Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Mẹ bầu ăn cay được không? 7 điều mẹ nhất định phải biết khi ăn cay 

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu thường có thói quen ăn những thực phẩm có tính cay, nóng bởi chúng kích thích sự thèm ăn của mẹ. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng mẹ bầu không nên ăn cay vì có nhiều tác động không tốt đến sức khỏe. Vậy mẹ bầu ăn cay được không? Hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu nhé!

1. Mẹ bầu ăn cay được không?

Hoàn toàn được mẹ nhé! Theo một số nghiên cứu cho thấy, đồ ăn cay là một trong số ít loại thực phẩm có thể kích thích thèm ăn ở mẹ bầu và giúp mẹ ăn ngon hơn, ​​dinh dưỡng hấp thụ tốt hơn và làm giảm ốm nghén. Bên cạnh đó, bé được thưởng thức nhiều hương vị ngay từ trong bụng mẹ sẽ thúc đẩy ăn tốt hơn về sau.

Mẹ bầu ăn cay với liều lượng phù hợp
Mẹ bầu ăn cay với liều lượng phù hợp

Vậy mẹ bầu ăn cay có sao không? Đồ ăn cay sẽ không gây ảnh hưởng tới sức khỏe nếu mẹ ăn với liều lượng phù hợp: Mẹ chỉ nên ăn cay ở mức độ vừa phải, không ăn cay quá hoặc ăn cay liên tục nhiều bữa mà không kết hợp với các món thanh mát. Tuy nhiên, nếu mẹ đang có biểu hiện ốm nghén thì không nên ăn đâu mẹ nhé.

2. Mẹ bầu ăn cay được không? Lợi ích của đồ ăn cay đến sức khỏe mẹ và bé

2.1. Đồ ăn cay có lợi cho sức khoẻ mẹ

Mẹ bầu ăn đồ cay đem đến nhiều lợi ích tuyệt vời mà không phải ai cũng biết.

Ăn cay có lợi cho sức khỏe
Ăn cay có lợi cho sức khỏe
  • Rất tốt cho tim: Ớt cay có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách cải thiện khả năng của cơ thể hòa tan máu đông. Capsaicin trong ớt cũng chống lại viêm nhiễm (viêm nhiễm cũng là một yếu tố gây nguy cơ bệnh tim). 
  • Giúp lưu thông máu: Các loại thực phẩm cay cũng thúc đẩy lưu thông tốt, và giúp hạ huyết áp. Khi mẹ ăn thức ăn cay, nhiệt độ cơ thể của mẹ được nâng lên, từ đó làm tăng lưu lượng máu từ trái tim. Trong ớt cũng có nhiều vitamin A và C nên giúp củng cố thành mạch máu.
  • Cải thiện tâm trạng: Ớt tăng cường mức độ endorphin và serotonin giảm đau và giúp mẹ luôn cảm thấy hạnh phúc, tránh được trầm cảm và các cảm giác căng thẳng cực độ.

2.2. Giúp mẹ hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn

Mẹ bầu ăn cay hấp thụ dinh dưỡng tốt
Mẹ bầu ăn cay hấp thụ dinh dưỡng tốt

Chất capsaicin có trong ớt là chất làm tăng sự trao đổi chất và có khả năng đốt cháy chất béo. Mẹ bầu ăn đồ cay có chứa capsaicin giúp quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn. Chính điều này sẽ làm tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn của mẹ bầu để quá trình đốt cháy calo và hấp thụ calo được cơ thể diễn ra hiệu quả hơn. Tuy nhiên điều này chỉ xảy ra và có lợi khi mức độ ăn cay của mẹ là hợp lý.

2.3. Ngăn ngừa hình thành tế bào ung thư

Ngăn chặn tế bào ung thư
Ngăn chặn tế bào ung thư

Các chuyên gia cũng cho rằng, capsaicin còn có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành tế bào ung thư – căn bệnh khiến bất cứ ai cũng phải sợ hãi. Khi mẹ bầu ăn cay, chất này sẽ ngăn chặn sự hình thành của các tế bào ung thư và kìm hãm sự phát triển của chúng, hay  thậm chí làm chết các tế bào ung thư mà không làm tổn hại đến các tế bào xung quanh.

2.4. Đồ ăn cay kích thích sự phát triển thị giác của bé trong tương lai

Kích thích phát triển thị giác thai nhi
Kích thích phát triển thị giác thai nhi

Ngoài ra, capsaicin – được biết đến là chất tạo ra vị cay trong ớt, cung cấp chất dinh dưỡng không khác gì những chất cần thiết khác cho cơ thể mẹ bầu. Mẹ bầu ăn ớt có chứa vitamin A giúp duy trì thị lực, vitamin C bảo vệ mắt. Ngoài ra ớt hay các thực phẩm cay cũng rất giàu vitamin B6, lutein, zeaxanthin, beta-carotene và lycopene. Tất cả các chất dinh dưỡng này là cần thiết để hỗ trợ phát triển thị giác của thai nhi.

