn vô trùng do những vi khuẩn, bụi bặm bám trên lá. Vì vậy, mẹ đừng nên kỳ vọng hoặc phụ thuộc quá nhiều vào lấy lá mít chữa tắc sữa mà nên cân nhắc đến các cách chữa trị tắc tia sữa khác khác để an toàn, tiện lợi và hiệu quả hơn mẹ nhé!
Mẹ tham khảo thêm:
Chữa tắc tia sữa bằng hành tím – Mẹ không nên lạm dụng
Chữa tắc tia sữa bằng diện chẩn – Mẹ cần hiểu đúng về phương pháp này
Chữa tắc tia sữa bằng Coca Cola – Cẩn thận hậu quả khôn lường
5. Phương pháp chữa tắc tia sữa khoa học
Nếu như mẹ đang e ngại về tính khoa học của phương pháp dân gian chữa tắc sữa bằng lá mít, mẹ tham khảo những cách chữa trị tại nhà khoa học hơn dưới đây nhé.
5.1. Chườm ấm quanh bầu ngực
Chườm ấm ngực giúp làm mềm vú, các nang sữa giãn nở hoặc làm tan những cục sữa đông trong nang sữa. Từ đó giảm cương sữa, giúp sữa chảy ra ngoài dễ hơn.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị khăn và nước ấm. Nhúng khăn trong nước ấm khoảng 40-45 độ và đặt lên quầng vú.
- Bước 2: Massage ngực nhẹ nhàng để kích thích dòng chảy của sữa
- Bước 3: Dùng tay bóp 1 ít sữa ra trước để giảm sự căng sữa, giúp tia sữa thông thoáng hơn. Thao tác này cũng giúp làm mềm vú để bé có thể mút tốt hơn
Lưu ý: Không chườm ấm quá 3 phút vì có thể làm phù nề các mạch máu dưới tuyến vú gây vỡ mạch và tổn thương vú, áp xe vú/viêm vú.
5.2. Massage vùng ngực
Massage ngực là phương pháp trị tắc sữa hiệu quả. Massage ngực giúp đánh tan các cục sữa đông gây ách tắc tuyến sữa, làm giãn nở các nang sữa giúp tia sữa được lưu thông.
Cách thực hiện: Mẹ dễ dàng thực hiện massage ngực với 6 bước vô cùng đơn giản:
- Bước 1: Dùng 3 ngón tay (gồm ngón tay cái, ngón tay trỏ và ngón giữa) vuốt từ bầu ngực qua đầu vú về phía dưới theo chiều động mạch (như hình vẽ). Tay còn lại đỡ bầu ngực. Lặp lại mỗi bên 5 lần.
- Bước 2: Tiếp tục vuốt quanh bầu ngực khoảng 2 vòng bằng 3 ngón tay. Sau đó lặp lại tương tự 2 vòng ngược chiều kim đồng hồ
- Bước 3: Mô phỏng lại động tác bú mẹ của em bé bằng cách dùng 3 ngón tay kéo nhẹ đầu vú ra phía ngoài với lực tương tự lực bú của em bé. Lặp lại thao tác này 4 lần
- Bước 4: Lấy 1 bàn tay khum lại thành hình chữ C giữ phía dưới bầu vú. Sau đó nhẹ nhàng rung bầu vú với tần suất rung tăng dần. Lấy 3 ngón tay ở bên còn lại massage nhẹ nhàng khu vực quầng vú. Thực hiện 2 bên mỗi bên khoảng 1 phút
- Bước 5: Lấy ngón cái và ngón trỏ đặt bên trên quầng vú, ép nhẹ theo chiều từ trên xuống và hướng ra ngoài quầng vú. Tay kia làm tương tự nhưng ép theo chiều từ dưới lên. Lặp lại thao tác khoảng 3-5 lần cho mỗi bên
- Bước 6: Dùng tay ấn và kéo nhẹ đầu vú, trong khi đó tay kia xoa bóp nhẹ đầu vú. Thực hiện thao tác 4 lần.
Thao tác này đặc biệt hiệu quả với mẹ nào có núm vú ngắn hoặc có hiện tượng thụt núm vú.
Tổng thời gian massage khoảng 3-5 phút hoặc có thể kéo dài 10 phút nếu mẹ thấy thoải mái. Mẹ cũng có thể thực hiện dưới vòi sen nước ấm vì tác động của các tia nước nhỏ cùng với hơi ấm sẽ giúp giãn nở nang sữa, giúp thông tắc sữa hiệu quả.
5.3. Sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ
Ngoài các phương pháp chữa tắc tia sữa trên, mẹ có thể kết hợp sử dụng một số loại thực phẩm chức năng lợi sữa để tăng tiết sữa, giảm tắc tia sữa cho mẹ như:
- Thuốc lợi sữa Mabio
- Thuốc lợi sữa Ích mẫu lợi nhi
- Thuốc lợi sữa Pigeon
Lưu ý: Thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ trong việc tăng tiết sữa và giảm tình trạng tắc sữa của mẹ, tuy nhiên mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước để được tư vấn về loại thuốc, liều lượng để an tâm hơn mẹ nhé!
6. Biện pháp phòng tránh tắc tia sữa
Tắc tia sữa không chỉ làm mẹ đau nhức, khó chịu mà còn khiến việc bú sữa của em bé khó khăn hơn. Do đó mẹ nên “phòng hơn chống” bằng cách ngăn chặn các nguyên nhân gây ra tắc tia sữa như:
- Cho bé bú đều đặn kết hợp sử dụng máy hút sữa để hút hết sữa ra ngoài sau mỗi cữ bú. Điều này kích thích ngực mẹ sản sinh sữa và giảm căng tức ngực cho mẹ.
- Sử dụng áo ngực thoải mái, rộng rãi không o ép bầu ngực cũng là một cách để hạn chế sữa đông vón cục gây tắc sữa.
- Uống đủ 2 lít nước 1 ngày để “hoà tan” các cục sữa đông cũng như cung cấp đủ nước cho cơ thể để mẹ sản sinh sữa
- Mẹ dành thời gian nghỉ ngơi đầy đủ, có thể kết hợp thêm những bài vận động nhẹ nhàng như yoga hoặc thiền
- Tinh thần vui vẻ, thoải mái của mẹ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc tiết sữa
Chữa tắc tia sữa bằng lá mít là bài thuốc dân gian, chưa được khoa học chứng minh hiệu quả và an toàn 100%. Vì vậy mẹ không nên kỳ vọng hay lạm dụng cách trị tắc tia sữa bằng lá mít này. Thay vào đó, mẹ tham khảo những phương pháp như chườm nóng hoặc massage đã được kiểm chứng để thấy được hiệu quả, tránh tác dụng phụ mẹ nhé!