Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

6 lưu ý về cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh từ Chuyên gia

Mẹ có biết phơi nắng cho trẻ sơ sinh có tác dụng gì? Tắm nắng bao lâu là đủ hay phơi nắng bao lâu là đủ? Phơi nắng cho bé sơ sinh an toàn không? Phơi nắng cho bé có cần che mắt không? Các thông tin này mẹ đã biết chưa ạ? Mamamy còn nhiều mẹ chưa thực sự hiểu hết được các thông tin trên cũng như cách tắm nắng cho bé đúng cách. Vì thế, bài này này sẽ chia sẻ chi tiết toàn bộ các vấn đề về “cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh” giúp mẹ có thêm các kiến thức bổ ích tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách để bé hấp thụ đủ vitamin D mà không sợ đen da. 

Lưu ý từ Chuyên gia để tắm nắng An toàn cho bé sơ sinh 
Lưu ý từ Chuyên gia để tắm nắng An toàn cho bé sơ sinh

1. Phơi nắng cho trẻ sơ sinh có tác dụng gì?

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh có lẽ không còn xa lạ với các mẹ, bởi đây là phương pháp được mọi người truyền tai nhau nên làm để bổ sung vitamin D cho bé phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, những tác dụng thực sự của việc phơi nắng cho bé thì không phải mẹ nào cũng biết hết. Cùng điểm nhanh các tác dụng tắm nắng cho bé dưới đây:

  • Hỗ trợ điều trị vàng da: Áp dụng cho trường hợp bé bị vàng da nhẹ. Tắm nắng giúp làm ngưng phát triển vàng da, lúc này gan của bé sẽ thanh lọc và thải Bilirubin ra khỏi cơ thể giúp da trở nên hồng hào, mịn màng.
  • Bổ sung vitamin D chuyển hóa canxi cho cơ thể: Giúp tổng hợp vitamin D nhằm duy trì, vận chuyển, hấp thụ canxi và phosphat ngăn chặn bệnh còi xương, loãng xương ở bé sơ sinh.
  • Tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể: Các tia cực tím trong ánh nắng mặt trời có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh, tiêu diệt các vi khuẩn gây chống hăm tã
  • Tăng hiệu quả tra đổi chất, điều hòa hệ thần kinh trung ương: Phơi nắng giúp cơ thể bé thư giãn, kích thích tái tạo hồng cầu trong tủy xương ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở trẻ.

2. Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh mỗi ngày?

Bố mẹ không nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh mỗi ngày. Mỗi chu kỳ tắm nắng của bé thường kéo dài khoảng 15 ngày, nghỉ 10 ngày và lại tiếp tục một chu kỳ mới. Nếu mẹ vẫn đang băn khoăn không biết có nên tắm nắng cho bé sơ sinh không thì đừng bỏ qua bài chia sẻ này.

3. Sau sinh bao lâu trẻ sơ sinh có thể tắm nắng? 

Theo quan niệm xưa của các cụ thường khuyên không nên cho bé sơ sinh tắm nắng hay ra ngoài nắng trong vòng 1 tháng đầu tiên. Thực ra, điều này không tốt đâu mẹ ạ!

Theo các chuyên gia, bé sơ sinh 3 ngày tuổi không gặp vấn đề bất thường về sức khỏe đã tắm nắng được rồi. Hoặc nếu cẩn thận hơn, mẹ có đợi đến khi bé 7 – 10 ngày tuổi thì cho bé tắm. Việc làm quen với ánh nắng mặt trời sớm giúp bé nhanh chóng làm quen với thế giới bên ngoài, bé cứng cỏi nhanh hơn. 

Tắm nắng mang lại lợi ích to lớn cho sự phát triển của bé 
Tắm nắng mang lại lợi ích to lớn cho sự phát triển của bé

Vitamin D trong ánh sáng mặt trời rất cần thiết cho sự phát triển của bé trong những năm tháng đầu đời. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, mẹ không nên cho bé tắm nắng cũng như tiếp xúc với ánh nắng: 

  • Gia đình có tiền sử ung thư da hoặc bé nhiều tàn nhang, thiếu sắc tố da bởi đây có thể là những yếu tố tạo điều kiện cho tia cực tím gây hại cho lớp da mỏng manh của bé.
  • Bé sinh non bởi quá trình phát triển của bé sinh non thường chậm hơn so với bé sơ sinh đủ tháng, ánh sáng mặt trời có thể làm tổn thương làn da mỏng manh của bé (khô da, bong tróc,…)

Lúc này, mẹ bổ sung vitamin D cho con thông qua việc sử dụng thuốc uống mẹ nhé!

Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng khuyến cáo một số trường hợp dưới đây không nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh ngay sau khi sinh như:

  • Nguy cơ nhiễm trùng, tức là tắm nắng cho bé ngay sau khi sinh sẽ làm rửa trôi hết lớp chất màu trắng bao phủ bảo vệ con không lo nhiễm trùng
  • Lượng đường trong máu bất ổn
  • Không kiểm soát được nhiệt độ cơ thể do bé đang quen nhiệt độ cơ thể là 37 độ C, chưa kịp thích nghi với nhiệt độ phòng khoảng 25 độ.

4. Phơi nắng cho trẻ sơ sinh bao lâu là đủ? 

Các bác sĩ tại Đại học Khoa học Y tế, New Delhi đã nghiên cứu và chỉ ra rằng tắm nắng 30 phút mỗi ngày giúp cung cấp đầy đủ vitamin D cho bé. Thời gian 30 phút mỗi ngày là khoảng thời gian phù hợp cho bé bởi tắm nắng quá lâu, bé tiếp xúc nhiều với tia và tia hồng ngoại sẽ làm bỏng da và tăng nguy cơ ung thư da ở bé. 

Tắm nắng trong bao lâu là phù hợp với các bé sơ sinh
Tắm nắng trong bao lâu là phù hợp với các bé sơ sinh

Khi mới tắm nắng, bé sẽ cần thời gian thích ứng với ánh nắng mặt trời. Chuyên gia khuyên mẹ áp dụng hướng dẫn dưới đây để tắm nắng an toàn cho con: 

  • Trong 10 ngày đầu tiên: Mẹ cho bé tắm nắng ít hơn 5 phút để bé bước đầu làm quen với ánh nắng và môi trường bên ngoài. Nếu nhanh chóng cho bé tắm 30 phút sẽ khiến bé sốc nhiệt, bé ra nhiều mồ hôi hơn có dấu hiệu mất nước. 
  • Trong 10 ngày tiếp theo: Mẹ ngừng cho bé tắm nắng mẹ nhé! Cơ thể bé cần thời gian chuyển hóa vitamin D, nếu vitamin D tăng quá nhiều trong máu có thể gây buồn nôn, nôn, tăng huyết áp, tổn thương thận,…
  • Trong 10 ngày tiếp theo: Mẹ tiếp tục cho bé tắm nắng trở lại. Lúc này, bé đã quen với nguồn năng lượng ấm áp từ mặt trời, mẹ có thể tăng dần thời gian lên 10 – 20 phút tắm nắng.
Tắm nắng đúng cách giúp bé phát triển khoẻ mạnh 
Tắm nắng đúng cách giúp bé phát triển khoẻ mạnh

5. Phơi nắng cho trẻ sơ sinh từ mấy giờ?

Tia UVB là tia sáng duy nhất cần cho quá trình tổng hợp vitamin D, lựa chọn thời điểm có tia UVB nhiều nhất để tắm nắng có vẻ rất hợp lý. Tuy nhiên, tia UVB xuyên qua tầng ozon cùng với UVA lại là tác nhân gây hại cho da bé. Vì vậy, mẹ cũng cần lưu ý lựa chọn đúng thời điểm tắm nắng phù hợp để bảo vệ bé tránh khỏi những tổn thương về da. 

Mẹ nên cho bé tắm nắng vào khoảng 6 – 9 giờ sáng và sau 5 giờ chiều bởi thời điểm này ánh sáng mặt trời nhẹ dịu, tia hồng ngoại và tia cực tím yếu, an toàn nhất cho da bé. Mẹ tránh khoảng thời gian từ 10 – 17 giờ bởi lúc này lượng tia cực tím trong ánh sáng mặt trời lớn, có thể làm tổn thương làn da non nớt của con đấy ạ!

Thời điểm tắm nắng phù hợp cho bé sơ sinh
Thời điểm tắm nắng phù hợp cho bé sơ sinh

Tuy nhiên, mỗi mùa ở Việt Nam chất lượng ánh sáng hay thời gian mặt trời chiếu sáng sẽ khác biệt rõ rệt. Mẹ lưu ý thời gian tắm nắng theo từng mùa dưới đây nhé!

