Chữa tắc tia sữa bằng hành tím là phương pháp dân gian truyền lại, không an toàn tuyệt đối với mẹ bị tắc sữa. Tại sao vậy? Giải pháp an toàn hơn là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ có câu trả lời chính xác cho những băn khoăn này!
Mục lục
1. Tác dụng của hành tím với việc chữa tắc tia sữa
Dù đã có hiệu quả nhất định trong việc chữa tắc sữa, nhưng đây chỉ là phương pháp dân gian, chưa có nghiên cứu chính thức nào chứng minh hiệu quả của hành tím trong việc xử lý tắc tia sữa.
Theo Y học cổ truyền, hành tím có vị ngọt, tính ấm, cay nhẹ và hơi chát. Tác dụng của hành tím là lưu thông khí huyết, trừ cảm lạnh, giải độc, chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả.
Đối với chữa tắc tia sữa, tính ấm của hành tím sẽ làm mềm các cục sữa đông vón ở các nang sữa, giúp chúng lưu thông tốt hơn, giảm tình trạng tắc tia sữa hiệu quả. Ngoài ra, hành tím có khả năng kháng viêm và chống sưng nên hạn chế được tình trạng viêm nhiễm, áp xe vú.
Phương pháp chữa tắc sữa bằng hành tím chưa được khoa học kiểm chứng về độ an toàn và hiệu quả, nhưng đối với y học cổ truyền, hành tím được xem là bài thuốc cực kỳ công hiệu trong việc chữa tắc sữa.
Để biết được những ưu điểm, nhược điểm khi sử dụng hành tím chữa tắc tia sữa, mẹ xem bảng đánh giá sau nhé!
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
2. 2 cách chữa tắc tia sữa bằng hành tím tại nhà
Chữa tắc tia sữa bằng hành tím là phương pháp dân gian, chưa được nghiên cứu chứng minh, mẹ cần cân nhắc trước khi áp dụng. Có 2 cách sử dụng hành tím phổ biến:
2.1. Cách 1
Nguyên liệu:
- 2-3 củ hành tím. Chọn những củ to, tròn, không bị khô.
- Một chiếc khăn xô.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Hành tím bỏ vỏ, rửa sạch rồi cho vào vào nồi luộc chín.
- Bước 2: Đem hành tím giã nhuyễn và thêm vài hạt muối nhỏ.
- Bước 3: Bọc hỗn hợp vừa giã vào khăn xô đã chuẩn bị hoặc gạc sạch đem đắp vào vùng ngực đang bị tắc sữa. Cố định lại và để như vậy 1-2 tiếng hoặc kết hợp massage theo chiều kim đồng hồ.
Thời gian sử dụng trong ngày: Ngày đắp từ 1-2 lần. Tùy vào mức độ nặng nhẹ có thể khỏi trong vòng 1- 2 ngày.
2.2. Cách 2
Nguyên liệu:
- 2-3 củ hành tím. Chọn những củ to, tròn, không bị khô.
- Một chiếc khăn xô.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Hành tím bỏ vỏ, rửa sạch, cắt lát dày khoảng 1,5 mm.
- Bước 2: Đắp hành tím đã cắt lát lên quanh bầu ngực, tránh đắp trực tiếp lên đầu ti tránh bị cay nồng khiến bé không chịu bú.
- Bước 3: Phủ khăn lên bầu ngực sau đó dùng băng để cố định lại trong 30 phút. Kết hợp massage ngực để đạt hiệu quả nhanh.
Thời gian sử dụng trong ngày: Nên thực hiện 2 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả nhanh chóng. Sau khoảng 4 ngày sẽ thông tắc sữa hoàn toàn cho mẹ.
3. Chữa tắc tia sữa bằng hành tím bao lâu có hiệu quả?
Như chia sẻ ở trên, thực chất đây chỉ là phương pháp điều trị dân gian được các mẹ truyền tai nhau và hiệu quả tùy vào mức độ tắc tia sữa của từng mẹ. Hiện nay chưa có tài liệu hay công trình nào chứng minh về hiệu quả và thời gian phát huy tác dụng của phương pháp này.
Do đó, chưa thể có câu trả lời chính xác chữa tắc sữa bằng hành tím bao lâu có hiệu quả. Theo kinh nghiệm từ các mẹ đã sử dụng, phương pháp này giúp giảm đau cho mẹ ngay tức thì, và cải thiện tình trạng tắc sữa sau 2 – 3 ngày.
4. Lưu ý khi chữa tắc tia sữa bằng hành tím
Để chữa tắc sữa bằng hành tím an toàn nhất, mẹ lưu ý các vấn đề dưới đây nhé!
- Duy trì việc cho con bú khi áp dụng phương pháp này: Theo chuyên gia, bé bú mẹ sẽ giúp sữa mẹ được thay mới liên tục, các cặn sữa được đẩy ra ngoài thường xuyên, giảm tình trạng căng sữa, tắc sữa.
- Vệ sinh bầu ngực sạch sẽ trước và sau khi đắp hành tím để tránh tinh dầu của hành bám lại ở ti mẹ, khiến bé bị cay mắt, miệng dẫn đến sợ bú.
- Hạn chế đắp hành tím lên đầu ti: Điều này gây đau rát và khó chịu cho mẹ. Hơn nữa, sau khi vệ sinh không sạch sẽ có thể để lại mùi và gây cay, ảnh hưởng đến chất lượng sữa, bé sẽ không chịu bú mẹ.
