Mỗi khi áp má vào làn da của bé là mỗi lần mẹ cảm thấy cảm xúc yêu vô cùng. Không chỉ bởi bé là con của mẹ, mà còn vì làn da mỏng manh, mịn màng, bụ bẫm của bé. Nhưng mẹ biết không, làn da của bé rất nhạy cảm. Và có thể mẩn ngứa và dị ứng nếu chăm sóc da không đúng cách. Chính vì vậy, cha mẹ nên cực kỳ cẩn thận về nhu cầu da của bé. Đặc biệt nên sử dụng các sản phẩm tự nhiên và không chứa bất kỳ chất phụ gia hóa học nào có thể gây hại cho da bé.
Mục lục
1. Lý do cần chăm sóc da cho bé
- Da của bé rất mỏng, mỏng hơn 30% so với da người lớn
- Da của trẻ sơ sinh cần có thời gian để thích nghi với môi trường mới xung quanh
- Làn da của em bé phải đối mặt với rất nhiều “thách thức”: hăm tã, sản phẩm làm sạch/ chăm sóc da
- Da bé dễ bị dị ứng trong vài tháng đầu
2. Những lời khuyên về chăm sóc da cho bé
Chăm sóc da đúng cách có thể mang lại cho bé làn da khoẻ mạnh. Cha mẹ hãy tham khảo ngay những lời khuyên sau nhé.
2.1. Tắm
Thông thường, mẹ tắm cho con hàng ngày. Khi đó, các mẹ nhớ sử dụng sản phẩm không gây dị ứng cho em bé nhé. Khi tắm, mẹ nên tắm cho bé bằng nước ấm và sản phẩm làm sạch dành riêng cho bé. Chẳng hạn bọt tắm gội thiên nhiên, dầu tắm gội tinh dầu,…
Khi tắm, nhiệt độ trong phòng cũng nên ở mức độ vừa phải, tắt quạt/ máy điều hoà để bé không bị lạnh. Quan trọng hơn hết, mẹ cũng tránh thử bất kỳ sản phẩm mới nào ngay lên da bé. Có thể lúc đầu, mẹ thử một chút trên da bé để xem bé có bị kích ứng với sản phẩm hay không. Tốt hơn hết, ngay từ đầu, mẹ hãy lựa chọn những sản phẩm làm sạch có các tiêu chí:
- Dành riêng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ
- Bảng thành phần an toàn, thiên nhiên
- Không chứa chất tạo bọt, như SLS, SLES,…
- Không chứa chất bảo quản, như Paraben, MIT,…
Bên cạnh đó, khi tắm cho bé, mẹ cũng nên sử dụng khăn/ miếng tắm gội có chất liệu mềm, tránh làm xước da bé.
2.2. Phấn rôm
Phấn rôm cũng là một trong những sản phẩm mẹ thường dùng cho bé. Khi mua, mẹ nên chọn loại được thiết kế dành riêng cho trẻ sơ sinh. Tránh sử dụng các loại bột có mùi thơm và các hóa chất khác vì chúng có thể gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của em bé.
Trong trường hợp bé bị hăm do tã hoặc viêm da, mẹ nên tránh tự ý bôi/ rắc các loại bột/ lá cây vào da bé nhé. Thay vào đó, mẹ nên tham khảo các sản phẩm chuyên dụng, dành riêng cho việc ngừa và trị hăm. Đồng thời tìm hiểu nguyên nhân gây hăm tã để có thể phòng tránh tốt nhất cho bé.
2.3. Tã
Tã – sản phẩm không thể thiếu của bất kỳ em bé nào, nhất là bé mới sinh. Chính vì vậy, để ngừa hăm tã hay các vấn đề về da khác của bé liên quan đến tã, mẹ hãy chọn tã đúng cách.
5 tiêu chí sau mẹ có thể tham khảo để chọn được loại tã chất lượng:
- Khả năng thấm hút, giữ nước cao giúp không bị thấm ngược. Thành phần thể hiện khả năng thấm hút của tã là các hạt SAP. Hạt SAP trong miếng tã cần có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tã chứa hạt SAP chất lượng kém không chỉ khiến tã thấm hút không tốt mà còn dễ khiến bé bị hăm hay mẩn đỏ.
