Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng, nguyên nhân là gì?

Bé bị mẩn đỏ ở miệng phải làm sao?” là câu hỏi mà nhiều mẹ băn khoăn khi thấy da con xuất hiện những nốt mẩn khác thường. Mẹ đừng lo, đọc bài viết dưới đây, mẹ sẽ hiểu rõ nguyên nhân và biết cách chăm sóc khoa học nhất cho bé.

Nguyên nhân và cách xử lý bé bị mẩn đỏ ở miệng
Nguyên nhân và cách xử lý bé bị mẩn đỏ ở miệng

1. Nguyên nhân bé bị mẩn đỏ ở miệng

Bé nổi mẩn đỏ ở miệng do 2 nguyên nhân chính: do tác động của tác nhân thông thường hoặc bệnh lý về da.

1.1. Nguyên nhân thông thường

Làn da của bé rất mỏng manh, nhạy cảm, dễ bị kích ứng bởi các tác nhân bên ngoài thường gặp ở bé 5 tháng bị mẩn đỏ quanh miệng. Tuy nhiên, đây chỉ là vấn đề ngoài da thông thường, không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé nếu mẹ chăm sóc đúng cách.

Các tác nhân mẹ cần chú ý:

  • Vệt sữa: Sau khi bé ti sữa xong, nếu mẹ không lau miệng bé sạch sẽ, vi khuẩn sẽ sinh sôi phát triển gây kích ứng, nổi mẩn quanh miệng.
  • Đồ dùng: Các vật cho bé ăn uống như thìa, dĩa, bình sữa, đồ chơi được làm từ chất liệu không đảm bảo hoặc chưa được vệ sinh sạch cũng khiến da bé nổi mẩn.
  • Nước bọt: Bé từ 5 tháng – 1 tuổi đang trong độ tuổi mọc răng, thường bị chảy dãi nhiều. Nếu không lau thường xuyên sẽ tạo môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn phát triển gây kích ứng da.

Biểu hiện: Các nốt mẩn có màu hồng hoặc hơi đỏ, li ti, chỉ nổi cục bộ ở một vùng quanh miệng phần da quanh miệng của bé bị khô, bong tróc nhưng không có mủ, không có thêm các triệu chứng khác.

Nguyên nhân bé bị mẩn đỏ ở miệng
Bé có thể bị nổi mẩn đỏ do vệt sữa, nước bọt hoặc đồ dùng không đảm bảo

1.2. Nguyên nhân do bệnh lý

1.2.1. Bệnh về da quanh miệng

Một số bệnh về da xảy ra ở vùng da quanh miệng bé mà mẹ cần lưu ý như:

1 – Bệnh chốc lở: Là bệnh nhiễm trùng do liên cầu hoặc tụ cầu khuẩn gây ra. Bệnh lây khi bé tiếp xúc với vết chốc hoặc khăn, quần áo, đồ dùng của người bệnh. Biểu hiện thường gặp là: Vùng da quanh miệng hồng hoặc đỏ, xuất hiện những nốt mẩn có thể ngứa hoặc không, sau phát triển thành mụn nước hoặc mụn mủ nhưng nhanh vỡ rồi đóng vảy.

Nguyên nhân do bệnh lý
Bệnh chốc lở khiến bé bị nổi mẩn đỏ quanh miệng

2 – Bệnh nấm miệng: Nấm miệng là tình trạng viêm da do nấm men ký sinh và phát triển trên da gây nổi mẩn đỏ quanh miệng đi kèm với các biểu hiện: phần da ở góc miệng khô nứt, lưỡi, bên trong má và môi của bé xuất hiện những mảng trắng dày, khó làm sạch,…

3 – Bệnh chàm sữa: Chàm sữa là một vấn đề về da rất phổ biến ở bé và thường do cơ địa nhạy cảm hoặc tác động của môi trường gây kích ứng. Khi bị chàm sữa, bé có biểu hiện: các nốt mẩn đỏ li ti bắt đầu từ hai bên má rồi lan xuống miệng, cổ,… sau vài ngày phát triển thành mụn nước rồi vỡ ra, đóng vảy, gây ngứa, khô, nứt da.

Chàm sữa khiến bé bị nổi mẩn đỏ quanh miệng
Chàm sữa khiến bé bị nổi mẩn đỏ quanh miệng

1.2.2. Bệnh tay – chân – miệng

Tay – chân – miệng rất hay gặp ở bé do nhóm virus đường ruột Enterovirus là “thủ phạm”. Bệnh lây qua nước bọt, nước mũi khi hắt hơi, ho, thường xảy ra vào khoảng tháng 3 – 5 và khoảng tháng 8 – 9, có khả năng lây nhiễm nhanh.

