Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bé yêu nhà mình vừa bước vào độ tuổi ăn dặm. Mẹ đang băn khoăn, muốn tìm hiểu những thực phẩm ăn dặm tốt nhất cho bé? Bánh gạo ăn dặm là một gợi ý tuyệt vời bởi thành phần chủ yếu từ bột gạo giàu dinh dưỡng, cấu trúc bánh mềm xốp, cực dễ ăn. Thế nhưng mẹ nên chọn thương hiệu bánh nào giữa vô vàn các loại thương hiệu bánh ăn dặm hiện nay? Câu hỏi trên sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây. Mẹ đọc ngay nhé!

Bánh ăn dặm có thành phần chủ yếu từ bột gạo nên rất giàu chất dinh dưỡng
Bánh ăn dặm có thành phần chủ yếu từ bột gạo nên rất giàu chất dinh dưỡng

1. Bánh gạo ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi

Ở thời điểm 5 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé còn yếu, khả năng nhai nuốt chưa tốt, vì thế việc ăn bánh ăn dặm không phù hợp sẽ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa hoặc hóc. Mẹ nên chọn loại bánh có thành phần giống mùi vị sữa mẹ, đặc biệt hạn chế các thành phần gây dị ứng như đường, muối, trứng,… Hiện tại trên thị trường, bánh ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi không có nhiều loại, Góc của mẹ sẽ gợi ý một số loại bánh ăn dặm được sử dụng phổ biến hiện nay.

1.1. Bánh gạo hữu cơ ILdong Hàn Quốc

1 – Đôi nét về bánh gạo Ildong: Bánh gạo hữu cơ ILdong được sản xuất bởi công ty TNHH Dawon Foods có trụ sở chính tại Hàn Quốc. Thành phần làm nên bánh gạo này chủ yếu từ gạo tấm, loại nguyên liệu chứa nhiều vitamin, khoáng chất, bột rau củ quả, bổ sung những thành phần dinh dưỡng còn thiếu trong gạo trắng. Đây là những thành phần rất tốt cho sự phát triển của bé trong giai đoạn này, giúp con làm quen với việc ăn dặm mà không bị lạ bánh.

Bánh gạo Ildong cho bé từ 5 tháng
Bánh gạo Ildong cho bé từ 5 tháng

2 – Đặc điểm nổi trội: 

  • Mẹ dễ dàng cất và bảo quản: Thiết kế khóa zip tiện lợi, trong trường hợp bé không dùng hết, mẹ chỉ cần kéo khóa lại là không lo bánh bị ỉu rồi, không mất công chuẩn bị túi nọ kẹp kia. Mẹ nào bận bịu, muốn nhanh mà tiện nhất có thể cân nhắc bánh này đó ạ!
  • Bé dễ măm măm: Bánh có dạng thanh giúp bé 5 tháng dễ cầm nắm. Kết cấu bánh xốp, giòn, không lo con bị hóc trong quá trình ăn
  • Phù hợp với bé có cơ địa dị ứng: Bánh nói “không” với các thành phần dễ gây dị ứng như đậu nành, tôm, cá,… chỉ sử dụng các nguyên liệu từ rau củ lành tính với hệ tiêu hóa của con.
  • Mẹ dễ đổi vị cho bé: Bánh gạo ILdong có 3 vị: vị khoai lang, vị lúa mạch, vị rau bina giúp mẹ thay đổi khẩu vị cho bé thường xuyên.

3 – Giá tham khảo: 75.000đ/gói 30g. Mẹ tham khảo địa chỉ mua tại website concungshop.com

Bánh ăn dặm ILdong Hàn Quốc giàu chất dinh dưỡng cho bé
Bánh ăn dặm ILdong Hàn Quốc giàu chất dinh dưỡng cho bé

1.2. Bánh gạo ăn dặm Hà mã – Nga cho bé 5 tháng tuổi

1 – Đôi nét về bánh gạo Hà mã: Bánh gạo ăn dặm Hà mã là sản phẩm được sản xuất tại Nga, đáp ứng mọi tiêu chuẩn khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm nên rất an toàn cho sức khỏe của bé. Bánh còn có chứa các loại vitamin nhóm B (B6, B12), vitamin C, E, K và rất giàu vitamin A, giúp bé yêu phát triển thị lực hiệu quả, mẹ không lo con mắc các tật về mắt đâu ạ.

Bánh ăn dặm Hà mã giúp con ăn ngon mà không bị hóc
Bánh ăn dặm Hà mã giúp con ăn ngon mà không bị hóc

2 – Đặc điểm nổi trội: 

  • Bé dễ dàng cầm nắm: Thiết kế dạng thanh dài của bánh nhất định sẽ khiến bé yêu nhà mình thấy thích thú khi được tự cầm bánh để nhâm nhi. Với các bé 5 – 6 tháng tuổi, ngón tay còn yếu chưa cầm nắm chắc thì đây là sản phẩm mẹ không nên bỏ qua đâu ạ.
  • Bé không bị sặc, hóc bánh: Bánh xốp, giòn, tan ngay khi bé đưa vào miệng, mẹ cũng yên tâm hơn khi để con tự măm măm. 
  • Phù hợp với bé cần cải thiện thị lực: Thành phần giàu vitamin A và các khoáng chất thiết yếu có trong bánh giúp tăng cường thị lực cho bé. Nếu bé yêu nhà mình đang cần cải thiện thị lực, mẹ chọn ngay loại bánh này để bé thưởng thức nhé.

3 – Giá tham khảo: 78 nghìn/gói 80g. Mẹ tham khảo địa chỉ mua tại concung.org

Bánh ăn dặm Hà mã của Nga rất phù hợp cho bé ở độ tuổi ăn dặm
Bánh ăn dặm Hà mã của Nga rất phù hợp cho bé ở độ tuổi ăn dặm

2. Bánh gạo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Theo khảo sát của tổ chức Y tế Thế giới và Viện dinh dưỡng quốc gia, 6 tháng tuổi được xem là thời điểm thích hợp nhất mẹ nên cho bé ăn dặm. Bởi đây là lúc hệ tiêu hóa của bé phát triển tương đối hoàn chỉnh, đủ khả năng hấp thụ những thực phẩm đặc hơn sữa mẹ. Mẹ cùng tham khảo 3 loại bánh ăn dặm cho bé 6 tháng dưới đây để chọn sản phẩm bánh phù hợp cho con nhé.

2.1. Bánh ăn dặm Pigeon cho bé 6 tháng tuổi

1 – Đôi nét về bánh gạo Pigeon: Bánh ăn dặm Pigeon là sản phẩm đến từ Nhật Bản, luôn được lòng các mẹ bỉm Việt nhờ các dưỡng chất cần thiết có trong bánh như: vitamin B1, B2, C, D, E, A, các khoáng chất kẽm, iốt, sắt,… Các thành phần dinh dưỡng này không chỉ giúp bé cải thiện sức khỏe mà còn giúp bé tăng trưởng chiều cao và loại bỏ các vấn đề tiêu hóa như táo bón, khó tiêu đấy nữa đấy ạ. Quả là một sản phẩm “đa nhiệm” mẹ nhỉ!

Bánh ăn dặm Pigeon giúp con ăn dặm ngon lành
Bánh ăn dặm Pigeon giúp con ăn dặm ngon lành

2 – Đặc điểm nổi trội: 

  • Bánh hợp “gu” nhiều cô cậu bé: Bánh có nhiều hương vị khác nhau như cá biển, rong biển, bí ngô,… giúp mẹ thỏa sức lượng chọn hương vị phù hợp với sở thích của bé. 
  • Bé có thể tự cầm ăn: Kết cấu bánh dạng thanh dài chính là ưu điểm của món bánh này đấy ạ. Bé có thể dễ dàng tự cầm bánh để ăn mà không cần mẹ đút nữa rồi!
  • Không sợ con lạ bánh: Đây là món bánh rất phù hợp với các bé đang tập ăn dặm đấy mẹ ạ. Hương vị thơm bùi, ngọt nhẹ sẽ giúp bé con măm ngon lành.
  • Phù hợp với bé cần hỗ trợ đường tiêu hóa: Bánh giúp kích thích sản sinh các probiotics có trong đường ruột của bé, giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn. Mẹ muốn bé ăn khỏe và tăng cân “vù vù” thì chọn ngay sản phẩm này cho nhóc tì nhà mình thôi ạ!

3 – Giá tham khảo: 72.000đ/gói. Mẹ tham khảo địa chỉ mua tại bibomart.com, kidsplaza.vn, concung.com

Bánh ăn dặm Pigeon
Bánh ăn dặm Pigeon

2.2. Bánh gạo Kameda Ichi Kids Nhật Bản

1 – Đôi nét về bánh gạo Kameda Ichi Kids: Đây là sản phẩm đến từ thương hiệu bánh gạo uy tín của Nhật Bản – Kameda. Bánh được sản xuất trong dây chuyền hoàn toàn tiệt trùng với quy trình kiểm định nghiêm ngặt nên cực an toàn cho bé. Nguyên liệu chính của bánh là gạo Japonia cao cấp, rất giàu các chất chống oxy hóa và khoáng chất. Sắm ngay để bé yêu phát triển toàn diện và được tăng cường sức đề kháng mẹ nhé!

Bánh ăn dặm Ichi Kids cho bé 6 tháng
Bánh ăn dặm Ichi Kids cho bé 6 tháng

2 – Đặc điểm nổi trội:

  • Không còn nỗi lo con bị hóc: Bánh mềm và tan dần ngay khi bé đưa bánh vào miệng nên mẹ yên tâm cho bé mới ăn dặm măm măm. 
  • Bé tự lập tốt hơn: Với thiết kế bánh dạng thanh dài dễ cầm nắm, bé yêu dễ dàng măm măm mà không cần tới sự giúp đỡ của mẹ.
  • Phù hợp với bé cần tăng trưởng chiều cao: Thành phần chính là gạo Japonica, canxi và khoáng chất thiết yếu giúp bé phát triển các khớp xương và tăng trưởng chiều cao hiệu quả.
  • Phù hợp với bé cần cải thiện hệ tiêu hóa: Hàm lượng chất xơ có trong bánh giúp tăng cường các vi lợi khuẩn đường ruột cho bé, giúp bé có hệ tiêu hóa tốt hơn. Chuyện bé đầy hơi hay táo bón không còn là nỗi lo của mẹ nữa rồi!

3 – Giá tham khảo: 30.000 – 40.000 VNĐ/hộp 29g. Mẹ tham khảo địa chỉ mua tại kiddymart.com

Bánh gạo Kameda Ichi Kids
Bánh gạo Kameda Ichi Kids

2.3. Bánh gạo ăn dặm hữu cơ Apple Monkey

1 – Đôi nét về bánh gạo ăn dặm Apple Monkey: Bánh gạo ăn dặm hữu cơ Apple Monkey là sản phẩm đến từ công ty Healthy Foods của Thái Lan. Đây là loại bánh “organic” hoàn toàn với các thành phần tự nhiên như là bột sắn, khoai lang, đậu nành và gạo hương nhài organic. Bánh còn chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu như chất xơ, vitamin, Omega 3,… Nhóc tì nhà mình cần phát triển chiều cao và cải thiện đường tiêu hóa thì mẹ chọn ngay loại bánh này nhé!

Bánh Apple Monkey cho bé 6 tháng tuổi
Bánh Apple Monkey cho bé 6 tháng tuổi

2 – Đặc điểm nổi trội:

  • Giúp bé dễ cầm nắm: Hình dạng thanh dài phù hợp với bàn tay non nớt của bé. Mẹ có thể để bé tự mình cầm bánh ăn mà không sợ bánh bị rơi.
  • Phù hợp với bé thường xuyên bị táo bón: Hàm lượng chất xơ cao có trong bánh giúp đường ruột của bé hoạt động tốt hơn, bé dễ dàng tiêu hóa thức ăn và hấp thu các dưỡng chất thiết yếu. Giờ thì mẹ yên tâm gạt nỗi lo bé táo bón sang một bên rồi nhé!
  • Kích thích khả năng nhai nuốt của bé: Với bé 6 tuổi đang mọc răng, nhai bánh sẽ giúp bé giảm ngứa lợi và kích thích cơ nhai. Cảm giác “sần sật” khi gặm bánh nhất định sẽ làm bé “ghiền” ngay đấy ạ!

3 – Giá tham khảo: 79.000đ/gói 30g. Mẹ tham khảo địa chỉ mua tại maunhi.com

Bánh gạo ăn dặm hữu cơ Apple Monkey
Bánh gạo ăn dặm hữu cơ Apple Monkey

3. Bánh gạo ăn dặm cho bé từ 7 tháng

Ở giai đoạn này, mẹ nên cân nhắc đổi từ bánh ăn dặm loại 5, 6 tháng sang loại bánh 7 tháng để bổ sung thêm protein và canxi từ các nhóm thực phẩm chứa chất xơ cho bé như: cà chua, rau bina, bí ngô, đậu nành,… Đây là các thực phẩm giúp xương của con chắc khỏe hơn, đồng thời giúp con dễ làm quen với các nhóm thực phẩm mới. Mẹ tham khảo ngay hai loại bánh gạo ăn dặm dành cho bé từ 7 tháng dưới đây nhé.

3.1. Bánh gạo Haihain cho bé từ 7 tháng tuổi

1 – Đôi nét về bánh gạo Haihain: Bánh gạo Haihain là sản phẩm đến từ thương hiệu Haihain, được sản xuất và nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản. Các nguyên liệu của bánh được chọn lọc vô cùng kỹ càng, gồm các thành phần tự nhiên như cà chua xay nhuyễn, cà rốt, rau bina, muối, bột bắp, gạo,… Nhờ các thành phần tự nhiên này mà bánh vừa tươi ngon, vừa giúp bé bảo vệ sức khỏe và phát triển toàn diện!

7 tháng tuổi - giai đoạn các ngón tay trở nên khéo léo hơn
7 tháng tuổi – giai đoạn các ngón tay trở nên khéo léo hơn

 2 – Đặc điểm nổi trội:

  • Mẹ không sợ bánh ỉu: Sản phẩm được thiết kế thông minh với túi đựng riêng nên mẹ rất dễ dàng bảo quản. Chỉ cần đóng kín túi là bánh lại giòn tươi và thơm ngon rồi.
  • Kích thích bé măm măm: Bánh có vị tươi ngon từ trái cây và rau của nên rất dễ ăn, kích thích vị giác của bé. Bé yêu nhà mình chắc sẽ khoái món bánh này lắm mẹ ạ.
  • Đảm bảo an toàn cho bé: Bánh tan ngay khi bé bỏ vào trong miệng nên mẹ không cần lo bé bị hóc khi ăn bánh đâu ạ.
  • Kích thích khả năng nhai và khả năng cầm nắm của bé: Bánh có kết cấu giòn tan, lại dễ cầm nắm, giúp phát triển kỹ năng nhai và cầm nắm cho bé, nhất là bé trong giai đoạn 7 tháng tuổi. Mẹ nhớ cho con măm bánh thường xuyên để hai kỹ năng này của bé được rèn luyện khéo léo hơn nhé. 

3 – Giá tham khảo: 39.000đ/gói 53g. Mẹ tham khảo mua sản phẩm tại: kidsplaza.vn

Bánh gạo Haihai
Bánh gạo Haihai

3.2. Bánh gạo Iwatsuka Nhật Bản

1 – Đôi nét về bánh gạo Iwatsuka: Đây là sản phẩm đến từ thương hiệu Iwatsuka Seika, Nhật Bản. Các nguyên liệu tự nhiên làm bánh như bột bí đỏ, cà chua xay nhuyễn, rau bina, muối,… được trồng trực tiếp tại Nhật, không chứa chất bảo quản hay phụ gia độc hại nên mẹ yên tâm cho nhóc tì nhà mình sử dụng nhé. Không chỉ thế, bánh còn chứa vi khuẩn axit lactic, sắt, canxi, gạo, tinh bột,… giúp bé tăng cường và cải thiện hệ tiêu hóa nữa đấy ạ.

Bánh gạo ăn dặm Iwatsuka cho bé giai đoạn 7 tháng
Bánh gạo ăn dặm Iwatsuka cho bé giai đoạn 7 tháng

2 – Đặc điểm nổi trội: 

  • Con tự ăn, mẹ nhàn tênh: Với thiết kế dạng thanh, bé yêu có thể dễ dàng cầm bánh để tự mình thưởng thức. Mẹ chỉ cần đưa bánh cho bé là bé có thể tự măm măm rồi ạ!
  • Phù hợp với bé cần tăng trưởng chiều cao: Hàm lượng vitamin K có trong rau bina sẽ bé hấp thụ canxi tốt hơn, cải thiện khớp xương và tăng trưởng chiều cao cho bé.
  • Kích thích khả năng nhai của bé: Khi nhai bánh, bé sẽ được luyện tập các cơ nhai, từ đó kích thích sản sinh tuyến nước bọt và giúp bé mọc răng nhanh hơn. Quả là “bài tập răng” hiệu quả cho cô nhóc, cậu nhóc nhà mình mẹ nhỉ!
  • Hỗ trợ bé tiêu hóa tốt, tránh táo bón: Chất xơ và các khoáng chất thiết yếu có trong bánh chính là cánh tay đắc lực cho mẹ trong việc cải thiện hệ tiêu hóa cho bé. Mẹ chọn ngay loại bánh này để xua tan nỗi lo bé táo bón, đầy hơi thôi ạ!

3 – Giá tham khảo: 40.000-50.000đ/gói 47g. Mẹ tham khảo mua sản phẩm tại: sakukostore.com.vn

Bánh gạo Iwatsuka
Bánh gạo Iwatsuka

4. Bánh gạo ăn dặm cho bé từ 8 tháng tuổi

Ở giai đoạn này, bé cần ăn loại bánh giàu hàm lượng canxi hơn, bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như phô mai, bơ để hỗ trợ cho quá trình ăn thô sau này, giúp bước đi của con vững vàng hơn. Cùng Góc của mẹ chọn bánh gạo ăn dặm cho bé từ 8 tháng tuổi mẹ nhé.

4.1. Bánh gạo Hipp cho bé 8 tháng tuổi

1 – Đôi nét về bánh gạo ăn dặm Hipp: Là sản phẩm đến từ Hipp một thương hiệu dinh dưỡng của Đức rất quen thuộc tại thị trường Việt Nam. Bánh được làm từ gạo hữu cơ và nước ép trái cây hữu cơ cô đặc, không hề thêm hương liệu nên rất an toàn cho sức khỏe của bé. Lượng đường của bánh chiếm không đến 30%, bánh có vị ngọt tự nhiên, dễ ăn. Kể cả bé đã quen với vị sữa mẹ cũng dễ “ghiền” món này lắm mẹ ạ!

Chuẩn bị cho giai đoạn bé tập đi với bánh ăn dặm giàu dinh dưỡng
Chuẩn bị cho giai đoạn bé tập đi với bánh ăn dặm giàu dinh dưỡng

2 – Đặc điểm nổi trội:

  • Giúp bé phát triển toàn diện: Bánh bổ sung lượng lớn vitamin và các khoáng chất thiết yếu từ trái cây cho bé, giúp bé yêu nâng cao sức đề kháng và phát triển toàn diện đấy ạ.
  • Kích thích khả năng cầm nắm của bé: Với bánh dạng thanh chữ nhật, bé sẽ được rèn luyện kĩ năng cầm nắm thường xuyên. Mẹ chỉ cần đặt bánh vào tay bé là bé có thể tự thưởng thức rồi!
  • Phù hợp với bé cần củng cố hệ tiêu hóa: Bánh giúp đường ruột của bé hoạt động tốt hơn, bé tránh bị đầy hơi, khó tiêu hoặc táo bón.
  • Hỗ trợ khả năng nhai của bé: Bánh giúp tuyến nước bọt của bé hoạt động tốt hơn, giúp kích thích quá trình mọc răng của bé khi bé nhai bánh thường xuyên. Mẹ đang tìm sản phẩm cho bé tập nhai thì đừng bỏ qua bánh gạo ăn dặm Hipp nhé.

3 – Giá tham khảo: 95.000đ/gói 30g. Mẹ cân nhắc mua sản phẩm tại: bibomart.com.vn

Bánh ăn dặm Hipp
Bánh ăn dặm Hipp

4.2. Bánh gạo ăn dặm Wakodo cho bé từ 9 tháng

1 – Đôi nét về bánh gạo ăn dặm Wakodo: Bánh gạo Wakodo là sản phẩm đến từ Nhật Bản, rất được các mẹ tin dùng. Bánh cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào nhờ thành phần nguyên liệu được chế biến kỹ lưỡng từ đậu Nhật, đường, muối, bột gạo, tinh chất dầu cá cùng các dưỡng chất khác như sắt, canxi cacbonat,… Nhiều mẹ cho bé sử dụng thì thấy bé tăng cân đều, thị lực được cải thiện nên rất mê món này. 

Bé măm măm ngon miệng hơn, tăng cân đều hơn
Bé măm măm ngon miệng hơn, tăng cân đều hơn

2 – Đặc điểm nổi trội: 

  • Con được luyện kỹ năng cầm nắm: Bánh dạng thanh hình chữ nhật giúp bé dễ dàng cầm bánh để nhâm nhi mà không cần sự giúp đỡ của mẹ.
  • Hỗ trợ khả năng nhai nuốt và kích thích quá trình mọc răng: 8 tháng là giai đoạn bé cần hoàn thiện kỹ năng nhai nuốt của mình. Nhai, gặm bánh thường xuyên sẽ giúp cơ nhai của bé được luyện tập, giúp bé nhai tốt hơn và kích thích quá trình mọc răng của bé nữa đấy ạ!
  • Phù hợp với bé cần phát triển thị lực: Tinh chất dầu cá có trong bánh không chỉ đem tới mùi vị tươi ngon, kích thích bé thèm ăn mà còn giúp bé tăng cường và cải thiện thị lực. Mẹ muốn bé có đôi mắt sáng khỏe thì bổ sung ngay loại bánh này vào thực đơn ăn dặm của bé nhé!

3 – Giá tham khảo: 30.000- 40.000đ/hộp 29g. Mẹ cân nhắc mua sản phẩm tại: concung.com

Bánh gạo Wakodo
Bánh gạo Wakodo

4.3. Bánh gạo hữu cơ Good Gout cho bé từ 10 tháng

1 – Đôi nét về bánh gạo Good Gout: Bánh gạo hữu cơ Good Gout là sản phẩm bánh ăn dặm đến từ nước Pháp, được sản xuất bằng công nghệ tiệt trùng hoàn toàn, đạt chứng nhận hữu cơ châu Âu và AB (Pháp), nên rất an toàn cho sức khỏe của bé. Bánh có thành phần chính là nước ép táo, nước ép củ cải đường, nước ép việt quất, gạo trắng, gạo nguyên cám,… giúp đường ruột của bé hoạt động tốt hơn, bé hấp thu tốt và tăng cân vù vù.

Bé phát triển toàn diện với bánh ăn dặm Good Gout
Bé phát triển toàn diện với bánh ăn dặm Good Gout

2 – Đặc điểm nổi trội: 

  • Phù hợp với bé bị táo bón: Bánh có thành phần chính là rau củ, giàu chất xơ, giúp cải thiện hệ tiêu hóa cho bé. Mẹ chọn ngay món ăn vặt này tăng cường “sức khỏe” cho hệ tiêu hóa của con yêu nhé!
  • Giúp bé yêu phát triển toàn diện: Bánh có chứa nhiều nhóm dưỡng chất thiết yếu như vitamin, chất xơ và khoáng chất, giúp bé yêu phát triển toàn diện, tăng sức đề kháng và cải thiện sức khỏe cho bé mỗi ngày. 
  • Đổi vị cho con dễ dàng: Bánh có ba hương vị chính là việt quất, táo, cà rốt. Thế là mẹ có thể thoải mái lựa chọn theo mùi vị ưa thích của nhóc tì nhà mình rồi!

