Mẹ NA (25 tuổi): Hiện tại, em đang bị tắc tia sữa, ra ít sữa khi bé bú và ngực luôn cảm thấy căng tức. Được bạn bè chỉ cách chữa là chườm nước, nhưng em không biết nên chườm thế nào? Tắc tia sữa nên chườm nóng hay lạnh? Rất mong được bác sĩ giúp đỡ.
Góc của mẹ rất hiểu những khó khăn mẹ đang trải qua, nhưng mẹ đừng quá lo lắng nhé, chữa tắc sữa không quá khó đâu ạ! Về câu hỏi tắc tia sữa nên chườm nóng hay lạnh, mỗi phương pháp này có tác dụng khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu nên dùng phương pháp nào trong trường hợp nào, mẹ theo dõi nhé!
Mục lục
1. Nguyên nhân gây tắc tia sữa cho mẹ
Tắc tia sữa là vấn đề thường gặp do mẹ mới bắt đầu làm mẹ, chưa có kinh nghiệm cho con bú. Mẹ mắc phải một số lỗi nhỏ khiến sữa bị ứ đọng và đông đặc trong hệ thống tuyến sữa và gây tắc tia sữa.:
- Không cho trẻ bú sớm: Sữa mẹ trong những ngày đầu sau sinh là sữa non, đặc và sánh hơn bình thường. Nếu mẹ không cho trẻ bú sớm, sữa non không thoát được ra ngoài, ứ đọng lại và gây tắc tia sữa.
- Sữa mẹ dư thừa: Sữa mẹ quá nhiều tạo áp lực lên bầu ngực và hệ thống tuyến sữa. Ống dẫn sữa này căng, chèn ép lên ống dẫn sữa kia; dẫn tới tình trạng tắc tia sữa.
- Không giữ sạch đầu núm ti: Nếu mẹ vội vàng mỗi khi vắt sữa và khi cho bé bú mà “làm biếng” vệ sinh núm ti; bụi bẩn và cặn sữa khô sẽ lấp kín đường đi của sữa, cản trở dòng sữa lưu thông, từ đó gây tắc tia sữa. Mẹ nên dùng khăn khô đa năng thấm nước và vệ sinh núm ti trước và sau khi cho con bú mẹ nhé!
- Hệ thống ống dẫn sữa nhiễm khuẩn: Hàng ngày mẹ phải vắt sữa hoặc cho bé bú nhiều lần. Cặn sữa và nước bọt của bé làm đầu ti mẹ ẩm ướt, tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển gây nhiễm khuẩn. Lúc này, đầu ti mẹ sưng hơn, hẹp hơn và gây cản trở sữa thoát ra ngoài dẫn đến tắc sữa.
Hiểu rõ nguyên nhân gây tắc tia sữa giúp mẹ phòng tránh căng tức ngực và duy trì nguồn sữa dồi dào cho con.
2. Khi bị tắc tia nên sữa chườm nóng hay lạnh?
Như đã nói ở trên, tia sữa bị tắc do sữa ứ đọng, cản trở lưu thông hệ thống tuyến sữa. Việc mẹ cần làm là làm tan phần sữa đang đông đặc và “kẹt” trong bầu ngực. Lúc này, chườm lạnh không đem lại hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng tắc tia sữa vì:
- Các chất béo trong sữa mẹ sẽ đông lại khi gặp lạnh, tương tự như dầu ăn và mỡ động vật mẹ thường sử dụng vậy. Khi đó, các khối sữa đông không được làm tan, mà còn nhiều thêm và làm tắc tia sữa hơn nữa.
- Mạch máu và tuyến sữa sẽ co lại khi gặp lạnh. Điều này tạo sức ép lớn lên dòng chảy sữa. Ngực mẹ trở nên căng hơn, và đau nhức nhiều hơn!
Thay vào đó, chườm nóng là phương pháp được khuyến khích áp dụng bởi các chuyên gia khi mẹ bị tắc tia sữa. Khi tắc tia sữa chườm nóng mang đến những tác dụng:
- Đánh tan các khối sữa đông đặc: Nhiệt độ ấm nóng làm tan cái khối sữa đông đặc, loại bỏ nguyên nhân chính làm tắc tia sữa của mẹ.
