Tế bào gốc nói chung và tế bào gốc thực vật nói riêng đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu lớn trong ngành công nghệ sinh học hiện nay, đặc biệt trong da liễu. Vậy tế bào gốc là gì? Ứng dụng tế bào gốc thực vật để bảo vệ và tái tạo da như nào? Hiểu đúng về tế bào gốc để lựa chọn sản phẩm phù hợp cho việc chăm sóc da, nhất là cho làn da bé, mẹ nhé.
Mục lục
1. Tế bào gốc là gì và chúng hoạt động như nào?
Trước khi hiểu về ứng dụng tế bào gốc thực vật, chúng ta hãy tìm hiểu về tế bào gốc.
1.1. Tế bào gốc là gì?
Tế bào gốc là các tế bào sinh học có khả năng biệt hoá thành các tế bào khác. Từ đó phân bào để tạo ra nhiều tế tế bào gốc hơn. Trong một số cơ quan nhất định, tế bào gốc của con người thậm chí có thể trở nên chuyên biệt để sửa chữa và thay thế các mô bị hỏng. Cả tế bào gốc thực vật và người đều chứa protein và axit amin. Đây là những thành phần góp phần chăm sóc để trẻ hoá làn da. Chúng được ví như những khối xây dựng, giúp trẻ hoá tế bào.
1.2. Tế bào gốc thực vật
Trong vài năm qua, đã có nhiều loại tế bào gốc từ động vật và thực vật trong các sản phẩm chăm sóc da. Tế bào gốc tự nhiên có đặc tính chống oxy hóa. Chúng nuôi dưỡng tế bào da, thúc đẩy quá trình trao đổi tế bào và tăng sản xuất collagen. Từ đó, có thể dẫn đến ít đường nhăn, nếp nhăn hơn, cải thiện kết cấu và tông màu da, làn da trẻ đẹp hơn.
Trong các sản phẩm chăm sóc da có chứa tế bào gốc thực vật, cụ thể là chiết xuất tế bào gốc. Những chiết xuất này thường rất giàu chất chống oxy hóa và có thể cung cấp các yếu tố tăng trưởng để giúp làm mới và sửa chữa làn da.
2. Vấn đề của da
Da là cơ quan lớn nhất của cơ thể con người và thực hiện nhiều chức năng sinh lý. Bao gồm bảo vệ chống lại tác động bất lợi của các yếu tố bên ngoài, điều hòa nhiệt độ cơ thể, bài tiết và hấp thu các tác nhân khác nhau. Da bao gồm các tế bào chuyên biệt hình thành ba lớp: biểu bì, hạ bì và mô dưới da. Mỗi lớp đóng vai trò khác nhau. Chúng đều rất quan trọng trong việc duy trì chức năng riêng biệt của toàn bộ cơ thể.
Đặc biệt với trẻ em, mẹ nên lưu ý các vấn đề về chăm sóc da cho con.
Tuy nhiên, theo thời gian, da trải qua quá trình lão hoá không thể tránh khỏi, ảnh hưởng đến mỗi người. Làn da lão hoá là kết quả của sự chồng chéo nhiều quá trình sinh học, cơ học, bắt đầu từ tuổi 25 trở đi. Lão hoá có thể do yếu tố bên trong, và hoặc bên ngoài.
Nhờ những tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ sinh học, y học mà ngày nay chúng ta có thể làm chậm hoặc trì hoãn đáng kể quá trình lão hoá phức tạp này. Có thể kể đến một số phương pháp sau:
- Sử dụng sản phẩm chăm sóc da chứa các thành phần tốt cho da, tăng sức đề kháng và tái tạo da
- Phẫu thuật, thẩm mỹ
- Sử dụng tế bào gốc
- ….
Việc ứng dụng tế bào gốc thực vật, thực vật vào chăm sóc da là một trong những công nghệ tiên tiến, đem lại những hiệu quả bất ngờ.