3 – Giá tham khảo: 90.000đ/gói. Mẹ tham khảo mua sản phẩm tại: concungshop.com

Bánh gạo ăn dặm hữu cơ Good Gout
Bánh gạo ăn dặm hữu cơ Good Gout

5. Lưu ý khi cho bé ăn bánh ăn dặm

Để con yêu hợp tác hơn và ăn bánh ăn dặm ngon miệng, đảm bảo an toàn hơn, mẹ lưu lại một số lưu ý sau nhé:

1 – Mẹ nên làm mẫu cho bé yêu trong những ngày đầu làm quen với bánh để con bắt chước theo, tập ăn dễ dàng hơn. Thấy mẹ ăn ngon miệng, đảm bảo bé yêu sẽ thích thú, vui vẻ hơn và hợp tác hơn đó ạ.

2 – Trong khi ăn, bé cần uống thêm chút nước hoặc sữa tùy theo nhu cầu để bé đỡ bị nghẹn và hấp thụ tốt hơn.

Mẹ cho con uống nước trong khi măm bánh để con đỡ khô miệng
Mẹ cho con uống nước trong khi măm bánh để con đỡ khô miệng

3 – Trong quá trình bé ăn dặm, mẹ nên đứng cạnh bên để quan sát cho đến khi bé ăn xong hẳn. Nếu để bé ăn một mình, không may có tình huống bất ngờ xảy ra, mẹ sẽ có mặt để xử lý kịp thời.

4 – Trước khi cho bé ăn dặm, mẹ nên vệ sinh sạch sẽ tay của mẹ và bé bằng khăn ướt chuyên dụng cho bé sơ sinh và lau miệng cho bé sau ăn để đảm bảo vệ sinh, loại bỏ các mầm mống vi khuẩn gây hại cho sức khỏe răng miệng của bé. Khăn ướt với thành phần kháng khuẩn, dưỡng ẩm cao cấp giúp lau sạch sẽ vụn bánh, bé cảm thấy thoải mái hơn, không bị bết dính, khó chịu như khi mẹ lau bằng khăn vải khô. Da con vừa sạch bẩn, lại sạch khuẩn, hạn chế tối đa các vấn đề về da do thức ăn thừa vương lại sau mỗi bữa ăn dặm.

Vệ sinh miệng cho con sau khi ăn dặm mẹ nhé
Vệ sinh miệng cho con sau khi ăn dặm mẹ nhé

5 – Khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ nên chọn loại bánh ăn dặm đúng với với độ tuổi của con. Những lưu ý về độ tuổi của bé thường được các nhà sản xuất ghi rõ trên bao bì sản phẩm bởi đây là yếu tố mà các nhà sản xuất đã dựa vào để tạo ra công thức bánh phù hợp, giúp bé hấp thu chất dinh dưỡng hiệu quả nhất. 

Sau khi tham khảo 10 loại bánh gạo ăn dặm cho bé từ 5 tháng đến hơn 1 tuổi, chắc hẳn mẹ đã chọn được loại bánh ưng ý, phù hợp với nhu cầu phát triển và độ tuổi của bé yêu nhà mình rồi đúng không ạ. Mẹ cho bé ăn bánh, áp dụng những lưu ý Góc của mẹ đã chia sẻ, chắc chắn nhóc tì nhà mình sẽ thích mê món ăn vặt mới mẻ này đó mẹ ạ. Nếu còn điều gì thắc mắc, mẹ hãy để lại bình luận để được giải đáp nhanh nhất nhé.

6 tháng tuổi là thời điểm tốt nhất để mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm, bởi giai đoạn này chức năng tiêu hóa của con đã hoàn thiện hơn, hấp thu được các loại thức ăn mềm và lỏng khác ngoài sữa mẹ. Để đảm bảo con măm măm ngon lành và hợp tác cùng mẹ, tham khảo cách pha bột cho bé ăn dặm lần đầu hết sạch bát chỉ sau 5 phút dưới đây mẹ nhé!

Cách pha bột cho bé ăn dặm lần đầu khoa học
Cách pha bột cho bé ăn dặm lần đầu khoa học

1. Bước 1: Chuẩn bị bột ăn dặm phù hợp với bé yêu

Ở mỗi độ tuổi, bé sẽ cần hàm lượng dinh dưỡng khác nhau để duy trì các hoạt động vui chơi, sinh hoạt và phát triển. Vì thế, trong giai đoạn mới bắt đầu làm quen với ăn dặm, mẹ nên chọn bột phù hợp với bé yêu nhà mình để đảm bảo con tiêu hóa tốt, không bị nhồi nhét quá mức, con ăn ngon, lớn nhanh. Bột ăn dặm được các nhóc tì yêu thích sẽ có hương vị ngọt nhẹ, thơm ngon tựa sữa mẹ, có tác dụng kích thích vị giác, giúp bé phát triển toàn diện.

Chuẩn bị bột ăn dặm phù hợp với bé yêu
Chuẩn bị bột ăn dặm phù hợp với bé yêu

Vậy làm thế nào để mẹ lựa chọn sản phẩm vừa chất, vừa phù hợp cho bé lần đầu ăn dặm? Câu trả lời cho mẹ đây ạ:

1 – Ăn dặm bột ngọt: Giai đoạn làm quen với việc ăn dặm (khoảng 5 – 6 tháng tuổi), mẹ cho con ăn dặm bột ngọt trước bởi bột ăn dặm ngọt có vị gần giống với sữa mẹ, bé đã quen miệng nên ăn dễ hơn, tránh bụng con bị đầy hơi, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa do lạ bột.

2 – Ưu tiên chọn bột ăn dặm nhiều hương vị: Khi cho bé ăn dặm lần đầu, mẹ thử mua nhiều vị để xem con thích vị nào nhất, vừa giúp đa dạng thực đơn hàng ngày. Đảm bảo bé yêu không ngán mà còn cực hợp tác với mẹ đó!

3 – Chọn bột ăn dặm có thành phần dinh dưỡng vừa đủ: Bột ăn dặm đạt chuẩn phải đảm bảo đủ 4 nhóm chất: tinh bột, đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé. Nếu bé nhà mình thấp bé, nhẹ cân mẹ nên bổ sung bột có hàm lượng canxi cao. Bé bị táo bón, mẹ ưu tiên chọn bột có nhiều thành phần rau củ, chất xơ,… Khi chọn mua bột ăn dặm, mẹ đừng quên đọc kỹ bảng thành phần nguyên liệu hoặc hỏi nhân viên tư vấn để lựa chọn loại bột phù hợp với con nhất nhé!

Cho bé ăn dặm ngọt trước để con làm quen dần với việc ăn dặm
Cho bé ăn dặm ngọt trước để con làm quen dần với việc ăn dặm

4 – Mùi vị bột dễ ăn: Giai đoạn bé mới bắt đầu ăn dặm, mẹ ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có vị nhạt thanh, hương vị gần giống với sữa mẹ như bột ăn dặm được chế biến từ các loại gạo, ngũ cốc, trái cây,… vừa tốt cho hệ tiêu hóa còn non nớt của con, bé cũng dễ làm quen và hợp tác hơn Mẹ hạn chế chọn các loại bột ăn dặm quá mặn (có nhiều thành phần cá biển, rong biển) hoặc bột quá ngọt (nhiều đường), con ăn chưa quen dễ đau bụng lắm mẹ ạ.

5 – Kết cấu bột mềm mịn, không lợn cợn: Trước khi bước vào thời kỳ ăn dặm, bé đã quen với việc bú sữa loãng, các món ăn dặm đặc còn lạ lẫm với con. Khi mẹ tập cho bé ăn, những ngày đầu nên chọn bột nhuyễn, mịn, kết cấu không lợn cợn để con dễ nhai, dễ nuốt, dễ tiêu hóa hơn, đảm bảo bé nào cũng thích!

Bột mềm mịn, không lợn cợn
Bột mềm mịn, không lợn cợn

Hiện nay, các thương hiệu bột ăn dặm uy tín đều có những tính toán phù hợp về thành phần dinh dưỡng, mùi vị theo từng giai đoạn phát triển của bé, đảm bảo đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về dinh dưỡng và sự an toàn cho sức khỏe bé yêu, có thể kể đến như bột ăn dặm Pigeon, Wakodo, Hipp, Heinz,… Mẹ xem thêm bài viết Chọn bột ăn dặm cho bé để tham khảo chi tiết các thương hiệu bột ăn dặm uy tín, chất lượng nhé!

2. Bước 2: Chuẩn bị nước hoặc sữa pha bột

Để pha bột ăn dặm cho con, nước hoặc sữa là thứ không thể thiếu rồi, 2 cách pha bột thông dụng được đa số mẹ bỉm áp dụng, bao gồm:

1 – Bột pha bằng nước: Đây được xem là cách pha bột cho bé ăn dặm lần đầu phổ thông và đơn giản nhất, giúp mẹ tiết kiệm thời gian, công sức khi chuẩn bị thức ăn dặm cho bé yêu. Đối với bé mới lần đầu ăn dặm, mẹ pha theo tỷ lệ nước : bột là 10:1. Nếu trong quá trình mẹ trộn mẹ nhận thấy bột quá đặc, thêm 1 – 2 muỗng canh nước nữa để điều chỉnh độ đặc nhé!

Pha bột ăn dặm bằng nước
Pha bột ăn dặm bằng nước

2 – Bột pha với sữa: Mẹ pha bột với sữa công thức hoặc sữa mẹ để bổ sung đầy đủ dưỡng chất, cho bé phát triển toàn diện. Tỷ lệ pha thường là 1: 6 (bột ăn dặm : sữa) để tạo thành hỗn hợp bột mịn và lỏng. Cách chuẩn bị nước hoặc sữa pha bột cho bé ăn dặm lần đầu rất đơn đơn giản, mẹ làm theo hướng dẫn dưới đây là được. 

2.1. Chuẩn bị nước pha bột

Phương pháp này áp dụng với trường hợp bột ăn dặm đã được bổ sung đầy đủ thành phần dinh dưỡng và được thêm lượng bột sữa trong bột. Với nước pha bột, mẹ chuẩn bị như sau:

  • Chuẩn bị nồi đun hoặc ấm đun sạch, chuyên dùng pha sữa hoặc đun nước pha bột cho bé để đảm bảo vệ sinh, bảo vệ bé khỏi những vi khuẩn gây hại mà mắt thường không thể nhìn thấy. Dụng cụ sạch sẽ, bé ăn ngon, mẹ cũng an tâm hơn nhiều.
  • Đun sôi khoảng 60ml nước trên bếp
  • Sau khi đun sôi, mẹ để nước nguội tới nhiệt độ 40-50 độ C. Nhiệt độ này có thể thay đổi tùy vào từng loại bột, mẹ đọc thông tin ghi trên bao bì để biết nhiệt độ pha phù hợp nhé. Trong quá trình để nguội, cứ 5 phút 1 lần mẹ nên sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ. Nhiệt độ nước pha bột quá nguội (dưới 40 độ C) hoặc quá nóng (hơn 50 độ C) đều dễ khiến bột bị vón cục hoặc mất chất dinh dưỡng đó ạ.
Đun nước pha bột cho bé
Đun nước pha bột cho bé

2.2. Chuẩn bị sữa pha bột

Phương pháp pha bột cho bé ăn dặm lần đầu với sữa bột áp dụng với trường hợp mẹ cho bé ăn bột ăn dặm làm từ bột gạo nguyên chất. Bởi bột ăn dặm từ gạo nguyên chất có thành phần dinh dưỡng khá thấp, mẹ cần bổ sung thêm sữa khi cho bé măm, làm phong phú thêm các dưỡng chất cho bữa ăn mỗi ngày của con. Mẹ chuẩn bị sữa pha bột theo hướng dẫn sau: 

  • Với sữa công thức: Đơn giản thôi, mẹ pha 180 – 240ml sữa công thức vào bình như cách pha sữa cho bé uống bình thường. 
  • Với sữa mẹ: Mẹ sử dụng lò vi sóng, máy hâm nóng hoặc hâm bằng nước nóng đến khoảng 40-50 độ C để hâm sữa trước khi pha bột. Mẹ tham khảo bài viết hâm sữa cho bé đúng cách để biết thêm chi tiết nhé!
Chuẩn bị sữa pha bột ăn dặm
Chuẩn bị sữa pha bột ăn dặm

3. Bước 3: Pha bột ăn dặm với nước hoặc sữa

Sau khi đã chuẩn bị xong nước hoặc sữa rồi, mẹ đổ nước/sữa ra bát ăn. Sau đó, cho từng thìa bột theo tỉ lệ 1:3 nếu mẹ pha bột với nước và 1:6 nếu mẹ pha bột với sữa. Để chắc chắn hơn, mẹ đọc lại hướng dẫn pha trên bao bì sản phẩm nhé. 

Pha bột ăn dặm với nước hoặc sữa 
Pha bột ăn dặm với nước hoặc sữa

Một lưu ý “nho nhỏ” cho mẹ khi thực hiện bước này: mẹ nên cho từng thìa bột vào và ngoáy tan rồi mới cho thìa tiếp theo để tránh vón cục, khi ăn dễ khiến bé bị hóc, sặc, khó nuốt. Khi đã hòa tan bột ăn dặm với nước hoặc sữa, mẹ cho bột “nghỉ” khoảng 1 phút để bột chín và tan hoàn toàn, rồi mới cho con ăn mẹ nhé!

Xem thêm: 

4. Bước 4: Thử bột trước khi cho bé măm

Trước khi cho bé ăn dặm, mẹ nên thử bột trước, để xem trạng thái của bột đã phù hợp cho bé ăn hay chưa. Mẹ nếm bột trực tiếp bằng thìa sạch, nếu bột quá đặc hoặc quá loãng, mẹ điều chỉnh thêm bột hoặc nước/sữa để bột của con vừa đủ độ mềm, mịn.

Trước khi cho bé ăn, mẹ hãy thử bột trước để đảm bảo độ đặc loãng
Trước khi cho bé ăn, mẹ hãy thử bột trước để đảm bảo độ đặc loãng

Khi mẹ điều chỉnh, một muỗng bột không nên pha với quá 30ml nước, nếu không bột sẽ loãng quá, con ăn không ngon miệng, không luyện được phản xạ nhai và nuốt đâu mẹ ạ. Sau khi đã điều chỉnh bột, mẹ dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ bột. Nếu nhiệt độ hiển thị ở mức 37 độ, mẹ cho bé măm ngay để đảm bảo dinh dưỡng trong bột, con ăn cũng không bị bỏng, rát lưỡi.

5. 4 Lưu ý khi cho bé ăn bột ăn dặm

Để bé có bữa ăn dặm thơm ngon, đầy đủ chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe, mẹ đừng bỏ qua 4 lưu ý dưới đây nhé!

1 – Thời điểm cho bé ăn: Mẹ nên cho bé ăn bột ăn dặm trộn sữa công thức trước 7 giờ tối để bé dễ hấp thụ dưỡng chất, cho dạ dày con có thời gian tiêu hóa hết thức ăn trước khi bé yêu chìm vào giấc ngủ. Đi ngủ khi vẫn còn no dễ gây tức bụng lắm mẹ ạ. 

2 – Pha bột cho bé ăn bằng thìa: Thìa giúp mẹ “cân đo đong đếm” lượng bột vừa đủ cho con trong một bữa, tránh việc con ăn quá mức và tiêu thụ quá nhiều calo, khiến bé bị đầy bụng, khó tiêu. 

Một số lưu ý nhỏ cho mẹ khi pha bột ăn dặm cho bé
Một số lưu ý nhỏ cho mẹ khi pha bột ăn dặm cho bé

3 – Kết hợp bột ăn dặm với các thực phẩm khác: sau 1 vài bữa khi con đã quen bột rồi, mẹ bổ sung thêm các thực phẩm khác như thịt, trứng, các loại rau, củ, quả, cá, hải sản,… để bé được cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn trí não. Nhiều mẹ còn lúng túng trong cách cho trẻ ăn dặm lần đầu tiên mẹ đừng quá lo lắng, chỉ cần giữ tinh thần thoải mái và trò chuyện với con trong quá trình ăn, bé sẽ ngoan ngoãn thưởng thức món ăn. 

4 – Đảm bảo vệ sinh sau khi ăn: Sau khi bé ăn xong, mẹ sử dụng khăn ướt cho bé sơ sinh để lau sạch miệng và tay con, giúp đẩy lùi vi khuẩn hiệu quả. Mẹ ưu tiên sản phẩm khăn ướt còn được làm bằng chất liệu vải không dệt mềm mại, được bổ sung các hoạt chất kháng khuẩn siêu thân thiện với làn da bé, giúp loại bỏ hoàn toàn cặn bột dính trên miệng và tay con mà không lo con bị đau rát, kích ứng hay mẩn ngứa. Cực an toàn mẹ nhỉ! 

Khăn ướt cho bé sơ sinh Mamamy êm mềm, loại bỏ tối đa vi khuẩn
Khăn ướt cho bé sơ sinh Mamamy êm mềm, loại bỏ tối đa vi khuẩn

Cách pha bột cho bé ăn dặm lần đầu không quá khó mẹ nhỉ! Quan trọng nhất là mẹ hiểu con mới trong giai đoạn làm quen với bột, cần ăn bột loãng và rất có thể chưa ăn được nhiều như kỳ vọng của mẹ, đừng quá lo lắng mà hãy để con có thời gian thích nghi, mẹ nhé! Nếu còn vấn đề gì cần tư vấn hoặc giải đáp, mẹ để lại bình luận bên dưới để có câu trả lời nhanh nhất!

Xem thêm: 7 cách làm bột rau củ quả tươi và sấy khô cho trẻ ăn dặm

Khi bé bị hăm tã, mẹ luôn mong muốn tìm kiếm những phương pháp nhanh chóng, hiệu quả nhất để xử lý vết hăm, hạn chế tối đa việc bé yêu của mẹ quấy khóc, ngứa ngáy và khó chịu. Với 18 cách trị hăm tã nhanh nhất dưới đây, vết hăm của con sẽ biến mất sau 7 ngày và da con sẽ mịn màng và mềm mại trở lại ngay thôi ạ.

Tạm biệt hăm tã đơn giản, nhanh chóng chỉ trong 7 ngày
Tạm biệt hăm tã đơn giản, nhanh chóng chỉ trong 7 ngày

1. Nguyên tắc trị hăm tã nhanh và hiệu quả

Bản chất của việc hăm tã là do da bé bị kích ứng do sự tích tụ và sinh sôi của vi khuẩn khi bé mặc tã ướt, tã bẩn trong thời gian dài. Để xử lý hăm tã cho bé, mẹ cần chú ý vệ sinh da bé sạch sẽ, giữ da con luôn khô thoáng và nhớ tuân thủ nguyên tắc “vàng” ABCDE sau đây:

1 – A (Air) – Cho da con thời gian thở: Mẹ luôn nhớ rằng da bé cũng cần phải “thở”, không nên quấn tã liên tục, dẫn đến bí bách do mồ hôi, tạo môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn phát triển. Mẹ thay tã mới sau mỗi 2 tiếng để da bé được tiếp xúc với không khí, bé sẽ dễ chịu và thoải mái hơn rất nhiều đấy ạ.

Không quấn tã liên tục, thay tã thường xuyên để da bé được “thở”
Không quấn tã liên tục, thay tã thường xuyên để da bé được “thở”

2 – B (Barrier) – Bảo vệ da con đúng cách: Để da bé được bảo vệ đúng cách, mẹ cũng đừng quên sử dụng các sản phẩm kem bôi, xịt bảo vệ da chuyên dụng có chứa thành phần tự nhiên, lành tính như kim ngân hoa, hoắc hương, chiết xuất cúc la mã, oxit kẽm,… Đây là các hoạt chất hữu hiệu trong việc chống viêm, chống dị ứng và ngừa hăm hiệu quả, đồng thời còn giúp đẩy nhanh quá trình làm lành các thương tổn trên da bé.

3 – C (Cleansing) – Làm sạch da thường xuyên: Làm sạch da bé là một trong những nguyên tắc quan trọng khi xử lý vết hăm. Mẹ tắm rửa cho con ít nhất 3 – 4 lần một tuần, mỗi lần từ 5 – 10 phút với nước ấm và dùng khăn ướt chuyên dụng lau vùng kín của bé sạch sẽ sau khi bé đi vệ sinh để tránh vi khuẩn tích tụ lâu dài trên da. 

Mẹ nhớ làm sạch da con nhé
Mẹ nhớ làm sạch da con nhé

4 – D (Diapering) – Thay tã cho con nữa mẹ nhé: Khi con bị hăm tã, mẹ nên thay tã thường xuyên, ngay khi tã ướt hoặc bẩn để tránh vùng da nhạy cảm của con phải tiếp xúc với vi khuẩn. Kể cả khi tã không bị bẩn, mẹ cũng thay tã cho bé từ 2 – 4 tiếng một lần, nếu không mồ hôi và vi khuẩn sẽ làm bít tắc lỗ chân lông, gây bí da đó mẹ ạ!

5 – E (Education) – Giữ vệ sinh tay mẹ: Trước và sau khi thay tã, mẹ luôn nhớ rằng mẹ sắp tiếp xúc với vùng da “non nớt” của bé yêu, cần rửa tay thật sạch với nước rửa tay hoặc xà phòng sát khuẩn cẩn thận mẹ nhé.

Mẹ nhớ rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi chăm sóc da bé yêu 
Mẹ nhớ rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi chăm sóc da bé yêu

2. Phương pháp xử lý hăm bằng 6 sản phẩm chăm sóc da 

Sử dụng sản phẩm chăm sóc da là phương pháp xử lý hăm hiệu quả nhất, áp dụng được cả với những trường hợp hăm nặng (hăm cấp độ 5), khi da bé xuất hiện vết phù nề, thậm chí mưng mủ. Mẹ tham khảo các sản phẩm dưới đây để đưa ra lựa chọn phù hợp và hiệu quả nhất với “nhóc tì” nhà mình mẹ nhé!

2.1. Sử dụng xịt xử lý vết hăm 

Xịt xử lý vết hăm hội tụ những nguyên liệu tinh túy của thiên nhiên, cực an toàn mà vẫn đem lại hiệu quả cao, tác động nhanh chóng lên vùng da hăm của bé. Với 8 năm nghiên cứu để đưa công nghệ tế bào gốc vào sản phẩm, Skin Expert Mamamy được mệnh danh là xịt “thần thánh” xử đẹp mọi vấn đề về da cho bé, từ mun nước, muỗi đốt đến hăm tã, mẩn đỏ.

Xịt xử lý da Skin Expert - nguồn gốc thực vật 100%, an toàn dịu nhẹ cho bé 
Xịt xử lý da Skin Expert – nguồn gốc thực vật 100%, an toàn dịu nhẹ cho bé

Cùng điểm qua những ưu điểm của “bạn” xịt thần thánh này để hiểu tại sao Skin Expert lại đang “làm mưa làm gió” trong cộng đồng mẹ bỉm mẹ nhé:

  • Công nghệ tế bào gốc: Tế bào gốc là tế bào có khả năng sinh ra nhiều loại tế bào con mới, được ứng dụng trong việc chữa lành các vết thương trên cơ thể. Mamamy đã ứng dụng thành công công nghệ tế bào gốc vào sản phẩm xịt Skin Expert sau 8 năm nghiên cứu, giúp đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh cho bé về lâu về dài. 
  • Nguồn gốc thực vật: Chiết xuất từ các thành phần chính như hoa kim ngân, cúc la mã và tinh dầu hoắc hương – thành phần thường chỉ được sử dụng trong mỹ phẩm cao cấp, giúp giải độc, kháng khuẩn, chống viêm, đẩy nhanh quá trình làm lành da và mờ sẹo hiệu quả, hoàn toàn lành tính, an toàn cho da bé.
  • Dạng xịt phun sương: Các hạt nước li ti từ đầu xịt dễ dàng len lỏi vào bên trong vùng da hăm, thẩm thấu vào da chỉ trong tích tắc, giúp rút ngắn thời gian làm lành vết thương. Mẹ không lo con bị lạnh trong thời gian đợi khô như khi bôi kem, lại không cần dùng tay bôi trực tiếp, tránh gây nhiễm khuẩn chéo lên da bé, đồng thời giúp bé không phải chịu đau rát khi tay mẹ tiếp xúc với vùng da bị tổn thương.