Biểu hiện:

  • Biểu hiện trên da: xuất hiện những nốt mẩn đỏ, bọng nước ở khoang miệng, vùng da quanh miệng, lòng bàn tay, chân,…
  • Biểu hiện khác: sốt 38 – 39 độ C, đau họng, mệt mỏi, bỏ ăn,…
Các vết mẩn đỏ quanh miệng do bệnh tay - chân - miệng
Các vết mẩn đỏ quanh miệng do bệnh tay – chân – miệng

1.2.3. Thủy đậu lan lên vùng da quanh miệng

Nếu bị thuỷ đậu, bé có thể bị mẩn đỏ ở miệng kèm theo các biểu hiện khác như phát ban, mụn nước có dịch trắng, ngứa ngáy, sốt, mệt mỏi,… Nguyên nhân là do bé bị nhiễm virus Varicella Zoster, thường lây qua tiếp xúc hoặc qua giọt bắn từ người đang mắc. Thuỷ đậu có khả năng lây nhiễm cao, có thể gây biến chứng về não, phổi cho bé.

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm hay gặp ở bé vào thời tiết nồm ẩm
Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm hay gặp ở bé vào thời tiết nồm ẩm

2. Làm gì khi bé bị mẩn đỏ ở miệng?

Với mỗi nguyên nhân sẽ có cách chăm sóc khác nhau, mẹ cần xác định rõ tình trạng của bé để có biện pháp chăm sóc và xử lý phù hợp nhất nhé.

2.1. Khi bé nổi mẩn do các nguyên nhân thông thường

Trường hợp này các nốt mẩn không gây nguy hiểm, sẽ tự hết sau vài ngày đến 1 tuần chăm sóc. Mẹ chỉ cần:

  • Vệ sinh vùng da quanh miệng cho bé bằng khăn khô đa năng và nước ấm, nhất là khi bé ăn hoặc ti xong.
  • Tiệt trùng các đồ dùng trước khi cho bé ăn, ti sữa. Nên sử dụng nước rửa chuyên dụng cho bé, ưu tiên thành phần thiên nhiên an toàn, lành tính.
  • Dưỡng ẩm da bé bằng các sản phẩm có thành phần lành tính, dịu nhẹ, dùng cho bé sơ sinh. Chú ý chỉ bôi ở các vùng da xung quanh miệng, không để kem dây vào trong miệng bé.
  • Cắt móng tay cho bé 1 lần/tuần để hạn chế để bé cào, gãi làm tổn thương da gây nhiễm trùng.
  • Sử dụng nước giặt chuyên dụng để giặt quần áo, chăn gối, khăn tắm của bé
Sử dụng nước giặt xả chuyên dụng để giặt quần áo, khăn, chăn,... cho bé mẹ nhé!
Sử dụng nước giặt xả chuyên dụng để giặt quần áo, khăn, chăn,… cho bé mẹ nhé!

Khi nào mẹ cần đưa bé đi bác sĩ? Nếu tình trạng mẩn đỏ ở miệng bé không được cải thiện hoặc lan rộng hơn, bé quấy khóc, mất ngủ, bỏ ăn,… mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

2.2. Khi bé bị một số bệnh về da quanh miệng

Với các bệnh lý về da quanh miệng, mẹ áp dụng cách chăm sóc dưới đây để bé khỏi nhanh, tránh biến chứng mẹ nhé!

2.2.1. Bệnh chốc lở

Khi bé bị chốc lở, mẹ cho bé đi khám bác sĩ để được chỉ định thuốc phù hợp. Cùng với đó, mẹ cần chú ý:

  • Vệ sinh: Rửa vùng da quanh miệng bé bằng khăn sạch và nước muối sinh lý 1 lần/ngày.
  • Giữ vệ sinh đồ dùng: Giặt khăn mặt, gối, khăn trải giường, quần áo,… của bé hàng ngày và không cho bé dùng chung quần áo với người khác để tránh lây nhiễm.
  • Cắt móng tay cho bé: Cắt móng và hạn chế để bé cào, gãi vết thương, tránh nhiễm trùng.
  • Tránh lây nhiễm: Chốc lở dễ lây từ vị trí tổn thương lan sang vùng da khác hoặc lây cho người khác. Mẹ hạn chế cho bé tiếp xúc với mọi người xung quanh, nhớ đeo găng tay khi bôi thuốc và rửa tay kỹ sau đó nhé.
Hạn chế cho bé ra ngoài chơi khi bị chốc lở
Hạn chế cho bé ra ngoài chơi khi bị chốc lở

Lưu ý: Các triệu chứng chốc lở sẽ giảm trong vòng 7 – 10 ngày và không để lại sẹo nếu mẹ chăm sóc đúng cách và dùng thuốc cho bé theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu sau 10 ngày, tình trạng không cải thiện, nặng hơn hoặc tái lại nhiều lần, mẹ cho bé tái khám để được bác sĩ kiểm tra lại mẹ nhé!

