Những ngày gần đây trên các hội nhóm bỉm sữa có mẹ chia sẻ phương pháp chữa tắc tia sữa bằng lá đinh lăng theo kinh nghiệm người xưa để lại. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh hiệu quả của cách này đâu mẹ ạ.
Vậy có nên chữa tắc tia sữa bằng lá đinh lăng không? Mẹ cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Mục lục
1. Tác dụng của lá đinh lăng với việc chữa tắc tia sữa
Một số mẹ đã sử dụng lá đinh lăng chữa tắc sữa và có hiệu quả nhất định, tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp dân gian được các mẹ truyền tai nhau, chưa có nghiên cứu nào chứng minh hiệu quả chính xác.
Người ta cho rằng lá đinh lăng có thể chữa tắc sữa vì theo Đông y, lá đinh lăng có tính mát nên có tác dụng giúp làm tan và lưu thông các cục sữa bị đông vón, tắc nghẽn.
Thực chất, theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS Đỗ Tất Lợi, đinh lăng công dụng bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng cho mẹ, không có công dụng nào liên quan đến chữa tắc sữa:
Thành phần | Công dụng với mẹ sau sinh |
Saponin |
|
Alkaloid | Diệt ký sinh trùng, chống nhiễm độc. |
Vitamin B1,B6,B12, C |
|
Theo chuyên gia, sử dụng lá đinh lăng để chữa tắc tia sữa có thể gây kích ứng cho mẹ do chất lượng lá và quá trình thực hiện không đảm bảo. Tuy có thể mang lại hiệu quả nhất định nhưng phương pháp này không an toàn tuyệt đối. Mẹ cần cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng nhé!
2. 5 cách chữa tắc tia sữa bằng lá đinh lăng tại nhà
Nếu vẫn muốn sử dụng lá đinh lăng để chữa tắc sữa, mẹ có thể tham khảo 5 cách ở dưới. Đây là các cách đang được mẹ sau sinh áp dụng và chia sẻ:
2.1. Uống nước lá đinh lăng
Chuẩn bị: Mẹ chuẩn bị 150-200g lá đinh lăng tươi (loại đinh lăng lá nhỏ) đem rửa sạch.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Cho vào nồi nấu với khoảng 200ml nước, đậy nắp. Sau khi sôi thì mở nắp đảo đều tay 2-3 lần để lá tiết ra hết nước vào nước dùng.
- Bước 2: Để nồi sôi khoảng 7 phút, tắt bếp, chờ nguội, chắt hết phần nước đầu ra để uống.
- Bước 3: Phần còn lại trong nồi, mẹ thêm khoảng 200ml nước nữa đun sôi lại, lấy nước thứ 2 để uống.
Tần suất: Mẹ uống liên tục trong 2-3 ngày sẽ thấy tác dụng.
Lưu ý: Mẹ uống nước đinh lăng còn ấm để hiệu quả cao hơn. Uống nước lá đinh lăng nên xen kẽ với nước lọc chứ không thay thế hoàn toàn nước lọc.
2.2. Đắp lá đinh lăng
Chuẩn bị:
- Lá đinh lăng 100g: Mẹ chọn lá đinh lăng đã trồng được hơn 3 năm, lá đã già và phát triển hết sẽ có tác dụng dược lý tốt nhất.
- Lá diếp cá 50g.
- Cả 2 loại đem rửa sạch để ráo nước.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Cho cả 2 loại lá vào cối giã thật nhỏ.
- Bước 2: Cho hỗn hợp lá vừa giã vào khăn mỏng, đắp lên bầu ngực khoảng 1 tiếng. Tránh đắp lên quầng thâm và đầu ti làm bít tắc ống sữa.
- Bước 3: Rửa sạch bầu ngực bằng nước ấm.
Tần suất: Sử dụng 2 – 3 lần/tuần.
2.3. Ăn canh lá đinh lăng
Chuẩn bị:
- 100g lá đinh lăng tươi đã rửa sạch, để ráo.
- 100g thịt xay
- 2 củ hành khô bóc vỏ, thái lát, 1 thìa dầu ăn
- 1 lít nước sạch
Cách thực hiện:
- Bước 1: Bắc nồi lên bếp, đun nóng nồi
- Bước 2: Cho thìa dầu ăn, hành khô phi thơm. Sau đó cho thịt xay vào đảo trong 30s
- Bước 3: Thêm nước vào đun đến khi vừa xôi thì thêm lá đinh lăng vào đảo đều, đợi sôi thì tắt bếp. Nêm gia vị để vừa vặn.
