Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Trẻ bị cúm có nên tắm không? Không nên nếu triệu chứng nặng mẹ nhé!

Mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm, khi thấy bé bị cúm thì lo lắng, bồn chồn không yên. Trong vô vàn câu hỏi nên hay không nên, mẹ thắc mắc trẻ bị cúm có nên tắm không, bởi vấn đề này nhận được nhiều ý kiến trái chiều, có người cho rằng nên tắm nhưng cũng có ý kiến cho rằng không nên tắm để tránh bé bệnh nặng hơn. Hiểu được nỗi băn khoăn đó, Góc của mẹ sẽ giải đáp vấn đề này thật chi tiết ngay dưới bài viết này nhé. 

Trẻ bị cúm có nên tắm không?
Trẻ bị cúm có nên tắm không mẹ nhỉ?

1. Trẻ bị cúm có nên tắm không? Tùy từng trường hợp mẹ nhé

Mẹ hoàn toàn có thể tắm cho bé mà không khiến bệnh trở nặng hơn nếu tắm đúng cách đó ạ. Cụ thể, tắm nước ấm sẽ rất tốt cho bé khi bị cúm, không chỉ giúp cơ thể hạ nhiệt độ, sạch mồ hôi, sạch ghét trên cơ thể mà còn giúp bé tránh các vấn đề về da như mẩn ngứa, mề đay, rôm sảy,… Ngoài ra, hơi nước còn có giúp tinh thần bé được thư giãn, làm loãng dịch nhầy, thông mũi giúp bé dễ thở hơn. 

Trẻ bị cúm có nên tắm không?
Tắm khi cúm cũng là cách giúp cơ thể bé hạ nhiệt độ đó ạ

Cụ thể, mẹ nên tắm cho bé trong phòng kín, lau khô người bằng khăn mềm ngay khi tắm xong, đặc biệt, nhiệt độ nước tắm cần thấp hơn thân nhiệt của bé 2 độ C. Mẹ chỉ tắm cho bé trong 2 trường hợp sau:

  • Bé dưới 3 tháng tuổi khi nhiệt độ sốt dưới 38 độ C.
  • Bé từ 3 tháng tuổi trở lên khi bé sốt dưới 39 độ. 

Đối với trường hợp bé sốt cao, từ 39 độ trở lên, mẹ tuyệt đối không nên tắm mẹ nhé, bởi nếu tắm cho bé lúc này sẽ gây ra những tác hại khôn lường. 

Trẻ bị cúm có nên tắm không?
Mẹ cần thực hiện đo nhiệt độ cho bé trước khi tắm để đảm bảo an toàn cho bé mẹ nhé

2. Lý do mẹ nên cân nhắc nên hay không nên tắm con bị cúm

Không phải trường hợp cúm nào cũng tắm cho bé được mẹ nhé. Mẹ xem xét kỹ lưỡng thân nhiệt, tình trạng bệnh của bé để quyết định có tắm cho con hay không.

2.1. Trường hợp nên tắm khi con bị cúm 

Phần lớn các bậc cha mẹ đều cho rằng khi trẻ nhỏ bị cúm không nên đụng nước, ra gió để tránh nhiễm lạnh khiến bệnh tình trở nặng hơn. Mẹ nào “dạn tay” cũng chỉ dám lau sơ người cho bé sau 1 – 2 ngày bị sốt. Tuy nhiên, điều này vô tình trở thành nguyên nhân khiến bệnh của bé lâu khỏi hơn. 

Kiêng tắm khi con bị cúm khiến bít tắc lỗ chân lông do bụi, mồ hôi ứ đọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây ngứa ngáy, khó chịu dẫn đến nổi mẩn, hăm, thậm chí, gãi gây trầy trước và viêm da bé đó mẹ ạ. 

Lý do mẹ nên cân nhắc tắm cho bé bị cúm hay không?
Kiêng tắm không giúp mẹ cải thiện tình trạng bệnh mà khiến bệnh lâu khỏi hơn đó ạ

Các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện nhi Trung Ương khuyên rằng nên tắm rửa bình thường cho bé bằng nước ấm nếu có những triệu chứng ho, cảm, viêm họng và không sốt quá cao để làm sạch mồ hôi, hạ thân nhiệt, giúp bé dễ chịu và nhanh khỏi bệnh hơn. 