  • Mùa xuân: Thời tiết bắt đầu ấm lên sau mùa đông lạnh lẽo nhưng thường có mưa phùn, mẹ linh hoạt thời gian tắm nắng dựa theo điều kiện thời tiết nhé! Mẹ lưu ý: Tuyệt đối không cho bé tắm nắng từ 10 – 17 giờ bởi lúc này mặt trời lên cao, lượng tia cực tím cũng tăng gây ảnh hưởng xấu tới làn da mỏng manh của bé. 
  • Mùa hè: Mặt trời lên sớm và nhanh chóng nắng gắt. Để tránh tác động có hại từ tia cực tím, mẹ cho bé tắm nắng từ 6 – 7 giờ sáng hoặc sau 18 giờ chiều sẽ tốt nhất. 
  • Mùa thu: Vào trời thu, mặt trời sẽ lên muộn hơn so với mùa hè tuy nhiên mẹ vẫn cần cho bé tắm nắng trước 9 giờ mẹ nhé. 
  • Mùa đông: Mùa đông trời thường nhiều mây, mặt trời lên muộn, ánh sáng yếu, mẹ cho bé tắm nắng trước 10 giờ và sau 17 giờ nhé!
Cùng tắm nắng với bé 4 mùa 
Cùng tắm nắng với bé 4 mùa

6. Vị trí tắm nắng phù hợp cho bé

Ánh sáng mặt trời luôn mang theo những “người bạn” có ích cho sự phát triển của bé nhưng cũng có một số “kẻ xấu” luôn muốn gây hại cho bé như: Bụi, tia cực tím,… Để bảo vệ bé khỏi “kẻ xấu” này, mẹ cần tắm nắng ở vị trí phù hợp cho bé:

  • Cạnh cửa sổ: Cho bé tắm nắng không nhất thiết phải trong không gian hoàn toàn thoáng mát. Mẹ có thể cho bé nằm trong phòng có ánh nắng tự nhiên hoặc mở cửa sổ chiếu ánh nắng. Điều này giúp bé vẫn hấp thụ ánh nắng cũng như tránh bụi bẩn, dị vật ảnh hưởng đến mắt nếu trời có gió. 
  • Trong bóng râm: Mẹ cho bé tắm nắng trong bóng râm: Dưới bóng cây, hiên nhà,… để bảo vệ mắt và làn da mỏng manh của bé dưới tác động tia cực tím. 
Mở cửa sổ để bé yêu làm quen với bạn ánh sáng 
Mở cửa sổ để bé yêu làm quen với bạn ánh sáng

7. Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách không lo bị đen

Ánh sáng mặt trời là nguồn năng lượng mang lại nhiều lợi ích cho bé sơ sinh, tuy nhiên tắm nắng sai cách có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe bé yêu. Để bảo vệ bé khỏi những tia sáng độc hại, cùng góc của mẹ tìm hiểu cách tắm nắng an toàn cho bé sơ sinh ngay dưới đây nhé. 

Cách tắm nắng an toàn cho bé sơ sinh
Cách tắm nắng an toàn cho bé sơ sinh

7.1. Cách tắm nắng cho bé sơ sinh 1 tháng tuổi

Một số ý kiến cho rằng, mẹ nên cho bé ở trần và chỉ lấy mũ che gáy, mắt và vùng sinh dục nhằm tránh tác dụng của tia UV. Tuy nhiên theo Hiệp hội Nhi khoa Indonesia (IDAI), mẹ nên lựa chọn quần áo phù hợp theo mùa, cởi toàn bộ quần áo dễ khiến bé cảm lạnh lắm đó ạ. Mùa hè mẹ có thể cho bé mặc quần áo mỏng và kéo dần để hở từng bộ phận bởi càng nhiều phần da tiếp xúc với ánh sáng càng giúp bé nhận được nhiều vitamin D. 

Tránh cởi toàn bộ quần áo bởi có thể gây nhiễm lạnh cho bé 
Tránh cởi toàn bộ quần áo bởi có thể gây nhiễm lạnh cho bé

Tắm nắng cho bé sơ sinh

  • 3 ngày đầu: Thời gian đầu bé làm quen với ánh mặt trời, mẹ cho bé ở trong bóng râm khoảng 5 phút và chỉ nên để lộ một phần da của bé (2 tay, 2 chân, cổ,…). Mẹ lưu ý che mặt bé bằng mũ chắn nắng tránh ánh sáng tiếp xúc trực tiếp vào đầu, mắt gây ảnh hưởng tới não bộ và thị lực của bé. 
  • Từ ngày thứ 4: Mẹ mặc quần áo mỏng, bảo vệ mắt rồi cho bé tắm nắng ở mặt thân trước 5 phút và ở mặt thân sau 5 phút. Từ những ngày sau, mẹ cho bé mặc quần áo hở từ đầu gối rồi dần kéo lên vùng đùi, bụng, ngực và tăng thêm 5 phút mỗi ngày (tối đa 30 phút/ngày) mẹ nhé!
Mẹ tránh để mắt con tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời nhé
Mẹ tránh để mắt con tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời nhé

Việc cần làm sau khi tắm nắng cho bé sơ sinh

Chăm sóc bé sau khi tắm nắng cũng rất quan trọng đó ạ! Mẹ chú ý 3 nguyên tắc dưới đây để bé yêu khỏe mạnh nhất nhé!

