Mẹ có thể thấy ngải cứu nổi tiếng với sự bổ dưỡng và những lợi ích tuyệt vời mà nó mang đến cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng mẹ bầu không nên ăn lá ngải cứu vì có thể gây sảy thai. Do vậy, một thắc mắc lớn cho mẹ là liệu mẹ bầu không được ăn thì sau sinh ăn ngải cứu được không? Tất cả sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây. Hãy cùng tìm hiểu mẹ nhé!
Mục lục
1. Thành phần dinh dưỡng có trong ngải cứu
Nhắc đến ngải cứu chắc hẳn mẹ không còn lạ lẫm với loại cây vừa có thẻ dùng để chế biến món ăn hằng ngày, vừa xuất hiện trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Ngải cứu có nhiều tên gọi khác nhau như: ngải diệp, thuốc cứu…
Để biết được đáp án cho thắc mắc “Sau sinh ăn ngải cứu được không?” trước tiên mẹ hãy xem thành phần dinh dưỡng đa dạng của ngải cứu nhé! Theo các chuyên gia cho biết ngải cứu có chứa một số hàm lượng tinh dầu khoảng 0,20- 0,34%. Ngoài ra trong loại thực phẩm này còn chứa hơn 50 thành phần hợp chất beta caryophylen chiếm 24% và beta cubenden chiếm hàm lượng 12% có tác dụng chữa đau bụng hiệu quả. Lượng calo trong 100g lá ngải có 46 calorie. Trong đó, carb chỉ chiếm khoảng 8.8%, protein chiếm 5.2%, chất béo chiếm 0.4% còn lại là lượng vitamin, khoáng chất cực dồi dào như vitamin K hay folate.
2. Mẹ sau sinh ăn ngải cứu được không?
Câu trả lời là hoàn toàn được mẹ nhé! Đây là loại thực phẩm mà các bác sĩ khuyên mẹ sau sinh nên sử dụng bởi chúng có khả năng làm giảm hàn, trừ ẩm, ấm kinh và cầm máu, đặc trị nội thương, điều hòa kinh nguyệt. Theo kinh nghiệm truyền trong dân gian, ngải cứu còn hỗ trợ giảm đau bụng chủ yếu cho phái nữ, các bệnh liên quan đến tiêu hóa và đại tiện ra máu,… Vì vậy, ăn ngải cứu rất tốt cho phụ nữ trong giai đoạn hậu sản.
Thêm vào đó, lá ngải cứu còn rất hiệu quả trong việc làm đẹp da, giảm mỡ bụng cực hiệu quả. Do đó, sau sinh mẹ có thể ăn ngải cứu với lượng phù hợp để hỗ trợ phục hồi sức khỏe cũng như vóc dáng nhanh chóng nhé!
3. Các lợi ích của ngải cứu đối với mẹ sau sinh
Dưới đây sẽ là những lợi ích tuyệt vời mà ngải cứu mang lại giúp giải thích câu trả lời cho băn khoăn “mẹ sau sinh ăn ngải cứu được không?”
3.1. Bồi bổ sức khỏe của bà mẹ sau khi sinh
Sau sinh ăn ngải cứu được không? Theo Đông Y, ngải cứu vốn có tính nóng, vị hơi đắng, mùi có chút nồng nhưng lại là một loại rau vô cùng bổ dưỡng cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe mẹ sau sinh. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên ăn 3 lần/tuần và kết hợp bổ sung thêm các loại thực phẩm bổ dưỡng khác như trái cây, rau củ quả… để nhanh phục hồi sức khỏe và có thêm nhiều sữa cho bé yêu.
3.2. Dùng để giảm béo
Sau sinh ăn ngải cứu được không? Trong ngải cứu có chứa chất “thujone” – 1 loại tinh dầu đặc biệt có mùi hương đặc trưng. Loại tinh dầu này còn có tác dụng đào thải lượng chất béo trong cơ thể ra ngoài một cách đáng kể. Mẹ sau sinh ăn lá ngải cứu cũng nhờ đó giúp kích thích đổ mồ hôi nhanh, hỗ trợ cải thiện vóc dáng đáng kể.
3.3. Nhuận tràng
Sau sinh ăn ngải cứu được không? Được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh, một trong những lợi ích tuyệt vời không thể không kể đến đó là ăn ngải cứu giúp mẹ sau sinh nhuận tràng. Các tình trạng đầy hơi, khó tiêu hay táo bón sẽ không còn là nỗi lo của mẹ, tuy nhiên trong trường hợp bạn bị rối loạn đường ruột cấp tính thì nên tránh xa ngải cứu vì có thể làm bệnh trở nặng hơn.