2.2. Trường hợp không nên tắm cho trẻ bị cúm

Khi bé xuất hiện những triệu chứng như sốt cao, ho dữ dội, nhiệt độ tăng đột biến (trên 39 độ C) mẹ tuyệt đối không nên tắm rửa cho bé. Bởi các trường hợp sốt cao thường dẫn đến co giật, tắm có thể khiến bé giãn mao mạch máu, xung huyết, không đủ lượng máu cung cấp cho các cơ quan nội tạng. Hơn nữa, sốt quá cao cũng khiến hệ miễn dịch của con yêu suy giảm, tắm vào lúc này có thể dẫn đến sốt phát ban mẹ ạ. 

Lý do mẹ nên cân nhắc tắm cho bé bị cúm hay không?
Bị cúm không nên tắm khi bé có dấu hiệu sốt cao mẹ nhé

3. 9 lưu ý khi tắm cho trẻ bị cúm mẹ nên biết

Tuy việc tắm cho bé khi bị cúm sốt dưới 39 độ được khuyến khích nhưng nếu mẹ tắm không đúng cách vẫn có thể khiến bé bị run rẩy, co giật do chênh lệch nhiệt độ giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. Vì thế, để đảm bảo an toàn, mẹ cần nắm rõ những lưu ý sau: 

3.1. Đảm bảo nhiệt độ khi tắm cho con yêu

Chuẩn bị nước tắm là yếu tố rất quan trọng, do cơ thể đang trong tình trạng nóng sốt nên bé không được tắm nước quá lạnh hay quá nóng. Mẹ ưu tiên nước tắm có nhiệt độ thấp hơn thân nhiệt bé 2 độ C. Ví dụ, bé sốt 39 độ C, mẹ cần pha nước 37 độ C và nhiệt độ này cần được duy trì cả trong quá trình tắm. Mẹ cũng lưu ý không nên tắm cho bé ở nước có nhiệt độ thấp hơn 36 độ C, vì có thế khiến bị co mạch hoặc giãn mạch máu toàn thân, gây tăng, giảm huyết áp đột ngột. 

Trong cả quá trình mẹ cần quan sát bé, nếu bé run rẩy hay gương mặt nhợt nhạt, mẹ nên bế bé ra khỏi chậu tắm, tiến hành lau khô và ủ ấm ngay, bởi lúc này có thể bé đã bị nhiễm lạnh và tình trạng bệnh cũng bắt đầu chuyển nặng hơn. 

Lưu ý khi tắm cho bé bị cúm
Ngưng tắm ngay nếu mẹ thấy bé bắt đầu run rẩy, mặt nhợt nhạt mẹ nhé

3.2. Tắm từng bộ phận của bé cưng

Trong quá trình tắm, mẹ nên vệ sinh từng phần cho bé để tránh việc toàn bộ cơ thể bé tiếp xúc với không khí lạnh. Khi tắm xong mẹ lau người, lau khô tóc và lòng bàn chân cho bé tránh để nước thấm vào cơ thể khiến con bị nhiễm lạnh. Ngoài ra, nhiệt độ dưới nước và nhiệt độ bên ngoài chênh lệch nhau rất lớn, do đó khi lau khô người xong, mẹ cần mặc quần áo thật nhanh và đi tất để giữ ấm toàn thân cho bé mẹ nhé. 

Lưu ý khi tắm cho bé bị cúm
Lau người khô và mặc quần áo thật nhanh cho bé để tránh bé mẹ nhiễm lạnh mẹ nhé

3.3. Kết hợp cùng các loại tinh dầu tự nhiên

Khi pha nước, mẹ nên nhỏ 2 – 3 giọt tinh dầu nguyên chất tự nhiên như tràm trà, khuynh diệp, bạc hà,… để tắm cho bé. Chúng có tác dụng rất tốt với bé đang gặp một số vấn đề về hô hấp như sổ mũi, ho, cảm lạnh,… giúp bé cưng dễ thở, giảm sốt, giữ ấm cơ thể hiệu quả. Ngoài ra, dùng tinh dầu pha nước tắm còn được xem là phương pháp hạ sốt hữu hiệu, dễ dàng mà không cần dùng đến thuốc đó mẹ ơi.  