3. Cách ăn cay khoa học nhất cho mẹ bầu

Để đảm bảo mẹ bầu không bị ảnh hưởng xấu, mẹ cần trang bị kiến thức về cách ăn cay khoa học nhất:

Ăn cay khoa học
Ăn cay khoa học
  • Sử dụng các loại gia vị có thương hiệu. Bởi lẽ những loại gia vị này sẽ đảm bảo về thành phần cũng như chất lượng bằng việc kiểm chững, phê duyệt uy tín từ các nhà kiểm duyệt.
  • Mẹ nên mua những gia vị tươi và chế biến tại nhà để đảm bảo vệ sinh trong khâu chế biến, chuẩn bị.
  • Kiểm tra bao bì và ngày hết hạn trước khi mua gia vị từ bên ngoài để tránh gây đau bụng hay những ảnh hưởng xấu khác cho sức khỏe.
  • Mẹ bầu ăn cay nên kết hợp cùng các món ăn có tính hàn như salad, trái cây…để trung hòa vị giác, giảm độ cay. Mẹ đừng quên rửa sạch trái cây trước khi ăn bằng sản phẩm nước rửa bình sữa và rau củ với thành phần lành tính, an toàn cho sức khỏe mẹ và bé

Xem thêm: Bà bầu nên ăn gì tốt cho sức khỏe mẹ và con 

4. Điều gì có thể xảy ra khi mẹ ăn cay quá nhiều?

Ăn cay không hề gây hại tới sức khỏe mà ngược lại còn có những lợi ích tuyệt vời đối với mẹ bầu khi tiêu thụ số lượng vừa phải. Vậy điều gì có thể xảy ra nếu mẹ bầu ăn cay quá nhiều? Cụ thể, mẹ hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu nhé:

4.1. Làm trầm trọng thêm tình trạng ốm nghén

Tăng nguy cơ ốm nghén
Tăng nguy cơ ốm nghén

Buồn nôn và nôn do ốm nghén khi mang thai là phản ứng bình thường , thường thấy ở mẹ bầu. Phản ứng này mục đích giúp bảo vệ mẹ và phôi thai khỏi tác động xấu của một số loại thực phẩm, đồ ăn cay là một ví dụ. Do đó mẹ bầu ăn đồ cay có thể làm tăng  phản xạ nôn mửa trong cơ thể.hoặc có thể gây tiêu chảy trong thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên.

4.2. Kích thích trào ngược axit và chứng ợ chua

Kích thích trào ngược axit gây ợ chua
Kích thích trào ngược axit gây ợ chua

Trong suốt thai kỳ, hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại và ít có chỗ trong dạ dày hơn. Cũng vì thế mà axit dạ dày trào ngược lên thực quản và gây ra trào ngược axit, nguyên nhân của chứng ợ chua. Do đó, khi mẹ bầu  ăn cay sẽ kích thích trào ngược axit, mẹ sẽ cảm thấy nóng rát sau ngực, ợ chua, ợ hơi, nôn mửa và buồn nôn rất khó chịu.

4.3. Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản

Theo các bác sĩ, hầu hết trường hợp mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản đều là do thói quen ăn uống và sinh hoạt sai cách. Một trong những lý do gây nên tình trạng này là mẹ bầu ăn thực phẩm cay, nóng thường xuyên, ít ăn rau xanh… Những thực phẩm này kích thích dạ dày và dẫn đến chứng trào ngược. Ngoài ra, thói quen ăn uống không điều độ, khoa học cũng sẽ gây nên tình trạng này.

5. Lưu ý cho mẹ bầu khi ăn cay

Mẹ hãy tham khảo một số lưu ý trường hợp mẹ bầu không nên ăn cay nhé: 

Mẹ nhớ lưu ý nhé
Mẹ nhớ lưu ý nhé
  • Mẹ bầu bị trĩ: Capsaicin tạo ra tính cay có thể gây kích thích, khiến cho tĩnh mạch búi trĩ bị sưng phù và sung huyết, làm tình trạng bị trĩ càng nặng thêm. 
  • Mẹ bị đau mắt đỏ, viêm giác mạc: Mẹ bầu ăn cay không kiểm soát rất dễ gây nội nhiệt, xung huyết các niêm mạc. 
  • Tiêu hóa không ổn định: Khi nhu động dạ dày, đường ruột bị kích thích mạnh do vị cay dễ gây ra tiêu chảy, đau bụng và ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của chức năng tiêu hóa.

6. Gia vị cay an toàn cho mẹ bầu

Gia vị cay an toàn
Gia vị cay an toàn
  • Mù tạt: Mù tạt có vị cay nồng giống như wasabi có thể kích thích vị giác mẹ bầu ăn cay và vẫn đảm bảo an toàn khi ăn uống trong thai kỳ. Tuy nhiên mẹ không nên ăn quá nhiều vì độ cay nồng có thể gây sặc, kích ứng…
  • Sốt cà ri: Được chế biến khi kết hợp hành tây, tỏi, ớt và tất cả các loại gia vị phổ biến. Loại gia vị này mẹ có thể tăng giảm độ cay tùy vào khả năng để không bị cay quá mức nhé.
  • Kim chi: Các món kim chi cay, dưa chua cay có thể thỏa mãn cơn thèm thực phẩm cay của mẹ bầu, bởi nó rất dễ kết hợp với các món ăn khác. Mẹ  lưu ý nếu kim chi đã quá chua thì không nên sử dụng vì rất hại cho dạ dày.
  • Hạt tiêu: Hương vị cay nồng của hạt tiêu trong các món súp, cháo có thể giúp mẹ bầu giải cảm. Đặc tính chống khuẩn của hạt tiêu cũng giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch trong thai kỳ.

