Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Lịch tiêm chủng cho trẻ chi tiết theo tháng tuổi mà mẹ cần biết

Lịch tiêm chủng cho trẻ được quy định theo từng tháng tuổi. Các mẹ cần nắm rõ các thông tin này để đảm bảo trẻ được tiêm đủ mũi và đúng lịch. Dưới đây là các thông tin về lịch tiêm phòng mà mẹ chắc chắn không nên bỏ qua. 

1. Tại sao nên tiêm phòng cho trẻ?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi thường sẽ có sức đề kháng khá yếu. Vì vậy, cơ thể sẽ rất dễ mắc phải các căn bệnh không mong muốn. Chính vì thế, việc tiêm phòng là điều rất cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh.

Lợi ích chính của việc tiêm chủng là tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Các vắc xin khi vào cơ thể sẽ giúp các kháng thể được hình thành, nhằm chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus gây bệnh.

Để bảo vệ sức khỏe của bé một cách toàn diện, bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ xem khám và tư vấn về lịch tiêm chủng cho trẻ.

Tại sao nên tiêm phòng cho trẻ?

2. Thông tin về lịch tiêm chủng cho trẻ mà các mẹ phải biết

Tùy theo từng độ tuổi, các mũi tiêm phòng dành cho bé sẽ khác nhau. Vì vậy, mẹ bỉm cần tìm hiểu kỹ lịch tiêm chủng cho trẻ. Dưới đây là thông tin chi tiết về các mũi tiêm bắt buộc mà mẹ nhất định phải lưu tâm.

2.1. Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Trẻ em dưới 1 tháng tuổi nhất định phải được tiêm phòng đầy đủ mũi 1 vắc xin Viêm gan B, vắc xin phòng bệnh lao, vắc xin phòng bại liệt. Đặc biệt, mũi phòng Viêm gan B phải được tiêm cho trẻ trong vòng 24 giờ sau sinh. Đối với các mũi này, trẻ được tiêm càng sớm sẽ càng tốt.

Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Ngoài việc bảo vệ bé bằng cách tiêm chủng, mẹ cũng nên tham khảo các bí quyết chăm sóc trẻ sau đây:

4 sản phẩm giúp trẻ “Tạm biệt” hăm tã

2.2. Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 1 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi

Từ 1 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi, lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh khá đều đặn. Nhà mình cần lưu tâm để tránh trễ lịch hoặc bỏ sót mũi tiêm.

  • 1 tháng tuổi: Mũi 2 Viêm gan B
  • 2 tháng tuổi: Mũi 1 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm màng não, viêm họng, viêm phổi. Mũi 3 Viêm gan B.
  • 3 tháng tuổi: Mũi 2 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm màng não, viêm họng, viêm phổi.
  • 4 tháng tuổi: Mũi 3 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm màng não, viêm họng, viêm phổi. Mũi vắc xin phối hợp phòng bệnh sởi, quai bị, rubella.
  • 9 tháng tuổi: Tiêm mũi thủy đậu duy nhất.
  • 12 tháng tuổi: Tiêm 3 mũi Viêm não Nhật Bản B. Mũi 2 sẽ cách mũi 1 khoảng 1 – 2 tuần và mũi 3 sẽ được tiêm cho trẻ sau 1 năm kể từ 2 mũi đầu.

2.3. Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi

Nhà mình cần duy trì tiêm phòng cho trẻ đủ các mũi bắt buộc cho đến khi trẻ được 5 tuổi. Song song đó, bố mẹ cũng nên thường xuyên hỏi ý kiến bác sĩ về tình trạng sức khỏe và các mũi tiêm cần thiết khác cho đề kháng của trẻ.

  • 15 tháng tuổi: Tiêm mũi vắc xin phối hợp sởi, quai bị, rubella (theo chỉ định của bác sĩ ở lần tiêm lúc trẻ 4 tháng tuổi). Dù trường hợp nào cũng nên tiêm lại mũi này cho trẻ sau 4 – 5 năm.
  • 18 tháng tuổi: Tiêm mũi vắc xin Viêm màng não (Có thể tiêm nhắc lại định kỳ 3 năm/1 lần hoặc khi có chỉ định phòng dịch).
  • 24 tháng tuổi: Tiêm 2 mũi Viêm gan A (2 mũi cách nhau 6 tháng). Tiêm 1 mũi Thương hàn (3 năm/1 lần).
  • 36 tháng tuổi: Tiêm 1 liều vắc xin Cúm

Lưu ý: Mẹ nên tiêm nhắc lại vắc xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt cho trẻ vào lúc 4 đến 6 tuổi và 10 đến 11 tuổi.

Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi

3. Một số lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm phòng

Dưới đây là một số lưu ý được đúc kết từ các mẹ đã có kinh nghiệm, cũng như các chuyên gia. Mẹ bỉm nên tham khảo và ghi nhớ để chủ động hơn trong mọi trường hợp.

3.1. Các trường hợp không được tiêm phòng cho bé

Nếu trẻ thuộc một trong các trường hợp sau đây, mẹ cần thảo luận ngay với bác sĩ về lịch tiêm chủng cho trẻ.

  • Trẻ có dấu hiệu bị kích ứng ở các lần tiêm vắc xin trước. Cụ thể như vết tiêm sưng tấy, sốt trên 39 độ,…
  • Hệ thống miễn dịch của trẻ không ổn định. Dễ bị bệnh nếu tiêm các loại vắc xin sống.
  • Trẻ bị dị ứng với trứng.
  • Trẻ đang trong quá trình hồi phục sức khỏe sau khi bị cảm lạnh, tiêu chảy,…
  • Trẻ có dấu hiệu mắc các bệnh truyền nhiễm.
  • Gia đình có tiền sử bệnh động kinh. Mẹ nhiễm HIV và trẻ chưa được điều trị lây truyền.
Các trường hợp không được tiêm phòng cho bé

3.2. Lưu ý trước khi đưa trẻ đi tiêm chủng

Trước khi tiêm chủng, trẻ sẽ được khám sàng lọc. Tuy nhiên, để có thêm thông tin để bác sĩ xem khám, nhà mình nên mang theo sổ tiêm phòng và báo cáo ngay các dấu hiệu sức khỏe ở những lần tiêm trước của trẻ cho bác sĩ.

Ngoài ra, để thuận tiện cho các thao tác tiêm chủng, khi đi tiêm mẹ nên cho trẻ mặc đồ thoải mái. Đặc biệt là phải vệ sinh và cho trẻ bú vừa đủ trước khi đi. Không nên để trẻ quá no hoặc quá đói nhằm tránh tình trạng bị tụt đường huyết sau tiêm.

3.3. Các lưu ý không được quên sau lịch tiêm chủng cho trẻ

Sau khi tiêm, mẹ không nên ngay lập tức đưa trẻ về nhà. Thay vào đó, nhà mình nên cùng trẻ ở lại bệnh viện để theo dõi trong vòng 30 phút sau tiêm. Đồng thời, theo dõi lại lịch tiêm phòng cho bé ở trạm y tế.

Trong trường hợp khi đã về nhà, mẹ phát hiện bé có dấu hiệu sốt hoặc vết tiêm bị xưng đỏ thì cần bình tĩnh và giảm sốt, giảm sưng cho con. Các biểu hiện này thường xảy ra khá phổ biến đối với trẻ nên gia đình không nên quá lo lắng.

Các lưu ý không được quên sau lịch tiêm chủng cho trẻ

Mẹ có thể cho trẻ mặc đồ thoáng hơn và dùng nước ấm để lau người cho con. Đối với vết tiêm sưng thì mẹ nên dùng khăn ướt sạch chườm để giảm đau cũng như giảm sưng.

Nếu tình hình không khả quan và nhiệt độ của trẻ vượt qua 39 độ, bố mẹ nên tìm mọi cách để đưa trẻ đến bệnh viện sớm nhất có thể.

Như vậy là Góc của mẹ đã thành công chia sẻ các thông tin về lịch tiêm chủng cho trẻ. Hy vọng với các thông tin trên, mẹ bỉm đã phần nào hiểu hơn về các giai đoạn cần tiêm phòng cho trẻ. Cảm ơn các mẹ đã tham khảo bài viết!

Xem thêm:

Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ từ 0 đến 3 tháng tuổi

Các mũi tiêm phòng trước khi mang thai mà có thể mẹ chưa biết

Nguồn tham khảo: https://www.cdc.gov/vaccines/schedules/hcp/imz/child-adolescent.html

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Lịch tiêm chủng cho trẻ chi tiết theo tháng tuổi mà mẹ cần biết”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0