Lưu ý khi tắm cho bé bị cúm
Thêm 2 – 3 giọt tinh dầu tràm nguyên chất khi tắm giúp hạ sốt cho bé rất hiệu quả đó ạ

3.4. Tắm cho bé ở nơi kín gió

Bé bị sốt rất dễ bị nhiễm lạnh nếu tiếp xúc với gió, vì thế mẹ cần tắm cho bé trong phòng kín, hạn chế bật quạt và không bật điều hòa. Vào mùa đông, nếu nhiệt độ trong nhà quá thấp, mẹ có thể bật máy sưởi từ 5 – 10 phút để làm không khí ấm áp hơn trước khi tắm cho bé. 

Tuy nhiên, mẹ không nên bật máy sưởi quá lâu, bởi nhiệt độ không khí cao dễ khiến bé khô da, nóng rát, thậm chí gây ửng đỏ và dị ứng. Sau khi tắm xong, để tránh bé bị sốc nhiệt do chênh lệch nhiệt độ giữa bên ngoài và cơ thể, mẹ nên để bé trong phòng từ 10 – 15 phút để thân nhiệt bé ổn định rồi hẵng cho bé ra ngoài mẹ nhé.  

Lưu ý khi tắm cho trẻ bị cúm mẹ nên biết
Nên tắm cho bé trong phòng kín gió và sau khi tắm nên để thân nhiệt bé ổn định mới để bé ra ngoài mẹ nhé

3.5. Không tắm cho con quá lâu

Mẹ không nên lầm tưởng rằng tắm lâu có thể giúp cơ thể bé sạch sẽ hay hạ sốt. Ngâm nước quá lâu, nhiệt độ nước giảm đi dễ làm bé có nguy cơ nhiễm lạnh và khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, tắm lâu còn khiến da bé mất nước gây khô, bong tróc, làm ảnh hưởng đến quá trình tiết bã nhờn của bé. Mẹ chỉ nên tắm cho bé từ khoảng 5 – 10 phút thôi mẹ nhé, vừa đủ để giúp bé sạch sẽ lại không gây khô da hay hạ thân nhiệt gây nguy hiểm cho con.   

Lưu ý khi tắm cho trẻ bị cúm mẹ nên biết
Tắm quá lâu có thể khiến tình trạng bệnh của bé trở nên nặng hơn đó mẹ ơi

3.6. Tắm cho con bằng bọt tắm gội

So với người lớn, làn da của bé rất mỏng manh, nhạy cảm, khả năng năng tự bảo vệ kém hơn rất nhiều. Đặc biệt là khi bị cúm, hệ thống miễn dịch bị ảnh hưởng nên da bé rất dễ bị tổn thương. Nếu mẹ dùng sữa tắm thông thường, sẽ phải tạo bọt trên da bé trước khi tắm, điều này sẽ làm tổn thương đến lớp màng bảo vệ sinh học trên da bé, gây khô da, nứt nẻ hay thậm chí là dị ứng ở bé,…. Thế nên, để đảm bảo an toàn cho làn da nhạy cảm của bé, mẹ nên thay thế sữa tắm bằng bọt tắm gội, không chỉ riêng khi bé cúm mà kể cả với ngày thường. 

Bọt tắm gọi đã được tạo bọt sẵn trước khi mẹ cho lên da bé, giúp hạn chế tối đa tổn thương trong quá trình chà sát trên da. Không những thế, quá trình tạo bọt còn giúp tách dưỡng chất và nước trong thành phần ra khỏi nhau. Khi mẹ tắm cho bé, dưỡng chất sẽ lưu lại trên da lâu hơn, không bị rửa trôi theo nước và phát huy được hết công dụng, giúp da bé luôn mịn màng, mẹ không lo bé khô da hay dị ứng nữa đâu ạ. 

Ngoài ra, để tránh kích ứng, gây mẩn ngứa,… ở bé, khi lựa chọn bột tắm gọi để tránh mẹ nên lựa chọn sản phẩm chuyên dụng, ưu tiên thành phần từ thiên nhiên dịu nhẹ để lấy đi vi khuẩn, bảo vệ an toàn cho làn da bé. 