3.4. Làm đẹp da
Sau sinh ăn ngải cứu được không? Mẹ sau sinh mà gặp tình trạng da mặt bị bóng nhờn, đổ dầu sẽ không còn lo lắng khi biết tận dụng lá ngải cứu. Lượng glucose, absinthine, tannin, axit malic, azulene, cadinene, vitamin B và C có trong ngải cứu vừa kháng viêm giúp ngăn ngừa mụn vừa ức chế sự sản sinh các tế bào chết và chống oxy hoá cho làn da khoẻ đẹp, trắng mịn hồng hào từ bên trong.. Mẹ có thể lấy lá ngải cứu nghiền nát, đun sôi rồi lọc lấy nước, thoa lên mặt giúp giảm dầu hay tranh thủ lúc nước còn nóng để xông hơi mặt giúp loại bỏ da chết và mụn đầu đen và giúp thúc đẩy tuần hoàn máu cho da dẻ hồng hào.
3.5. Điều hòa kinh nguyệt
Sau sinh ăn ngải cứu được không? Ngải cứu có tính ấm, vị cay, đắng với công năng phá huyết, ôn trung, đuổi hàn, an thai. Được sử dụng nhiều trong các bài thuốc điều trị kinh nguyệt không đều, chứng thống kinh, đau bụng do lạnh,… Mẹ có thể sắc ngải cứu với nước để uống hằng ngày, mặc dù khá khó uống nhưng mẹ hãy cố gắng áp dụng trong khoảng thời gian 1 tuần trước khi có kinh, chu kỳ sẽ cải thiện đều đặn hơn rất nhiều.
4. Mẹ sau sinh ăn ngải cứu có sợ bị mất sữa không?
Sau khi đã có câu trả lời cho thắc mắc “Mẹ sau sinh ăn ngải cứu được không?”, vấn đề mà mẹ quan tâm tiếp theo chắc hẳn là liệu ăn ngải cứu có gây mất sữa và ảnh hưởng tới giai đoạn nuôi dưỡng bé hay không? Theo các chuyên gia, hiện tại chưa có cơ sở khoa học nào chỉ ra ăn lá ngải cứu hay các món ăn từ ngải cứu sẽ làm mẹ sau sinh mất sữa. Chính vì thế, mẹ hoàn toàn yên tâm khi ăn các món ăn được chế biến từ ngải cứu mà không lo mất sữa hay sữa bị giảm nguồn dinh dưỡng.
Tuy nhiên, do cơ địa của mỗi người, nếu mẹ thấy có dấu hiệu bị ít sữa hãy sử dụng thêm các nguyên liệu từ thiên nhiên như chè vằng, lá đinh lăng, đu đủ… giúp kích thích, tăng lượng sữa một cách hiệu quả.
5. Lưu ý cho mẹ sau sinh ăn ngải cứu
Ngải cứu đối với mẹ sau sinh là một bài thuốc vô cùng quý giá và hỗ trợ tốt trong việc bồi dưỡng sức khỏe. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý một số điều mà Góc của mẹ nhắc nhở để tránh gặp phải những tác dụng xấu:
- Mẹ bị viêm gan nên tránh xa ngải cứu, bởi theo các chuyên gia tinh dầu trong ngải cứu là thành phần có tác dụng chữa bệnh, nhưng cũng là một thành phần có độc tính. Độc tính đó đi vào gan sẽ gây ra rối loạn chuyển hóa của tế bào gan, dẫn tới viêm gan cấp tính rất nguy hiểm tới tính mạng.
- Ngải cứu là vị thuốc nhuận tràng, do vậy mẹ sau sinh có tiền sử rối loạn đường ruột tuyệt đối không nên ăn vì có thể làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Không nên lạm dụng ăn quá nhiều ngải cứu. Điều này có thể khiến mẹ gặp các vấn đề về sức khỏe như: táo bón, khó tiêu, ngộ độc…
6. Mẹ sau sinh ăn ngải cứu được không? ăn như nào là đủ
Dân gian vẫn thường quan niệm rằng “cái gì nhiều quá cũng không tốt”, mẹ sau sinh ăn ngải cứu cũng vậy. Mặc dù là thực phẩm rất tốt cho cơ thể mẹ sau sinh nhưng nếu ăn quá nhiều cũng không thể tránh khỏi những ảnh hưởng xấu cho cơ thể. Vậy sau sinh ăn ngải cứu như thế nào đúng và đủ?