Còn chờ gì mà không đầu tư ngay 1 chai xịt “thần thánh” này mẹ nhỉ!

Dạng xịt giúp vết hăm của con nhanh lành hơn đó ạ
Dạng xịt giúp vết hăm của con nhanh lành hơn đó ạ

1 – Thành phần:

  • Hoa kim ngân (Lonicera japonica flower extract): có tác dụng xử lý vết thương do hăm trên da, hỗ trợ giảm ngứa, viêm, giảm đau cho bé và kháng khuẩn hiệu quả.
  • Chiết xuất Cúc la mã (Glycerin, water, Chamomilla Recutia flower extract): Trong cúc la mã chứa các hợp chất quý như Flavonoids, Coumarins, Acid Chlorogenic Và Acid Caffeic, Flavon, Alpha-Bisabolol, Sesquiterpene, Terpenoids,… bảo vệ con khỏi các vết sưng viêm do hăm tã và côn trùng cắn, đốt hiệu quả.
  • Tinh dầu hoắc hương (Pogostemon Cablin Leaf Oil): Giúp đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, làm mờ sẹo, cho da bé khỏe mạnh từ sâu bên trong.

2 – Giá tham khảo, nơi đặt hàng: Với nhiều công dụng “thần thánh” trên, xịt xử lý hăm Skin Expert vừa dùng để xử lý “ti tỉ” vấn đề về da, vừa dưỡng ẩm hàng ngày cho con. Quả là đáng đồng tiền bát gạo phải không mẹ! Mẹ tham khảo đặt hàng cho bé tại đây nhé.

3 – Đánh giá ưu – nhược điểm của Skin Expert

Ưu điểm
  • Dạng xịt phun sương không làm đau bé, hạn chế vi khuẩn lây lan từ tay mẹ sang da bé
  • Công nghệ tế bào gốc tự nhiên, chứa hoắc hương và kim ngân – thành phần chăm sóc da cao cấp, đem lại hiệu quả vượt trội
  • Skin Expert nói không với thành phần hóa học, giúp làm dịu vết hăm hiệu quả, hạn chế tối đa tình trạng vi khuẩn “kháng” lại các thành phần có trong xịt
Nhược điểm
  • So với dạng bôi, sản phẩm dạng xịt có giá thành cao hơn

2.2. Sử dụng kem bôi da 

Bên cạnh sản phẩm dạng xịt cho hiệu quả cao nhất, mẹ tham khảo một số loại kem xử lý hăm khác đến từ các thương hiệu như Bepanthen, kem hăm Sudocrem, kem hăm Desitin, Cetaphil, Dizigone. Tuy nhiên mẹ lưu ý những sản phẩm dạng bôi tuy đem lại hiệu quả nhất định nhưng rất dễ gây nhiễm khuẩn chéo từ tay mẹ sang vết thương của bé, khiến con dễ bị đau. Kem còn tạo cảm giác nhờn dính khiến bé khó chịu khi phải bôi nhiều lần trong ngày.

Các loại kem thoa hăm cho bé
Các loại kem thoa hăm cho bé

1 – Thành phần chính:

  • Kem xử lý hăm Bepanthen: Dexpanthenol – tiền chất là vitamin B5, sáp ong, mỡ cừu và các thành phần dưỡng ẩm, giúp tái tạo da, sát khuẩn và làm lành vết hăm.
  • Kem hăm Sudocrem: Kẽm oxyd, mỡ cừu Lanolin giúp ngăn ngừa viêm ngứa, tái tạo da và giảm đau rát trong quá trình con bị hăm.
  • Kem xử lý hăm Desitin: Panthenol 5%, kẽm oxyd, vitamin E chiết xuất từ cây lô hội giúp sát khuẩn và làm dịu da, giúp vùng da hăm của bé yêu nhanh lành.
  • Kem hăm Cetaphil: Kẽm oxyd, vitamin B5 & vitamin E giúp sát khuẩn, dưỡng ẩm và làm dịu da, kích thích tạo da non và tạo lớp màng bảo vệ da khỏi vi khuẩn, hạn chế tối đa việc bé bị hăm trở lại.
  • Kem hăm Dizigone: Lô hội, cúc la mã, tràm trà, D- panthenol và Nano bạc, giúp dưỡng ẩm và kháng khuẩn, chống viêm, đẩy nhanh quá trình tái tạo da sau khi vết hăm đã lành.

2 – Đánh giá ưu điểm, nhược điểm của kem trị hăm:

Mỗi sản phẩm kem trị hăm tồn tại những ưu điểm và nhược điểm nhất định, mẹ theo dõi để chọn ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng mẹ nhé.

Sản phẩm Ưu điểm Nhược điểm 
Kem hăm Bepanthen
  • Mùi thơm dễ chịu
  • Giá thành rẻ (70.000/tuýp 30 gram) 
  • Tuýp cứng, khó lấy kem ra khi sử dụng
  • Dễ gây nhiễm khuẩn chéo và gây đau cho bé
Kem hăm Sudocrem
  • Bôi được lên vết hăm bị hở do mủ, do con gãi
  • Giá thành hợp lý (100.000/hũ 60 gram)
  • Chất kem nhờn, dễ bám dính
  • Dễ gây nhiễm khuẩn chéo và gây đau cho bé
Kem hăm Desitin 
  • Thiết kế dạng tuýp mềm dễ sử dụng và bảo quản
  • Giá thành rẻ (210.000/ tuýp 113 gram)
  • Nhờn dính, bám lâu trên da, khó làm sạch
  • Dễ gây nhiễm khuẩn chéo và gây đau cho bé
Kem hăm Cetaphil 
  • Không tạo cảm giác trơn nhờn trên da
  • Dễ gây nhiễm khuẩn chéo và gây đau cho bé
  • Giá thành khá cao (300.000/tuýp 226 gram)
Kem hăm Dizigone
  • Chứa các thành phần tự nhiên an toàn
  • Giá thành hợp lý (140.000/tuýp 25gam)
  • Có mùi chloride (clo) nhẹ gây khó chịu cho bé
  • Dễ gây nhiễm khuẩn chéo và gây đau cho bé

3. Xử lý hăm tại nhà bằng 8 loại lá và quả

Xử lý hăm bằng lá và quả là phương pháp dân gian được lưu truyền từ nhiều đời nay nhưng chưa có căn cứ khoa học chứng minh độ hiệu quả đâu mẹ nhé. Các bà ngày trước thường sử dụng bằng lá mã đề, lá khế, lá trà shan tuyết, lá trà xanh, lá trầu không (mướp đắng), lá kinh giới, cỏ roi ngựa giã nhỏ hoặc luộc kỹ để tắm bé. Phương pháp này không đảm bảo an toàn và hiệu quả, mẹ cần cân nhắc trước khi sử dụng cho bé yêu.

Lá mã đề có tác dụng kháng viêm, giảm ngứa 
Lá mã đề có tác dụng kháng viêm, giảm ngứa

3.1. Giới thiệu chung

1 – Lá mã đề: Chứa các chất Axit phenolic, Iridoid (catalpol, aucubosid), nhiều Flavonoid, chất nhầy, giúp giảm viêm, chống dị ứng.

2 – Lá khế: Chứa các thành phần chính là Alkaloids và Flavonoid, có tác dụng giảm viêm, giảm sưng và ngăn ngừa dị ứng da.

3 – Lá trà shan tuyết: Flavonoid có trong lá trà shan tuyết giúp chống viêm, chống oxy hóa và diệt vi khuẩn trên da.

4 – Lá trà xanh: Một trong những thành phần chính có trong lá trà xanh là các Tanin, Flavonoid và các axit khác, giúp kháng viêm, ngăn ngừa vi khuẩn, chống oxy hóa hiệu quả.

5 – Lá trầu không: Trong lá trầu không có chứa Tanin và Alkaloids, giúp làm dịu các cơn đau nhanh chóng, chống viêm sưng, và ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn.

Trị hăm bằng lá trầu không
Trị hăm bằng lá trầu không

6 – Lá kinh giới: Thành phần chính trong lá kinh giới là tinh dầu, chứa các chất d-menthol, menthol racemic và một ít d-limonen, có tác dụng giảm đau tại chỗ, chống viêm, chống dị ứng.

7 – Khổ qua: Khổ qua chứa nhiều chất chống oxy hóa cao như flavonoid, và glucosinolate, có tác dụng chống sưng, chống viêm và kháng khuẩn cao.

8 – Cỏ roi ngựa: Cỏ roi ngựa chứa nhiều chất chống oxy hóa cao, giúp giảm đau tại chỗ, chống sưng viêm, diệt khuẩn.

3.2. Các bước thực hiện 

1 – Bước 1: Mẹ tiến hành rửa sạch các loại lá, loại bỏ các lá úa và sâu. Riêng với khổ qua, mẹ cắt thành từng miếng nhỏ.

Mẹ rửa sạch các loại lá, nhặt bỏ lá úa, thái khổ qua thành miếng nhỏ trước khi nấu nước cho bé
Mẹ rửa sạch các loại lá, nhặt bỏ lá úa, thái khổ qua thành miếng nhỏ trước khi nấu nước cho bé

2 – Bước 2: Bắc một nồi nước khoảng 1 – 1.5 lít, cho khoảng 1 – 1.5 thìa cà phê muối và đun sôi cùng các loại lá, quả đã được sửa sạch và sơ chế.

3 – Bước 3: Sau khi nước sôi, mẹ tắt bếp và đợi nước nguội khoảng 15 phút rồi chắt nước và bỏ lá đi.

4 – Bước 4: Mẹ dùng khăn vải đa năng, thấm lấy nước lá và quả đã nấu rồi nhẹ nhàng thoa lên vùng da hăm của bé.

5 – Bước 5: Mẹ để da bé thông thoáng trong khoảng 5 phút, sau đó mặc quần áo. Như vậy là mẹ đã hoàn thành các bước trị hăm bằng lá và quả rồi 

3.3. Thời gian, tần suất sử dụng

mẹ nên thực hiện lau cho bé từ 2 – 3 lần một ngày. Nếu thấy vùng da hăm của bé đã đỡ sưng và khô hơn, mẹ tiếp tục thực hiện liên tục từ 5 – 7 ngày đến khi con khỏi hoàn toàn mẹ nhé!

Nước lá trà xanh cho hiệu quả sau 5 -7 ngày sử dụng
Nước lá trà xanh cho hiệu quả sau 5 -7 ngày sử dụng

3.4. Lưu ý khi sử dụng

Lá thiên nhiên tưởng chừng như rất lành nhưng lại dễ phản tác dụng nếu mẹ áp dụng không đúng cách. Cùng điểm qua các lưu ý dưới đây để không mắc sai lầm mẹ nhé: 

1 – Không sử dụng lá không rõ nguồn gốc: Các loại lá không rõ nguồn gốc thường chứa dư lượng trừ sâu lớn, không an toàn cho làn da bé. 

2 – Sử dụng ngay sau khi đun: Các loại lá, quả đun xong nên sử dụng trong vòng 1-2 tiếng, tránh để qua đêm, hoặc để lâu trong thời tiết nắng nóng gây biến chất hàm lượng dinh dưỡng trong lá, quả.

Mẹ quan sát bé thường xuyên để xử lý hăm cho bé kịp thời
Mẹ quan sát bé thường xuyên để xử lý hăm cho bé kịp thời

3 – Thường xuyên quan sát biểu hiện của bé: Một số thành phần trong lá có thể gây dị ứng trên da bé và làm vết hăm nặng hơn. Mẹ nên quan sát thường xuyên để kịp thời phát hiện xem vết hăm của bé đang ở cấp độ nào trong 5 cấp độ hăm để có biện pháp xử lý kịp thời mẹ nhé.

4 – Không hiệu quả với bé bị hăm nặng (cấp độ 4 và 5): Trong lá có chứa các thành phần thiên nhiên khác nhau, chưa được điều chế, cộng thêm hàm lượng các chất xử lý hăm rất thấp nên không có tác dụng, hoặc tác dụng không rõ rệt, khiến bé bị đau, khó chịu trong thời gian dài.

4. Xử lý hăm bằng 4 phương pháp tự nhiên khác

Ngoài ra, mẹ có thể xử lý vết hăm bằng 4 phương pháp tự nhiên sau đây. Tuy nhiên, mẹ lưu ý không nên lạm dụng các phương pháp này vì đây là những phương pháp dân gian, chưa được khoa học kiểm chứng, dễ gây nhiễm khuẩn trong quá trình thực hiện và làm vết hăm nặng hơn.

4.1. Xử lý hăm bằng sữa mẹ 

Trong sữa mẹ có chứa một lượng lớn endorphin và lactopherin, có tác dụng làm dịu da, giảm ngứa rát, đồng thời chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả.

Sữa mẹ chứa nhiều chất chống viêm, kháng khuẩn và làm dịu da bé
Sữa mẹ chứa nhiều chất chống viêm, kháng khuẩn và làm dịu da bé

1 – Cách sử dụng: Mẹ vắt sữa mẹ ra bát khoảng 5 – 10 ml, sau đó dùng khăn khô đa năng thấm vào nước muối sinh lý và nhẹ nhàng thoa lên vùng da hăm của bé để sát khuẩn. Cuối cùng, mẹ dùng một chiếc khăn khô sạch, thấm sữa mẹ để thoa lên vùng da bị hăm của bé. Nếu vẫn chưa biết cách thực hiện, mẹ tham khảo bài viết trị hăm tã bằng sữa mẹ để hiểu rõ hơn nhé.

2 – Tần suất sử dụng: Mẹ bôi liên lục cho bé 5 – 6 ngày, mỗi ngày 3 – 5 lần để da con lành hẳn.

3 – Lưu ý cho mẹ: Để sữa không dính ra tã, quần áo của bé, mẹ nên để da bé khô thoáng khoảng 5 phút trước khi mặc tã, quần áo cho bé mẹ nhé.

4.2. Sử dụng dầu tràm trà

Dầu tràm trà có chứa Cineol và α-Terpineol, hai hoạt chất có tính kháng khuẩn, chống viêm mạnh, có tác dụng hiệu quả trong việc ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn, “chặn đứng” tình trạng viêm nhiễm do hăm.

Dầu tràm trà giúp kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả
Dầu tràm trà giúp kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả

1 – Cách sử dụng: Mẹ dùng 3 giọt tinh dầu tràm pha với dầu nền (hay còn gọi là dầu thực vật) rồi thoa lên vùng da bị hăm, đồng thời nhẹ nhàng massage từ 10 – 15 phút để tinh dầu thấm vào da bé.

2 – Tần suất sử dụng: Mẹ cho bé dùng hằng ngày, mỗi ngày khoảng 1 – 2 lần đến khi vùng da hăm của bé khỏi hẳn.

3 – Lưu ý cho mẹ: Mẹ nhớ massage thật nhẹ nhàng và cắt sạch móng tay để bé không cảm thấy đau rát. 

4.3. Bột yến mạch có tác dụng xử lý hăm

Bột yến mạch có chứa thành phần chính là Avenanthramides, một chất oxy hóa mạnh có tác dụng chống viêm, chống sưng hiệu quả.

Ngâm bằng bột yến mạch 2 lần/ngày để trị hăm cho bé
Ngâm bằng bột yến mạch 2 lần/ngày để trị hăm cho bé

1 – Cách sử dụng: Đầu tiên, mẹ cho một muỗng canh yến mạch khô vào nước tắm, khuấy đều cho bột yến và nước hòa tan. Mẹ cho bé ngâm từ 10 – 15 phút rồi tắm lại người cho bé bằng nước ấm từ 1 – 2 phút. Cuối cùng, mẹ lau người khô cho bé, để da bé thông thoáng 5 phút rồi mặc quần áo như bình thường.

2 – Tần suất sử dụng: Mẹ cho bé tắm với bột yến mạch khô 2 lần/ngày, 5 – 6 ngày/ tuần.

3 – Lưu ý cho mẹ: Mẹ lưu ý chọn loại bột yến mạch có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng như yến mạch Quaker, Alnatura, Oatmeal để đảm bảo an toàn cho bé mẹ nhé.

4.4. Bôi dầu dừa lên vết hăm

Dầu dừa có các chất Axit Lauric ,Axit Linoleic, Axit Capric, Phytonutrients, Polyphenols, Vitamin (A, E, C, K,…) và khoáng chất có tác dụng làm dịu da, giảm viêm da hiệu quả.

Trị hăm cho bé bằng dầu dừa
Trị hăm cho bé bằng dầu dừa

1 – Cách sử dụng: Mẹ làm sạch vùng da hăm của bé bằng nước muối sinh lý và thoa trực tiếp 1 thìa dầu dừa lên da bé. Mẹ nhớ massage nhẹ nhàng theo chiều xoắn trôn ốc, từ trong ra ngoài để dầu dừa thấm vào da bé mẹ nhé. Để biết thêm nhiều cách thoa dầu dừa trị hăm cho bé, mẹ tham khảo bài viết hăm tã bằng dầu dừa mẹ nha

2 – Tần suất sử dụng: Mẹ thoa dầu dừa cho bé 1 – 2 lần/ ngày đến khi bé khỏi hẳn.

3 – Lưu ý cho mẹ: Nếu dùng dầu dừa đông đặc, mẹ nên cho dầu dừa ra bát để dầu tự tan. Không cho dầu dừa vào lò vi sóng để tránh làm biến đổi các chất dinh dưỡng hoặc làm bỏng da con yêu.

Nhắn nhủ đến mẹ: Đọc đến đây, chắc mẹ cũng thấy sử dụng các sản phẩm xịt dưỡng da, hỗ trợ xử lý hăm là phương pháp an toàn, hiệu quả nhất trong số 18 cách trị hăm rồi. Không nên vì xót con, thấy con bị đau mà cuống lên nghe các mẹ, các dì khác khuyên dùng lá gì, hay bôi gì là dùng ngay cho con. Lợi chưa thấy đâu mà đôi lúc vô tình khiến da con nhiễm trùng, hăm nặng hơn đó mẹ. 

Hiểu da con và sáng suốt lựa chọn phương pháp chăm sóc khoa học nhất, tốt nhất cho thiên thần nhỏ, da bé sẽ mịn màng trở lại nhanh thôi. 

3. 5 không – 6 nên mẹ cần nhớ để trị hăm tã nhanh nhất

3.1. 5 không khi xử lý hăm tã cho bé

Dù đã nắm được các phương pháp trị hăm cho bé, mẹ cũng nên nắm vững quy tắc “5 không” để bé yêu nhanh khỏi hơn, tránh những tổn thương về tinh thần và cơ thể bé.

1 – Không dùng phấn rôm em bé hoặc bột ngô: Phấn rôm và bột ngô tuy có thể làm khô vết hăm nhanh chóng nhưng rất dễ gây bít tắc lỗ chân lông, khiến vết hăm nặng hơn, không nên dùng đâu mẹ nhé.

Phấn rôm gây bít tắc da bé, làm vết hăm trở nặng
Phấn rôm gây bít tắc da bé, làm vết hăm trở nặng

2 – Không sử dụng các sản phẩm có fragrance (hương liệu), có chứa thành phần gây hại như propylene glycol, alcohol (cồn): Những thành phần này dễ khiến da bé dị ứng, ngứa ngáy, làm vết hăm của con lâu khỏi hơn, thậm chí chuyển biến nặng đó mẹ.

3 – Không tự ý sử dụng thuốc khi không có ý kiến của bác sĩ: Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi cho bé dùng bất cứ loại thuốc nào, kể cả thuốc uống và thuốc bôi trên da.

4 – Không sử dụng kem không rõ nguồn gốc: Mẹ không nên cho bé dùng các loại kem trộn, kem không rõ nguồn gốc xuất xứ, các loại kem bôi đông y không có hóa đơn chứng từ và chưa được kiểm duyệt.

5 – Không chà xát mạnh gây đau rát, kích ứng da bé: Khi tiếp xúc lên vùng da hăm, mẹ y lau rửa thật nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh trên vùng da bị tổn thương của bé.

Mẹ lau rửa nhẹ nhàng, tránh chà xát gây đau rát cho con 
Mẹ lau rửa nhẹ nhàng, tránh chà xát gây đau rát cho con

3.2. 6 nên khi xử lý hăm tã cho bé

Sau khi đã biết được “5 không” giúp bảo vệ bé yêu trong giai đoạn bị hăm, “6 nên” dưới đây sẽ là những lời khuyên hữu ích giúp mẹ bỉm xử lý vết hăm của con dễ như ăn kẹo: 

1 – Nên giữ vùng da mặc bỉm luôn khô thoáng: Đây là nguyên tắc quan trọng giúp vết hăm mau lành vì làn da khô thoáng sẽ hạn chế sự lây lan tối đa của vi khuẩn. Sau khi tắm, mẹ nhớ cho bé “thả rông” khoảng 5 phút và thay tã bỉm 2 tiếng 1 lần để da con có thời gian “thở” mẹ nhé.

2 – Nên sử dụng các loại khăn khô đa năng, giấy ướt chuyên dụng để vệ sinh cho bé: Các loại khăn vải, khăn xô thông thường thường là nơi tích tụ vi khuẩn do quá trình lau rửa, giặt giũ không đảm bảo vô khuẩn. Mẹ ưu tiên dùng các loại khăn khô đa năng, giấy ướt chuyên dụng có bổ sung thành phần kháng khuẩn, dưỡng ẩm an toàn, lành tính với da con.

Khăn ướt  kháng khuẩn, làm sạch nhẹ dịu và không gây kích ứng
Khăn ướt kháng khuẩn, làm sạch nhẹ dịu và không gây kích ứng

3 – Để tránh nhiễm trùng, nhiễm nấm nên rửa tay sạch bằng xà phòng trước và sau khi thay tã cho bé: Mẹ nhớ vệ sinh tay sạch sẽ tránh lây nhiễm vi khuẩn từ tay mẹ sang vùng da bị hăm của bé.

4 – Nên điều chỉnh thực đơn ăn uống của bé: Với bé trên 6 tháng, đã ăn dặm, mẹ không nên cho bé ăn các loại thực phẩm giàu axit như cà chua, chanh, nước cam, dâu tây, việt quất vì lượng axit cao rất dễ làm vết hăm tã lan rộng hơn. Với bé dưới 6 tháng đang ti mẹ và chưa ăn dặm, mẹ cũng tránh ăn nhóm thực phẩm tương tự để bé được ti dòng sữa thơm ngon, đảm bảo chất lượng nhé!

5 – Nên cho bé đi khám khi vết hăm trở nặng: Khi vết hăm của bé có dấu hiệu lan rộng, các mụn nước trên vết hăm xuất hiện nhiều và có dấu hiệu lở loét, mẹ nên đưa bé đến thăm khám bác sĩ để đưa ra giải pháp xử lý kịp thời.