Lưu ý khi tắm cho trẻ bị cúm mẹ nên biết
Lựa chọn sữa tắm cho bé khi bị cúm cũng là điều rất quan trọng đó ạ

Bọt tắm gội thiên nhiên Mamamy chính là lựa chọn hoàn hảo dành cho mẹ và làn da mỏng manh của bé. Với sự kết hợp Inca Inchi – vua của các loại hạt dưỡng ẩm Coco Phosphatidyl PG-Dimonium Chloride – chất chống hăm – rôm sảy hiệu quả không chỉ giúp lấy đi lớp dầu, bụi bẩn, loại bỏ vi khuẩn siêu tốt trên da bé mà còn giúp dưỡng ẩm, tạo “bức tường” kháng khuẩn trên bề mặt da giúp bé luôn thơm tho, sạch sẽ. Nhờ đó, mà bọn vi khuẩn xấu xa bị đánh bay biến, con yêu cũng mau khỏe và tạm biệt cúm nhanh chóng. 

Mamamy khuyến mại
Bột tắm gội thiên nhiên Mamamy giúp chăm sóc, nâng niu tối đa làn da non nớt của bé yêu đang có deal giảm giá đến 40% mẹ ơi

3.8. Tắm ngay sau khi cho con ăn

Có lẽ mẹ không biết nhưng tắm ngay sau khi cho con ăn ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, khiến các huyết quản nở ra, da và các cơ quan khác cần nhiều máu hơn, làm thiếu máu ở dạ dày cản trở trình trao đổi chất. Không chỉ thế, tắm ngay khi dạ dày đang mở rộng do no rất dễ gây nôn trớ cho bé nữa đó ạ.

Lưu ý khi tắm cho bé bị cúm
Tắm cho bé yêu ngay sau khi ăn no là hành động không nên mẹ nhé

3.9. Không cho bé tắm quá khuya

Chắc hẳn mẹ cũng từng nghĩ rằng, tắm cho bé sau 16 giờ để cơ thể bé được sạch sẽ nhất vì vào cuối chiều bé sẽ ít vui chơi, mồ hôi ít tiết ra hơn đúng không ạ? Tuy nhiên, thời gian tốt nhất tắm cho bé là từ 2 giờ đến trước 4 giờ chiều mỗi ngày. Nếu tắm cho bé quá muộn, đặc biệt khi bé bị cúm rất dễ gây ra tình trạng sốc nhiệt do sức đề kháng của bé đang yếu hơn bình thường dễ gây ra các triệu chứng như mạch máu não bị co lại một cách đột ngột, gây tổn thương mạch vành, nhồi máu não, khiến con tím tái, co giật,…

Lưu ý khi tắm cho bé bị cúm
Đề kháng của bé khi ốm rất yếu vì thế mẹ không nên tắm khuya cho bé mẹ nhé

4. 4 mẹo chăm sóc trẻ bị cúm tại nhà mẹ nên “thuộc làu”

Thời gian khỏi bệnh khi bé bị cúm phụ thuộc vào tình trạng, cơ địa, chăm sóc đúng cách hay không,… Bé sẽ khỏi trong khoảng 2 tuần nếu được điều trị kết hợp chăm sóc đúng cách, ngược lại nếu không được điều trị sớm, bé từ cúm có thể chuyển thành viêm phổi. Để chăm sóc bé đúng cách, giúp bé mau khỏi bệnh, mẹ “thuộc làu” 4 mẹo chăm sóc bé dưới đây nhé. 

Mẹo chăm sóc trẻ bị cúm tại nhà
Chăm sóc bé đúng cách cũng là phương pháp giúp mẹ khỏi cúm nhanh chóng nữa đó ạ

1 – Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý

Trung bình khi mắc cúm, trẻ thường mất 7 ngày để hồi phục, trong thời gian này mẹ nên cho bé ăn những món dễ tiêu, ấm, lỏng như súp, cháo,… để bé tránh gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa. Mẹ cũng nên thêm thắt những thực phẩm chứa nhiều protein như trứng gà, rau cải xanh, các loại đậu và chế phẩm từ đậu,… trong mỗi bữa ăn hằng ngày của bé để bổ sung dưỡng chất, giúp bé mau hồi phục và cải thiện hệ miễn dịch.

Ngoài ra, mẹ lưu cho con ăn nhiều trái cây, rau xanh như cải xoăn, rau dền, củ cải đường, chuối, dừa, mít,… để bông sung khoáng chất, vitamin giúp tăng sức đề kháng và bồi bổ cơ thể tốt hơn. Mẹ cũng nên cho bé uống nhiều nước và hạn chế ăn hải sản hay những thực phẩm thuộc tính hàn tránh gây hại cho hệ tiêu hóa của bé mẹ nhé.