- Ôm khít cơ thể, không bị lỏng lẻo khi trẻ vận động giúp không bị tràn
- Bề mặt tã có những rãnh thoát khí để không khí được lưu thông giúp da bé luôn khô thoáng, không đổ mồ hôi đem theo vi khuẩn
- Chất liệu tã mềm, không làm xước da bé
- Tã mỏng, mang lại cảm giác nhẹ như bông, mịn màng mềm mại giúp bé thoải mái vui chơi, vận động bởi sự nhẹ nhàng “mặc như không mặc”.
2.4. Hăm tã
Nhiều mẹ khá lo lắng khi dùng tã cho bé và bé bị hăm. Hăm tã ở trẻ có rất nhiều lý do. Mặc tã quá lâu khiến làn bé luôn trong trạng thái ẩm ướt, cũng có thể dẫn đến hăm tã. Hoặc do tã quá cứng, cọ xát vào da khiến da bị xước. Từ vết xước đó, cộng với môi trường ẩm ướt ở tã khiến da bé trở nên viêm. Vì vậy, việc hiểu được nguyên nhân hăm tã và những cách ngừa hăm sẽ giúp mẹ luôn chủ động phòng ngừa được cho bé.
Mẹ có thể đọc bài viết về 6 cách ngừa hăm tã mẹ nhất định cần biết để hiểu rõ hơn nhé.
2.5. Vấn đề về da
Thông thường, rất nhiều em bé sinh ra đã có vết bớt (vùng da có sự đổi màu nhẹ) và tình trạng này không phải là do di truyền. Mẹ không cần phải lo lắng về vết bớt này. Vì chúng hoàn toàn không gây hại cho em bé và không cần điều trị.
Ngoài ra, bé có thể gặp một số vấn đề về da, phổ biến như:
- Bệnh chàm là một đám phát ban đỏ, có thể ngứa hoặc không. Nó thường gặp ở mặt, khuỷu tay, cánh tay hoặc sau đầu gối, ngực của em bé. Nếu có người bị dị ứng, hen suyễn hoặc viêm da dị ứng, trẻ cũng có thể có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi bệnh chàm. Khi đó, mẹ có đến gặp bác sĩ để được tư vấn về cách chăm sóc da cho bé.
- Một số bé cũng có xu hướng mọc mụn trứng cá. Tuy nhiên, chúng không giống như mụn trứng cá ở tuổi thiếu niên dậy thì. Nếu bé gặp tình trạng này, mẹ cũng nên đến gặp bác sĩ nhé.
2.6. Da khô
Nếu da bé bị khô, mẹ có thể sử dụng một loại kem dưỡng ẩm tự nhiên để giữ cho làn da mềm mại hơn. Đồng thời mẹ hãy:
- Tránh tắm cho bé quá thường xuyên. Tắm liên tục, quá nhiều lần có thể khiến da bé bị khô, bong tróc.
- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da tốt nhất dành riêng cho trẻ sơ sinh. Luôn tìm hiểu và đọc kỹ bảng thành phần của sản phẩm
2.7. Mẹo chăm sóc da cho bé nói chung
Da trẻ sơ sinh rất mỏng manh và hệ miễn dịch của bé cũng chưa phát triển đầy đủ. Vì vậy, mẹ nên lưu ý những thông tin sau:
- Hạn chế cho bé tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp cho đến khi được 6 tháng tuổi. Bảo vệ da bé bằng áo dài tay, quần và mũ khi ra ngoài.
- Luôn đảm bảo quần áo của bé được giặt sạch sẽ, phơi khô. Tốt nhất nên sử dụng sản phẩm giặt quần áo chuyên dụng cho bé.
- Bé có thể mọc mụn/ viêm da ở vùng nách, nếp gấp da, vùng cổ tã. Khi đó mẹ nhớ mặc quần áo rộng rãi, thấm mồ hôi cho bé, giữ cho môi trường xung quanh thoáng mát
- Chất tẩy rửa hóa học, chất bảo quản, chất tạo bọt có thể gây kích ứng da, nổi mẩn, khô, v.v … Vì vậy, mẹ hãy lựa chọn sản phẩm chăm sóc da cho bé không có những thành phần như này nhé.
Trên đây là những lời khuyên về chăm sóc da cho bé để mẹ tham khảo. Hy vọng bài viết này sẽ khiến mẹ tự tin hơn và tránh được vấn đề về da cho bé một cách tốt nhất.