2.2.2. Bệnh nấm miệng

Mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau khi bé bị nấm miệng ở thể nhẹ, tình trạng nấm mới xuất hiện:

  • Rơ lưỡi: Rơ lưỡi cho bé hằng ngày từ 1 – 2 lần và trước bữa ăn ít nhất 30 phút bằng gạc sạch và nước muối sinh lý. Nên thao tác nhẹ nhàng và tuyệt đối không dùng mật ong để rơ lưỡi nếu bé dưới 1 tuổi
  • Vệ sinh đồ dùng: Rửa sạch và khử trùng các đồ dùng của bé như bình bú, núm ti,… Giặt chăn gối, khăn mặt của bé hằng ngày, giữ vệ sinh đồ chơi và không để bé đưa lên miệng.
  • Hạn chế đưa tay lên miệng: Tránh để bé dùng tay cào, gãi hoặc mút tay trong thời gian bị nấm

Lưu ý: Bệnh nấm miệng có thể được cải thiện sau 1 – 2 tuần. Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn hoặc bé bỏ ăn, mất ngủ,… mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ sớm.

Rơ lưỡi cho bé thường xuyên khi bé bị mẩn đỏ do nấm mẹ nhé!
Rơ lưỡi cho bé thường xuyên khi bé bị mẩn đỏ do nấm mẹ nhé!

2.2.3. Bệnh chàm sữa

Chàm sữa có thể tự khỏi sau 1 – 3 tuần tùy vào cơ địa và sức đề kháng của mỗi bé. Cách chăm sóc bé bị chàm sữa tương tự với bé bị chốc lở. Ngoài ra, mẹ cần dưỡng ẩm cho bé bằng sản phẩm có thành phần tự nhiên, ưu tiên chứa thành phần dưỡng ẩm cao cấp từ dầu dừa, bơ hạt mỡ, tinh dầu Inca inchi,… Mẹ tránh chọn sản phẩm chứa corticoid, prednisolone, methylprednisolone,… vì dễ gây kích ứng, ảnh hưởng xấu đến bé.

Lưu ý: Nếu thấy vùng da quanh miệng sưng đỏ nghiêm trọng, có dấu hiệu viêm, có mủ, bé bỏ ăn, mất ngủ,… mẹ nên đưa bé đến khám bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị kịp thời

2.3. Khi bé bị tay – chân – miệng

Nếu bé nhà mình có biểu hiện mắc bệnh tay chân miệng, mẹ cần:

  • Đưa bé đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế chuyên khoa sớm nhất có thể
  • Sát trùng khoang mũi, miệng của bé bằng nước muối sinh lý 0,9%
  • Vệ sinh cẩn thận cơ thể bé và bôi dung dịch Betadin lên các nốt mẩn, mụn nước, để tránh bội nhiễm vi khuẩn
  • Hạn chế đưa bé ra ngoài, đến nơi đông người. Khử trùng đồ chơi, vật dụng trong nhà hàng ngày

Lưu ý: Trường hợp bé sốt cao, co giật hoặc có triệu chứng bất thường, mẹ nên liên lạc ngay với bác sĩ hoặc đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất.

Đưa bé đến khám bác sĩ nếu có biểu hiện bất thường
Đưa bé đến khám bác sĩ nếu có biểu hiện bất thường

2.4. Khi bé bị thủy đậu lan lên vùng da quanh miệng

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm nên mẹ cần hạn chế để bé tiếp xúc với người khác, nên đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị dứt điểm. Cùng với đó, mẹ áp dụng các biện pháp sau để giúp bé chóng hồi phục:

  • Tránh gió, tránh nước để vết mẩn không lây lan rộng
  • Cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, chất liệu mát, thấm hút mồ hôi tốt như cotton, lanh,…
  • Dùng riêng đồ dùng cá nhân, khăn gối và thay giặt thường xuyên cho bé
  • Cắt móng tay cho bé 1 tuần/lần để hạn chế móng tay bé làm xước các nốt mẩn gây viêm nhiễm.