KHĂN ƯỚT MAMAMY – CHỦ ĐỘNG NGỪA HĂM, CHĂM TỪNG KẼ NGÁCH

Hăm vốn do vi khuẩn gây nên. Vì thế, với một đất nước điển hình khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, các bé sẽ rất dễ bị hăm, đặc biệt bé nào trộm vía bụ bẫm, trên cơ thể có nhiều vùng nếp gấp như ngấn tay, ngấn chân, ngấn cổ,… Thay vì lo lắng, ba mẹ ơi, có Mamamy và khăn ướt của Mamamy đây rồi!

  • Thành phần ngừa hăm được cấp bằng sáng chế Mỹ
  • Thành phần kháng khuẩn được WHO chỉ định dùng cho viêm nướu

Ba mẹ chủ động ngừa hăm cho con, chăm sóc con an toàn tới từng kẽ ngách.

Trên đây là 18 cách trị hăm tã nhanh nhất, hiệu quả nhất chỉ sau 7 ngày. Trước tiên mẹ nên hiểu da con, biết con đang bị hăm ở mức độ nào, sau đó lựa chọn phương pháp chăm sóc phù hợp nhất để da bé nhanh khỏi, nhanh lành, hạn chế áp dụng những phương pháp dân gian không rõ hiệu quả, an toàn. Nếu còn thắc mắc, mẹ để lại bình luận để được giải đáp nhanh nhất nhé.

Bình sữa là người bạn đồng hành cùng con trong những năm tháng đầu đời, giúp con có những bữa ăn ngon lành. Việc cọ rửa bình sữa sạch sẽ trước và sau khi con ăn cũng là việc mẹ không thể bỏ qua, giúp bình sữa của con không bám cặn, không có mùi hôi khó chịu. Vậy làm thế để chọn cọ rửa bình sữa an toàn, tiện lợi, đảm bảo vệ sinh, giúp bé yêu được tu ti dòng sữa thơm ngon, giàu dinh dưỡng? Theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời mẹ nhé!

Cách chọn cọ rửa bình sữa an toàn tiện lợi cho mẹ bỉm hiện đại
Cách chọn cọ rửa bình sữa an toàn tiện lợi cho mẹ bỉm hiện đại

1. 5 tiêu chí chọn dụng cụ cọ rửa bình sữa cho bé

Cọ bình sữa trên thị trường thì nhiều, nhưng không phải sản phẩm nào cũng đáp ứng được an toàn – tiện lợi – đảm bảo vệ sinh đâu mẹ nhé. Cùng tìm hiểu để nắm được 5 tiêu chí chọn dụng cụ cọ rửa bình sữa “đạt chuẩn” ngay sau đây: 

1.1. Chọn đầu cọ chất liệu xốp tươi hoặc silicone

Hiện nay, trên thị trường có 3 chất liệu đầu cọ rửa bình sữa: màng xốp tươi, silicone, và nhựa. Tuy nhiên, đầu cọ chất liệu nhựa không được nhiều mẹ bỉm lựa chọn, bởi sợi nhựa thô cứng, dễ làm xước bình sữa.

Ngoài ra, các sợi nhựa rất dễ bị bám bẩn, mẹ khó vệ sinh sạch sau khi sử dụng, làm phát sinh nấm mốc không đảm bảo an toàn. Vì thế, mẹ bỉm hiện đại đều ưu tiên 2 chất liệu đầu cọ màng xốp tươi và silicon. Mỗi sản phẩm sẽ mang đến những ưu và nhược điểm riêng. Cùng so sánh để hiểu hơn mẹ nhé! 

1 – Đầu cọ chất liệu silicone:

  • Ưu điểm: Silicon được biết đến là một chất liệu an toàn, mềm mại, cọ sạch vi khuẩn dễ dàng mà không gây trầy, xước bình. Đầu cọ silicon còn có khả năng chịu nhiệt lên tới 120 độ C, dễ phơi khô và có khả năng xoay 360 độ, cực tiện lợi cho mẹ mỗi khi cọ rửa bình sữa cho con.
  • Nhược điểm: Giá thành của đầu cọ chất liệu silicon cao hơn so với các loại đầu cọ khác trên thị trường, dao động từ 100.000 – 140.000 đồng/cây.
Đầu cọ chất liệu silicon mềm mại, cọ sạch vi khuẩn dễ dàng mà không gây xước bình
Đầu cọ chất liệu silicon mềm mại, cọ sạch vi khuẩn dễ dàng mà không gây xước bình

2 – Đầu cọ chất liệu màng xốp tươi:

  • Ưu điểm: Cũng tương tự như đầu cọ silicon, cọ chất liệu màng xốp tươi cũng siêu mềm mịn, cọ sạch vi khuẩn mà không gây xước bình. Bên cạnh đó, màng xốp có độ giãn nở, co bóp tốt, phù hợp với mọi loại kích cỡ bình sữa, mà giá thành vừa “túi tiền” của mẹ, chỉ bằng ½, thậm chí ⅓ giá của đầu cọ silicone.
  • Nhược điểm: Vì là chất liệu màng xốp nên mẹ cần phải thay mới sau một thời gian sử dụng. Thông thường, sau 1 tháng dùng hoặc mẹ nào có điều kiện thì nửa tháng nên thay mới một lần để đảm bảo xốp không bị xơ rách, xuất hiện vết đen gây mất vệ sinh. Thế nhưng, mẹ cũng không cần quá lo lắng đâu ạ. Bởi cùng 1 mức chi phí mua 1 đầu cọ silicone, mẹ mua được hẳn 2 – 3 đầu cọ màng xốp, đảm bảo vệ sinh hơn nhiều, lại còn được dùng đồ mới liên tục mẹ ạ.
Đầu cọ chất liệu màng xốp tươi phù hợp với mọi kích cỡ bình sữa
Đầu cọ chất liệu màng xốp tươi phù hợp với mọi kích cỡ bình sữa

Tùy vào khả năng tài chính cũng như sở thích của mẹ, mẹ cân nhắc để chọn ra chất liệu đầu cọ phù hợp nhất, con vừa có trải nghiệm ti bình tốt, mẹ cũng không phải tốn quá nhiều công sức vệ sinh.

1.2. Chọn sản phẩm có cọ rửa núm ti đi kèm 

Thông thường, một bình sữa được cấu tạo từ 2 bộ phận chính: phần bình và phần núm ti. Mỗi bộ phận đều có những đặc điểm riêng biệt, mẹ không thể sử dụng một loại cọ để vệ sinh cả 2 được. Đó cũng chính là lý do, mẹ cần cọ lớn (cọ bình) và cọ nhỏ (cọ núm ty) riêng. Để đảm bảo mọi vị trí của bình sữa đều được vệ sinh sạch sẽ nhất.

 Chọn cọ rửa núm ti đi kèm để đảm bảo núm ti bình sữa của con luôn được sạch sẽ nhất
Chọn cọ rửa núm ti đi kèm để đảm bảo núm ti bình sữa của con luôn được sạch sẽ nhất

Vậy chọn cọ rửa núm ti có thiết kế như thế nào mẹ nhỉ? Đơn giản thôi ạ, mẹ chọn đầu cọ bo tròn, thiết kế thon nhỏ, phình dần về cán và mô phỏng chính xác thiết kế núm ti. Núm ti là phần tiếp xúc trực tiếp với miệng của bé nên việc vệ sinh sạch sẽ trước khi đến cữ ăn của con vừa đảm bảo an toàn sức khỏe vừa giúp con ti ngon miệng hơn. 

1.3. Chọn thiết kế tay cầm thông minh

Thiết kế tay cầm thông minh mang lại sự tiện lợi cho mẹ trong quá trình cọ rửa bình, giúp mẹ tiết kiệm thời gian và công sức tối đa. Vậy tay cầm thông minh này có gì đặc điểm nổi bật gì? Câu trả lời cho mẹ đây ạ:

1 – Kích thước vừa tay: Tương tự như khi chọn bình sữa cho con ti, mẹ ưu tiên chọn tay cầm có kích thước vừa tay, giúp mẹ cầm cọ vệ sinh mà không bị mỏi. Ngoài ra, cán tay cầm dài còn giúp mẹ dễ dàng vệ sinh đáy bình sữa có dung tích lớn hay các loại bình dài cổ hẹp.

Thiết kế tay cầm thông minh giúp mẹ tiết kiệm thời gian và công sức
Thiết kế tay cầm thông minh giúp mẹ tiết kiệm thời gian và công sức

2 – Thiết kế chống trơn: Thiết kế tay cầm phình ở giữa, thuôn dần về đuôi và có rãnh chống trơn là lựa chọn tốt nhất cho mẹ, giúp mẹ cầm chắc cọ trong tay để cọ rửa, không bị trơn trượt khiến cọ bị rơi, gây mất vệ sinh. 

3 – Cán xoay 360 độ: Làm sạch mọi ngóc ngách trong bình sữa như cổ bình, thân bình, đáy bình một cách nhanh chóng, giúp tiết kiệm đáng kể thời gian và công sức cho mẹ. Đặc biệt, với thiết kế cán xoay 360 độ mẹ sẽ không còn phải lụi hụi điều chỉnh đầu cọ để cọ từng ngóc ngách mà chỉ cần xoay phần tay cầm, cọ sẽ nhẹ nhàng cọ sạch từng vết bẩn trên bình sữa. Cực tiện lợi mẹ nhỉ!

Cán xoay 360 độ tiện lợi
Cán xoay 360 độ tiện lợi

1.4. Chọn tay cầm chất liệu nhựa PP

Trên thị trường có rất nhiều loại nhựa, nhưng nhựa PP vẫn là sự lựa chọn an toàn hơn cả, là loại nhựa được khuyên dùng cho các sản phẩm vệ sinh, ăn uống bởi những ưu điểm sau đây:

1 – An toàn, sử dụng lâu dài: Nhựa PP là một chất liệu cực an toàn, không mùi, không giải phóng BPA hay các hóa chất độc hại, được dùng để bảo quản thực phẩm. Mẹ hoàn toàn yên tâm sử dụng để vệ sinh bình sữa cho con nhé!

Bé tu ti ngon lành mà không lo ảnh hưởng tới sức khỏe
Bé tu ti ngon lành mà không lo ảnh hưởng tới sức khỏe

2 – Chịu được nhiệt độ cao: Nếu như các loại chất liệu nhựa khác chỉ chịu được nhiệt độ ở mức 100 độ C thì nhựa PP có khả năng chịu nhiệt lên tới 163 độ C. Mẹ tha hồ tiệt trùng dụng cụ cọ rửa bình bằng lò vi sóng hay nước sôi mà không lo cọ bị chảy hay mất thẩm mỹ đâu ạ.

3 – Độ bền cao: Nhựa PP có khả năng kháng nhiều dung môi hữu cơ, axit, kiềm, chống va đập và không bị biến dạng, đặc biệt không bị tác động khi tiếp xúc với thành phần trong nước rửa bình sữa.

Tay cầm chất liệu PP vừa an toàn, vừa tiết kiệm cho mẹ
Tay cầm chất liệu PP vừa an toàn, vừa tiết kiệm cho mẹ

1.5. Chọn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

Trên thị trường có rất nhiều thương hiệu cọ rửa bình sữa khác nhau, nhưng không phải thương hiệu nào cũng đảm bảo chất lượng đâu ạ! Dụng cụ cọ rửa bình sữa hàng trôi nổi, chất lượng kém không những không hiệu quả mà còn có nguy cơ gây hại trong quá trình sử dụng, ảnh hưởng tới sự phát triển và trải nghiệm ti bình của con.

Mẹ chọn sản phẩm cọ rửa có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé
Mẹ chọn sản phẩm cọ rửa có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé

Mẹ nên chọn cọ rửa bình sữa từ những thương hiệu uy tín, truy xuất được nguồn gốc, có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực chăm sóc bé, được nhiều mẹ bỉm tin dùng. Bởi sản phẩm luôn được nghiên cứu kỹ lưỡng từ chất liệu đến công năng sẽ giúp đảm bảo an toàn sức khỏe cho con, mẹ vệ sinh bình sữa của con cũng nhàn hơn đó ạ.

2. Gợi ý thương hiệu cọ rửa bình sữa chất lượng 

Giữa vô vàn các thương hiệu cọ rửa bình sữa khác nhau trên thị trường, thương hiệu nào uy tín, đảm bảo chất lượng mà giá thành phải chăng? Chắc chắn không thể bỏ qua sản phẩm cọ rửa bình sữa Mamamy – sản phẩm được tin dùng bởi hàng triệu mẹ bỉm Việt. Vì sao bạn cọ này lại “thần thánh” thế mẹ nhỉ? Tìm hiểu 4 đặc điểm dưới đây để hiểu hơn mẹ nhé!

1 – Chất liệu an toàn: Bộ dụng cụ cọ rửa bình sữa Mamamy với chất liệu màng xốp tươi (Polyurethane foam) nguyên chất, mềm mịn, không chứa BPA, cực an toàn với bé sơ sinh. Màng xốp tươi có độ đàn hồi cao giúp cọ đến tận đáy bình mà không tạo ra các vết xước, không tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển bên trong bình sữa. Sau khi cọ rửa xong, mẹ chỉ cần dùng nước rửa bình sữa, bóp nhẹ nhàng thân cọ là cọ đã sạch sẽ, sẵn sàng cho lần sử dụng sau rồi ạ.

Cọ rửa bình sữa Mamamy, sản phẩm được đa số mẹ bỉm tin dùng
Cọ rửa bình sữa Mamamy, sản phẩm được đa số mẹ bỉm tin dùng

2 – Làm sạch mọi ngóc ngách trong bình sữa, con an tâm tu ti: Thiết kế cán quay thông minh 360 độ có khả năng xoay linh hoạt, mẹ dễ dàng xoay cọ để rửa mà không bị mỏi cổ tay hay mất sức, cực phù hợp với mẹ bỉm mới sinh, tay còn yếu. Cấu tạo cán quay 360 độ còn giúp miếng xốp tươi di chuyển đến mọi ngóc ngách bình, loại bỏ hoàn toàn mọi cặn bám cũng như vết ố theo chiều quay của tay mẹ, giúp rửa sạch bình tối đa. 

3 – Giúp mẹ cầm cọ thoải mái: Với thiết kế tay cầm thông minh, phình ở giữa, thuôn dần về cuối, dụng cụ cọ rửa bình sữa Mamamy mô phỏng chính xác cơ chế nắm tay của lòng bàn tay mẹ, giúp mẹ cầm cọ 1 cách thoải mái nhất. Chưa dừng lại ở đó, điểm tựa ở đầu tay cầm giúp mẹ cầm cọ vệ sinh bình sữa cho con mà không lo trơn trượt hay rơi gây mất vệ sinh.

Tay cầm thông minh giúp mẹ cầm cọ thoải mái mà không hề bị mỏi khi vệ sinh bình sữa
Tay cầm thông minh giúp mẹ cầm cọ thoải mái mà không hề bị mỏi khi vệ sinh bình sữa

4 – Tiện lợi, tiết kiệm cho mẹ: Sản phẩm có miếng xốp thay thế tiện dụng, chỉ cần thay đầu cọ mất 2 phút mà không cần mua cả chiếc cọ mới, vừa tiết kiệm cho mẹ, vừa đảm bảo an toàn vệ sinh cho con. 

3. Mua cọ rửa bình sữa Mamamy ở đâu mẹ nhỉ?

Nếu mẹ chưa tìm được địa điểm mua cọ bình sữa Mamamy chính hãng, chất lượng, giá cả hợp lý, hãy tham khảo 3 địa điểm mua dưới đây nhé!

1 – Mua cọ rửa bình sữa Online trên Website, Fanpage, Lazada, Shopee: là địa chỉ mua được nhiều mẹ bỉm hiện đại lựa chọn bởi sự tiện lợi, nhanh chóng và rất nhiều ưu đãi. Đặc biệt, khi cọ rửa bình sữa Mamamy trên Fanpage và Website, mẹ sẽ được tích điểm tự động để đổi nhiều phần quà hấp dẫn như bỉm, khăn ướt, khăn khô, xe đẩy,… Chần chừ gì mà không thử ngay mẹ nhỉ.

2 – Mua bình sữa thủy tinh trực tiếp tại cửa hàng mẹ và bé: Tại các địa điểm bán hàng trực tiếp, mẹ sẽ được các nhân viên tư vấn tận tình hơn, dễ mua hơn nhưng sẽ bất tiện cho mẹ, do cửa hàng thường đông người, mẹ cũng phụ thuộc vào thời gian đóng/ mở cửa hàng chứ không tiện lợi 24/7 giống như khi mua online. Để biết thông tin thi tiết về các điểm bán, mẹ tham khảo thông tin tại đây.

Địa chỉ mua cọ rửa bình sữa Mamamy chính hãng, uy tín, giá cả hợp lý
Địa chỉ mua cọ rửa bình sữa Mamamy chính hãng, uy tín, giá cả hợp lý

3 – Mua bình sữa thủy tinh tại các siêu thị, trung tâm thương mại trên toàn quốc: Cọ rửa bình sữa Mamamy đã có mặt trên các hệ thống mua sắm hàng đầu trên toàn quốc như Vinmart, Big C, Co.op Mart, Aeon Mall. Tại đây, mẹ sẽ nhận được nhiều ưu đãi không kém gì mua online đâu ạ. Chi tiết về các điểm bán, mẹ tham khảo tại đây nhé. 

4. Hướng dẫn vệ sinh bình sữa bằng cọ và nước rửa bình sữa

Kết hợp cọ với nước rửa bình sữa sẽ giúp loại bỏ cặn sữa, chất bẩn, làm sạch mọi ngóc ngách bình và núm ti một cách dễ dàng. Mẹ không phải tốn quá nhiều thời gian và công sức mà vẫn đảm bảo bình sữa của con sạch hơn, an toàn hơn, mẹ cũng yên tâm hơn nhiều. Cách vệ sinh bình sữa bằng cọ và nước rửa bình sữa đơn giản thôi mẹ ạ. Sau khi con ti xong, mẹ chỉ cần thực hiện theo 5 bước dưới đây là có ngay bình sữa sạch cho con rồi: 

1 – Bước 1: Mẹ rửa tay sạch trước khi vệ sinh bình sữa cho con bằng xà phòng diệt khuẩn, để tránh vi khuẩn xâm nhập từ tay mẹ vào bình sữa của con trong khi cọ rửa.

2 – Bước 2: Đổ sữa thừa đi, tráng bình với nước ấm và tháo rời các bộ phận: núm ti, bình sữa và nắp bình sữa, ngâm trong nước ấm khoảng 15 phút để hạn chế cặn sữa bám trên bình, giúp mẹ dễ dàng vệ sinh cọ rửa hơn. 

Các bước vệ sinh bình sữa bằng nước rửa chuyên dụng và cọ rửa bình sữa Mamamy
Các bước vệ sinh bình sữa bằng nước rửa chuyên dụng và cọ rửa bình sữa Mamamy

3 – Bước 3: Dùng bộ dụng cụ rửa bình sữa Mamamy để làm sạch từng bộ phận của bình sữa. Mẹ tẩm ướt đầu cọ với nước để cọ ẩm, giúp việc vệ sinh dễ dàng hơn. Sau đó đổ nước ngập ⅓ bình sữa, nhấn chai nước rửa bình sữa hai lần để dung dịch chảy vào trong bình. Tiếp đến mẹ xoay cọ đều để không bỏ qua ngóc ngách nào trên cổ, thân, đáy bình mẹ nhé!

4 – Bước 4: Tráng lại bình sữa và núm ti với nước sạch hoặc nước ấm. Sau khi rửa bình với nước rửa bình sữa chuyên dụng, mẹ tráng qua với nước 1 – 2 lần, đảm bảo không để lại mùi hóa chất, cặn sữa bẩn hay mùi hôi khó chịu trên bình sữa của con, giúp con ti bình ngon lành, mẹ cũng yên tâm hơn nhiều.

5 – Bước 5: Sau khi vệ sinh xong, mẹ tiệt trùng bình sữa và núm ti bằng nước sôi, lò vi sóng hoặc máy tiệt trùng rồi úp bình ở nơi khô ráo thoáng mát như trên nóc tủ, trên mặt bàn để bình nhanh khô hơn. Và đừng quên làm sạch bộ cọ rửa để đảm bảo vệ sinh cho lần rửa tiếp theo.

Mẹ tham khảo thêm video để xem hướng dẫn chi tiết nhé!

Cách chọn cọ rửa bình sữa không khó đúng không mẹ? Chỉ với 5 tiêu chí trên, mẹ đã chọn mua đầu cọ bình sữa vừa an toàn vừa tiện lợi, lại còn biết thêm về bạn cọ rửa bình sữa cực xịn sò của Mamamy. Nếu mẹ vẫn còn thắc mắc hay vấn đề gì cần giải đáp, hãy để lại bình luận bên dưới để có câu trả lời nhanh nhất nhé!

Sau sinh nên uống nước gì chắc hẳn là một trong những vấn đề mẹ bỉm quan tâm nhất rồi. Làm sao để đảm bảo dòng sữa ngọt lành cho con tu ti, lại giúp đẹp da và nhanh lấy lại vóc dáng “thời con gái” cho mẹ? Bài viết dưới đây sẽ bật mí 13 loại nước tốt nhất cho mẹ đang cho bé bú. Lưu lại ngay mẹ nhé!

1. Nước lọc ấm giúp mẹ không lo thiếu sữa sau sinh

Trong sữa mẹ có đến 87% là nước, nhờ đó mà các protein, acid amin, chất béo, các chất điện giải,… được hòa tan giúp bé dễ dàng hấp thu. Vì vậy, nước là loại thức uống đầu tiên không thể thiếu cho mẹ sau sinh rồi. Người bình thường mỗi ngày cần nạp 1-2L nước (6-8 cốc) vào cơ thể, còn mẹ cho bé bú thì lượng nước sẽ cần nhiều hơn một chút, khoảng 2,5 – 3l nước mỗi ngày để thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tăng tiết sữa mẹ, đảm bảo bé yêu luôn có đủ sữa tu ti. 

Đặc biệt, mẹ nên uống nước lọc ấm thay vì nước lạnh và phân bổ lượng nước đều đặn trong ngày để cơ thể nhanh hồi phục, giúp tử cung nhanh co lại về kích thước ban đầu. Việc uống nhiều nước còn đem lại cho mẹ sau sinh một làn da tươi tắn, hỗ trợ hệ tiêu hoá và bài tiết độc tố ra khỏi cơ thể tốt hơn.

Nhà Mamamy đang có chương trình ưu đãi cực lớn trong năm nay: set dùng thử Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical – phiên bản nâng cấp của khăn ướt Mamamy. Chỉ với 52k – gần bằng 1 cốc trà sữa, mẹ đã sở hữu 2 gói khăn ướt chăm sóc AN TOÀN cho làn da em bé vùng NHIỆT ĐỚI, dùng thoải mái cho bé cưng trong hơi 2 tháng liền. Chất liệu vải 100% sợi tự nhiên và Rayon giúp khăn êm mềm tựa như lòng bàn tay mẹ, dịu dàng chạm vào da con. Khăn còn được bổ sung thêm tinh dầu, tinh chất cao cấp của vùng nhiệt đới giúp kháng khuẩn, ngừa hăm và dưỡng ẩm rất tốt cho da bé đó mẹ. Số lượng chỉ có 10.000 set trong tháng này thôi, nhanh tay mẹ ơi!

Chương trình ưu đãi
Chương trình ưu đãi 10000 set dùng thử – Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical

2. Sữa ấm/nóng: nước uống tốt cho mẹ sau sinh

Mẹ biết không, tổ chức nông nghiệp và lương thực (FAO) nhấn mạnh sữa là thưc phẩm đáp ứng đủ nhu cầu canxi, magie, selen, Vitamin B2, vitamin B12 và axit pantotenic cho cơ thể con người.

Sau khi sinh, cơ thể vẫn còn yếu và có thể mắc các triệu chứng trầm cảm, buồn nôn hoặc chán ăn dẫn đến mệt mỏi. Việc bổ sung sữa sẽ giúp mẹ bầu sau sinh tăng cường sức khoẻ, phục hồi cơ thể và ngăn ngừa bệnh loãng xương. Mỗi ngày, mẹ nên uống từ 1-2 cốc sữa nóng trước khi cho con bú 15-20ph nhằm tăng lượng sữa về dồi dào và thơm ngon hơn.

3. Nước lá thiên nhiên làm đẹp da, kích sữa hiệu quả sau sinh

3.1. Nước lá chè vằng

Mẹ có biết chè vằng là một thảo dược mang lại những tác dụng kỳ diệu cho mẹ sau sinh. Cây chè vằng còn có tên gọi khác là cây mỏ sẻ, mỏ quạ, chè cước man,… Theo Đông y, chè vằng có vị đắng, tính mát, thanh nhiệt, giải độc, chống tiêu viêm, hoạt huyết và điều hòa kinh nguyệt. Đặc biệt, nước lá chè vằng có chứa chất glycosit có tác dụng kích thích sự ngon miệng, từ đó mẹ ăn ngon miệng hơn, hấp thu thêm nhiều chất, tạo ra nguồn sữa dồi dào và “mát” nhất cho bé.

Sau sinh nên uống nước gì
Uống nước chè Vằng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi sữa

Dưới đây Góc của mẹ sẽ gợi ý cách chế biến nước lá chè vằng, mẹ lưu lại ngay nhé!

  • Bước 1: Lấy khoảng 20-30gr lá chè vằng đem rửa sạch 
  • Bước 2: Mẹ cho chè vào nồi, đổ thêm 2 lít nước và bật lửa đun sôi trong 10ph để các chất trong chè tiết ra hết
  • Bước 3: Chắt lấy nước và thưởng thức. Mẹ nên dùng chè khi còn nóng sẽ tốt hơn, nếu nguội có thể hâm lại cho nóng mẹ nhé.

3.2 Nước lá mít

Mít là một loài cây quá đỗi quen thuộc với người dân Việt Nam và hầu như mỗi bộ phận của cây mít đều có thể ứng dụng vào chữa bệnh. Theo kinh nghiệm dân gian được truyền từ các bà, mẹ, uống nước lá mít giúp cải thiện tình trạng thiếu sữa nhanh chóng, hiệu quả và  rất lành tính. Tuy nhiên không phải mẹ nào cũng biết đến công dụng tuyệt vời của lá mít, vì vậy, Góc của mẹ mách nhỏ mẹ sau sinh cách chế biến loại nước uống bổ dưỡng này nhé:

Sau sinh nên uống nước gì
Lá mít chữa tắc tia sữa
  • Bước 1: Mẹ lấy khoảng 200gr lá mít non đem rửa sạch, ngâm qua nước muối
  • Bước 2: Cho lá mít vào nồi cùng với khoảng 1,5 lít nước, đun sôi khoảng 15 phút thì tắt bếp
  • Bước 3: Chắt lấy nước và uống khi còn hơi ấm

3.3. Nước lá đinh lăng

Ngoài việc được coi như một loại thực phẩm, lá đinh lăng còn là vị thuốc tốt giúp mẹ bỉm sữa bồi bổ sức khỏe và gọi sữa về. Trong lá đinh lăng chứa Saponin, Alkaloid, các loại vitamin như B1, B2, B6, C, Phytosterol, Glycosid, Tanin, Acid hữu cơ,… và khoảng 20 loại Acid amin. Tất cả những dưỡng chất này đều được chứng minh tốt cho sữa mẹ và hạn chế tình trạng tắc tia sữa sau sinh đó ạ.

Sau sinh nên uống nước gì
Cải thiện chất lượng sữa mẹ bằng nước lá đinh lăng

Cách chế biến nước lá đinh lăng cho mẹ sau sinh cực đơn giản thôi ạ!:

  • Bước 1: Mẹ chuẩn bị khoảng 150 – 200g lá đinh lăng, đem đi rửa sạch
  • Bước 2: Cho vào ấm và sắc lên cùng với khoảng 200ml nước. Cứ đun khoảng vài phút thì mở nắp và dùng đũa đảo đều để các hoạt chất tan hết trong nước. Khi nước đã sôi, đun tiếp khoảng 5 – 7 phút rồi tắt bếp, chắt nước vừa nấu được để uống hàng ngày.

Để tiết kiệm, sau khi uống hết nước ở lượt đầu tiên, mẹ cho thêm khoảng 200ml nước vào ấm và đun sôi thêm lần nữa và uống thêm được lần 2 đó ạ.

3.4. Nước lá thì là

Sau sinh nên uống nước gì? Để cải thiện tình trạng thiếu sữa, lời khuyên dành cho mẹ sau sinh là uống nước lá thì là – một trong những loại rau dễ tìm và lành tính ở Việt Nam. Trong thì là có chứa chất Polyacetylenes được biết đến với tác dụng chống vi khuẩn và chống viêm rất hiệu quả. Ngoài ra, lá cây thì là đã được nhiều chuyên gia nghiên cứu chứng minh có tác dụng tăng tiết sữa, giảm đau bụng kinh, kích thích quá trình tiêu hóa, giúp dễ tiêu và ngon miệng.

Sau sinh nên uống nước gì
Uống nước lá thì là chữa tắc sữa

Mẹ sau sinh bỏ túi ngay công thức nước lá thì là đơn giản này nhé!

  • Bước 1: Rau thì là mua về mẹ nhặt bỏ gốc rễ rồi đem đi rửa sạch với nước
  • Bước 2: Mẹ cho vào nồi đun cùng 1L nước đến khi sôi 5-10ph thì tắt bếp, chắt ra các cốc và thưởng thức khi còn ấm.

Ngoài việc luộc lên lấy nước uống, mẹ cũng có thể kết hợp ép thì là với dưa chuột, cà rốt và cần tây để tăng hương vị, cải thiện hệ tiêu hóa và nâng cao sức khỏe. 

3.5. Nước lá rau ngót

Sau sinh nên uống nước gì
Uống nước rau ngót giúp mẹ sau sinh ổn định nguồn sữa hiệu quả

Rau ngót giàu protein, canxi, sắt, chất béo và nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể. Đối với mẹ mới sinh, đặc biệt là mẹ sinh mổ, uống nước rau ngót chứa khoáng chất giúp phòng ứ sản dịch, tống đẩy dịch sản nhanh chóng đồng thời tăng cường hệ miễn dịch, chữa cúm, giảm cân và giải nhiệt hiệu quả.

 Ngoài ra, rau ngót còn được biết đến với công dụng tuyệt vời: khơi thông nguồn sữa mẹ nhờ chứa các hợp chất hóa học sterols thực vật có tính chất estrogen. Cùng bắt tay vào bếp chế biến thức uống thơm ngon này mẹ nhé!

  • Bước 1: Trước tiên, mẹ cần loại bỏ phần thân cứng và lá rau ngót úa vàng, tuốt lấy lá xanh cho vào rổ, đem đi rửa sạch dưới nước.
  • Bước 2: Mẹ ngâm rau ngót vào nước muối loãng 10 – 15 phút để loại bỏ hết chất bẩn, rồi rửa sạch lại với nước một lần nữa.
  • Bước 3: Cho rau ngót cùng nước lọc vào máy xay rồi xay nhuyễn.
  • Bước 4: Mẹ lọc phần rau ngót đã xay nhuyễn qua rây lọc để lấy phần nước cốt, sau đó hoà tan thêm một chút đường là đã có một ly nước lá rau ngót giàu dinh dưỡng rồi đó.

3.6. Nước lá rau má

Sau sinh nên uống nước gì? Sau khi sinh, mẹ có thể uống nước sinh tố rau má hoặc chế biến rau má thành các món ăn hằng ngày trong chế độ dinh dưỡng nhờ các thành phần như beta caroten, saponins, alkaloids, flavonoids, saccharides, canxi, các loại vitamins B1, B2, B3, C và K kháng khuẩn, giúp khí huyết lưu thông, cho làn da hồng hào hơn. Không dừng lại ở đó, uống rau má sau sinh còn giúp mẹ cải thiện chất lượng và kích sữa hiệu quả đó ạ.

Sau sinh nên uống nước gì
Rau má, loại rau dân gian dễ tìm giúp kích tiết sữa

Tuy nhiên mẹ chỉ nên uống 3 lần/tuần, mỗi lần uống 1 cốc nước rau má, tương đương 40gr rau má xay để tránh bị đầy bụng, tiêu chảy, nhất là đối với những mẹ có thân nhiệt thấp và hay bị lạnh bụng. Để có 1 ly nước rau má thơm ngon, bổ dưỡng, mẹ chỉ cần thực hiện theo 2 bước dưới đây:

  • Bước 1: Mẹ mang rau má rửa thật sạch rồi đem xay nhuyễn cùng chút nước lọc.
  • Bước 2: Mẹ lọc nước rau má vừa xay qua rây 2 lần, sau đó pha thêm chút đường phèn vào và thưởng thức

Nước ép rau má rất tốt cho sức khỏe mẹ hay cùng góc của mẹ tìm hiểu thêm về loại nước này nhé: Link

Góc của mẹ gợi ý cho mẹ sau sinh thêm một cách làm nước ép rau má đậu xanh sữa dừa siêu thơm ngon, mẹ tham khảo nhé!

Nguồn: CookyVN

3.7. Nước lá nụ (lá vối)

Sau sinh nên uống nước gì? Mẹ sau sinh có uống được nước lá vối không? Câu trả lời là hoàn toàn được mẹ nhé! Trong lá vối có chứa hoạt chất tanin – một chất chống oxy hóa vô cùng tuyệt vời giúp làn da mẹ luôn căng mịn, hồng hào. Thêm vào đó, lá vối còn chứa thành phần polyphenol hỗ trợ làm chậm quá trình phân giải và hấp thụ đường từ thức ăn vào máu, cải thiện đường huyết, đánh bay mỡ thừa tích tụ đó ạ.

Để thưởng thức cốc nước vối thơm ngon, Góc của mẹ sẽ gợi ý cho mẹ sau sinh cách pha hai loại nước vối từ lá vối tươi và lá vối khô mẹ nhé!

Sau sinh nên uống nước gì
Uống nước vối làm đẹp da, cải thiện vóc dáng

Đối với pha nước vối từ lá vối khô:

  • Bước 1: Mẹ đem lá vối rửa sạch, vò nhẹ để bụi bẩn bám trên lá bay đi hết.
  • Bước 2: Cho lá vối vào ấm, đổ nước lọc vào đun sôi rồi tắt bếp và dùng dần. 

Đối với pha nước vối từ lá vối tươi:

  • Bước 1: Mẹ lựa khoảng 20-30gr lá vối tươi đem rửa sạch, vừa rửa vừa bỏ bớt các lá già hoặc bị sâu rồi để thật ráo nước.
  • Bước 2: Cho lá vào bình giữ nhiệt, rồi thêm nước vừa được đun sôi vào bình. Chờ khoảng 20 phút và thưởng thức. 

Mỗi ngày, mẹ hãy uống từ 1-2L nước vối để sở hữu một làn da khỏe mạnh, tươi tắn cùng một cơ thể săn chắc, thon gọn nhé!

4. Nước từ các loại họ đậu

Chắc hẳn mẹ đã từng nghe qua thức uống từ 5 loại đậu bao gồm đậu xanh, đậu nành, đậu đỏ, đậu đen, và đậu trắng. Loại nước uống này đã được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích hàng đầu trong danh sách những đồ uống lợi sữa cho mẹ sau sinh. Lí do là vì đậu chứa hàm lượng đạm cao, nhiều loại axit amin như leucin, isoleucin, lysin, threonin cùng các vitamin nhóm B. Đây đều là các loại dưỡng chất thiết yếu giúp nuôi dưỡng cơ và xương, tăng tiết sữa, làm đẹp da và tóc.

Sau sinh nên uống nước gì
Nước từ các loại đậu lợi sữa cho mẹ sau sinh

Nước đậu thơm ngon, dễ uống vừa tốt cho mẹ sau sinh, vừa làm sữa mẹ thơm béo. Chỉ với 2 bước thực hiện đơn giản, mẹ đã có một ly nước đậu giàu dinh dưỡng rồi đó ạ.

  • Bước 1: Trộn lẫn 200 gam mỗi loại đậu với nhau, mẹ cho vào chảo rang sơ đến khi nghe dậy mùi thơm là được, sau đó để nguội và cho vào 1 lọ nhựa/thủy tinh đậy kín dùng dần.
  • Bước 2: Mẹ lấy 1 – 2 nắm hỗn hợp đậu đã rang, cho vào bình giữ nhiệt và chế khoảng 1,5 lít nước sôi, để qua đêm cho ngấm và thưởng thức. 

5. Hỗn hợp nước gạo nếp, gạo tẻ và hạt sen

Gạo nếp và gạo tẻ chứa nhiều tinh bột, chất xơ, chất béo, cùng hàm lượng vitamin cao, kết hợp cùng với hạt sen tạo thành một loại thức uống vừa lợi sữa, vừa thơm ngon bổ dưỡng. Các món từ gạo nếp và gạo tẻ còn giúp điều hoà tỳ vị, mạnh phổi, chữa viêm loét dạ dày, tốt cho người bụng yếu. Trong khi đó, hạt sen giúp mẹ sau sinh cải thiện chất lượng giấc ngủ, làm đẹp da, chống lão hoá sớm.

Sau sinh nên uống nước gì
Sau sinh nên uống nước gì ?Nước gạo nếp, gạo tẻ và hạt sen tốt cho mẹ sau sinh

Nếu mẹ chưa biết cách làm hỗn hợp nước gạo nếp gạo tẻ và hạt sen sao cho dễ uống, thử áp dụng ngay những cách dưới đây nhé:

  • Bước 1: Mẹ đem gạo nếp, gạo tẻ mỗi loại 50gram trộn lẫn vào nhau và đem rang sơ đến khi dậy mùi thơm bùi thì tắt bếp.
  • Bước 2: Hạt sen rửa sạch, bỏ những hạt hỏng, để ráo nước. Tiếp đến mẹ cho hỗn hợp gạo vừa rang cùng hạt sen vào nồi cơm điện, đổ thêm 1-1,5L nước và đun sôi trong 10 phút. Sau đó, rút phích điện nồi cơm ra để ủ hỗn hợp này trong 1 tiếng rưỡi
  • Bước 3: Mẹ mở nồi kiểm tra thấy hỗn hợp hạt gạo đã nở bung ra là đạt chuẩn. Mẹ hãy chắt bỏ lọc lấy nước, để nguội và dùng dần

Ngoài ra, mẹ còn có thể nấu hỗn hợp này thành món ăn bằng cách lấy các nguyên liệu với lượng ngang nhau đem đi rửa sạch, để ráo nước và nấu nhừ ăn vào các bữa phụ.

6. Nước gạo lứt rang – sữa gạo lứt giúp mẹ nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh

Gạo lứt thực chất là loại gạo chỉ xát vỏ trấu ngoài, còn nguyên lớp vỏ cám bên trong nên vẫn giữ được chất xơ và các dưỡng chất quan trọng khác. Với lượng vitamin B1 gấp 4 lần, chất dầu béo 3 – 5 lần và axit patothenco cao gấp 4 lần so với gạo trắng thông thường. Đây là những dưỡng chất tuyệt vời giúp kích thích sữa mẹ, đem lại làn da trắng sáng mịn màng và nhanh chóng lấy lại vóc dáng thon gọn.

Dưới đây, Góc của mẹ gợi ý cách làm nước gạo lứt rang cho mẹ sau sinh, mẹ lưu lại ngay nhé.

  • Bước 1: Lấy 1kg gạo lứt nhặt sạch sạn, mẹ bắc chảo đem rang, đảo liên tục trong 5-7 phút đến khi màu sẫm lại và dậy mùi thơm. Sau đó để nguội và cho vào 1 lọ nhựa/thủy tinh đậy kín để dùng dần.
  • Bước 2: Mẹ lấy 1 chén nhỏ gạo lứt đã rang cho vào nồi, đổ thêm vào 3L nước lọc, bật bếp đun đến khi sôi thì vặn lửa nhỏ, đun thêm 5-10ph thì tắt bếp
  • Bước 3: Chắt bỏ lấy nước, đợi nguội và dùng dần. Mẹ có thể đóng thành các chai nhỏ để vào tủ lạnh và dùng dần trong 2-3 ngày tiếp theo.

7. Nước ép trái cây

Sau sinh nên uống nước gì
Uống nước ép trái cây bổ sung vitamin tăng cường đề kháng

Chế độ ăn uống sau sinh ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn sữa mẹ cho nên sau sinh nên uống nước gì ?. Ngoài nước ấm và sữa, mẹ nên bổ sung nước từ các loại nước ép trái cây – một trong những thức uống đem lại nhiều công dụng như làm đẹp da, giảm cân cải thiện vóc dáng và lợi sữa… Hầu hết các loại nước ép đều tốt cho mẹ sau sinh nên mẹ có thể thoải mái lựa chọn theo sở thích hoặc nhu cầu của mình nhé. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên uống không quá 150ml nước ép mỗi ngày và bắt đầu sử dụng nước ép sau sinh 2 tháng vì khi đó sức khoẻ đã dần ổn định lại.

Mẹ cùng tham khảo cách làm nước ép 1 số loại trái cây thơm ngon tốt cho sức khoẻ dưới đây nhé!

Nguồn: Hướng nghiệp Á Âu

8. Lưu ý nho nhỏ cho mẹ sau sinh khi uống nước

1 –  Mọi loại trái cây, rau củ khác khi mua về không tránh khỏi bụi bẩn, phấn hoa, thuốc trừ sâu ngấm vào hoặc dính vào thịt quả, rau củ mà chỉ rửa với nước thường không thể loại bỏ hết được. Thay vì phải đợi 1 khoảng thời gian ngâm đi ngâm lại có khi còn chưa sạch, hay tốn một khoản chi phí mua máy sục ozon, lích kích chuẩn bị, Góc của mẹ gợi ý mẹ giải pháp thay thế tiện hơn: Nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy hoàn toàn lành tính với chiết xuất từ thiên nhiên, thành phần cao cấp được nghiên cứu từ các bệnh viện Nhật Bản, rửa sạch các hóa chất, chất bẩn còn tồn tại ở rau quả. Chỉ cần 1 lượng nhỏ, rửa 1 lần là đảm bảo sạch sẽ, chế biến luôn mà không phải lo lắng gì rồi! Ngoài ra, đây cũng là sản phẩm chuyên dùng để rửa bình sữa và các đồ dùng cho bé yêu nhà mình đó. Vừa tiện cho mẹ, vừa bảo vệ hệ tiêu hóa cho bé cưng!

Mamamy đang có những ưu đãi gIảm tới 50% với số lượng có hạn trên website, nhanh tay đặt hàng TẠI ĐÂY mẹ ơi!

[Mua 2 tặng 1] Combo 1 Chai + 1 Túi Nước rửa bình sữa và làm sạch rau quả Mamamy 600ml Tặng kèm 1 túi bổ sung cùng loại. Giá chỉ 294.000 VNĐ thôi ạ!

2Không nên lạm dụng các loại nước uống trên, uống vừa đủ để đem lại hiệu quả tốt nhất cho mẹ và bé

3 – Hạn chế những loại nước uống này sau sinh mẹ nhé:

  • Tránh đồ uống có cồn, ga, có chứa caffeine như cà phê, nước ngọt, rượu bia,… để không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ và sự phát triển trí não của trẻ.
  • Sau sinh, cơ thể người mẹ rất yếu cả về thể chất và tinh thần, đặc biệt với những mẹ sinh mổ cần lưu ý hạn chế tuyệt đối các loại sữa hạt, tinh bột, các loại trái cây có vị chua (ví dụ: cà chua, chanh, mơ, sấu,…) để bảo vệ hệ tiêu hóa mẹ nhé!
  • Tránh sử dụng nước lạnh sau sinh từ 2-3 tháng nhằm tránh nhiễm lạnh đường huyết, ê buốt chân răng và ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa mẹ. 

4 – Để phát huy hết công dụng của các loại thức uống nêu trên, mẹ cần kết hợp với chế độ ăn uống khoa học và lối sống lành mạnh. Lên thực đơn theo tháp dinh dưỡng cho mẹ sau sinh sẽ giúp mẹ theo dõi và điều chỉnh được lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể hàng ngày, đảm bảo mẹ và bé yêu luôn khoẻ.

Sau sinh nên uống nước gìTop 13 thức uống giúp kích sữa, đẹp da cho mẹ sau sinh

Qua bài viết này, chắc hẳn mẹ đã biết được sau sinh nên uống nước gì tốt nhất rồi. Giai đoạn này, tinh thần mẹ là yếu tố quan trọng nhất, hiểu đúng và có chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé yêu nhé. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, mẹ để lại bình luận ở dưới để được hỗ trợ nhanh nhất!

Bài viết liên quan:

Mẹ sau sinh ăn được quả gì: 16 Trái cây tốt nhất cho mẹ sau sinh

Nha đam rất tốt cho sức khỏe, được sử dụng để chữa nhiều loại bệnh. Nhưng nó có thật sự tốt đối với những người mẹ đang cho con bú không?. Chế độ ăn uống của mẹ phải đảm bảo vì ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, nhất là hệ tiêu hóa của con. Vì thế mẹ hãy đọc kỹ bài viết này để biết được sau sinh ăn nha đam được không nhé!

Xem thêm: Đẻ xong nên kiêng ăn gì? 13 loại thực phẩm này cần tránh xa mẹ nhé.

1. Thành phần dinh dưỡng của nha đam:

Nha đam (còn được gọi là long tu, hay lô hội) là một loại cây được ví như thần dược. Ta có thể dễ dàng tìm thấy thành phần nha đam có trong các loại mỹ phẩm, dưỡng da, các đồ uống, thực phẩm chức năng và trong các thuốc điều trị da. Nha đam tốt như vậy nhưng sau sinh mẹ ăn nha đam có tốt không?. Hãy thử xem qua các thành phần dinh dưỡng của nha đam sau đây. Nha đam chứa 75 thành phần dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất, enzyme, đường, saponin, lignin, axit salicylic và axit amin.

Sau sinh ăn gì
Thành phần dinh dưỡng của nha đam
  • Vitamin: Nó chứa vitamin A (beta-carotene), C và E là những chất chống oxy hóa. Nó cũng chứa vitamin B12, axit folic và choline. Chất chống oxy hóa trung hòa các gốc tự do.
  • Khoáng chất: Nó cung cấp canxi, crom, đồng, selen, magie, mangan, kali, natri và kẽm. Chúng cần thiết cho hoạt động bình thường của các hệ thống enzym khác nhau trong các con đường trao đổi chất khác nhau và một số ít là chất chống oxy hóa.
  • Enzyme: Nó chứa 8 loại enzyme bao gồm aliiase, alkaline phosphatase, amylase, bradykinase, carboxypeptidase, catalase, cellulase, lipase và peroxidase. Bradykinase giúp giảm viêm quá mức khi thoa lên da tại chỗ, trong khi những loại khác giúp phân hủy đường và chất béo.
  • Đường: Nó cung cấp monosaccharide (glucose và fructose) và polysaccharide: (glucomannans / polymannose). Chúng có nguồn gốc từ lớp nhầy của thực vật và được gọi là mucopolysaccharide. Monosaccharide nổi bật nhất là mannose-6- phosphate, và polysaccharide phổ biến nhất được gọi là glucomannans [beta- (1,4) -acetylated mannan]. Acemannan, một glucomannan nổi bật cũng đã được tìm thấy. Gần đây, một glycoprotein có đặc tính chống dị ứng, được gọi là alprogen và hợp chất chống viêm mới, C-glucosyl chromone, đã được phân lập từ gel lô hội.
  • Anthraquinon: Nó cung cấp 12 anthraquinon, là những hợp chất phenolic thường được gọi là thuốc nhuận tràng. Aloin và emodin hoạt động như thuốc giảm đau, kháng khuẩn và kháng vi-rút.
  • Axit béo: Nó cung cấp 4 steroid thực vật; cholesterol, campesterol, β-sisosterol và lupeol. Tất cả những chất này đều có tác dụng chống viêm và lupeol cũng có đặc tính khử trùng và giảm đau.
  • Nội tiết tố: Auxin và gibberellin giúp chữa lành vết thương và có tác dụng chống viêm.
  • Khác: Nó cung cấp 20 trong số 22 axit amin cần thiết của con người và 7 trong số 8 axit amin thiết yếu. Nó cũng chứa axit salicylic có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn. Lignin, một chất trơ, khi được bao gồm trong các chế phẩm bôi ngoài da, làm tăng tác dụng thẩm.