2.4. Lá đinh lăng luộc
Món ăn này thường được dùng như rau trong các bữa cơm vào những tháng ở cữ cho mẹ. Mẹ chỉ cần chuẩn bị 200g lá đinh lăng tươi rồi luộc chín, ăn nóng kèm cơm trắng, chấm với ít nước mắm mặn rất ngon mà còn cải thiện tình trạng tắc sữa.
2.5. Ăn cháo giò heo nấu lá đinh lăng
Chuẩn bị:
- 150g lá đinh lăng tươi, ngâm nước muối loãng trong 5 phút và rửa sạch.
- 1 cái giò heo đã sơ chế, cắt khúc
- 100g gạo tẻ đã vo sẵn
- Gia vị mì chính, bột canh
Cách chế biến:
- Bước 1: Cho lá đinh lăng vào ấm nấu khoảng 15 phút, lọc lấy nước cốt.
- Bước 2: Vo gạo nấu thành cháo cùng với nước lá đinh lăng và giò heo. Ninh cháo đến khi gạo mềm nhũn thì nêm nếm gia vị vừa ăn.
3. Chữa tắc tia sữa bằng lá đinh lăng bao lâu có hiệu quả?
Chưa có nghiên cứu nào về hiệu quả của lá đinh lăng trong việc chữa tắc sữa. Do đó, không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này.
Theo kinh nghiệm từ một số mẹ đã thực hiện, hiệu quả còn tùy thuộc vào mức độ tắc sữa và cơ địa của từng mẹ. Thông thường, tình trạng tắc sữa của mẹ sẽ thiện sau khoảng 2 – 3 ngày sử dụng.
4. Lưu ý khi chữa tắc tia sữa bằng lá đinh lăng
Việc dùng lá đinh lăng chữa tắc sữa có những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, để an toàn và nhanh chóng đạt hiệu quả thì mẹ cần lưu ý các vấn đề dưới đây nhé!
- Tránh dùng quá liều lá đinh lăng: Trong thành phần lá đinh lăng có chứa Saponin, dùng quá liều sẽ gây ngộ độc. Mẹ chỉ nên sử dụng tối đa 200g lá đinh lăng dạng tươi và 30g dạng khô mỗi ngày
- Tránh việc ngừng cho con bú trong thời gian chữa tắc sữa bằng lá đinh lăng: Mẹ duy trì cho con bú thường xuyên, tránh để cữ bú quá lâu (6 giờ đồng hồ trở lên) hoặc để sữa còn lại sau mỗi cữ bú khiến sữa đọng và bít tắc.
- Không đắp lá đinh lăng ướp lạnh vì làm đông cứng các chất béo trong sữa, khiến tắc sữa nặng hơn.
- Không áp dụng với trường hợp bị tắc tia sữa đã lâu, hay có biểu hiện như sốt cao, cương cứng thành cục lớn, sưng nhức hay mưng mủ, áp xe… Thay vào đó, mẹ nên đi thăm khám sớm để có phương án điều trị phù hợp.
Ngoài ra, chữa tắc tia sữa bằng lá đinh lăng sẽ không an toàn tuyệt đối vì không vô trùng hoàn toàn do quá trình lựa chọn và vệ sinh lá của mẹ có thể vẫn giữ lại vi khuẩn, bụi bẩn không nhìn thấy được mắt thường trên lá. Vì vậy, mẹ nên cân nhắc đến các phương án xử lý khác để an toàn, tiện lợi và hiệu quả hơn.
5. Phương pháp chữa tắc tia sữa khoa học
Ngoài phương pháp chữa tắc sữa bằng lá đinh lăng ở trên, mẹ tham khảo các gợi ý về các phương pháp chữa tắc sữa cũng an toàn và hiệu quả sau:
5.1. Chườm ấm quanh bầu ngực
Mẹ có thể dùng một túi chườm (chai nước nóng) hoặc khăn ấm chườm ấm xung quanh bầu ngực để chữa tắc tia sữa. Nước nóng sẽ làm cục sữa đông kết tan dần, lưu thông dòng chảy để sữa mới chảy ra.
Cách thực hiện:
- Chườm với chai nước nóng: Cho nước nóng (50 độ C) vào 1 bình, quấn xung quanh bằng 1 lớp khăn xô. Lăn chai nước lên nơi bị tắc tia sữa theo chiều từ dưới bầu vú lên trên (về phía đầu ti) liên tục trong vòng 5 – 10 phút.
- Chườm với khăn ấm: Dùng khăn nhúng nước ấm 45 độ C, vắt khô. Đặt vào vùng bị tắc sữa trong vài phút. Lặp lại động tác nhiều lần.