Lưu ý: Nếu bé có biểu hiện bất thường, sốt cao, nhiễm trùng, xuất huyết,… mẹ nên đưa ngay bé đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Mẹ cắt móng tay cho bé thường xuyên 1 lần/tuần
Mẹ cắt móng tay cho bé thường xuyên 1 lần/tuần

Mẹ xem thêm: 

Cách xử lý bé bị mẩn đỏ quanh mắt hiệu quả

Mẹ cần chú ý 4 điều sau khi bé uống sữa công thức bị mẩn đỏ quanh miệng

4. 5 lưu ý khi bé bị mẩn đỏ ở miệng

Khi bé bị mẩn đỏ ở miệng, mẹ lưu ý những điều sau:

  • Không tự ý dùng thuốc: Trước khi cho bé dùng bất cứ loại thuốc bôi hay thuốc uống nào, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước. Cẩn thận khi bôi vùng gần miệng để tránh dây vào miệng bé.
  • Cho bé uống đủ nước: Nên bổ sung đủ 1.5l nước mỗi ngày (bao gồm cả những món dạng nước như sữa, canh,…) để giữ độ ẩm cho da, tăng sức đề kháng. Với bé đang bú mẹ, mẹ cho bé bú nhiều hơn bình thường 1 – 2 cữ/ngày mẹ nhé!
  • Tăng cường sức đề kháng: Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ nhất là rau xanh, các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C như: súp lơ, rau bina, cam, dâu tây,…
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé, nhất là rau xanh
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé, nhất là rau xanh

Hy vọng rằng, bài viết trên đã giúp mẹ có thêm thông tin về nguyên nhân và cách chăm sóc khi bé bị mẩn đỏ ở miệng. Nếu còn băn khoăn, mẹ hãy để lại bình luận ở bên dưới để được hỗ trợ mẹ nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Thêm đánh giá

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Kim Thư

Làm gì để phòng ngừa hội chứng bé bị mẩn đỏ quanh miệng?

08-11-2021 10:09

Mamamy Admin

"Chào mẹ, Mẹ vệ sinh thật sạch sẽ cho vùng da quanh miệng của bé, tránh để bé dùng móng tay cào lên miệng nhé! Chúc mẹ và bé luôn mạnh khoẻ!"

31-12-2021 14:22


Bài viết cùng chủ đề

5 nguyên nhân trẻ bị mẩn đỏ ngứa và cách xử lý cho mẹ
5 nguyên nhân trẻ bị mẩn đỏ ngứa và cách xử lý cho mẹ
Trẻ bị mẩn đỏ ngứa khiến mẹ loay hoay không biết nguyên nhân do đâu, xử lý thế nào để bé nhanh khỏi. Mẹ đừng lo! Chỉ với 5 phút đọc bài viết dưới đây, mẹ sẽ tìm ra “thủ phạm” gây mẩn đỏ cho con và biết cách giúp bé bị mẩn đỏ ngứa […]
6 lý do và cách xử lý trẻ bị mẩn đỏ dưới cằm
6 lý do và cách xử lý trẻ bị mẩn đỏ dưới cằm
Có nhiều lý do khiến trẻ bị mẩn đỏ dưới cằm, dấu hiệu và cách xử lý cũng khác nhau. Vậy làm thế nào để bố mẹ phân biệt và xử lý đúng cho con khi gặp hiện tượng này? Đáp án chính xác, chi tiết được tổng hợp trong bài viết dưới đây, mẹ tham […]
Bé bị nổi mẩn đỏ từng mảng sẽ không nguy hiểm nếu mẹ biết cách!
Bé bị nổi mẩn đỏ từng mảng sẽ không nguy hiểm nếu mẹ biết cách!
Bé bị mẩn đỏ từng mảng khiến mẹ rất lo lắng, sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của con sau này? Thực ra, đây chỉ là vấn đề ngoài da thường gặp ở bé sơ sinh. Mẹ bình tĩnh, hiểu da con và chăm sóc đúng cách, da bé sẽ mịn màng trở lại nhanh […]
Nguyên nhân và cách điều trị bé bị mẩn đỏ như rôm
Nguyên nhân và cách điều trị bé bị mẩn đỏ như rôm
Bé bị nổi mẩn đỏ như rôm khiến mẹ lo lắng, hỏi người xung quanh thì “9 người, 10 ý”, mẹ không biết phải làm như thế nào đúng nhất? Mẹ đừng lo vì đây chỉ là vấn đề về da thường gặp, bé sẽ khỏi nhanh nếu được chăm sóc đúng cách. Đọc ngay […]
Giỏ hàng 0