Nhà Mamamy đang có chương trình ưu đãi cực lớn trong năm nay: set dùng thử Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical – phiên bản nâng cấp của khăn ướt Mamamy. Chỉ với 52k – gần bằng 1 cốc trà sữa, mẹ đã sở hữu 2 gói khăn ướt chăm sóc AN TOÀN cho làn da em bé vùng NHIỆT ĐỚI, dùng thoải mái cho bé cưng trong hơi 2 tháng liền. Chất liệu vải 100% sợi tự nhiên và Rayon giúp khăn êm mềm tựa như lòng bàn tay mẹ, dịu dàng chạm vào da con. Khăn còn được bổ sung thêm tinh dầu, tinh chất cao cấp của vùng nhiệt đới giúp kháng khuẩn, ngừa hăm và dưỡng ẩm rất tốt cho da bé đó mẹ. Số lượng chỉ có 10.000 set trong tháng này thôi, nhanh tay mẹ ơi!

Chương trình ưu đãi 10000 set dùng thử
Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical

2. Mẹ sau sinh ăn nha đam được không ?

Nha đam thật sự rất tốt nhưng vẫn chưa phù hợp cho mẹ sau sinh vì thế để trả lời cho câu hỏi mẹ sau sinh ăn nha đam được không? thì câu trả lời là sau sinh mẹ lưu ý KHÔNG NÊN ăn nha đam nhé!. Phần lớn các thức ăn mẹ ăn trong thời gian này cần được kiểm soát chặt chẽ vì bé sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng mà mẹ ăn thông qua đường sữa mẹ. Mặc dù nha đam có các hoạt chất tốt cho sức khỏe nhưng mẹ và bé hấp thụ các chất dinh dưỡng đó vào thời gian này sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mẹ và bé sau này. Ví dụ như các hoạt chất có trong nha đam dưới đây đa phần tốt nhưng chưa phù hợp cho mẹ sau sinh.

Sau sinh ăn gì
Nha đam thật sự tốt nhưng không phù hợp cho mẹ sau sinh
  • Polysaccharide: cellulose, glucose, rhamnose, aldopentose, galactose, xylose, arabinose và acemannan, chính chất này có tác dụng kháng virus và giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
  • Prostaglandin và các axit béo chưa bão hoà như axit gamma linolenic, nhóm chất này có tác dụng tiêu sưng, giải dị ứng và làm lành vết thương, mau lên da non.
  • Nhiều men tiêu hoá giúp ăn ngon và làm thuốc bổ. 
  • Nhiều axit amin (gồm tối thiểu 23 loại), vitamin (B1, B5, B6, B12, C, A, E), khoáng tố vi lượng (Ca, P, Cu, Fe, Mn, Mg, Na, K).
  • Nhóm anthraglycosid có khả năng chống oxy hóa tế bào, nhuận trường, giải độc, chống táo bón gồm aloin, barbaloin, emodin, aloe-emodin, ester của axit cinnamic, axit hi sophanic.
Sau sinh ăn gì
Nha đam có nhiều chất dinh dưỡng nhưng cũng gây tác hại cho mẹ sau sinh

Tại sao trong nha đam có nhiều hoạt chất dinh dưỡng như vậy mà mẹ sau sinh không nên ăn nha đam?. Nha đam có nhiều loại mỗi loài có sinh trưởng riêng và tuỳ theo thổ nhưỡng, khí hậu, vùng đất mà hàm lượng và thời kỳ thu hái có khác nhau, trong đó tốt nhất vẫn là A, vera và A. barbadensis, cây cho chất lượng tốt nhất vẫn là từ 2 – 3 năm tuổi. Mẹ nên lưu ý rằng nhựa cây nha đam nguyên chất là một chất độc, khi để ra ngoài không khí chất nhựa này dễ bị oxy hoá làm mất đi một phần hoạt tính, hoặc hoạt tính bị thay đổi thành chức năng xấu. Do đó cần có quy trình chiết xuất đúng đắn để ổn định hoạt chất. Chất độc tố trong nha đam tuy không gây chết người nhưng có thể làm người ăn phải bị tiêu chảy, phụ nữ mang thai có thể sinh quái thai, mẹ sau sinh ảnh hưởng nhiều đến hệ tiêu hóa, và lượng sữa cho con Tiêu hoá một lượng lớn nha đam có thể gây co thắt bụng, nôn mửa, tiêu chảy, bên cạnh đó nó còn bài tiết qua nước tiểu làm cho nước tiểu có màu như máu. Đó là câu trả lời cũng như một số tác hại của nha đam mà góc của mẹ đã giúp mẹ tìm hiểu về việc “sau sinh ăn nha đam được không ?”

3. Các tác hại khác mẹ sau sinh cần quan tâm

Nha đam có nhiều dưỡng chất nhưng mẹ hãy cân nhắc kỹ xem sau sinh ăn nha đam được không?. Bởi theo nhiều nghiên cứu nha đam cũng có nhiều tác hại tiềm ẩn khác đối với mẹ sau sinh.

3.1. Dị ứng da

Sau sinh ăn nha đam được không?. Sử dụng nước ép Nha đam trong thời gian dài có thể gây dị ứng da như viêm, mày đay và đỏ mi mắt. Đặc biệt đối với mẹ sau sinh sẽ bị ảnh hưởng bởi các tác dụng phụ khác trên da bao gồm khô, cứng, phát triển các nốt tím và nứt nẻ. Hơn nữa, mẹ mới sinh sức khỏe còn yếu và da cũng thế rất dễ bị dị ứng, bôi nha đam đi ra nắng có thể gây phát ban và kích ứng hoặc đỏ và bỏng da.

Sau sinh ăn gì
Sau sinh mẹ ăn nha đam có thể bị dị ứng da

3.2. Hạ đường huyết

Đây là một lưu ý quan trọng trong việc mẹ sau sinh ăn nha đam được không?. Nha đam có liên quan đến hạ đường huyết nếu sử dụng với liều lượng cao và do đó, những mẹ sau sinh nếu có bệnh nền tiểu đường nên thận trọng hơn khi dùng Nha đam, hoặc tuyệt đối nên tránh dùng.

Sau sinh ăn gì
Nha đam gây hạ đường huyết

3.3. Các biến chứng khi cho con bú

Mẹ sau sinh hoặc đang cho con bú khi ăn phải nước ép Nha đam hoặc nhựa Nha đam đều có thể không an toàn. Sau sinh ăn nha đam được không?. Trong trường hợp đang cho con bú, việc uống nước ép Nha đam có thể ảnh hưởng đến em bé. Nguyên nhân do không điều chế bảo quản nha đam đúng cách, nhựa độc trong nha đam chưa được loại bỏ, làm thay đổi các hoạt chất gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mẹ và bé

Sau sinh ăn gì
Mẹ ăn nha đam sau sinh có thể gây biến chứng khi cho con bú

3.4. Độc với gan

Khi mẹ sử dụng liều cao của Nha đam có thể dẫn đến viêm gan. Vì thế câu hỏi sau sinh ăn nha đam được không?, câu trả lời là không nhé!. Sự hiện diện của nhiều hợp chất hoạt tính sinh học như C-glycosides, anthraquinone, anthone, lectins, polymannans và acetylated mannan trong Nha đam có thể ảnh hưởng đến quá trình giải độc của gan và dẫn đến tổn thương gan. Điều này khiến mẹ và bé sẽ dễ bị bệnh ngoài da, các bệnh về gan.

Sau sinh ăn gì
Sử dụng nha đam sau sinh có thể gây hại cho gan

3.5. Suy thận

Nếu mẹ có bệnh nền về thận hãy cân nhắc kỹ xem sau sinh ăn nha đam được không nhé!. Nha đam có thể tương tác với một số loại thuốc (Digoxin, thuốc trị đái tháo đường, Sevoflurane, thuốc lợi tiểu) và có thể dẫn đến bệnh thận nếu dùng trong thời gian dài. Nhựa Nha đam cũng có liên quan đến suy thận. Vì vậy, người có vấn đề về thận nên tránh uống Nha đam.

Sau sinh ăn gì
Nha đam làm suy thận

3.6. Mất cân bằng điện giải

Mẹ nên lưu ý tìm hiểu về việc sau sinh ăn nha đam được không?. Vì nếu tiêu thụ một lượng lớn nước ép Nha đam có thể gây ra yếu vận động, tiêu chảy và đau bụng dẫn đến mất nước và mất cân bằng điện giải.

Sau sinh ăn gì
Mẹ sau sinh dùng nha đam có thể bị mất cân bằng điện giải

3.7. Khó chịu dạ dày

Mẹ đang không biết sau sinh ăn nha đam được không?, có tác dụng phụ gây hại nào không?. Một trong những tác dụng phụ của việc uống nước ép Nha đam là cảm giác khó chịu ở dạ dày. Nhựa Nha đam có thể gây co thắt quá mức, đầy bụng và đau bụng. Tránh uống nước ép Nha đam, đặc biệt là nếu mẹ đang gặp phải những vấn đề về dạ dày. Khi bé nhận dưỡng chất từ sữa mẹ bé có thể sẽ bị đi ngoài nhiều, về lâu về dài cũng ảnh hưởng đến dạ dày bé.

Sau sinh ăn gì
Mẹ sau sinh uống nha đam có thể gây ảnh hưởng đế dạ dày

3.8. Các bệnh đường ruột như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng

Nha đam có thể gây ra bất kỳ bệnh đường ruột nào, như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng, tránh uống nước ép Nha đam vì nhựa Nha đam gây kích ứng ruột. Ngoài ra còn gây đau thắt ruột, tăng loét ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mẹ. Để có thể đảm bảo sức khỏe, mẹ nên ghi nhớ các tác hại của việc sau sinh ăn nha đam được không nhé!

Sau sinh ăn gì
Nha đam gây ra các bệnh đường ruột

3.9. Bệnh trĩ

Sau sinh ăn nha đam được không?. Nếu mẹ sinh mổ, thì tuyệt đối sau sinh không được ăn nha đam, vì nha đam làm cản trở việc kiểm soát lượng đường trong máu gây ảnh hưởng cái vết thương mổ, hoặc đang khâu. Nếu bị trĩ, tránh uống nước ép nha đam vì nó có thể làm cho tình trạng tồi tệ hơn.

Sau sinh ăn gì
Mẹ dùng nha dam sau sinh có thể bị trĩ

4. Sau sinh bao lâu thì ăn được nha đam?

Sau sinh ăn gì
Sau sinh bao lâu ăn được nha đam

Sau sinh ăn nha đam được không? Câu trả lời là không nhưng chỉ cần kiêng một thời gian nhất định, mẹ hoàn toàn có thể ăn nha đam. Để bảo đảm an toàn nhất thì mẹ cần đợi đến khi nào bé cai sữa mẹ. Khi đó bé sẽ không bị ảnh hưởng bởi các chất độc có trong nhựa nha đam hay các hợp chất hoạt tính gây hại cho gan như: C-glycosides, anthraquinone, anthone, lectins, poly mannans  đồng thời khi đó mẹ đã hồi phục được sức khỏe sau sinh cũng như hệ tiêu hóa ổn định hơn. Mẹ sẽ dễ dàng hấp thụ đầy đủ các hoạt chất dinh dưỡng có trong nha đam như cellulose, glucose, rhamnose, aldopentose, galactose, giúp tăng sức đề kháng. Lưu ý khi ăn nha đam sau sinh, một số trường hợp sinh non, sinh khó, sinh mổ mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn nha đam để đảm bảo an toàn tuyệt đối nhé!

Qua bài viết trên góc của mẹ đã phần nào giải đáp được thắc mắc của mẹ về việc sau sinh ăn nha đam được không?. Khoảng thời gian sau sinh, việc đảm bảo an toàn thực phẩm cho mẹ và bé là rất cần thiết. Để đảm bảo mẹ nên tìm hiểu các sản phẩm nước rửa rau quả hay bình sữa cho bé có chất lượng tốt và thương hiệu uy tín. Nếu có thêm thắc mắc hãy để lại bình luận bên dưới để Góc của mẹ có thể hỗ trợ mẹ một cách nhanh nhất nhé!

Mamamy hiện đang có những ưu đãi siêu hấp dẫn, số lượng có hạn trên website, nhanh tay đặt hàng ngay mẹ ơi!

Đối với mẹ bỉm sau sinh và đang cho con bú, chế độ dinh dưỡng là một trong những điều vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé. Có nhiều loại thực phẩm mẹ bầu nên kiêng không nên ăn trong giai đoạn này ngược lại cũng có nhiều món ăn mà mẹ bầu nên nạp vào cơ thể nhiều hơn.Vậy mẹ bỉm sau sinh có ăn quả hồng được không  sinh mổ ăn hồng giòn được không. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp nhé.

1. Tác dụng của sau sinh ăn quả hồng

Dù mẹ sinh thường hay sinh mổ đều có thể ăn được quả hồng khi cho con bú, mẹ có thể ăn được tất cả các loại hồng, trong đó có cả quả hồng giòn. Trong các loại trái cây, quả hồng chín có nguồn chất xơ dồi dào gấp 2 lần so với các loại quả khác. Không những thế quả hồng còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi như vitamin A, C, sắt, canxi, magie… Ăn hồng thường xuyên có thể tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa một số bệnh thông thường như cảm lạnh, cúm, ho, ngăn ngừa bệnh tim mạch rất tốt cho mẹ bỉm sau sinh nên mẹ không cần phải lăn tăn suy nghĩ liệu sau sinh ăn quả hồng được không nữa nhé.

Sau sinh ăn gì
Ăn hồng rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé nên mẹ có thể gạt được băn khoăn cho con bú ăn hồng được không
  • Quả hồng chứa rất nhiều protein mà protein lại là một trong những chất hỗ trợ tái tạo cơ thể, nhất là phụ nữ sau sinh mất nhiều máu, protein trong quả hồng sẽ giúp mẹ tăng cường lượng máu trong cơ thể thay cho đạm động vật. Chỉ với điều này cũng đủ để trả lời câu hỏi sau sinh ăn quà hồng được không rồi nhé.
  • Hàm lượng vitamin C trong quả hồng cũng rất cao đáp ứng được 80% nhu cầu về vitamin C của cơ thể giúp mẹ tăng cường đề kháng, chống viêm nhiễm và phục hồi cơ thể nhanh hơn.
  • Sau khi sinh ăn hồng là một cách tăng cường chất xơ hỗ trợ giảm cân và lấy lại vóc dáng cho cơ thể vì quả hồng cũng sẽ thay thế những bữa ăn vặt không lành mạnh giúp giảm táo bón hiệu quả
  • Trong quả hồng chứa Vitamin nhóm B là những chất tốt cho trí não. Vì vậy ăn hồng cũng là một trong những cách hỗ trợ chống trầm cảm cho mẹ bỉm, giúp giải tỏa căng thẳng và tạo sự thoải mái.
  • Vitamin A cùng với Carotene-ß và các loại vitamin khác cũng ảnh hưởng rất tốt đến mắt. Ngoài ra Kali trong quả hồng giúp điều hòa huyết áp, phòng ngừa các bệnh tim mạch.
  • Hàm lượng Đồng, Sắt có trong quả hồng có tác dụng tăng cường sự lưu thông máu trong cơ thể và tăng khả năng hấp thu dưỡng chất vì vậy sau sinh ăn quả hồng cũng là một trong những cách giúp sữa mẹ về nhanh và nhiều hơn.

2. Thành phần dinh dưỡng của quả hồng

Tiếp theo của bài chia sẻ về mẹ cho con bú ăn hồng giòn được không hay ăn quả hồng nói chung, là bảng thành phần dinh dưỡng có trong quả hồng. Thành phần dinh dưỡng quyết định rất nhiều đến việc liệu sau sinh ăn quả quả hồng được không vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới thể trạng phụ nữ đang cho con bú. Tại Việt Nam mẹ sẽ thường bắt gặp ba loại hồng phổ biến nhất là hồng đỏ, hồng ngâm và hồng giòn. Các loại quả này chứa rất nhiều vitamin A cùng nhiều chất dinh dưỡng khác có lợi cho sức khỏe.

Sau sinh ăn gì
Thành phần dinh dưỡng có trong quả hồng rất tốt khi cho con bú ăn hồng
Thành phần chất dinh dưỡng chính Hàm lượng tính trên 100g
Hồng đỏ Hồng ngâm Hồng ngâm
Năng lượng 29KL 38KL 70KL
Chất đạm 0.7g 0.9g 0.58g
Chất béo 0.2g 0.19g
Carbohydrates 6g 8.6g 18.59g59g
Chất xơ 2.5g 2.5g 3.6g
Canxi 10mg 10mg 8mg
Sắt 0.2mg 0.2mg 0.15mg
Magie 9mg 9mg
Manga 1.12mg 1.22mg 0.355mg
Photpho 19mg 19mg 17mg17mg
Kẽm 0.19mg 0.22mg 0.11mg
Đồng 100µg 100µg 133µg
Selen 0.61µg
Vitamin C 16mg 16mg 7.5mg
Vitamin B1 0.01mg 0.01mg 0.03mg
Vitamin B2 0.02mg 0.02mg 0.02mg
Vitamin B3 0.2mg 0.1mg
Vitamin PP 0.2mg
Vitamin B6 0.1mg 0.1mg
Folat 8µg
Vitamin B9 8µg
Vitamin A 81IU
Vitamin E 0.73mg 0.73mg
Vitamin K 2.6µg
Carotene-ß  253µg 1615µg 253µg
Crypto-xathin-ß 1447µg 1447µg
Lycopene 158µg 1559µg
Lutein-zeaxanthinzeaxanthin 834µg 834µg
Choline 7.6mg

3. Tác hại cho con bú ăn hồng sai cách

Sau sinh ăn gì
Sau sinh ăn quả hồng không đúng cách cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ

Việc sau sinh ăn quả hồng được không mẹ đã có câu trả lời rồi phải không nào. Nhưng mẹ cũng nên lưu ý cần ăn đúng cách và tránh những tác hại thường gặp khi ăn hồng sai cách nha.

  • Ăn hồng lúc bụng đói sẽ khiến axit dạ dày làm phần chất tanin và pectin kết tủa có thể hình thành sỏi dạ dày ảnh hưởng xấu đến đường tiêu hóa nếu ăn hồng lúc đói.
  • Ăn hồng cùng các món hải sản có tính hàn cũng rất dễ gây kết tủa do protein trong hải sản chứa hàm lượng cao. Ngoài ra nếu mẹ vô tình ăn hồng cùng với trứng cũng sẽ gây ngộ độc thực phẩm. 
  • Vậy với mẹ bỉm bị tiểu đường sau sinh ăn quả hồng được không? Quả hồng chứa nhiều đường vì vậy với người bị tiêu đường nên hạn chế ăn hồng vì sẽ không tốt cho sức khỏe đặc biệt thường gây bệnh dạ dày và tiêu chảy.
  • Có một điều mẹ cũng nên lưu ý nếu sau sinh ăn quả hồng nên chọn những quả hồng chín tránh ăn cả vỏ hoặc quả hồng xanh vì chất tanin trong hồng xanh sẽ có nhiều hơn kết hợp với glycoprotein trong nước bọt sẽ làm giảm dinh dưỡng gây cảm giác khó tiêu.
  • Thịt ngỗng cũng là một trong những món ăn nên kiêng kị khi ăn quả hồng. Nếu ăn quả hồng cùng thịt ngỗng sẽ xảy ra những cơn đau bụng, sốt cao thậm chí gây tử vong
  • Theo Đông y, quả hồng có tính hàn, còn rượu tính nóng có độc. Chất tanin trong quả hồng gặp rượu sẽ dễ tạo thành cục máu đông, không thể thải ra ngoài và cũng rất khó tiêu dẫn đến nguy cơ gây tắc ruột.

4. Thời điểm cho con bú ăn hồng tốt nhất

Sau sinh ăn gì
Sau sinh nên ăn quả hồng thời gian nào là hợp lý
  • Thời điểm tốt nhất cho mẹ sau sinh ăn quả hồng chính là 1 tiếng sau bữa ăn chính. Lúc này bụng mẹ sẽ không còn axit dạ dày nữa, việc hấp thu chất dinh dưỡng của quả hồng sẽ được diễn ra tốt nhất giúp lợi sữa và tăng sức đề kháng cho cơ thể
  • Mẹ bỉm sau sinh chỉ nên ăn 1-2 quả hồng một ngày để tránh cơ thể hấp thụ quá nhiều tính hàn, gây rối loạn dạ dày.Ngòai ra mẹ cũng nên kết hợp nhiều loại trái cây khác nhau để tăng cường cường sức khỏe tốt nhất.

5. 5 Món ăn với quả hồng sau sinh giữ hàm lượng dinh dưỡng tốt nhất

Câu hỏi sau sinh ăn hồng được không, đặc biệt là mẹ sinh mổ đã được Góc của mẹ giải đáp rất chi tiết. Vậy làm thế nào để biến tấu những món ăn ngon với quả hồng? Dưới đây là 5 món mẹ có thể thử để biến tấu quả hồng thành món ăn đặc sắc nhất nhé.

Sau sinh ăn gì
Những món được chế biến với quả hồng mẹ nên tham khảo

5.1. Cocktail hồng

Sau sinh ăn gì
Cocktail hồng lạ mắt cho mẹ

Nguyên liệu:

  • 4 trái hồng chín
  • ½ trái thanh long 
  • 1 trái chanh
  • ¼ trái thơm
  • 2 muỗng canh Siro dâu hoặc táo tùy thích
  • 2 muỗng canh đường trắng
  • Một ít rượu rum tùy sở thích
  • 50gr trái sơ ri

Cách làm:

  • Các loại quả sơ chế và cắt nhỏ
  • Chanh cắt lát mỏng theo 1 chiều ngang.
  • Tiếp đến trộn sơ ri với đường cát rồi đem sên trên ngọn lửa nhỏ cho tan hết đường, sau đó mẹ cho thanh long, hồng và rượu rum vào rồi trộn đều thật nhẹ tay cho các nguyên liệu được quyện đường rồi tắt bếp.
  • Cho cocktail ra ly thủy tinh cùng với chanh đã cắt lát, có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh hoặc cho thêm đá viên vào dùng lạnh.

5.2. Salad quả hồng

Sau sinh ăn gì
Món ăn dinh dưỡng cho mẹ sau sinh 

Món ăn đặc biệt dành cho mẹ sau sinh ăn quả hồng kết hợp cùng với loại rau yêu thích tăng cường chất xơ có lợi cho sức khỏe mẹ không cần phải lo rằng liệu sau sinh có ăn quả hồng được không nữa rồi.