3. Hợp chất thực vật trong mỹ phẩm
Thực vật là một nguồn tài nguyên thiên nhiên vô giá, được sử dụng nhiều trong nhiều thế kỷ vào mục đích thẩm mỹ và trị liệu. Có nhiều hợp chất thực vật được sử dụng trong mỹ phẩm trở thành thành phần chính. Các hợp chất này thu được bằng cách chiết xuất từ thực vật. Mỗi hợp chất thực vật sẽ có những đặc tính khác nhau, mang lại những lợi ích khác biệt cho da:
- Kích thích tổng hợp collagen và sợi elastin
- Là chất chống oxy hoá hiệu quả
- Kháng khuẩn
- Đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương
- Giữ ẩm cho da
- Tăng cường quá trình tái tạo da
- Bảo vệ da chống lại tác hại của tia UV
Một số loại hợp chất thực vật được thường xuyên sử dụng trong sản phẩm mỹ phẩm: vitamin, axit béo không bão hoà, saponin, phytohormone, flavonoid, alkaloids và carotenoids.
3.1. Vitamin
Vitamin đóng vai trò như chất chống oxy hoá, hỗ trợ sản xuất collagen và elastin. Điển hình trong đó là vitamin C. Vitamin C là chất chống oxy hoá, bảo vệ da khỏi các gốc tự do. Chúng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp collagen.
Thiếu hụt vitamin có thể đẩy nhanh lão hoá. Trái cây và rau quả là nguồn vitamin phong phú. Những loại có hàm lượng vitamin cao: cà chua, kiwi, bơ, dâu tây, đu đủ, bông cải xanh, tầm xuân, lý chua đen,…
3.2. Axit béo không bão hoà
Axit béo không bão hòa là một trong những thành phần của lớp ngoài cùng lớp biểu bì. Nó giúp giữ da luôn được hydrat hoá, làm căng da, tăng cường chức năng hàng rào biểu bì và hỗ trợ khả năng phòng thủ của da. Thiếu hụt axit béo không bão hòa có thể gây ra những bệnh nghiêm trọng về da. Đồng thời dẫn đến giảm hydrat hoá, giảm tính linh hoạt của da và đẩy nhanh quá trình hình thành nếp nhăn. Chúng ta có thể bổ sung axit béo không bão hoà từ thực vật, các loại hạt.
3.3. Saponin
Saponin là nhóm các hợp chất thuộc glycoside. Chúng thể hiện tính chất tương tự như xà phòng. Bởi chúng có khả năng làm giảm sức căng bề mặt, tạo bọt. Đặc tính này hữu ích trong các sản phẩm về làm sạch.
Ngoài ra, tính năng quan trọng của saponin là khả năng thâm nhập qua lớp lipid của da do có sự hiện diện của aglycone lipophilic trong cấu trúc của saponin. Đặc tính này tạo điều kiện việc sự hấp thụ các hoạt chất khác có trong mỹ phẩm bằng cách tăng tính thấm của màng. Saponin chủ yếu được tìm thấy trong lá của một số loại cây: nhân sâm, keo, đậu nành và rau bina.
3.4. Phytohormone
Phytohormone là một sự thay thế tuyệt vời cho hormone của con người (như estrogen). Nghiên cứu khoa học cho thấy nó làm giảm quá trình lão hoá. Tuy nhiên, việc sử dụng các hợp chất như vậy đã bị cấm. Bởi chúng gây ra nhiều tác dụng phụ.
3.5. Flavonoid
Flavonoid được sử dụng trong các thành phần chăm sóc da bởi đặc tính chống oxy hoá mạnh mẽ. Khả năng chống oxy hoá của flavonoid mạnh hơn gấp 100 lần so với vitamin C và 25 lần vitamin E. Hơn nữa, chúng có khả năng chữa lành vết thương, giảm viêm và kháng khuẩn. Bên cạnh đó, flavonoid còn trở thành hàng rào bảo vệ da khỏi tia UV. Flavonoid có nguồn gốc chủ yếu từ trái cây họ cam quýt, cà chua, rau, các loại đậu, bông cải xanh, quả việt quất, nho.
3.6. Alkaloid
Alkaloid là chất chuyển hoá của nhiều loại thực vật. Và bây giờ cũng được sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm. Các chất nổi tiếng và thường xuyên được sử dụng: caffeine, quindoline, allocryptopine.
Caffeine chiết xuất từ hạt cà phê arabica. Chúng có khả năng thẩm thấu vào da rất hiệu quả. Caffeine có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư da sau khi tiếp xúc với tia UV. Hơn nữa, caffeine cũng thường được sử dụng trong các sản phẩm làm săn chắc da, chống cellulite và giảm béo.