- Giãn mạch máu và tuyến sữa: Ngược lại với chườm lạnh, chườm nóng làm mạch máu và tuyến sữa được thư giãn, các cơ và dây chằng được thả lỏng, từ đó giúp lưu thông tuần hoàn màu, kích thích sữa mẹ về đều và nhiều hơn.
Đến đây, chắc mẹ đã biết tắc tia sữa chường nóng hay lạnh hiệu quả hơn rồi đúng không. Tiếp theo sẽ chia sẻ cách chườm nóng trị tắc tia sữa hiệu quả cho mẹ, cùng tham khảo nhé!
3. Chườm nóng như thế nào hiệu quả?
Trước khi chườm nóng chữa tắc tia sữa, mẹ nhờ bố hoặc người thân trong gia đình trông bé. Sau đó, mẹ chọn một tư thế thoải mái. Thư giãn một chút! Các khối sữa đông sẽ biến mất khi mẹ thực hiện đúng từng bước như sau:
- Chuẩn bị: Các dụng cụ đơn giản như sau:
- 1 chiếc khăn sạch, hoặc 1 bình nhựa, hoặc 1 túi chườm
- Nước ấm khoảng 40 độ C: Mẹ dùng nhiệt kế để pha nước hoặc pha theo tỉ lệ 1 nước sôi – 3 nước thường mẹ nhé!
- Vò khăn với nước ấm sau đó vắt khô hoặc cho nước ấm vào bình nhựa/ túi chườm.
- Đặt khăn/bình nhựa/túi chườm lên mặt trên của bầu ngực.
- Chườm nóng trong 20 phút.
Mẹ lưu ý: Chườm nóng hiệu quả nhất khi mẹ mới bị tắc tia sữa từ 1 – 3 ngày, các trường hợp tắc tia sữa nhẹ, không sốt. Ngược lại, mẹ không được chủ quan và cần đi khám bác sĩ tại các đơn vị chữa tắc tia sữa uy tín khi xuất hiện những biểu hiện:
- Sốt trên 38,5 độ C
- Con bú không ra sữa.
- Sờ nắn bầu ngực thấy cục sữa đông cứng.
- Tắc tia sữa quá 3 ngày.
4. Các phương pháp kết hợp với chườm nóng để chữa tắc tia sữa
Tắc tia sữa làm mẹ khó khăn trong quá trình cho con bú. Ngực mẹ khó chịu và sữa ra ít hơn. Mẹ nôn nóng muốn sữa về đều; bé yêu được ăn no, ngon miệng. Lúc này, ngoài việc mẹ quan tâm đến tắc tia sẽ chườm nóng hay lạnh mà còn nên kết hợp một số phương pháp khác để thúc đẩy nhanh thông tia sữa, giảm khó chịu.
- Day ép ngực bằng tay: Dùng 2 bàn tay vừa ép vừa day lên bầu ngực theo vòng tròn khoảng 20 – 30 lần và ngược lại. Lực day ép sẽ làm tan các cục sữa và đẩy chúng ra khỏi các vị trí tắc sữa.
- Dụng cụ hút sữa: Lực hút của dụng cụ hút sữa tạo áp lực kéo sữa thừa và khối sữa đông nhỏ ra ngoài, dòng chảy sữa được lưu thông tốt hơn. Để hiểu rõ hơn về cách sử dụng máy hút sữa, mẹ tham khảo bài viết: Hút sữa đúng cách
Vừa rồi là những chia sẻ về tắc tia sữa chườm nóng hay lạnh tốt hơn và cách chườm nóng bầu vú đúng cách. Chườm nóng chữa tắc tia sữa là phương pháp được các chuyên gia khuyến khích áp dụng. Khi chườm nóng, mẹ sử dụng nước ấm khoảng 40 độ C và chườm trong khoảng 20 phút sẽ đạt hiệu quả tốt nhất. Nếu còn câu hỏi khác, mẹ để lại bình luận ở dưới bài viết để được hỗ trợ mẹ nhé!
Mẹ tham khảo thêm: