Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Chăm sóc da cho bé – 5 bí quyết bảo vệ toàn diện có thể mẹ chưa biết

Chăm sóc da cho bé vốn là hoạt động được rất nhiều mẹ bỉm quan tâm. Bởi nếu không được bảo vệ toàn diện, làn da mỏng manh của trẻ sẽ có thể bị kích ứng. Chính vì vậy, các mẹ nên dành thời gian để tìm hiểu các thông tin liên quan chủ đề này.

1. Các vấn đề về da mà các bé hay gặp phải

Làn da mỏng manh của trẻ nhạy cảm hơn người lớn rất nhiều. Do vậy, khả năng mắc phải các bệnh về da của trẻ sẽ khá cao. Dưới đây là 6 vấn đề về da phổ biến nhất mà các mẹ nên lưu tâm khi chăm sóc da cho bé.

Các vấn đề về da mà các bé hay gặp phải
Các vấn đề về da mà các bé hay gặp phải
  • Chàm sữa: Biểu hiện của căn bệnh ngoài da này chính là các vết mẩn đỏ. Nếu trẻ thường xuyên cảm thấy ngứa ngáy thì mẹ phải ngay lập tức kiểm tra. Tránh để bệnh kéo dài cho đến khi bé trưởng thành.
  • Viêm da có mủ: Các dấu hiệu của loại bệnh này thường xuất hiện ở vùng nách, cổ, bẹn, mông,… Mẹ cần tránh để trẻ bị xây sát, nhằm giảm thiểu vi khuẩn xâm nhập các vùng da này gây ra viêm da có mủ.
  • Rôm sảy: Bé bị bệnh này đa phần vì tuyến mồ hôi trên cơ thể bị tắc. Để phòng bệnh, mẹ nên tắm rửa sạch sẽ và dùng phấn để bảo vệ cho trẻ.
  • Hăm tã: Căn bệnh này có sức ảnh hưởng khá lớn nếu không được điều trị kịp thời. Do vậy, mẹ bỉm nên linh hoạt sử dụng tã và vệ sinh cho trẻ đúng cách.
  • Ghẻ lở: Các mẹ có thể nhận biết dấu hiệu bệnh bằng cách kiểm tra sự xuất hiện của các mụn nước có hình tròn và dẹt.
  • Mụn sữa: Biểu hiện của loại bệnh này chính là các vết mụn nhỏ li ti màu trắng. Nguyên nhân phổ biến là do thời tiết nóng hoặc da trẻ bị dị ứng với sữa và các chất liệu của quần áo.

2. Hướng dẫn mẹ 5 bí quyết chăm sóc da toàn diện cho bé

Da của trẻ rất dễ bị tổn thương. Chính vì vậy, mẹ bỉm nên cẩn thận chăm sóc da cho bé một cách nhẹ nhàng. Dưới đây là 5 bí quyết mà các mẹ nên ghi nhớ để da con được bảo vệ tối đa.

2.1. Cân nhắc lựa chọn các đồ dùng cá nhân tiếp xúc trực tiếp với da bé

Khi lựa chọn các đồ dùng cá nhân như quần áo, nệm, tã, khăn,… mẹ nên cân nhắc kỹ về chất liệu. Nếu lựa chọn chất liệu càng kém chất lượng, đồng nghĩa da bé sẽ càng có khả năng bị tổn thương cao.

Cân nhắc lựa chọn các đồ dùng cá nhân tiếp xúc trực tiếp với da bé
Cân nhắc lựa chọn các đồ dùng cá nhân tiếp xúc trực tiếp với da bé

Sau mỗi lần sử dụng, mẹ nên giặt và diệt khuẩn thường xuyên. Cần ngay lập tức đổi đồ dùng nếu phát hiện da trẻ bị kích ứng.

Đặc biệt đối với bỉm tã, mẹ không nên để tã cũ cho bé xuyên suốt hơn 8 tiếng đồng hồ. Vào mùa hè, tốt nhất nên thay 4 tiếng/1 lần. Mỗi lần thay nên dùng thêm phấn để phòng ngừa hăm tã, rôm xảy và chăm sóc da cho bé toàn diện.

2.2. Chăm sóc da cho bé bằng cách giữ vệ sinh cho trẻ

Nguyên nhân chính của việc tích tụ bụi bẩn gây bí tắc lỗ chân lông là do việc vệ sinh của trẻ không đúng cách. Do vậy, mẹ nên chủ động dùng nước ấm để lau người hoặc sử dụng các sản phẩm tắm gội chuyên dụng để vệ sinh cho trẻ.

Mẹ có thể tìm hiểu các tiêu chí lựa chọn nước giặt xả cho quần áo của con tại đây:

Tips lựa chọn nước giặt xả an toàn cho con

Nên lựa chọn nước giặt xả có thành phần như thế nào?

2.3. Hạn chế da bé tiếp xúc các chất kích ứng từ môi trường

Làn da mỏng manh của trẻ rất dễ bị tổn thương bởi các yếu tố môi trường. Vì vậy, mẹ nên tránh để bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời cho đến khi bé hơn 6 tháng tuổi. Ngoài ra, mẹ cũng nên hạn chế để bé nằm máy lạnh và thường xuyên mặc đồ dài cho bé khi đi ra ngoài.

Hạn chế da bé tiếp xúc các chất kích ứng từ môi trường
Hạn chế da bé tiếp xúc các chất kích ứng từ môi trường

2.4. Chọn các sản phẩm chăm sóc da cho bé an toàn

Các sản phẩm chăm sóc da cho bé quyết định phần lớn đến nguyên nhân gây bệnh. Bởi các sản phẩm này sẽ tiếp xúc trực tiếp cả bên ngoài lẫn bên trong da bé. Vì vậy, mẹ nên tìm hiểu và tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc mẹ bỉm có kinh nghiệm trước khi lựa chọn.

Lưu ý đối với phấn, mẹ nên hạn chế chọn phấn rôm có mùi thơm và các hóa chất gây kích ứng da. Ngoài ra, cũng cần tránh sử dụng các loại xà phòng có khả năng kháng khuẩn quá mạnh.

2.5. Cung cấp độ ẩm cần thiết cho da bé

Da khô xuất phát từ việc da bé thiếu độ ẩm. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các căn bệnh ngoài da nghiêm trọng.

Việc chăm sóc da cho bé bằng hoạt động tắm là điều tốt. Tuy nhiên, nếu tắm nhiều quá sẽ khiến da trẻ bị khô và mất đi các vi khuẩn có lợi. Do vậy, mẹ nên linh hoạt điều chỉnh hoạt động này trong ngày và sử dụng kèm các loại kem dưỡng để cung cấp độ ẩm cần thiết cho da của trẻ.

Cung cấp độ ẩm cần thiết cho da bé
Cung cấp độ ẩm cần thiết cho da bé

Lưu ý: Mỗi lần tắm, mẹ chỉ nên cho bé tắm trong vòng 5 phút trở lại.

Qua những chia sẻ trên, hy vọng các mẹ đã có cho mình thêm một số kiến thức hữu ích về việc chăm sóc da cho bé.

Để “đọc vị” làn da của trẻ, mẹ nên tham khảo ngay các bài viết sau đây:

Trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân có đáng lo không?

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị rôm xảy

Nguồn tham khảo: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2528704/

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Chăm sóc da cho bé – 5 bí quyết bảo vệ toàn diện có thể mẹ chưa biết”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0