- Đối với mẹ đang mắc các bệnh về sỏi thận, xơ vữa động mạch… nên hạn chế ăn các món ăn từ trứng chiên với ngải cứu: cụ thể 2 lần/ tuần, mỗi lần 1-2 quả trứng. Bởi sau sinh ăn trứng quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ tăng mỡ máu.
- Mẹ chỉ nên ăn ngải cứu khoảng 2-3 lần/tuần, mỗi lần từ 3-5 ngọn.
- Nếu sử dụng lá ngải cứu sắc uống thay trà, mẹ chỉ nên sử dụng khoảng 3-5g khô (9-15g tươi) và sử dụng theo từng đợt, khỏi bệnh thì dừng mẹ nhé.
7. Các món ăn với ngải cứu cho mẹ sau sinh
Ngoài là một loại cây dùng rất nhiều trong y học, tuy nhiên mẹ vẫn có thể chế biến được rất nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng cho mẹ sau sinh từ ngải cứu. Hãy cùng khám phá mẹ nhé:
7.1. Trứng chiên ngải cứu
Sau sinh có nên ăn ngải cứu không? Trứng chiên ngải cứu sẽ là món ăn giải thích cho câu hỏi này vì sự bổ dưỡng mà nó mang lại. Giúp điều hòa và bổ khí huyết, chữa đau đầu, đau bụng kinh, mất ngủ…
Nguyên liệu:
- Trứng gà: 3 quả
- Ngải cứu: 1 bó nhỏ
- Hành khô: 1 củ
- Gia vị thông dụng
Cùng vào bếp mẹ nhé!
- Bước 1: Nhặt bỏ phần nhánh già và lá vàng, sâu của ngải cứu chỉ lấy phần ngọn và lá non. Rửa và ngâm nước muối tầm 5 phút, sau đó rửa sạch, để ráo rồi thái nhỏ, cho vào tô. Hành khô bóc vỏ, thái lát mỏng.
- Bước 2: Đập trứng gà cho phần nhân trứng cho vào tô ngải cứu. Cho thêm 1 muỗng cà phê nước mắm, ½ muỗng cà phê bột canh, 1 muỗng cà phê bột ngọt, ½ muỗng cà phê hạt tiêu và hành khô thái lát, đánh đều để tan hết gia vị.
- Bước 3: Cho dầu ăn vào chảo, lượng dầu đủ láng đều mặt chảo là được. Đợi dầu nóng thì cho hỗn hợp trứng ngải cứu vào và chiên ở nhiệt độ vừa phải.
- Bước 4: Chiên khoảng hơn 1 phút, thấy mặt dưới bắt đầu se lại thì dùng xẻng chiên lật mặt còn lại để rán tiếp thêm 1 phút nữa đến khi thấy 2 mặt chín đều là tắt bếp.
7.2. Gà ác hầm ngải cứu
Gà ác hầm ngải cứu là món ăn bổ dưỡng, thường sẽ được ăn khi muốn bồi bổ để hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Đây không chỉ món ăn cực kỳ tốt cho sức khỏe mà còn phù hợp cho mọi lứa tuổi, đặc biệt đối với mẹ sau sinh vừa trải qua giai đoạn mang thai và sinh con khó khăn.
Nguyên liệu:
- Gà ác: 2 kg
- Ngải cứu: 120 g
- Nước dùng hầm xương gà: 600 ml (hoặc nước lạnh)
- Nghệ: 1 củ
- Gừng gừng: ½ củ
- Rượu trắng: 10 ml
- Gia vị thông dụng
Cùng vào bếp mẹ nhé:
- Bước 1: Gừng, nghệ rửa sạch gọt vỏ và băm nhỏ. Lá và phần ngọn non ngải cứu rửa sạch, để ra rổ cho ráo nước, phần thân già rửa sạch cho vào túi lọc trà để bỏ vào hầm cùng gà.
- Bước 2: Gà sau khi đã làm sạch đem nhồi một ít lá ngải cứu vào bụng gà, dùng tăm xiên kẹp bụng lại cho ngải cứu khỏi rơi ra ngoài.
- Bước 3: Sau đó, xếp một một nửa phần lá ngải cứu đã rửa sạch xuống đáy nồi, xếp gà lên trên, trên cùng để túi lọc trà có ngải cứu. Đổ nước ngập gà đun sôi.
- Bước 4: Khi nước sôi bạn đậy vung lại, hạ lửa nhỏ, đun thêm khoảng 20 – 30 phút, tắt bếp, ngâm gà trong nồi khoảng 30 phút nữa và nêm gia vị gồm hạt nêm, mì chính và muối vừa ăn.