Nguyên liệu:

Quả hồng giòn và táo xanh, ngô ngọt, dưa chuột và các loại rau yêu thích cùng với sốt mayonaise…

Cách làm:

  • Hồng sau khi mua về thì gọt vỏ và ngâm chúng vào trong nước muối và thái hạt lựu để làm món salad.
  • Ngô ngọt đem tách hạt ra và luộc qua cùng với một lần nước để cho ráo nước. Còn với những loại rau còn lại thì bạn rửa sạch và thái nhỏ.
  • Mẹ chuẩn bị một bát to và cho hồng cùng với táo, dưa chuột, ngô ngọt vào cùng thêm chút muối cho đậm vị và các loại rau cắt nhỏ vào cuối cùng chỉ cần cho thêm sốt mayonaise trộn đều lên là thưởng thức được rồi nhé.
  •  Cho vào trong tủ lạnh khoảng 30 phút trước khi trộn vừa tươi ngon lại có vị giòn rất hấp dẫn.

5.3. Mứt hồng

Sau sinh ăn gì
Món ăn vặt hay ho dành cho mẹ

Nguyên liệu:

  • Hồng giòn tươi: 3 – 5kg
  • Rượu trắng

Cách làm:

  • Hồng đem rửa sạch và gọt vỏ. Mẹ cũng lưu ý để cho hồng còn nguyên cuống và đừng vứt cuống hồng đi như những món ăn khácc
  • Sau đó lấy chỉ buộc cuống trái hồng lại với nhau. Chuẩn bị một nồi nước có pha sẵn rượu trắng vào và đun sôi, sau đó thì cho hồng vào ngâm khoảng 2 đến 3 phút để khử trùng bề mặt trái hồng để cho hồng không bị hỏng.
  • Phơi hồng trên dây dưới ánh nắng càng nắng to càng tốt.Tiếp đến phơi từ 3 đến 5 tuần. Nếu thời tiết quá ẩm thì mẹ có thể cho vào lò sấy.
  • Khi thời gian phơi hồng có đủ độ chín thì sẽ chuyển sang màu nâu đậm và được bọc phấn, cất hồng trong hũ kín rồi ăn dần.

Chỉ vài bước đơn giản là mẹ có ngay món ăn vặt healthy không cần phải lo lắng rằng liệu sau sinh có ăn quả hồng được không nữa nhé.

5.4. Bánh hồng chiên

Sau sinh ăn gì
Món bánh hồng chiên hấp dẫn

Món ăn tưởng lạ mà lại rất dễ làm. Mẹ sau sinh ăn quả hồng có thể tận dụng ngay công thức này để đổi khẩu vị nhé.

Nguyên liệu:

  • 5 trái hồng giòn
  • 50gr bột mì
  • 50gr bột gạo
  • 1 muỗng canh đường
  • 150ml nước lọc
  • 100ml dầu ăn

 Cách làm: 

  • Quả hồng rửa sạch, gọt vỏ, đem thái lát khoảng 0,7 – 1cm. 
  • Cho hồng vào bát bột mì, xóc đều cho bột mì bám quanh miếng hồng. 
  • Ở 1 bát khác, pha bột chiên giòn với rau mùi tây, hòa trộn vào nhau cho đều, thêm chút xíu muối cho bánh đậm vị, sau đó dùng đũa nhúng miếng hồng ngập hỗn hợp bột. 
  • Khi dầu ăn nóng, mẹ chiên hồng vàng đều các mặt rồi vớt ra đĩa có lót giấy thấm dầu là hoàn thành.

 5.5. Chè Quả Hồng Khô

Sau sinh ăn gì
Chè quả hồng mới lạ cho mẹ

Nguyên liệu:

  • 10 trái hồng khô
  •  ½ củ gừng
  • 2 miếng thanh quế
  • 300gr đường vàng

 Cách làm: 

  • Rửa sạch gừng cắt lát, thanh quế cũng rửa sạch và bẻ nhỏ
  • Đun sôi gừng và quế với 800ml từ 30-40ph, lọc bỏ cặn lấy nước
  • Trộn đều nước gừng và quế lại, cho 300 gram đường vào nấu sôi cho hòa tan hẳn.
  • Cắt đôi quả hồng khô để được 2 lát mỏng. Sau đó cho phần nhân óc chó đã được ngâm trong nước ấm vào và cuộn chặt lại.
  • Cuối cùng, cắt thành từng lát mỏng rồi cho vào chén nước đường đã chuẩn bị sẵn.

Vậy là các mẹ đã tự có câu trả lời với câu hỏi sau sinh ăn quả hồng được không rồi. Quả hồng chính là một trong những loại quả được nhiều người biết đến với công dụng tuyệt vời. Việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng là một việc cần thiết nên các mẹ cũng không nên kiêng cử quá nhiều đâu nhé. Ngoài ra việc đảm bảo rửa sạch rau củ quả khỏi các tác nhân như thuốc trừ sâu, bụi bẩn … thì đừng quên sắm ngay sản phẩm  Nước rửa bình sữa và rau quả đảm bảo an toàn cho mọi loại rau củ, mẹ cũng yên tâm hơn khi chế biến món ăn ngon cho gia đình

Mẹ tham khảo thêm những bài viết để cung cấp kiến thức dinh dưỡng sau sinh tại 

Sau sinh ăn gì để cả mẹ và con đều khỏe

Sau sinh ăn nấm được không? Lưu ý nhé, mẹ ơi!

Phô mai là loại thực phẩm quen thuộc và được rất nhiều gia đình ưa chuộng, vậy sau sinh ăn phô mai được không và mẹ nên áp dụng phô mai vào thực đơn hằng ngày thế nào để đảm bảo dinh dưỡng cho cả bản thân và bé con? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để giải đáp toàn bộ thắc mắc của mình mẹ nhé!

1. Giá trị dinh dưỡng có trong phô mai

Phô mai (pho mát) là một loại chế phẩm từ sữa, được tạo thành thông qua quá trình kết đông sau khi lên men lactic. Được biết, muốn sản xuất được 1kg phô mai, cần đến 10 lít sữa tươi, thường thấy là các loại sữa động vật, ví dụ như: sữa bò, sữa dê,… Dưới đây là chi tiết giá trị dinh dưỡng trung bình có trong 100g phô mai mà mẹ có thể tham khảo để biết được mẹ sau sinh ăn phô mai có tốt không nhé: 

Sau sinh ăn gì
Các loại chất dinh dưỡng có trong phô mai
  • Protein: Trong một lát phô mai có trọng lượng khoảng 28g sẽ chứa 6,7g là protein – tương đương với lượng đạm có trong một ly sữa.
  • Chất béo: Hãm lượng chất béo sẽ dao động từ 1g- 34g trong 100g phô mai tùy theo từng loại, điển hình là kem phô mai có hàm lượng chất dinh dưỡng này khá cao. 
  • Chất béo trans: Có trong một vài loại phô mai ít béo với tỉ lệ nhỏ.
  • Carbs – Carbohydrate: Loại carbonhydrate chính trong sữa là đường lactose. Loại đường này xuất hiện phổ biến trong các loại kem phô mai.
  • Canxi:  Đóng vai trò là một trong những chất dinh dưỡng chính có trong phô mai, cực kỳ có lợi đối với sự phát triển của xương.
  • Vitamin B12: Có trong phô mai với lợi ích không nhỏ đối với sức khỏe hệ thần kinh của mẹ. 
  • Sodium: Khoáng chất giúp tăng cường chất lượng và hương vị của phô mai giúp mẹ ngon miệng hơn.
  • Phốt pho:  Một trong những vi chất dinh dưỡng không thể thiếu cho cơ thể mẹ.
  • Selenium: Phô mai chứa lượng Selenium dồi dào và cực kỳ có lợi với sức khỏe. 
  • Kẽm: Khoáng chất cần thiết có mặt trong mọi chức năng, hoạt động của cơ thể.
  • Riboflavin (Vitamin B2):  Sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai là nguồn Vitamin B2 dồi dào cho mẹ. 
  • Vitamin A: Một trong số loại Vitamin có nhiều nhất trong sữa.
  • Vitamin K2: Lượng Vitamin K2 nạp vào cơ thể thông qua phô mai giúp duy trì sữa khỏe của hệ tim mạch và hệ xương.
Thành phần dinh dưỡng Đơn vị tính Hàm lượng tính trên 100g Thành phần dinh dưỡng Đơn vị tính Hàm lượng tính trên 100g
Nước

Năng lượng

g

kcal

38.9

380

Vitamin C

Vitamin B1

mg

mg

1

0.1

Protein g 25.5 Vitamin B2 mg 0.51
Chất béo g 30.9 Vitamin PP mg 0.1
Đường g 0.52 Vitamin B5 mg 0.413
Canxi  mg 760 Vitamin B6 g 0.074
Sắt mg 0.5 Folat g 18
Magie mg 28 Vitamin H (Biotin) g 1.7
Mangan mg 0.01 Vitamin B12 g 0.83
Photpho mg 424 Vitamin A  g 275
Kali mg 98 Vitamin D g 0.3
Natri mg 621 Vitamin E g 0.29
Kẽm mg 3.11 Vitamin K g 2.8
Đồng g 31 Beta-caroten g 118
Selen g 13.9

2. Mẹ sau sinh ăn phô mai được không?

Phô mai là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, nếu mẹ vẫn đang thắc mắc “sau sinh ăn phô mai được không?” thì câu trả lời là có nhé. Riêng đối với mẹ vừa sinh bé xong cơ thể không chuyển hóa và nạp được đường Lactose, phô mai sẽ là nguồn dinh dưỡng rất đáng được cân nhắc. Cụ thể, mẹ ăn phô mai sẽ tránh được nguy cơ trướng bụng, khó chịu, đi ngoài do uống sữa có chứa Lactose trong khi cơ thể không hấp thụ tốt.

Sau sinh ăn gì
Mẹ sau sinh ăn phô mai được không? Câu trả lời là có

Nhiều chuyên gia dinh dưỡng kiến nghị, mẹ sau sinh nên nạp vào cơ thể 6.5 đơn vị ăn các loại sữa và chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua,…). Do vậy, mẹ có thểm tham khảo và sử dụng khoảng 30g phô mai, 200ml sữa chua và 200ml sữa ấm mỗi ngày. Vừa thơm ngon vừa tốt cho cơ thể, sao không đưa ngay các thực phẩm trên vào thực đơn sau sinh mẹ nhỉ?

Đặc biệt, đối với mẹ bị bệnh đường sau sinh thì mẹ hãy lựa chọn và thay thế loại phô mai không đường, đảm bảo quá trình chuyển hóa của cơ thể hoạt động một cách hiệu quả nhất . Nếu sức khỏe bản thân và bé đang trong giai đoạn ổn định, mẹ hoàn toàn có thể ăn bất kỳ loại phô mai nào phù hợp với sở thích, dễ thấy và dễ mua nhất có lẽ là phô mai con bò cười.

3. Những lợi ích cho mẹ sau sinh ăn phô mai

Mẹ sau sinh ăn phô mai được không? Nếu đã biết được phô mai là thực phẩm cơ thể mẹ sau sinh có thể hấp thụ được thì liệu rằng, sau khi sinh ăn phô mai có tốt không và tốt như thế nào đối với cơ thể? Có thể nói, phô mai rất giàu năng lượng, cung cấp dinh dưỡng dồi dào cho mẹ trong thời kỳ cho con bú một cách toàn diện. Dưới đây là một vài lợi ích cụ thể của phô mai mà mẹ không thể bỏ qua:

Sau sinh ăn gì
Lợi ích của phô mai đối với phụ nữ sau sinh
  • Lượng canxi dồi dào có trong 100g phô mai hơn hẳn lượng canxi có trong một cốc sữa bò tươi. Chính vì thế, mẹ sau sinh ăn phô mai sẽ bù đắp được lượng canxi thiếu hụt trong thời kỳ mang thai và hỗ trợ phát triển hệ xương cho bé thông qua nguồn nữa mẹ
  • Phô mai giàu đạm, có khả năng thay thế một lượng protein có trong thịt. Mẹ không cần ăn quá nhiều nhưng vẫn đảm bảo lượng chất dinh dưỡng hoàn hảo trong cơ thể. Đặc biệt, protein giúp mẹ có nhiều năng lượng hơn, bé bú sữa giàu đạm sẽ ngủ ngon và chóng lớn hơn
  • Phô mai đối với phụ nữ sau sinh là nguồn vi chất đa dạng, trong đó có Kali và Magie đóng vai trò duy trì ổn định huyết áp của mẹ, giúp mẹ tránh khỏi tình trạng tụt huyết áp thường thấy sau sinh
  • Nguồn vitamin A và beta-caroten có trong phô mai rất tốt cho mắt và da. Đồng thời, đường hô hấp và hệ bài tiết của cả mẹ lẫn bé cũng sẽ được đảm bảo
  • Phô mai giàu protein giúp bà mẹ cảm thấy no lâu hơn, giảm thiểu những bữa ăn vặt trong ngày, giúp mẹ không bị quá no hay trướng bụng

4. Lưu ý để mẹ sau sinh ăn phô mai không sai cách

Sau sinh ăn phô mai có tốt cho sức khỏe của mẹ là sự thật, thế nhưng ăn quá nhiều hay còn gọi là lạm dụng loại thực phẩm này có thể đem lại một vài tác hại không mong muốn. Mẹ hãy xem qua một vài lưu ý dưới đây để cân nhắc lượng phô mai phù hợp trong chế độ ăn của mình nhé!

4.1.Trong trường hợp mẹ ăn quá nhiều phô mai:

Sau sinh ăn gì
Nếu mẹ ăn quá nhiều phô mai sẽ gây hại như nào?
  • Mẹ dễ gặp phải tình trạng phù nề do dư muối khi nạp quá nhiều phô mai có chứa muối vào cơ thể.
  • Nạp vào quá nhiều chất béo bão hòa có trong phô mai sẽ khiến cơ thể mẹ tăng cân khó kiểm soát, về lâu dài các cholesterol xấu bị tích tụ lại, gây áp lực lên hệ tim mạch. 

4.2.Đối với trường hợp mẹ chế biến và kết hợp phô mai với các loại thực phẩm khác sai cách

Sau sinh ăn gì
Kết hợp phô mai sai cách cũng sẽ gây hại cho mẹ
  • Phô mai khi chiên lên sẽ làm tăng lượng chất béo bão hòa, có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ.
  • Kết hợp phô mai với cua, lươn, rau dền, mồng tơi,… sẽ làm mất cân bằng dinh dưỡng các món ăn, gây thừa đạm, khó tiêu.

4.3.Cuối cùng là một số lưu ý khác mà mẹ không nên bỏ qua

Sau sinh ăn gì
Một số lưu ý cho mẹ khi ăn phô mai
  • Ăn phô mai khi bụng trống rỗng sẽ khiến lượng protein đi vào cơ thể bị chuyển hóa nhanh thành năng lượng, tạo kết tủa gây rối loạn tiêu hóa và biểu hiện là trướng bụng.
  • Mẹ sau sinh đừng vội ăn phô mai nhé! Sau khi vượt cạn cơ thể mẹ nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng vẫn còn yếu. Ăn phô mai ngay sẽ khiến mẹ bị đầy hơi, khoảng thời gian tốt nhất để bắt đầu ăn phô mai là 3 ngày sau sinh.
  • Mẹ đừng quên chú ý đến biểu hiện của bé, nếu có bất cứ dấu hiệu dị ứng phô mai nào thì mẹ nên tránh xa loại thực phẩm này đến khi bé cai sữa.

5. Các món ăn kết hợp với phô mai cho mẹ sau sinh

Với sự thơm ngon và độ dinh dưỡng sẵn có trong phô mai, mẹ hãy tận dụng triệt để cho thực đơn sau sinh trở nên đa dạng và dinh dưỡng thông qua những cách dưới đây mẹ nhé!

5.1. Sinh tố chuối, phô mai

Nguyên liệu mẹ cần chuẩn bị: 2-3 quả chuối chín đều, 2/3 cốc sữa, 1 viên phô mai để ở nhiệt độ thường.

Sau sinh ăn gì
Sinh tốt chuối phô mai

Bắt tay vào làm ngay mẹ nhé! 

  • Bước 1: Cắt nhỏ chuối cho vừa máy xay.
  • Bước 2: Xay nhuyễn hỗn hợp chuối, sữa và phô mai.

5.2. Cháo cà rốt + phô mai

Sau sinh ăn gì
Cháo cà rốt phô mai mẹ nên thử

Nguyên liệu mẹ cần chuẩn bị: 50gr bột gạo, 50gr cà rốt, phô mai cắt miếng nhỏ

Bắt tay vào làm ngay mẹ nhé! 

  • Bước 1: Nấu chín cà rốt sau đó nghiền nhuyễn.
  • Bước 2: Nấu chín bột gạo và cho từ từ cà rốt vào nấu cùng cho đến khi sánh mịn.
  • Bước 3: Sau khi bột chín, mẹ bỏ phô mai đã cắt miếng nhỏ vào khuấy đều cho đến khi tan thì tắt bếp.

5.3. Súp phô mai + khoai tây

Sau sinh ăn gì
Súp phô mai khoai tây ngon ngất ngây cho mẹ

Nguyên liệu mẹ cần chuẩn bị: 1 củ nhỏ khoai tây, 50gr thịt heo hoặc gà, 200ml nước dùng, 1 viên phô mai.

Bắt tay vào làm ngay mẹ nhé! 

  • Bước 1: Hấp chín và xay nhuyễn khoai tây.
  • Bước 2: Xay nhuyễn hoặc băm nhuyễn thịt.
  • Bước 3: Đun thịt và khoai tây trong nồi nước dùng đến khi chín.
  • Bước 4: Thả phô mai vào khuấy tan rồi tắt bếp.

Tham khảo thêm tại: 

Mẹ sau sinh ăn khoai mỡ được không? Những lợi ích bất ngờ mẹ nên biết

Mẹ sau sinh ăn súp lơ xanh: 8 lợi ích tuyệt vời có thể mẹ chưa biết!

Mướp vốn được cho là một trong những thực phẩm quen thuộc, lành tính mà người Việt ai cũng biết, chứa nhiều giá trị dinh dưỡng đối với mọi người nói chung và phụ nữ mang thai nói riêng. Liệu mẹ đã thực sự biết được những thông tin về loại thực phẩm này đối với bản thân hay chưa? Cùng theo dõi những chia sẻ dưới đây về sau sinh ăn mướp để có thêm nhiều kiến thức hữu ích và chăm sóc con thật tốt nhé.

1. Thành phần dinh dưỡng của quả mướp

Để hiểu rõ việc sau sinh ăn mướp có tốt không, mẹ cần biết rõ những giá trị dinh dưỡng mà thực phẩm này đem lại. Theo Đông y, mướp có vị ngọt, tính bình, mùi thơm nhẹ, rất tốt trong việc thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể.

Sau sinh ăn gì
Sau sinh ăn mướp có tốt không?

1 trái mướp nhỏ (khoảng 100g) có chứa 95gr nước, 0,9gr protit, 0,1gr lipit, 3gr glucit, 0,5gr xeluloza, 28mg sắt, 160mcg betacaroen và rất nhiều vitamin B, C… Sau đây là chi tiết thành phần dinh dưỡng của quả mướp:

Chất dinh dưỡng Khối lượng
Đạm 900 mg
Tinh bột 3 g
Tro 500 mg
Canxi 28 mg
Sắt 800 mcg
Nước 95 g
Chất xơ 500 mg
Phốt pho 45 mg
Carotin 160 mcg
Tỉ lệ thải bỏ 12 g
Vitamin C 8 mg
Vitamin PP 500 mg
Vitamin B2 100 mcg

2. Sau sinh ăn mướp có được không?

Mẹ chắc chắn sẽ cảm nhận được cơ thể của mình biến đổi, trở nên nhạy cảm và mệt mỏi trong thời kỳ đầu sau sinh. Sau sinh mổ mẹ ăn gì để vừa có thể phục hồi nhanh chóng, vừa có đủ sữa nuôi con khỏe mạnh. Việc ăn nhiều rau củ quả dồi dào chất xơ, khoáng chất và vitamin sẽ giúp mẹ nhanh khỏe, hạn chế táo bón và đảm bảo lượng sữa cho con bú. Với thành phần dinh dưỡng kể trên, mướp chắc chắn là một trong những loại thực phẩm rau củ có nhiều công dụng tốt với mẹ sau sinh.

Sau sinh ăn gì
Mướp là thực phẩm giàu chất xơ, mẹ sau sinh ăn mướp rất tốt.

Vì vậy, sau sinh ăn mướp được không thì câu trả lời chắc chắn là có. Mẹ hoàn toàn yên tâm bổ sung thực phẩm dân dã, nhiều giá trị dinh dưỡng này vào thực đơn sau sinh nhé. 

Cùng Góc của mẹ tìm hiểu những lợi ích, tác dụng bất ngờ mà có thể mẹ chưa biết về việc sau sinh ăn mướp có lợi như thế nào với những thông tin dưới đây, mẹ nhé. 

3. Tác dụng của ăn mướp đối với mẹ sau sinh

Là loại rau nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất dinh dưỡng, mướp chắc chắn đem lại những tác dụng tuyệt vời để bồi bổ và phục hồi cơ thể trong giai đoạn cho con bú. Mẹ đừng chần chừ và cùng Góc của mẹ khám phá ngay lợi ích bất ngờ của mướp đối với phụ nữ sau sinh:

Sau sinh ăn gì
Mướp chứa nhiều chất xơ, vitamin tốt cho sức khỏe của mẹ sau sinh
  • Giải nhiệt: Sau sinh ăn mướp giúp giải nhiệt đó, mẹ ơi. Mướp có tính mát, tác dụng thanh nhiệt cơ thể, giải độc rất tốt. Trong quả mướp có chứa nhiều nước nên mẹ sau sinh ăn mướp sẽ giúp giảm các cơn đau co thắt tử cung, tăng cường lưu thông khí huyết. Mẹ chỉ cần dùng 500g mướp rửa sạch, thái nhỏ, ép lấy nước rồi hòa cùng với đường trắng dùng làm nước giải khát trong ngày cực kì tốt.
  • Giảm mụn: Mẹ sau sinh ăn mướp để giảm mụn.Trong thời gian mang bầu và sau sinh, mẹ thường xuyên gặp phải các vấn đề về da như: da dẻ xấu đi, nhiều nếp nhăn và mụn xuất hiện nhiều hơn gây mất tự tin và cảm giác mệt mỏi. Mướp rất giàu vitamin B và C, giúp chống oxy hóa mạnh mẽ, ức chế sự hình thành melanin, làm chậm tiến trình lão hóa và giảm mụn hiệu quả. Đừng lo mẹ nhé, mẹ chỉ cần dùng quả mướp non, giã nhuyễn và lọc lấy nước rồi đắp lên mặt hàng ngày sẽ giúp giảm các nốt mụn một cách đáng kể. Một nhà văn Nhật Bản khi ở tuổi 80, da mặt bà vẫn còn mịn màng nõn nà bởi hàng ngày vào buổi sáng bà dùng khăn bông, chấm nước mướp bôi lên mặt.
  • Lợi sữa: Mẹ sau sinh ăn mướp còn giúp thông sữa và lợi sữa. Một trong những tác dụng đáng kể nhất của quả mướp với phụ nữ sau sinh chính là khả năng “gọi sữa”. Theo nghiên cứu, mướp có tác dụng kích thích quá trình tiết sữa, giúp mẹ có được nguồn sữa dồi dào cho em bé bú. Mẹ chỉ cần ăn một bát canh mướp nóng hoặc đun sôi nước cùng với một quả mướp tươi thái nhỏ và uống hàng ngày là đã có thể có nhiều sữa. Mẹ cũng có thể nấu mướp cùng chân giò để ăn hàng ngày, cực kì có lợi cho sữa mẹ. 
  • Làm đẹp vòng một: Sau sinh có nên ăn mướp không? Bên cạnh khả năng lợi sữa, mướp còn giúp các mẹ sau sinh có được vòng một săn chắc, hạn chế chảy xệ và giữ gìn bộ ngực không bị biến dạng căng đầy 1 cách tự nhiên. Tình trạng căng tức ngực, tắc tia sữa cũng sẽ được giảm đi trông thấy nếu mẹ thường xuyên ăn mướp trong các bữa ăn của mình.