  • Cho bé bú sau tắm nắng: Bé có thể đổ mồ hôi trong quá trình tắm nắng, vì vậy mẹ nhanh chóng cho bé bú mẹ/bổ sung nước để bù lại lượng nước đã mất nhé!
  • Lau khô người và nhanh chóng mặc quần áo cho bé: Mẹ lau khô người cho bé bằng khăn khô đa năng tránh để mồ hôi khiến bé cảm lạnh rồi mặc dần quần áo cho bé trong lúc phơi nắng, nguồn ánh sáng ấm áp từ mặt trời sẽ khiến mạch máu giãn, chân lông nở ra, khi đột ngột đưa bé vào nhà hay nơi râm mát dễ khiến khí lạnh thâm nhập vào lỗ chân lông khiến cơ thể bé ngấm khí lạnh khiến bé bị cảm. 
  • Không tắm ngay cho bé sau khi tắm nắng: Mẹ tránh cho bé tắm ngay, cần đợi ít nhất 30 phút để cơ thể quen với nhiệt độ phòng, lỗ chân lông cũng se lại hạn chế mất nhiệt trong quá trình tắm. 
Mẹ lau khô người cho bé sau khi tắm nắng
Mẹ lau khô người cho bé sau khi tắm nắng

7.2. Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh vào mùa hè

Sau giai đoạn chuẩn bị, mẹ bắt đầu cho bé tắm nắng ở từng vị trí khác nhau, không giữ nguyên một tư thế để mỗi vùng da đều được hấp thu đủ lượng vitamin D cần thiết trong ngày. Mẹ thực hiện theo trình tự lần lượt dưới đây nhé:

  • Tắm nắng phần bàn chân, cổ chân: Đầu tiên, mẹ che mặt và mắt bé, cho bé mặc quần áo hở bàn chân, cổ chân và tắm nắng khoảng 5 phút để bé quen dần với nhiệt độ cũng như ánh sáng mặt trời.
  • Tắm nắng phần đùi, bụng: Tiếp đến, mẹ kéo dần quần áo bé lên lộ phần đùi và bụng, để bé nằm ngửa và tắm nắng khoảng 5 phút.
  • Tắm nắng vùng lưng: Mẹ kéo áo bé lên sát cổ, lộ vùng lưng. Sau đó, mẹ cho bé xoay người nằm sấp tắm nắng khoảng 5 phút để vùng da này hấp thu vitamin D hiệu quả.
  • Tắm nắng phần cổ: Mẹ kéo áo bé lên sát cổ, tắm nắng mặt trước khoảng 2 – 3 phút, mặt sau khoảng 2 – 3 phút.

Sau khi tắm nắng vào mùa hè, cơ thể bé thường tiết nhiều mồ hôi. Nếu để quá lâu, mồ hôi sẽ thấm ngược trở lại khiến bé cảm lạnh. Do đó, mẹ lau người cho bé cẩn thận ngay sau khi tắm nắng. Mời mẹ xem đầy đủ bài chia sẻ cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh vào mùa hè tại đây

7.3. Cách tắm nắng cho bé sơ sinh vào mùa đông

Các bước tắm nắng cho trẻ sơ sinh vào mùa đông cũng tương tự như hướng dẫn ở trên, tuy nhiên bố mẹ cần chú ý sau:

  • Chỉ nên tắm nắng cho trẻ vào ngày nắng ấm, nhiệt độ khoảng 25 – 27 độ C
  • Luôn giữ ấm phần tay, chân cho bé ngay cả khi đang tắm nắng
  • Không đột ngột cởi hết quần áo của bé một lúc, tránh bé bị cảm lạnh
  • Nếu da bé chuyển sang đỏ, ra nhiều mô hôi, mạch đập nhanh bố mẹ cần nhanh chóng đưa con vào nhà và uống nước lọc.