- Bước 5: Mẹ cho 1 thìa rượu trắng vào, đảo đều sẽ được món ăn ngon đậm vị.
Xem thêm: Gà ác hầm ngải cứu – 3ce diary
7.3. Gà hấp ngải cứu
Gà hấp ngải cứu sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời nếu mẹ không biết ăn gì cho thực đơn hôm nay. Một món ăn đơn giản, dễ làm nhưng rất giàu dinh dưỡng.
Nguyên liệu:
- Gà: 1kg
- Lá ngải cứu: 300g
- Hành tím: 2 củ
- Gừng: 1 nhánh
- Ớt: 1 trái
- Giấm: 1 ít
- Rượu trắng: 4 muỗng canh
- Gia vị thông dụng
Cùng vào bếp mẹ nhé:
- Bước 1: Gà làm sạch bằng cách chà xát với muối hoặc khử mùi bằng giấm..
- Bước 2: Cho vào chén 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/3 muỗng cà phê muối, 1/4 muỗng cà phê bột ngọt, 1/4 muỗng cà phê tiêu, đảo đều. Sau đó xát đều phần gia vị lên mặt ngoài và cả bên trong mình gà và để yên trong 10 phút thịt gà ngấm gia vị.
- Bước 3: Nhồi lá ngải cứu vào chặt bên trong mình gà, đặt gà gọn gàng lên đĩa. Phần lá ngải cứu còn lại bạn sắp bên ngoài xung quanh gà.
- Bước 4: Làm sạch hành tím, cắt lát rồi cho lên trên đĩa gà rồi để yên trong 15 phút cho ngấm gia vị. Sau 15 phút, bạn tưới rượu trắng lên trên bề mặt gà.
- Bước 5: Bắc nồi nước lên bếp để lửa lớn, cho vài lát gừng vào nồi rồi đặt xửng hấp vào. Đợi nước sôi lớn thì cho đĩa gà vào đậy nắp kín, hấp trong khoảng 30 – 40 phút.
- Bước 6: Sau thời gian hấp, mẹ mở nắp và dùng đũa xiên qua thịt gà xem đã chín chưa. Nếu không còn chảy nước màu đỏ nghĩa là gà đã chín, mẹ cho ra đĩa và cả nhà cùng thưởng thức nhé!
7.4. Trứng hấp ngải cứu
Góc của mẹ sẽ giới thiệu một món ăn rất dễ làm và có thể chữa được các triệu chứng đau đầu, mệt mỏi, căng thẳng sau sinh. Mẹ có thể tham khảo nhé!
Nguyên liệu:
- Thịt heo xay: 50g
- Trứng gà: 3 quả
- Lá ngải cứu: 20g
- Hành tím băm: 2 củ
- Ớt cắt nhuyễn: 1 ít
- Gia vị thông dụng
Cùng vào bếp mẹ nhé:
- Bước 1: Cho thịt heo xay ra chén, cho vào ½ muỗng cà phê hạt nêm, 2 củ hành tím băm, trộn đều. Ướp thịt trong 15 phút.
- Bước 2: Đập 3 quả trứng gà vào tô, cho vào thêm 1 muỗng cà phê hạt nêm, ½ muỗng cà phê tiêu, ½ muỗng cà phê bột ngọt, đánh đều trứng với gia vị.
- Bước 3: Lá ngải cứu rửa sạch, cắt nhỏ. Sau đó, cho thịt xay đã ướp thấm gia vị và 20g lá ngải cứu vào tô trứng gà, đánh cho các nguyên liệu hoà đều vào nhau.
- Bước 4: Tráng đều 1/2 muỗng cà phê dầu ăn vào lòng tô, đổ hỗn hợp trứng đã trộn đều vào. Tiếp theo cho tô trứng vào xửng hấp, đậy vung hấp trong 20 phút.
- Bước 5: Sau 20 phút mở vung thấy trứng đã đông cứng mặt, nghiêng không chảy nước là trứng đã chín. Lấy trứng ra rắc lên trên một ít ớt cắt nhuyễn cho đẹp mắt và tăng hương vị là hoàn thành.
7.5. Cá chép hấp ngải cứu
Mẹ hãy tìm hiểu công thức chế biến món cá chép hấp ngải cứu ngon, bổ dưỡng chuẩn vị cùng Góc của mẹ nhé!
Nguyên liệu:
- Cá chép: 1 con
- Ngải cứu: 1 bó nhỏ
- Gừng: 1 củ
- Ớt: 3 trái
- Tỏi: 3 tép
- Gia vị thông dụng
Cùng vào bếp mẹ nhé:
- Bước 1: Làm sạch ngải cứu, gừng gọt vỏ đập nát và băm nhuyễn. Ớt mẹ đem bỏ phần cuống, rửa sạch và cắt đôi.
