Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Thắc mắc của mọi mẹ bỉm: Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không? 

Mẹ muốn tìm hiểu xem có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không, cũng như thời điểm, cách thức và những lưu ý cần biết khi tắm nắng cho bé. Tuy nhiên, mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa trang bị đủ kiến thức nên còn ngần ngại, sợ làm sai sẽ ảnh hưởng đến con. Đừng lo mẹ nhé, bài viết này sẽ giải đáp “tất tần tật” và giúp mẹ tìm ra câu trả lời để an tâm tắm nắng cho thiên thần nhỏ.

Bé tắm nắng
Thắc mắc của mọi mẹ bỉm: có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không?

1. Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không?

Mẹ nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh vì theo một nghiên cứu năm 2017 thực hiện bởi Đại học Khoa học Y tế, New Delhi, việc cho trẻ sơ sinh tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng mặt trời sẽ làm tăng khả năng hấp thụ vitamin D, giúp bé luôn khỏe mạnh. Nghiên cứu cũng cho rằng cho bé 6 tuần tuổi tắm nắng tổng cộng 30 phút mỗi tuần sẽ cung cấp lượng vitamin D đủ để hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển tối ưu của bé.

Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không?
Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không?

Vì vậy, mẹ có thể an tâm tắm nắng chỉ khi con được 7-10 ngày tuổi thôi mẹ nhé. Các chuyên gia đã chứng minh tắm nắng quá sớm sẽ làm tăng khả năng nhiễm trùng, huyết áp bất ổn và không thể kiểm soát nhiệt độ trên cơ thể bé yêu.

Tóm lại, tắm nắng là một trong những phương pháp mẹ nên áp dụng nếu muốn giúp con phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Bên cạnh đó, mẹ cũng lưu ý tắm nắng đúng cách để không gây hại cho con.

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách
Mẹ nên tắm nắng cho con đúng cách

2. Vai trò của tắm nắng đối với bé yêu

Tắm nắng không chỉ cung cấp hàm lượng vitamin D “khổng lồ” cho bé yêu mà còn vô vàn những công dụng “thần kỳ” khác như hạn chế tình trạng vàng da, giúp bé có hệ thần kinh khỏe mạnh, cung cấp năng lượng cho con,… Cùng Góc của mẹ “bóc tách” từng vai trò ngay dưới đây nhé:

Vai trò của tắm nắng đối với trẻ sơ sinh
Khi mẹ còn thắc mắc có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh có thể thấy mẹ chưa thực sự hiểu được vai trò của tắm nắng đối với bé yêu

1 – Nguồn cung cấp vitamin D tuyệt vời cho bé: Vitamin D trong ánh nắng sẽ hỗ trợ cơ thể bé hấp thụ canxi, giúp xương và răng chắc khỏe. Ngoài ra, vitamin D còn có tác dụng củng cố hệ thống miễn dịch, giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động hiệu quả, ngăn ngừa bệnh tật, viêm nhiễm.

2 – Hạn chế tình trạng vàng da ở bé sơ sinh: Vàng da là một trong những triệu chứng da liễu thường gặp ở bé sơ sinh do sự tăng trưởng không kiểm soát của bilirubin (chất có màu vàng, được xem là sản phẩm thoái hóa vẫn còn duy trì trong dòng máu sau khi sắt bị loại khỏi hemoglobin). Ánh nắng mặt trời giúp phá vỡ bilirubin, nhờ đó gan của bé “triệt tiêu” hợp chất này dễ dàng hơn. Mẹ nên cho bé tắm nắng vào buổi sáng nếu muốn chữa chứng vàng da nhẹ, còn đối với trường hợp nặng hơn, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

3 – Giúp bé có hệ thần kinh khỏe mạnh: Hàm lượng vitamin D được sản sinh trong quá trình tắm nắng sẽ kích thích hệ thần kinh phát triển khỏe mạnh, toàn diện. Nhờ đó, não bộ của bé sẽ có sự phát triển vượt bậc, giúp bé thông minh, lanh lợi hơn.

Tắm nắng có vai trò quan trọng với trẻ sơ sinh
Tắm nắng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của bé

4 – Cung cấp năng lượng cho bé sơ sinh: Khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, cơ thể bé sẽ sản xuất melatonin. melatonin trong cơ thể, giúp bé vào giấc sâu hơn, hạn chế tình trạng chập chờn, ngủ không ngon giấc. Thức dậy sau một giấc ngủ yên bình sẽ là tiền tố giúp bé có đủ năng lượng hoạt động suốt ngày dài mà không lo đuối sức, mệt mỏi.

5 – Sản sinh “hormone hạnh phúc”: Ánh sáng mặt trời có tác dụng sản sinh serotonin làm tăng cảm giác hạnh phúc, giúp bé luôn vui vẻ, hoạt bát. Ngoài ra hormone này còn có tác dụng điều hòa giấc ngủ và giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.