- Kết hợp với các phương pháp khác để tăng hiệu quả điều trị tắc sữa như: Massage ngực, chườm ấm. Chi tiết các phương pháp này mẹ theo dõi ở phần 5 nhé!
- Không áp dụng với trường hợp bị tắc tia sữa nặng, có biểu hiện như sốt cao, cương cứng thành cục lớn, sưng nhức hay mưng mủ, áp xe… Lúc này, mẹ nên đi thăm khám sớm để có phương án điều trị phù hợp.
5. Một số phương pháp chữa tắc tia sữa khác an toàn, hiệu quả cho mẹ
Ngoài phương pháp chữa tắc sữa bằng hành tím ở trên, mẹ tham khảo các gợi ý về các phương pháp chữa tắc sữa khoa học tại nhà dưới đây:
5.1. Chườm ấm quanh bầu ngực
Mẹ dùng một túi chườm (chai nước nóng) hoặc khăn ấm để chườm ấm xung quanh bầu ngực chữa tắc tia sữa. Nước nóng sẽ làm cục sữa đông tan dần, lưu thông dòng chảy để sữa mới chảy ra.
Cách thực hiện:
- Chườm với chai nước nóng: Cho nước nóng (50 độ C) vào chai nhựa 0.3 – 0.5L, quấn 1 lớp khăn xô mỏng xung quanh. Sau đó, lăn chai nước xung quanh bầu ngực mẹ theo hướng từ dưới bầu vú lên phía đầu ti trong 5 – 10 phút.
- Chườm với khăn ấm: Dùng khăn bông mỏng nhúng nước ấm 45 độ C, vắt kiệt, sau đó đặt lên vùng bị tắc sữa đến khi hết nóng. Lặp đi lặp lại thao tác này với bên ngực còn lại.
- Tắm với nước ấm: Mẹ ngâm mình và toàn bộ ngực vào trong bồn nước ấm trong 5 – 10 phút, vừa ngâm vừa massage vùng bị tắc sữa.
Lưu ý:
- Nước nóng đảm bảo dưới 50 độ C để tránh gây bỏng da.
- Không chườm ấm trên 10 phút vì khiến ống dẫn sữa giãn nở quá mạnh, khó co bóp đẩy sữa ra ngoài.
- Mẹ kết hợp với massage để làm thông vùng tắc sữa nhanh và hiệu quả hơn.
5.2. Massage vùng ngực
Massage ngực giúp đánh tan các cục sữa đông đang bị tắc ở nang sữa, giúp sữa dễ lưu thông, giảm tình trạng tắc sữa hiệu quả.
Cách thực hiện: Dùng một bàn tay đè ép bầu ngực, tay còn lại massage nhẹ nhàng để làm tan các vị trí sữa bị tắc. Mẹ day mỗi bên ngực khoảng 20 – 30 lần rồi làm ngược lại, day bắt đầu từ bầu vú hướng vào trong núm vú trong khoảng 5 – 10 phút.
Lưu ý:
- Không day quá mạnh vì sẽ làm mẹ bị đau, tổn thương các nang sữa.
- Kết hợp biện pháp chườm ấm trước khi cho con bú có thể giúp khai thông các tia sữa, hỗ trợ giảm đau và sưng.
6. Biện pháp phòng tránh tắc tia sữa
Tắc tia sữa không chỉ khiến mẹ đau đớn, khó chịu mà còn ảnh hưởng tới việc nuôi con bằng sữa mẹ. Để phòng ngừa nguy cơ bị tắc tia sữa, mẹ cần áp dụng những biện pháp phòng tránh được gợi ý dưới đây:
- Cho bé bú thường xuyên (2 – 3h/lần) theo nhu cầu. Tránh để cữ bú quá lâu (từ 6 tiếng trở lên).
- Cho bé bú đúng tư thế, đúng khớp ngậm để sữa ra đều ra đều và trơn tru. Mẹ tham khảo TOP 4 tư thế cho bé bú chuẩn khoa học để hiểu rõ hơn nhé!
- Vệ sinh bầu ngực sạch sẽ và đúng cách trước và sau khi con bú. Dùng khăn sạch nhúng nước ấm lâu đầu vú và các kẽ vú đảm bảo bầu vú luôn khô thoáng, sạch sẽ.
- Tránh để sữa còn lại trong bầu vú sau mỗi cữ bú vì các sữa cuối thường rất đặc, dễ gây bít tắc ống dẫn sữa. Nếu bé không bú hết, mẹ sử dụng máy hút để hút hết sữa ra ngoài.
- Uống đủ 3 lít nước mỗi ngày, tránh sữa quá đặc gây tắc sữa.
- Tập các môn thể dục như đi bộ, yoga, thiền… tốt cho sức khỏe vừa hỗ trợ sản xuất sữa, ngừa nguy cơ tắc sữa sau sinh.
Chữa tắc tia sữa bằng hành tím là phương pháp dân gian và chưa được nghiên cứu hay chứng nhận nào chứng minh sự hiệu quả và an toàn. Vì vậy, mẹ cần cẩn trọng trước khi sử dụng phương pháp này. Tốt nhất, mẹ áp dụng các cách làm khoa học hơn để chữa tắc sữa hiệu quả, an toàn cho cả mẹ và bé nhé!