- Bước 2: Cá chép mua về rửa thật sạch, dùng muối chà xát để loại bỏ phần nhớt cá và mùi tanh. Sau đó rửa lại với nước sạch và cắt làm đôi.
- Bước 3: Cho cá ướp cùng 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê tiêu rồi trộn đều để cá thấm gia vị trong khoảng 20 phút. Sau đó, cho gừng đã băm nhuyễn vào và đảo đều cá. Rau ngải cứu cắt nhỏ, đem nhét vào bụng cá, đầu cá.
- Bước 4: Cho cá vào xửng hấp, và cho vài khúc ớt cắt đôi vào, hấp với lửa lớn đến khi sôi thì giảm lửa cho cá chín mềm và dậy mùi thơm. Sau đó mở nắp, cho 2 muỗng canh nước mắm vào cá cho cá có mùi thơm và tắt bếp, cho cá ra đĩa.
- Bước 4: Làm nước chấm: Băm nhuyễn 3 tép tỏi và cắt lát mỏng 1 trái ớt cho vào chén, nêm thêm 1 muỗng cà phê tiêu và cho 3 muỗng canh nước mắm vào là hoàn thành.
7.6. Chân giò hầm ngải cứu
Nguyên liệu:
- Chân giò: 500g
- Ngải cứu: 100g
- Táo tàu: 10 quả
- Hạt kỷ tử: ½ muỗng canh
- Gia vị thông dụng
Cùng vào bếp mẹ nhé:
- Bước 1: Làm sạch chân giò và chặt thành các khúc vừa ăn.
- Bước 2: Chuẩn bị một nồi nước sôi và cho chân giò vào chần qua trong 2 – 3 phút ở lửa lớn, sau đó vớt ra và rửa sạch lại với nước để khử mùi hôi của chân giò.
- Bước 3: Bắc nồi lên bếp, cho 500ml nước vào ninh chân giò trong 30 phút ở lửa vừa.
- Bước 4: Cho táo tàu, ngải cứ vào nồi và nêm thêm 1 muỗng canh hạt nêm, 1/4 muỗng cà phê muối, 1/4 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng cà phê đường và đảo đều cho thấm gia vị.
- Bước 5: Đậy nắp lại và ninh thêm 15 – 20 phút tới khi chân giò chín mềm thì tắt bếp.
7.7. Canh ngải cứu nấu trứng
Đây là món canh còn khá lạ lẫm nhưng có tác dụng giúp phòng tránh các bệnh cảm vặt rất tốt.
Nguyên liệu:
- Ngải cứu: 1 bó to
- Trứng gà: 2 quả
- Hành khô
- Gia vị thông dụng
Cùng vào bếp mẹ nhé:
- Bước 1: Ngải cứu mua về nhặt lấy phần lá và ngọn, rửa sạch, để ráo nước.
- Bước 2: Bắc nồi lên bếp, cho ít dầu ăn vào, khi thấy dầu nóng thì phi thơm hành băm rồi cho rau ngải cứu vào xào qua. Nêm chút muối, hạt nêm. Xào một lúc cho rau ngải cứu ngấm gia vị thì cho nước canh vào nồi đun sôi.
- Bước 3: Tiếp theo, đập trứng ra chén, đánh tan. Khi canh sôi, đổ trứng từ từ vào nồi, vừa đổ vừa khuấy đũa cho đến khi trứng chín.
Bước 4: Nêm lại gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp là hoàn thành món ăn.
Như vậy, bài viết đã giúp mẹ giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề “sau sinh ăn ngải cứu được không”. Thực đơn sau sinh có vị trí vô cùng quan trọng giúp mẹ hồi phục sức khỏe một cách nhanh chóng, do đó mẹ cần có sự cân nhắc, tìm hiểu và lựa chọn kỹ lưỡng thực phẩm cũng như các món ăn. Lưu ý bất kỳ loại thực phẩm nào cũng cần đảm bảo an toàn và được sơ chế sạch sẽ bằng nước rửa bình sữa và rau quả lành tính với các thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên sẽ giúp mẹ loại bỏ mọi vi khuẩn độc hại mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tham khảo thêm:
Sau sinh ăn thịt gà được không: Giải đáp từ A-Z cho mẹ yêu
Mẹ sau sinh uống gì cho đẹp da: Những thức uống lấy lại làn da trẻ đẹp