7.4. Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da

Bệnh vàng da ở trẻ thường có 2 loại: vàng da sinh lý, vàng da bệnh lý. Không phải bệnh vàng da nào của trẻ cũng có thể tắm nắng. Chỉ có bệnh vàng da sinh lý mới áp dụng phương pháp tắm nắng, còn bệnh vàng da bệnh lý tắm nắng không có tác dụng gì cần sự thiệp của y học. Dưới đây, là hướng dẫn cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da sinh lý:

  • Ngày 1, cho bé làm quen dần việc tắm ở trong bóng dâm. Mặc quần áo bình thường, kéo áo lên phần bụng, lưng để ánh nắng chiếu vào
  • Ngày 2, cho bé tắm nhẹ nhàng trong 5-10 phút để làm quen với ánh mặt trời
  • Các ngày tiếp theo, bé quen với ánh nắng, mẹ tăng thời gian tắm nắng lên từ 15-20 phút và tối đa 30 phút. Mẹ không mặc quần áo cho trẻ, có thể mặc quần đùi.

Các bước sau khi tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da tương tự với các cách tắm nắng ở trên. Mẹ lưu ý cần đội mũ che phần mắt cho bé tránh ảnh hưởng đến mắt và đầu của bé.

Xem thêm: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị vàng da

8. Lưu ý khi tắm nắng cho bé sơ sinh mẹ cần tránh

Cùng với Góc của mẹ tìm hiểu một số lưu ý khi tắm nắng cho bé nhé: 

  • Không sử dụng kem chống nắng cho bé dưới 6 tháng: Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo, bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi không nên sử dụng các sản phẩm kem chống nắng bởi da bé chưa có khả năng trao đổi và bài tiết các chất hóa học gây bít tắc tuyến mồ hôi gây ra hiện tượng dị ứng, rôm sảy,…
  • Tránh để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào đầu, mặt và mắt bé: Bởi phần xương thóp trước của bé sơ sinh chưa đóng lại và cần thời gian để xương sọ phát triển. Vì vậy, ánh sáng có thể qua da, tác động trực tiếp lên não bộ của bé nếu không được che chắn hoàn toàn. Đây cũng là lý do mẹ nên tắm nắng cho bé ở bóng râm đó ạ!
  • Chú ý dấu hiệu bất thường của bé: Trong quá trình tắm nắng, nếu thấy da bé chuyển sang màu đỏ, ra nhiều mồ hôi và mạch đập nhanh bất thường, mẹ cần bình tĩnh và nhanh chóng bằng cách cho bé bú sữa (bé dưới 6 tháng)/uống nước (bé trên 6 tháng) và dùng nước ấm lau người cho bé. 
Ánh mặt trời có thể gây tổn thương cho bé  
Ánh mặt trời có thể gây tổn thương cho bé

Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh thật đơn giản mẹ nhỉ. Với những dòng chia sẻ trên, chắc hẳn mẹ đã an tâm hơn khi cho bé tắm nắng rồi nhỉ. Nếu mẹ còn bất kỳ băn khoăn gì, hãy để lại bình luận phía dưới, để Góc của mẹ có thể đồng hành trên từng bước trưởng thành của con cùng mẹ nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “6 lưu ý về cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh từ Chuyên gia”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

7 LỜI KHUYÊN HỮU ÍCH CHĂM SÓC DA CHO BÉ LUÔN KHOẺ MẠNH
7 LỜI KHUYÊN HỮU ÍCH CHĂM SÓC DA CHO BÉ LUÔN KHOẺ MẠNH
Mỗi khi áp má vào làn da của bé là mỗi lần mẹ cảm thấy cảm xúc yêu vô cùng. Không chỉ bởi bé là con của mẹ, mà còn vì làn da mỏng manh, mịn màng, bụ bẫm của bé. Nhưng mẹ biết không, làn da của bé rất nhạy cảm. Và có thể […]
Hướng dẫn mẹ tắm bé sơ sinh an toàn đúng cách
Hướng dẫn mẹ tắm bé sơ sinh an toàn đúng cách
Tắm bé sơ sinh là một trải nghiệm khá lạ lẫm với các em bé mới sinh. Trong khi nhiều trẻ cảm thấy thích thú, thì một số khác lại tỏ ra không mấy hài lòng. Các mẹ, bên cạnh việc giúp bé làm quen với trải nghiệm thú vị này, còn phải đáp ứng […]
Các mẹ đã biết cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách chưa?
Các mẹ đã biết cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách chưa?
Cách tắm cho trẻ sơ sinh tại nhà nên được đặc biệt chú ý và tuân thủ theo mọi hướng dẫn của các sĩ. Trẻ sơ sinh thường chưa phát triển đầy đủ cơ thể. Da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm. Phần hộp sọ chưa được phát triển đầy đủ. Vẫn còn phần dây […]
Giỏ hàng 0