3.7. Carotenoid
Carotenoid sử dụng trong mỹ phẩm ít phổ biến hơn so với các hợp chất trên. Carotenoid thường thấy dưới dạng lycopene và b-carotene. Chúng có sẵn trong các loại rau củ màu đỏ như cà chua, ớt, cà rốt. Carotenoid có đặc tính chống oxy. Do đó được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm mỹ phẩm chống tia UV.
4. Hợp chất thực vật – tốt nhưng không nhiều
Các hợp chất thực vật có những đặc tính rất tốt cho da. Nhưng để chiết xuất hợp chất này thì thường phức tạp, tốn thời gian. Ngoài ra, do những điều kiện bên ngoài như rào cản địa lý, điều kiện nuôi trồng khác nhau cũng cản trở việc sản xuất hợp chất thực vật cho mỹ phẩm. Bên cạnh đó, thu được các hợp chất thực vật bằng cách tổng hợp hoá học thường không khả thi. Bởi hợp chất thực vật có cấu trúc rất phức tạp. Do đó, giải pháp đi kèm cho vấn đề này chính là sử dụng nuôi cấy thực vật. Tập trung vào việc tận dụng đặc tính của tế bào gốc kết hợp với đặc tính của hợp chất thực vật để tạo ra được một lượng hợp chất thực vật lớn.
Công nghệ này được hiểu như sau:
Tế bào gốc có khả năng liên tục sản sinh ra tế bào con, phân hoá thành các tế bào mới khác nhau. Con người lợi dụng khả năng này của tế bào gốc, đưa gen có đặc tính nhất định của hợp chất thực vật vào tế bào gốc. Chẳng hạn như tính kháng viêm, kháng khuẩn của hoắc hương và kim ngân. Nhờ đặc tính của tế bào gốc, nó sẽ sinh ra vô số tế bào cũng có tính chất kháng viêm và kháng khuẩn. Sau đó, sử dụng công nghệ chiết xuất lạnh để chiết xuất ra thành tinh chất. Và cuối cùng đưa tinh chất này vào làm thành phần của sản phẩm mỹ phẩm.
Không chỉ kháng viêm, kháng khuẩn mà bất kỳ đặc tính nào từ hợp chất thực vật chúng ta muốn đều có thể đưa vào tế bào gốc. Chẳng hạn như làm mờ nếp nhăn, bảo vệ da khỏi tia UV,…
Vì vậy, có thể nói ứng dụng tế bào gốc thực vật vào việc bảo vệ và chăm sóc da là một bước tiến mới trong công nghệ sinh học và ngành da liễu. Chúng ta, những người tiêu dùng sản phẩm ngày càng có thêm những lựa chọn đa dạng và tốt hơn trong việc chăm sóc bản thân. Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đối tượng có nhiều khả năng gặp những vấn đề về da thì càng nên sử dụng những sản phẩm với công nghệ tiên tiến này.
Nguồn tham khảo
Arda O, Göksügür N, Tüzün Y. Basic histological structure and func- tions of facial skin. Clin Dermatol. 2014; 32(1): 3–13, doi: 10.1016/j. clindermatol.2013.05.021, indexed in Pubmed: 24314373.
Bordoni B, Zanier E. Skin, fascias, and scars: symptoms and systemic connections. J Multidiscip Healthc. 2013; 7: 11–24, doi: 10.2147/JMDH.S52870, indexed in Pubmed: 24403836.
Kendall AC, Nicolaou A. Bioactive lipid mediators in skin inflam- mation and immunity. Prog Lipid Res. 2013; 52(1): 141–164, doi: 10.1016/j.plipres.2012.10.003, indexed in Pubmed: 23124022.
Uzarska M, Porowińska D, Bajek A, et al. [Epidermal stem cells–bi- ology and potential applications in regenerative medicine]. Poste- py Biochem. 2013; 59(2): 219–227, indexed in Pubmed: 24044286.
Puizina-Ivić N. Skin aging. Acta Dermatovenerol Alp Pannonica Adriat. 2008; 17(2): 47–54, indexed in Pubmed: 18709289.