Mẹo chăm sóc trẻ bị cúm tại nhà
Nên bổ sung thêm protein, vitamin và hạn chế cho bé ăn đồ ăn có tính hàn khi đang cúm mẹ nhé

Bên cạnh đó, trẻ bị cúm cũng khiến cho hệ miễn dịch suy yếu, nhạy cảm, thế nên trước khi chuẩn bị đồ ăn cho bé mẹ cần lưu ý rửa sạch sẽ thực phẩm, dụng cụ để chắc chắn đám vi khuẩn không có cơ hội làm hại đến bé yêu của mẹ. 

Nhưng mẹ lại lo lắng khi sử dụng những phương pháp như ngâm muối hay sử dụng các loại nước rửa có thành phần hóa học như chất tạo bọt, paraben,… đều không làm sạch được vi khuẩn, bụi bẩn hoàn toàn mà còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Đừng lo mẹ nhé, nước rửa bình sữa và rau củ Mamamy sẽ giúp mẹ đánh bay mọi vi khuẩn, đảm bảo an toàn cho bé yêu của mẹ. 

Mamamy khuyến mãi
Nước rửa bình sữa và rau củ Mamamy khử khuẩn cực đỉnh, an toàn với hệ miễn dịch nhạy cảm của bé

Nước rửa bình sữa và rau củ Mamamy với chiết xuất thiên từ ngô và rượu dừa giúp đánh bay vi – rút, vi khuẩn, bụi bẩn bám trên đồ dụng, thực phẩm của bé, giúp bé măm măm ngon lành mà không lo vi khuẩn, vi rút xâm nhập mẹ ơi.Chẳng những vậy, sử dụng sản phẩm còn giúp mẹ tối ưu thời gian chăm bé đó ạ. 

Mẹ chỉ cần ấn vòi 2 – 3 lần là đã có thể lấy được lượng sản phẩm vừa đủ và tiến hành rửa rửa dụng ăn uống mà không tốn quá nhiều công sức. Mẹ hoàn toàn yên tâm, sau khi rửa còn không để lại bất kỳ mùi lạ ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn của bé, cực an toàn, lành tính với hệ tiêu hóa của bé.

Hiện nhà Mamamy, đang có deal 40% cùng hàng nghìn phần quà hấp dẫn, cực hời – cực tiết kiệm luôn mẹ ơi. Mẹ còn chần chừ gì nữa, mau ghé ngay gian hàng Mamamy “tậu” ngay đồ xịn – giá cực xinh về chăm sóc bé cưng toàn diện mẹ nha! 

2 – Cung cấp đủ nước/sữa cho con

Bé bị cúm có thể đổ mồ hôi quá mức thường gây mất nước rất nhanh, vì thế mẹ cần cho bé uống nước thường xuyên để bổ sung lượng nước bị mất, làm giảm thiểu nguy cơ co giật. Đồng thời, nước làm loãng dịch mũi của bé, giúp bé dễ dàng hít thở hơn.

Bên cạnh đó, với những bé đang trong quá trình ti sữa, mẹ cũng nên cho bé bú đều đặn, đúng cữ mẹ nhé. Nếu bé mệt, quấy không chịu uống, mẹ có thể chia sữa ra thành nhiều bữa nhỏ, mỗi lần cho bé uống một ít để dưỡng chất đi vào trong cơ thể tạo thành năng lượng cho bé, tránh bé bị đói mà trở nên mệt hơn. 

Bổ sung đủ sữa cho con mẹ nhé
Bên cạnh tìm hiểu trẻ bị cúm có nên tắm không mẹ cần bổ sung đủ sữa cho con để tăng thêm sức đề kháng mẹ nha

3 – Cho con nghỉ ngơi nhiều hơn mẹ nhé

Những tình trạng như đau đầu, lả người, đau mỏi cơ, sốt cao,… do cúm sẽ kéo dài đến khi bé khỏi bệnh. Vì thế, trong khoảng thời này, bé cần được nghỉ ngơi nhiều để cải thiện sức khỏe và thúc đẩy quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng. Mẹ cần tạo cho bé không gian nghỉ ngơi yên tĩnh, thoáng đãng, tránh gió lùa vào.