4. Đẻ mổ có ăn được mướp không?

Mẹ đẻ mổ sau sinh có nên ăn mướp? Các mẹ sinh mổ cần bồi bổ dinh dưỡng để hồi phục nhanh chóng và có nhiều sữa cho con bú hơn với mẹ sinh thường. Sau khi mổ đẻ, các mẹ phải hạn chế vận động nên thường xuyên dẫn tới táo bón.

Sau sinh ăn gì
Đẻ mổ sau sinh ăn mướp trị chứng táo bón hiệu quả

Việc lựa chọn rau xanh cho mẹ sau sinh là vô cùng cần thiết và quả mướp chính là sự lựa chọn lý tưởng vừa cung cấp nhiều canxi, vitamin B,C đồng thời chứa nhiều chất xơ giúp mẹ trị chứng táo bón sau sinh hiệu quả. Chính vì thế, mẹ đẻ mổ sau sinh hoàn toàn sử dụng được mướp trong bữa ăn hàng ngày mẹ nhé.

5. Lưu ý khi ăn mướp sau sinh

Mặc dù sau sinh ăn mướp giúp mẹ bổ sung nhiều giá trị dinh dưỡng và có một cơ thể khỏe mạnh nhưng để hấp thụ hết các lợi ích của quả mướp thì mẹ cũng cần lưu ý một vài điều sau đây nhé:

Sau sinh ăn gì
Những điều mẹ cần lưu ý khi ăn mướp sau sinh
  • Lựa chọn thực phẩm sạch: Mẹ nên lựa chọn và tìm mua quả mướp ở những địa chỉ, cửa hàng uy tín để tránh cơ thể bị nhiễm khuẩn do sử dụng những thực phẩm thiếu tính an toàn thực phẩm. Vì cơ thể mẹ sau sinh rất yếu, việc lựa chọn thực phẩm sạch, bảo đảm an toàn cho mẹ và bé là vô cùng cần thiết.
  • Tránh ăn chung với thực phẩm kỵ nhau: Sau sinh ăn mướp hoàn toàn tốt. Tuy nhiên, việc kết hợp những loại thực phẩm kỵ nhau sẽ không hấp thụ được hết chất dinh dưỡng, đồng thời có nguy cơ bị ngộ độc, tiêu chảy. Theo nghiên cứu, củ cải trắng và cải bó xôi là hai loại thực phẩm không nên nấu cùng với mướp. Ngoài ra, trong trường hợp mướp nhiễm độc sẽ bị đắng mẹ không nên ăn vì có thể gây ra tình trạng chóng mặt, suy nhược cơ thể. Vì vậy, mẹ nên lưu ý khi lên thực đơn để sử dụng mướp thật hiệu quả nhé.
  • Tránh ăn quá nhiều: Sau sinh ăn mướp nhiều quá là không nên. Bất kỳ loại thực phẩm nào dù tốt đến đâu cùng không nên dùng quá nhiều vì có thể dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng. Mẹ sau sinh cần cân đối chế độ ăn, xen kẽ nhiều món để thay đổi khẩu vị và có dưỡng chất đa dạng.

6. Các món ngon với mướp cho mẹ sau sinh

Như vậy, bạn đã biết sau sinh ăn mướp được không. Bây giờ, mẹ hãy tìm hiểu thêm một món ăn ngon nấu từ quả mướp, vừa đơn giản, vừa bổ dưỡng, đó chính là canh mướp thịt băm.

Sau sinh ăn gì
Canh mướp thịt băm thơm ngon bổ dưỡng cho mẹ sau sinh

Như vậy, với những chia sẻ ở trên mẹ đã biết sau sinh ăn mướp được không và một vài lưu ý cần thiết để sử dụng loại thực phẩm này hiệu quả. Còn bây giờ, mẹ hãy cùng tìm hiểu thêm cách nấu canh mướp thịt băm vừa ngon, hấp dẫn mà vô cùng đơn giản này nhé!

Nguyên liệu mẹ cần chuẩn bị:

  • 2 quả mướp non
  • 50g thịt heo băm
  • Bột bắp, tiêu, muối, bột ngọt, dầu ăn, chút đường.
  • Gừng, tỏi, hành lá cắt nhỏ.

Cách thực hiện món canh mướp thịt băm: 

  • Mướp rửa sạch, thái miếng vừa ăn.
  •  Thịt nạc thăn băm nhỏ, ướp cùng với hành tím, tỏi xay nhuyễn và muối, tiêu.
  • Cho một ít dầu vào chảo, đợi dầu nóng rồi cho thịt đã ướp vào xào.
  • Khi thấy thịt chín thì cho thêm một bát canh nước lọc vào đun sôi.
  • Khi canh sôi, cho mướp đã thái vào nồi và hạ bớt lửa.
  • Giữ cho nước sôi lăn tăn để mướp chín từ từ và nước dùng được ngon ngọt hơn.
  • Đun tầm 2-3 phút, khi thấy mướp chín thì tắt bếp, cho hành lá đã thái nhỏ vào.
  • Nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng và thưởng thức.

Xem thêm: 

Sau sinh ăn khoai tây được không?

Sau sinh uống nước rau má được không?

Khoảng thời gian sau sinh là thời điểm quan trọng để bổ sung dinh dưỡng đối với mẹ. Do đó, mẹ cần phải biết cách lựa chọn những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Khoai sọ là một trong những nguyên liệu được nhiều mẹ yêu thích chế biến kèm với các món ăn trong thực đơn. Vậy sau sinh ăn khoai sọ được không? Hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây mẹ nhé!

1. Thành phần dinh dưỡng có trong khoai sọ

Trước khi trả lời câu hỏi sau sinh ăn khoai sọ được không? Mẹ cần nên biết khoai sọ là loại thực phẩm gì. Khoai sọ vốn thuộc họ Ráy, bao gồm củ cái và củ con. Tuy nhiên, khoai sọ có điểm khác biệt với khoai môn hay khoai lang là củ khoai sẽ nhỏ và có nhiều củ con, nhiều tinh bột hơn. Một số các loại khoai sọ phổ biến ở nước ta gồm có các loại như khoai núi, khoai sọ trắng, khoai sọ dọc trắng,…

Sau sinh ăn gì
Thành phần dinh dưỡng có trong khoai sọ

Đặc biệt, bên trong khoai sọ có nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như: Protein, chất béo, chất xơ, tinh bột, fructose, canxi, photpho, vitamin C, thiamine, riboflavin và niacin,… Chất xơ là chất dễ nhận biết và thường thấy nhất ở khoai sọ, giúp cơ thể mẹ có thể hấp thụ chất dinh dưỡng và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, ngăn ngừa tình trạng táo bón. Ngoài ra, khoai sọ còn là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào giúp bổ sung dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của mẹ.

Theo nghiên cứu thì khoảng 100g khoai sọ sẽ chứa khoảng 372,6 calo năng lượng và dấu vết của fructose (0,1g), glucose (0,1g),… Để mẹ có thể hiểu rõ thêm lượng chất dinh dưỡng và công dụng của chúng, dưới đây sẽ là một số thông tin về các chất có trong khoai sọ như:

Dưỡng chất Hàm lượng
Protein 1,1g
Nước 86.1g
Chất béo 0,2g
Chất xơ 5.1g
Chất xơ 3,6g 
Chất xơ hòa tan 1,3g
Vitamin C 15mg
Canxi 38mg 
Tinh bột 19,2g
Phốt pho 87mg
Magiê 41mg
Natri 11mg
Kali 354mg
Sắt 1,71mg
Thiamine 0,05g
Riboflavin 0,06g
Niacin  0,64g
Đồng 0,12g
Boron 0,12g
Kẽm (0,17g

Nhà Mamamy đang có chương trình ưu đãi cực lớn trong năm nay: set dùng thử Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical – phiên bản nâng cấp của khăn ướt Mamamy. Chỉ với 52k – gần bằng 1 cốc trà sữa, mẹ đã sở hữu 2 gói khăn ướt chăm sóc AN TOÀN cho làn da em bé vùng NHIỆT ĐỚI, dùng thoải mái cho bé cưng trong hơi 2 tháng liền. Chất liệu vải 100% sợi tự nhiên và Rayon giúp khăn êm mềm tựa như lòng bàn tay mẹ, dịu dàng chạm vào da con. Khăn còn được bổ sung thêm tinh dầu, tinh chất cao cấp của vùng nhiệt đới giúp kháng khuẩn, ngừa hăm và dưỡng ẩm rất tốt cho da bé đó mẹ. Số lượng chỉ có 10.000 set trong tháng này thôi, nhanh tay mẹ ơi!

Chương trình ưu đãi 10.000 set dùng thử
Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical

2. Mẹ sau sinh ăn khoai sọ được không?

Các mẹ sau sinh thường thắc mắc rằng sau sinh ăn khoai sọ được không? Để giải đáp, mẹ nên biết rằng, sau sinh rất dễ mắc các chứng táo bón thường xuyên, gây nên sự khó chịu và mệt mỏi. Trong khoai sọ có chưa một hàm lượng chất xơ lớn, sẽ giúp cho mẹ giải quyết tình trạng này khi bổ sung vào thực đơn của mình. Bên cạnh đó, khoai sọ cũng sẽ giúp dạ dày của mẹ tiêu hóa tốt hơn, bài tiết hoạt động tốt hơn và hạn chế được bệnh trĩ sau này.

Sau sinh ăn gì
Mẹ sau sinh hoàn toàn có thể ăn khoai sọ

Trong khoai sọ có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cung cấp đầy đủ năng lượng cho mẹ sau sinh và chất lượng sữa cho con bú. Một số chất có thể cải thiện tình trạng này như protein, gluxit, Canxi, Kal, Phốtpho, magiê và các loại vitamin B1, B2, C,…  Hầu hết các dưỡng chất này đều giúp nuôi dưỡng các tế bào thần kinh, chống suy nhược cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch cho bé khi uống sữa mẹ. Bên cạnh đó chúng còn có thể chống lại các loại bệnh gây nguy hiểm tiềm tàng, hỗ trợ sự phát triển của xương và răng cho trẻ sơ sinh thông qua sữa mẹ

Ngoài ra, mẹ ăn khoai sọ cũng không cần sợ bị tăng cân. Chúng còn có thể giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng thừa cân bởi chứa ít chất đường và chất béo. Mẹ sẽ không cần phải đối diện và lo lắng về tình trạng tăng không mong muốn này. Vì vậy, sau khi sinh, mẹ có thể ăn khoai sọ thoải mái và giải đáp một phần nào thắc mắc của mình về khoai sọ rồi nhé!

3. Tác dụng của khoai sọ với mẹ sau sinh

Sau sinh ăn khoai sọ được không? Trong khoai có chứa rất nhiều những lợi ích tuyệt vời dành cho mẹ và em bé sơ sinh. Mẹ nên ăn khoai sọ thường xuyên để cải thiện tình trạng sức khỏe sau sinh tốt hơn. Dưới đây sẽ là một số những công dụng của khoai sọ mà mẹ bầu cần nên biết như:

Sau sinh ăn gì
Tác dụng của khoai sọ với mẹ sau sinh
  • Khoai sọ rất tốt cho tim mạch: Bên trong khoai sọ có chứa nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe như kali, kẽm, đồng, sắt, mangan… Trong đó kali rất quan trọng đối với tế bào và chất dịch của cơ thể, giúp mẹ điều hòa nhịp tim. Kali còn có tác dụng ổn định và làm giảm huyết áp đối với mẹ bị huyết áp cao
  • Khoai sọ hỗ trợ tiêu hóa: Khoai sọ cung cấp rất nhiều chất xơ chất xơ tốt cho sức khỏe. 100g khoai sọ cung cấp 4,1g chất xơ, tương đương 11% nhu cầu chất xơ của cơ thể hằng ngày. Bên cạnh đó, carbohydrate phức hợp trong khoai sọ làm chậm quá trình tiêu hóa giúp nhuận tràng, phòng ngừa táo bón hữu hiệu cho mẹ sau sinh
  • Cải thiện hệ thống miễn dịch: Vitamin C và các chất chống oxy hóa khác bên trong khoai sọ có thể giúp cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể, chống được nhiều bệnh lý nguy hiểm sau sinh.
  • Khoai sọ hỗ trợ điều trị viêm thận: Hàm lượng lớn vitamin và photpho bên trong khoai tốt cho người bị viêm thận. Việc thêm khoai sọ vào chế độ ăn uống hằng ngày của mẹ sẽ giúp giảm thiểu tình trạng bị viêm thận sau sinh. Mẹ có thể nấu một số món như canh khoai sọ rau muống, canh khoai sọ nấu thịt nhưng nên nêm gia vị nhạt hơn so với bình thường. Món khoai sọ nấu cháo với một chút đường cũng là một món bổ dưỡng không kém để điều trị bệnh viêm thận mãn tính nếu mẹ mắc phải.

Khoai sọ giúp ngăn ngừa tình trạng suy nhược cơ thể: Trong khoai sọ chứa nhiều gluxit, dưỡng chất cần thiết cho năng lượng của cơ thể, chiếm đến 60 – 70% nhu cầu. Để ngăn ngừa cơ

thể bị suy nhược sau sinh, mẹ nên ăn canh khoai sọ móng giò hoặc canh khoai sọ nấu thịt để cơ thể phục hồi nhanh chóng.

4. Mẹ sau sinh ăn khoai sọ có bị mất sữa không?

Nhiều mẹ thắc mắc rằng sau sinh ăn khoai sọ có bị mất sữa không? Để mẹ có thể hiểu thêm, khoai sọ vốn được trồng phổ biến ở các nước nhiệt đới và cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể. Bên cạnh đó, khoai sọ còn giúp điều hoà huyết áp và sức khoẻ tim mạch, tốt cho hệ tuần hoàn của mẹ sau sinh. Ngoài ra, ăn khoai sọ còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, vượt qua mệt mỏi và chống lão hoá sau khi sinh. Về việc ăn khoai sọ có bị mất sữa sau sinh không thì hiện nay, chưa có tài liệu nào khẳng định ăn khoai sọ bị mất sữa, hơn nữa bổ sung loại thực phẩm này còn rất tốt cho sức khoẻ mẹ sau sinh.

Sau sinh ăn gì
Chưa có nguyên cứu nào khẳng định ăn khoai sọ gây mất sữa cho mẹ

5. Mẹ sau sinh ăn khoai sọ có giảm cân được không?

Mẹ thường lo lắng tình trạng tăng cân sau sinh. Vậy, mẹ sau sinh ăn khoai sọ được không? Theo nghiên cứu, trong 100g khoai sọ có chứa khoảng 115 calo trong khi đó, nhu cầu năng lượng ở người bình thường rơi vào khoảng 2000 calo/ngày. Do đó, mẹ ăn khoai sọ không cần ngại béo mà vẫn có đầy đủ dinh dưỡng nhé!

Sau sinh ăn gì
Mẹ ăn khoai sọ không gây béo

Đa số các dưỡng chất trong khoai sọ chủ yếu là tinh bột, vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Do đó, mẹ khi ăn khoai sọ sẽ cảm thấy nhanh no và no lâu hơn, giúp giảm lượng thức ăn và đồ ăn vặt nạp vào cơ thể, mang lại hiệu quả giảm cân tốt hơn. Chất xơ có trong khoai còn giúp kích thích quá trình trao đổi chất, tiêu hao mỡ tích tụ, đặc biệt là ở vùng bụng, mông và đùi cho mẹ sau sinh. Vì vậy, ăn khoai sọ không những không béo mà còn có thể giúp mẹ giảm cân khá tốt.

6. Một số lưu ý cho mẹ sau sinh khi ăn khoai sọ

Ngoài việc quan tâm đến vấn đề sau sinh ăn khoai sọ được không? Mẹ cũng nên lưu ý một số điều cần thiết khi ăn khoai sọ. Dưới đây sẽ là một số những lời khuyên cần thiết cho mẹ như:

Sau sinh ăn gì
Một số lưu ý cho mẹ sau sinh khi ăn khoai sọ
  • Khoai sọ rất tốt cho cho mẹ trong cả trong quá trình dưỡng thai và quá trình sau sinh. Nó giàu dinh dưỡng, ít calo, dễ ăn và dễ chế biến thành nhiều món ăn ngon. Bên cạnh đó, khoai sọ còn có tác dụng chữa sưng đau hay bệnh liên quan tới xương khớp ảnh hưởng sau khi sinh. Mẹ sau sinh cũng chỉ nên ăn khoai sọ với lượng vừa đủ và hợp lý theo lời khuyên của bác sĩ.
  • Khoai sọ không tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường có vì chúng có chứa khá nhiều đường và tinh bột, chỉ số đường huyết của chúng lên đến 58. Vì vậy, mẹ nên hạn chế ăn khoai sọ nếu mắc bệnh tiểu đường sau sinh

7. Các món ăn với khoai sọ cho mẹ sau sinh

Để mẹ có thể thưởng thức món khoai sọ vừa ngon vừa bổ dưỡng mà không bị ngán. Dưới đây sẽ giới thiệu một số món ăn làm từ khoai sọ siêu dinh dưỡng cho mẹ nhé!

7.1. Xương lợn hầm khoai sọ

Xương lợn hầm khoai sọ là một món ăn đơn giản, dễ chế biến và có rất nhiều chất dinh dưỡng từ đạm, vitamin,… Giúp mẹ hồi phục sức khỏe sau sinh. Để có thể chế biến món, mẹ nên chuẩn bị một số nguyên liệu như:

Sau sinh ăn gì
Xương lợn hầm khoai sọ
  • 60g Khoai sọ
  • 100g Xương cẳng chân hoặc xương sống lợn
  • Các gia vị

Cách chế biến:

Bước 1: Mẹ hãy gọt vỏ, rửa sạch khoai sọ và chặt xương lợn thành từng đoạn ngắn

Bước 2: Mẹ cho các nguyên liệu vào nồi, thêm muối, nước và gia vị

Bước 3: Bắc bếp lên và đun nhỏ lửa trong trong 2 tiếng đồng hồ

Cuối cùng, mẹ đã có thể thưởng thức món xương lợn hầm khoai sọ với cơm nóng hổi vừa ngon vừa bổ rồi!

7.2. Canh cua khoai sọ

Canh cua khoai sọ cũng là một trong những món được rất nhiều mẹ yêu thích và chế biến sau sinh. Trong cua có nhiều canxi kết hợp với các loại khoáng chất trong khoai giúp mẹ ăn ngon miệng hơn. Để có thể chế biến món, mẹ nên chuẩn bị một số nguyên liệu gồm:

Sau sinh ăn gì
Canh cua khoai sọ
  • 60g Khoai sọ
  • 200g Cua đồng 
  • 1 Mớ rau rút

Cách chế biến:

Bước 1: Mẹ bỏ yếm và mai cua đồng rồi rửa sạch, giã nát và lọc lấy nước, ướp gia vị vừa ăn

Bước 2: Mẹ cạo bỏ vỏ khoai sọ rồi rửa sạch, sau đó cắt thành những miếng vừa ăn

Bước 3: Tiếp theo lặt rau rút thì lấy phần lá và cọng non, bỏ rễ và rửa sạch

Bước 4: Cuối cùng, cho khoai vào nước cua, nấu tới khi khoai chín nhừ thì cho rau rút vào, đun tới khi vừa chín là được.

Vậy là mẹ đã có thể thưởng thức món canh cua khoai sọ với cơm nóng hổi vừa ngon vừa bổ rồi!

7.3. Vịt canh khoai sọ

Vịt canh khoai sọ cũng là một trong những món ăn bổ ích và mang lại nhiều sức khỏe cho mẹ sau sinh. Để chế biến món này, mẹ nên chuẩn bị một số nguyên liệu như:

Sau sinh ăn gì
Vịt canh khoai sọ
  • Vịt
  • Khoai sọ
  • Các gia vị như gừng, hành,..

Cách chế biến:

Bước 1: Vịt mua về làm lông, cho chút muối, tiêu gừng để tầm 30 phút để khử mùi tanh, sau đó rửa sạch, để ráo và chặt miếng vừa ăn rồi nêm gia vị và hành.

Bước 2: Mẹ cạo bỏ vỏ khoai sọ rồi rửa sạch, sau đó cắt thành những miếng vừa ăn

Bước 3: Bắc chảo, đổ dầu và xào cho thịt săn lại rồi tắt bếp. Tiếp tục bỏ thịt vào nồi, đổ ngập nước nấu.

Bước 4: Sau khi vịt sôi thì đổ khoai vào, nêm cho vừa ăn rồi đun tiếp cho khoai nhừ.

Vậy là mẹ sau sinh đã có thể tẩm bổ cho mình món vịt canh khoai sọ siêu dinh dưỡng này rồi!

7.3. Bài thuốc khác từ khoai sọ

Bên cạnh khoai sọ được chế biến như một món ăn dành cho bà bầu, mẹ có thể sử dụng khoai sọ làm các bài thuốc sau sinh như làm thuốc chữa tiêu chảy, lỵ, thông hầu họng kháng độc. Mẹ cần chuẩn bị một số nguyên liệu để làm bài thuốc chữa tiêu chảy này như:

Sau sinh ăn gì
Các bài thuốc từ khoai sọ
  • 30g Lá khoai sọ
  • 30g Củ cà rốt và vài nhánh tỏi 

Cách chế biến: Mẹ chỉ cần cho vào nồi, sắc thành nước uống là được.

Đối với bài thuốc thông hầu họng kháng độc, mẹ cần chuẩn bị:

  • 15 – 20g Khoai sọ
  • 50g Rễ kỷ tử

Cách chế biến: Mẹ chỉ cần cho các nguyên liệu trên vào nồi, sắc trong 2 giờ, gạn lấy nước trong là uống được rồi.

Mẹ nên uống 1 lần/ngày. Nên uống liên tục trong 60 ngày nếu mắc phải u bướu vùng hầu họng.

Hy vọng qua trên đã có thể giúp mẹ bầu giải đáp thắc mắc về sau sinh ăn khoai sọ được không. Mong rằng những thông tin này sẽ mang lại sự bổ ích cho mẹ trong thời gian thai kỳ. Bên cạnh đó, để mẹ có thể chế biến các món từ khoai sọ an toàn và tốt hơn. Mẹ cũng có thể sử dụng nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy. Đây là loại nước rửa đạt chuẩn được Viện tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam chứng nhận. Thành phần AHS có trong nước rửa đảm bảo độ an toàn lành tính, có thể tiêu diệt được 283 chủng vi khuẩn xâm nhập gây hại cho mẹ và bé, đẩy lùi các chất độc hại có trong khoai. Ngoài ra, mẹ hãy theo dõi nhiều điều thú vị và hấp dẫn khác tại Góc của mẹ, giúp mẹ có thêm nhiều kiến thức cần thiết khi mang thai nhé!

Xem thêm: 

Bầu 3 tháng đầu ăn hồng xiêm được không? 10+ lợi ích tuyệt vời cho mẹ và thai nhi

Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì cho con khỏe mạnh

Giỏ hàng 0