Kohl E, Steinbauer J, Landthaler M, et al. Skin ageing. J Eur Acad Dermatol Venereol. 2011; 25(8): 873–884, doi: 10.1111/j.1468- -3083.2010.03963.x, indexed in Pubmed: 21261751.
Zegarska B, Woźniak M. Reasons of endogenous aging of the skin. Gerontologia Polska. 2006; 14: 153–159.
Sveikata K, Balciuniene I, Tutkuviene J. Factors influencing face aging. Literature review. Stomatologija. 2011; 13(4): 113–116, indexed in Pubmed: 22362337.
Schürch C, Blum P, Zülli F. Potential of plant cells in culture for cos- metic application. Phytochemistry Reviews. 2007; 7(3): 599–605, doi: 10.1007/s11101-007-9082-0.
Guz J, Dziaman T, Szpila A. [Do antioxidant vitamins influence carcinogenesis?]. Postepy Hig Med Dosw (Online). 2007; 61: 185–198, indexed in Pubmed: 17507866.
Telang PS. Vitamin C in dermatology. Indian Dermatol Online J. 2013; 4(2): 143–146, doi: 10.4103/2229-5178.110593, indexed in Pubmed: 23741676.
QiaoH,BellJ,JuliaoS,etal.Ascorbicaciduptakeandregulation of type I collagen synthesis in cultured vascular smooth muscle cells. J Vasc Res. 2009; 46(1): 15–24, doi: 10.1159/000135661, indexed in Pubmed: 18515971.
Baumann L. Skin aging and its treatment. J Pathol. 2007; 211: 241–251.
Sroka Z, Gamian A, Cisowski W. [Low-molecular antioxidant compounds of natural origin]. Postepy Hig Med Dosw (Online). 2005; 59: 34–41, indexed in Pubmed: 15761384.
Rahmani N, Hashemi SA, Ehteshami S. Vitamin E and its clinical challenges in cosmetic and reconstructive medicine with focus on scars; a review. J Pak Med Assoc. 2013; 63(3): 380–382, doi: 10.1093/occmed/kqt059, indexed in Pubmed: 23914643.
Roman I, Stănilă A, Stănilă S. Bioactive compounds and antiox- idant activity of Rosa canina L. biotypes from spontaneous flora of Transylvania. Chem Cent J. 2013; 7(1): 73, doi: 10.1186/1752- 153X-7-73, indexed in Pubmed: 23618509.
Demir F, Özcan M. Chemical and technological properties of rose (Rosa canina L.) fruits grown wild in Turkey. Journal of Food Engineering. 2001; 47(4): 333–336, doi: 10.1016/s0260- 8774(00)00129-1.
Hancock R, Walker P, Pont S, et al. L-Ascorbic acid accumulation in fruit of Ribes nigrum occurs by in situ biosynthesis via the L-galactose pathway. Functional Plant Biology. 2007; 34(12): 1080, doi: 10.1071/fp07221.
Graversen H, Becker E, Skibsted L, et al. Antioxidant synergism between fruit juice and α-tocopherol. A comparison between high phenolic black chokeberry (Aronia melanocarpa) and high ascorbic blackcurrant (Ribes nigrum). European Food Research and Technology. 2007; 226(4): 737–743, doi: 10.1007/s00217- 007-0585-0.
Collins AR, Harrington V, Drew J, et al. Nutritional modulation of DNA repair in a human intervention study. Carcinogenesis. 2003; 24(3): 511–515, doi: 10.1093/carcin/24.3.511, indexed in Pub- med: 12663512.
DreherML,DavenportAJ.Hassavocadocompositionandpoten- tial health effects. Crit Rev Food Sci Nutr. 2013; 53(7): 738–750, do i: 10.1080/10408398.2011.556759, indexed in Pubmed: 23638933.
Bouwstra JA, Dubbelaar FE, Gooris GS, et al. The lipid organisa- tion in the skin barrier. Acta Derm Venereol Suppl (Stockh). 2000; 208: 23–30, indexed in Pubmed: 10884936.
van Smeden J, Janssens M, Gooris GS, et al. The important role of stratum corneum lipids for the cutaneous barrier function. Biochim Biophys Acta. 2014; 1841(3): 295–313, doi: 10.1016/j. bbalip.2013.11.006, indexed in Pubmed: 24252189.