Mẹo chăm sóc trẻ bị cúm tại nhà
Khi bé cúm, mẹ nên cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn để thúc đẩy quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng mẹ nha

4 – Vệ sinh mũi họng thường xuyên cho bé

Hầu hết trẻ bị cúm đều bị nghẹt mũi khiến bé khó chịu và quấy khóc. Để giúp bé dễ thở, mẹ nên nhỏ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vào mũi của bé rồi nhẹ nhàng dùng tay ray để rỉ mũi mềm và bong ra. Hoặc mẹ có thể dùng xịt mũi chuyên dụng để thông mũi cho bé mẹ nhé. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý những cách vệ sinh mũi cho bé tại nhà như trên chỉ nên áp dụng cho bé trên 6 tháng tuổi, đối với những bé sơ sinh nhỏ hơn nên đưa đến bác sĩ để đảm bảo an toàn nhất mẹ nhé.  

Mẹo chăm sóc trẻ bị cúm tại nhà
Rửa mũi thường xuyên cho bé giúp mẹ dễ thở, bớt khó chịu và  quấy khóc hơn đó ạ

Bài viết này đã giúp mẹ giải đáp câu hỏi trẻ bị cúm có nên tắm không? Trẻ bị cúm tắm được, tuy nhiên mẹ cần lưu ý giữa trường hợp được tắm và không được tắm để đảm bảo an toàn cho bé. Ngoài ra, mẹ cũng cần nắm rõ những lưu ý khi tắm, chăm sóc bé để giúp bé yêu của mẹ mau chóng khỏi bệnh mẹ nhé. Nếu mẹ còn thắc mắc nào khác, hãy để lại bình luận phía bên dưới, Góc của mẹ sẽ giải đáp mọi thắc mắc dành cho mẹ. 

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Trẻ bị cúm có nên tắm không? Không nên nếu triệu chứng nặng mẹ nhé!”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Cho trẻ ăn yến sào đúng cách, lợi ích bất ngờ!
Cho trẻ ăn yến sào đúng cách, lợi ích bất ngờ!
Yến sào là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều axit amin và có hàm lượng protein cao. Tuy nhiên, cơ thể trẻ khá nhạy cảm khó tiếp nhận những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như yến sào. Vì thế, cần có cách cho trẻ ăn yến sào hợp lý để mang […]
Công thức giúp mẹ nấu cháo trứng gà ngon nhất cho bé 7 tháng tuổi
Công thức giúp mẹ nấu cháo trứng gà ngon nhất cho bé 7 tháng tuổi
Trứng gà được biết đến là nguồn thực phẩm có chứa giàu chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ đang trong khoảng “thời gian vàng” tập ăn dặm. Vậy nên đây chính là nguyên liệu để giúp các mẹ bỉm sáng tạo ra thật nhiều cách nấu […]
Giải đáp từ chuyên gia: Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Giải đáp từ chuyên gia: Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Vậy là bé yêu đã chào đời 2 tháng rồi mẹ nhỉ? Suốt 2 tháng qua mẹ được trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc hạnh phúc nhưng cũng không kém phần lo lắng vì những vấn đề xung quanh con. Đặc biệt là việc bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài, mẹ […]
Tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết
Tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết
Tai là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể, giúp bảo vệ thính giác và có vai trò thẩm mỹ. Tuy nhiên, không ít trẻ sơ sinh khi sinh ra có kích thước tai to nhỏ khác nhau hay còn gọi là dị tật tai to tai nhỏ ở trẻ và điều […]
Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo tiêu chuẩn WHO
Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo tiêu chuẩn WHO
Chào mừng ba mẹ đến với giai đoạn quan trọng trong sự phát triển nhỏ bé của trẻ! Trong tháng thứ 2, câu hỏi về cân nặng của trẻ sơ sinh là trở thành một chủ đề quan trọng, nơi mà mỗi độ đo nhỏ cũng là một cái nhìn sâu sắc về sức khỏe […]
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Mẹ mới có bé lần đầu, bên cạnh cảm giác hạnh phúc khi được chào đón bé yêu chào đời, chắc hẳn mẹ có nhiều băn khoăn lo lắng. Mẹ nghe “chín người mười ý” nên không rõ trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã thì tốt hơn, muốn tìm hiểu kỹ […]
Giỏ hàng 0