- Tắm với nước ấm: Mẹ ngâm mình và toàn bộ ngực vào trong bồn nước ấm trong 5 – 10 phút, vừa ngâm vừa massage vùng bị tắc sữa.
Lưu ý:
- Nước nóng phải dưới 50 độ C để tránh gây bỏng da.
- Mẹ kết hợp với massage để làm thông vùng tắc sữa nhanh và hiệu quả hơn.
5.2. Massage vùng ngực
Các chuyên gia khuyên mẹ nên xoa bóp vùng ngực đau thường xuyên và đều đặn. Điều này làm tan các cục sữa đông cứng, giúp sữa dễ dàng lưu thông, giảm tình trạng tắc sữa cho mẹ.
Cách thực hiện: Dùng một bàn tay đè ép bầu ngực như hình vẽ, tay còn lại massage nhẹ nhàng để làm tan các vị trí sữa bị tắc. Lưu ý: Day từ từ theo vòng tròn rồi tăng tốc độ dần dần, khoảng 20 – 30 lần rồi làm ngược lại. Lặp lại các động tác này trong khoảng 5 – 10 phút.
Lưu ý:
- Không ấn, day quá mạnh vì gây đau đớn cho mẹ.
- Áp dụng kết hợp biện pháp chườm ấm trước khi cho con bú có thể giúp khai thông các tia sữa, hỗ trợ giảm đau và sưng.
5.3. Sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ
Ngoài các cách chữa tắc tia sữa nêu trên, thì mẹ nên sử dụng một số loại sản phẩm lợi sữa giúp tăng tiết sữa, giảm tắc tia sữa cho mẹ.
Một số sản phẩm giúp lợi sữa nổi tiếng trên thị trường như:
- Thuốc lợi sữa Mabio
- Thuốc lợi sữa Ích mẫu lợi nhi
- Thuốc lợi sữa Pigeon
- Thuốc lợi sữa Moringa
Lưu ý: Trước khi sử dụng các loại sản phẩm lợi sữa mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước.
6. Biện pháp phòng tránh tắc tia sữa
Tắc tia sữa không chỉ khiến mẹ đau đớn, khó chịu mà còn ảnh hưởng tới việc nuôi con bằng sữa mẹ. Để phòng ngừa nguy cơ bị tắc tia sữa, mẹ cần áp dụng những biện pháp phòng tránh được gợi ý dưới đây:
- Cho bé bú càng sớm càng tốt sau khi sinh, bú thường xuyên theo nhu cầu. Tránh để cữ bú quá lâu (từ 6 tiếng trở lên).
- Cho bé bú đúng tư thế, đúng khớp ngậm để sữa ra đều ra đều và trơn tru. Gợi ý TOP 4 tư thế cho bé bú khoa học để mẹ tham khảo.
- Vệ sinh bầu ngực sạch sẽ và đúng cách trước và sau khi con bú: Dùng khăn sạch nhúng nước ấm lâu đầu vú và các kẽ vú đảm bảo bầu vú luôn khô thoáng, sạch sẽ rồi mới để cho bé bú mẹ nhé!
- Sau khi bé bú xong thì vắt hết sữa thừa ra: Mẹ có thể sử dụng máy hút sữa để hút hết sữa ra ngoài, tránh để lại sữa còn lại trong bầu vú sau mỗi cữ bú làm sữa dễ vón cục, tăng nguy cơ tắc tuyến sữa hơn.
- Sử dụng áo ngực không gọng, quần áo rộng rãi. Không mặc quá chật, sai kích cỡ.
- Uống đủ nước từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng từ thịt, cá, trứng, sữa, chất xơ từ rau xanh, hoa quả.
- Nghỉ ngơi đầy đủ nhưng đảm bảo giờ cho bé bú và hút sữa. Tránh làm việc căng thẳng, cố gắng giữ tâm trạng vui vẻ, lạc quan.
- Tập các môn thể dục như đi bộ, yoga, thiền…tốt cho sức khỏe vừa hỗ trợ sản xuất sữa, ngừa nguy cơ tắc sữa sau sinh.
Như vậy, mẹ cần cân nhắc kỹ trước khi chữa tắc sữa bằng lá đinh lăng, bởi đây chỉ là phương pháp dân gian, chưa có nghiên cứu chứng minh hiệu quả. Tốt nhất, mẹ sử dụng các phương pháp đã được khoa học chứng minh, được chuyên gia chuyên dùng để an toàn, hiệu quả tốt cho cả mẹ và bé.
Nếu cần tư vấn thêm, mẹ để lại bình luận ở dưới để được hỗ trợ mẹ nhé!