Ngoài việc nghiên cứu kỹ chế độ ăn uống, nghỉ ngơi của mẹ thì trong suốt thai kỳ, nhiều bố mẹ cũng đã suy nghĩ đến việc chọn một chiếc tên ở nhà đáng yêu cho bé gái hay tên ở nhà hay cho bé trai. Lựa chọn từ sớm sẽ giúp bố mẹ có nhiều thời gian để chọn cho bé yêu nhà mình cái tên ưng ý nhất.

Mời mẹ xem thêm: Đặt tên con theo ngũ hành năm 2022: 500+ Tên hợp mệnh bố mẹ

7. Câu hỏi thường gặp khi mẹ bầu ăn cay

7.1. Mẹ bầu thèm ăn cay sinh con trai hay gái?

Mẹ thèm ăn cay sinh con trai
Mẹ thèm ăn cay sinh con trai

Theo dân gian, khi mẹ bầu thèm ăn cay là dấu hiệu của khả năng bé sinh ra sẽ là bé trai. Một số sự trùng hợp rất thú vị, nhiều mẹ bầu thừa nhận rằng, họ rất thèm đồ ăn cay lúc mang thai và kết quả là một bé trai đã chào đời.

Tuy nhiên điều này vẫn chưa có lý thuyết khoa học nào chứng minh, đó có thể chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên do vị giác của mẹ đã thay đổi theo từng thời kỳ trong giai đoạn mang thai.

7.2. Mẹ bầu thèm cay là dấu hiệu gì?

Mẹ bầu thèm ăn cay theo các nghiên cứu cho thấy thực tế là dấu hiệu biểu hiện để cơ thể bù đắp những dưỡng chất bị thiếu hụt. Thông thường mẹ sẽ thèm chua, ngọt, mặn nhưng nếu thèm cay sẽ giúp khẩu vị của bé trở nên đa dạng hơn khi trưởng thành.

Dấu hiệu thèm ăn cay
Dấu hiệu thèm ăn cay

Tuy nhiên, dù thế nào thì đây cũng là tình trạng thường gặp, mẹ không nên quá lo lắng nếu thèm ăn thay đổi ở từng giai đoạn mẹ nhé.

Qua bài viết trên, mẹ chắc chắn đã có lời giải đáp thắc mắc “Mẹ bầu ăn cay được không?”. Ăn cay có thể có lợi hay có hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi là phụ thuộc vào bản thân mẹ sử dụng như thế nào. Vì vậy, mẹ hãy lưu lại những thông tin bổ ích mà Góc của mẹ đã chia sẻ để có thực đơn mang thai lành mạnh, hiệu quả mẹ nhé!

Tham khảo thêm: 

Mẹ bầu đẻ mổ nên ăn gì để có nhiều sữa

Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu, giữa và cuối thai kỳ chuẩn nhất

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Mẹ bầu ăn cay được không? 7 điều mẹ nhất định phải biết khi ăn cay ”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Top 11 những loại Rau tốt cho Bà Bầu 3 Tháng đầu từ Chuyên Gia
Top 11 những loại Rau tốt cho Bà Bầu 3 Tháng đầu từ Chuyên Gia
Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ rất quan trọng với mẹ bầu và thai nhi. Mẹ lúc này rất nhạy cảm với các vấn đề sức khỏe, nếu không biết cách chăm sóc và chọn thực phẩm phù hợp, mẹ dễ gặp vấn đề gây ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy mẹ đã biết […]
Mẹ bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì? Nguyên tắc ăn cho mẹ
Mẹ bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì? Nguyên tắc ăn cho mẹ
Mẹ bầu 3 tháng đầu thường được bồi bổ đầy đủ. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng thích hợp cho mẹ bầu. Đặc biệt mẹ bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì mẹ cần biết. Bởi có rất nhiều thứ cần kiêng kỵ ở giai đoạn đầu thai kỳ để đảm bảo […]
Mách mẹ lên thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu, giữa và cuối thai kỳ đủ dinh dưỡng
Mách mẹ lên thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu, giữa và cuối thai kỳ đủ dinh dưỡng
Chắc hẳn, khi mang thai, mẹ bầu nào cũng sẽ cảm thấy “đau đầu” với vấn đề lên thực đơn ăn uống dinh dưỡng phải không nào? Ngày nay có quá nhiều thông tin khiến mẹ dễ bị nhầm lẫn, vậy hãy cùng Góc của mẹ tham khảo ngay 3 mẫu thực đơn cho bà […]
Giỏ hàng 0