3. Những thời điểm “vàng” mẹ nên tắm nắng cho con

Tia UVB là tia sáng duy nhất cần thiết cho quá trình tổng hợp vitamin D ở bé, tuy nhiên tia sáng này cũng có thể gây hại cho làn da mỏng manh của con, nếu mẹ lựa chọn giờ tắm nắng không phù hợp. Mẹ ghi lại những thời điểm tắm nắng theo mùa:

Thời điểm vàng tắm nắng cho trẻ
Những thời điểm “vàng” mẹ nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh

1 – Thời điểm tắm nắng cho bé vào mùa xuân: Thời tiết vừa sang xuân bắt đầu ấm dần lên, mẹ có thể linh hoạt giờ tắm nắng tùy theo tình hình thời tiết (bởi mùa xuân thường có mưa phùn). Mẹ tránh tắm nắng cho bé từ 10-17 giờ vì lúc này mặt trên lên cao, ảnh hưởng đến làn da mỏng manh của bé.

2 – Khung thời gian hợp lý tắm nắng cho bé vào mùa hè: Vào mùa hè, ánh nắng mặt trời trở nên gay gắt hơn các mùa khác. Mẹ lưu ý cho bé tắm nắng từ 6-7 giờ sáng hoặc sau 18h để bé không bị kích ứng, đỏ da,…

3 – Tắm nắng cho bé vào mùa thu: Đến mùa thu, mặt trời sẽ lên muộn hơn và nắng đỡ gắt hơn mùa hè, nhưng mẹ cũng cần cho bé tắm nắng trước 9h để đảm bảo an toàn nhé

4 – Tắm nắng cho bé vào mùa đông: Mùa đông bầu trời thường nhiều mây, ánh sáng yếu, mẹ có thể cho bé tắm nắng trước 10h sáng hoặc sau 17h chiều nhé!

Tắm nắng cho bé theo mùa
Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh theo mùa không?

Lưu ý: Khí hậu nước ta không chia rõ rệt thành 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Có những ngày hè ánh nắng vẫn dịu nhẹ, cũng có những ngày thu nắng gay gắt khó chịu. Trong những trường hợp này, mẹ cần linh hoạt để căn chỉnh thời gian tắm nắng cho con. Ví dụ trong mùa thu nhưng thấy trời nắng, nhiệt độ trên 25 độ C, mẹ nên cho bé vào trong nhà, không nên tắm nắng cho con. 

Tựu chung lại, thời điểm tắm nắng tốt nhất thường rơi vào khoảng khoảng 6 – 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều, i ánh nắng lúc này tương đối nhẹ dịu, tia hồng ngoại và tia cực tím yếu, an toàn nhất cho da bé. 

4. Cách tắm nắng chuẩn khoa học cho bé

Tắm nắng cho bé chỉ thực sự hiệu quả nếu mẹ nắm được những kiến thức chuẩn khoa học, những phương pháp được chuyên gia khuyên dùng. Cùng Góc của mẹ điểm lại 3 cách tắm nắng hiệu quả dưới đây mẹ nhé:

Cách tắm nắng chuẩn khoa học cho trẻ
Cách tắm nắng chuẩn khoa học cho bé

1 – Chuẩn bị trước khi tắm nắng: Hiệp hội Nhi khoa Indonesia (IDAI) khuyến cáo mẹ nên mặc đầy đủ quần áo khi tắm nắng cho con để bảo vệ những vùng da nhạy cảm của bé. Vào mùa hè, mẹ có thể cho bé mặc quần áo mỏng, để lộ từng phần cơ thể như tay, chân trong khoảng thời gian nhất định (không quá 5 phút) để bé tiếp nhận vitamin D tốt nhất.

2 – Tắm nắng cho bé sơ sinh: Trong 3 ngày đầu, mẹ cho bé làm quen với ánh nắng mặt trời khoảng 5 phút, che chắn phần đầu của con bằng mũ để ánh nắng không chiếu trực tiếp, ảnh hưởng đến não bộ cũng như thị lực của con. Vào ngày thứ 4, mẹ mặc quần áo mỏng, bảo vệ mắt rồi tắm lần lượt phần thân trước, thân sau, mỗi phần 5 phút. Từ những ngày sau, mẹ tăng dần 5 phút mỗi ngày (tối đa 30 phút).

Cho bé bú sau khi tắm nắng để cấp nước
Sau khi tắm nắng, mẹ nên cho bé bú để cấp nước

3 – Việc cần làm sau khi tắm nắng cho bé sơ sinh: Tắm nắng sẽ làm con đổ mồ hôi, mẹ lau khô người để bé không bị cảm lạnh. Lưu ý không tắm ngay cho bé mà nên chờ ít nhất 30 phút để hạn chế tình trạng mất nhiệt khi tắm mẹ nhé. Ngoài ra, mẹ cần cho bé bú để cấp nước nhanh chóng, bù lại lượng mồ hôi đã đổ ra.

Để tìm hiểu thêm nhiều thông tin bổ ích xoay quanh việc tắm nắng cho bé sơ sinh, mẹ chỉ cần nhấp chuột vào bài viết sau đây: 6 lưu ý về cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh từ Chuyên gia

Những lưu ý khi mẹ tắm nắng cho con
Những lưu ý khi tắm nắng cho con

Sau khi xem qua bài viết này, chắc chắn mẹ đã có lời giải đáp cho câu hỏi có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không rồi. Tắm nắng là một trong những cách hữu hiệu giúp bé phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, nhưng phương pháp này chỉ thực sự hiệu quả nếu mẹ thực hiện đúng cách. Cùng thực hiện và chia sẻ với Góc của mẹ và các mẹ bỉm khác mẹ nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Thắc mắc của mọi mẹ bỉm: Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không? ”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0