Nhiều mẹ hay nghĩ hăm là 1 bệnh nghiêm trọng và cần phải “trị hăm tã cho bé” nhưng thực chất đây chỉ là 1 vấn đề ngoài da thường gặp. Hiểu da con và bình tĩnh xử lý, hăm tã sẽ không còn là mối lo của hai mẹ con nữa.
Mục lục
1. Trị hăm tã cho bé bằng phương pháp tự nhiên
Theo dân gian, sử dụng trà xanh, trầu không,… có thể xử lý dứt điểm hăm tã. Nhưng chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh hiệu quả và tính an toàn của các phương pháp này đâu ạ.
Ngoài ra, mẹo dân gian này chỉ được khuyên dùng khi bé bị hăm tã nhẹ (cấp độ 1, 2, 3 chưa có mụn mủ, lở loét). Trường hợp nặng hơn mẹ không nên sử dụng vì có thể gây kích ứng, bội nhiễm,… nguy hiểm với làn da mỏng manh của con.
Lưu ý nhỏ cho mẹ: Trước khi sử dụng các phương pháp bên dưới, mẹ rửa tay sạch sẽ, sau đó vệ sinh vùng da bị hăm của con bằng nước sạch hoặc khăn ướt có thành phần dưỡng ẩm và kháng khuẩn cao cấp.
1.1. Trị hăm tã bằng dầu dừa
Trong dầu dừa chứa nhiều chất có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch, ngăn ngừa tác nhân gây hăm như: Acid Lauric, Acid Myristic, Palmitic, Vitamin E,… Cùng với đó, dầu dừa cũng kích thích tái tạo tế bào, dưỡng ẩm, giúp vùng da bị hăm nhanh lành.
Cách dùng dầu dừa trị hăm đây ạ! Đầu tiên, mẹ bôi 1 lớp mỏng dầu dừa lên vị trí hăm theo chiều xoắn ốc từ trong ra ngoài, sau đó massage nhẹ nhàng khoảng 1 phút.
Lưu ý nhỏ cho mẹ:
- Không bôi quá dày vì gây bít tắc lỗ chân lông bé
- Chỉ bôi tối đa 3 lần/ ngày thôi mẹ nhé!
Mẹ tham khảo: Trị hăm tã bằng dầu dừa có hiệu quả? Nghiên cứu từ chuyên gia
1.2. Trị hăm tã bằng lá trà xanh
Theo tài liệu “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS.TS.Đỗ Tất Lợi, trà xanh có chứa các thành phần như: Tanin, Polyphenol, Vitamin B1, B2, Vitamin C,… Đây là những thành phần có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và cấp ẩm để ngăn ngừa hăm tã cho bé.
Để áp dụng cách này, mẹ rửa nhẹ nhàng vùng da mặc tã của con bằng nước lá trà xanh, sau đó lau khô bằng khăn sạch, không cần tráng lại bằng nước trắng.
Lưu ý, chỉ rửa nước lá trà xanh tối đa 1 lần/ ngày.
Mẹ tham khảo: Trị hăm bằng lá trà xanh có thực sự hiệu quả? Chia sẻ từ chuyên gia
1.3. Trị hăm tã bằng trầu không
Theo nghiên cứu của bộ môn ký sinh tại trường Đại học Y Hà Nội, trầu không có chứa nhiều kháng sinh thực vật, tinh dầu tự nhiên và hợp chất Phenolic giúp sát khuẩn, chống nhiễm trùng, chữa hăm tã cho bé hiệu quả.
Để thực hiện, mẹ dùng nước lá trầu không rửa sạch nhẹ nhàng vùng da mặc tã của bé. Sau đó lau khô bằng khăn mềm, không cần tráng lại bằng nước trắng.
Lưu ý, chỉ rửa nước lá trầu không tối đa 1 lần/ ngày.
Mẹ tham khảo: Trị hăm tã bằng lá trầu không – Đừng lạm dụng mẹ ơi!
1.4. Trị hăm tã bằng sữa mẹ
Sữa mẹ không chỉ là nguồn dưỡng chất quý giá trong những tháng đầu đời của con mà có công dụng xử lý hăm rất tốt đó ạ! Bởi sữa mẹ có chứa lượng lớn kháng thể, kháng sinh tự nhiên và Vitamin,… có tác dụng sát khuẩn, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây hăm, dưỡng ẩm và nuôi dưỡng da bé khỏe mạnh.
Cách thực hiện: Dùng sữa mẹ bôi nhẹ nhàng 1 lớp mỏng lên vùng da mặc tã của bé theo chiều xoắn ốc từ trong ra ngoài.
Lưu ý: Mẹ sử dụng sữa đầu, trong và chỉ bôi tối đa 3 lần/ ngày.
Mẹ tham khảo: Nghiên cứu khoa học về cách trị hăm tã bằng sữa mẹ
Các phương pháp dân gian không còn được nhiều mẹ tin tưởng áp dụng nữa bởi:
- Không an toàn tuyệt đối: Lá trầu, lá trà xanh,… rất dễ vương lại lông sâu, lông tơ hoặc vi khuẩn, vi nấm gây hại cho da bé. Nếu mẹ chế biến sai cách, các hoạt chất trong cây có thể bị biến đổi làm giảm hiệu quả, thậm chí là gây kích ứng da.
- Tốn thời gian: Để chuẩn bị được nước tắm rửa mẹ tốn rất nhiều thời gian. Từ việc làm sao để tìm nguồn nguyên liệu chất lượng, sơ chế sao cho sạch, chuẩn bị nồi để đun nấu… Rất nhiều công đoạn khác nhau. Mà mẹ thì luôn muốn chọn cách nào nhanh và tiện lợi nhất đúng không ạ?
- Không chắc chắn được hiệu quả: Mặc dù được lưu truyền lâu đời, tuy nhiên, hầu hết những cách dân gian này chưa được khoa học chứng minh có hiệu quả an toàn cho bé. Tốt hơn hết, mẹ hãy lắng nghe ý kiến từ bác sĩ hay tham khảo những phương pháp đã có cơ sở khoa học, đảm bảo không gây hại cho sức khỏe của con.
2. Sử dụng xịt xử lý vấn đề về da cho bé
Giống như khi chăm sóc da, mẹ rất ngại đưa tay lên mặt, đặc biệt là các vết thương hở vì sợ bẩn sẽ làm mụn nặng hơn. Chăm sóc vùng hăm tã của con cũng vậy. Vì thế, thiết kế dạng xịt sẽ an toàn nhất, mẹ không cần dùng tay bôi, tránh nhiễm khuẩn ngược từ tay mẹ sang vùng da bị hăm của con.
Ngoài ra, có 3 lý do khác khiến sản phẩm xử lý hăm dạng xịt là lựa chọn tối ưu để xử lý hăm tã:
- Làm dịu vùng da bị hăm nhanh chóng: Thiết kế dạng xịt phun sương giúp thẩm thấu nhanh hơn dạng bôi, giảm nhanh cảm giác khó chịu khi bé bị hăm.
- Không gây đau rát: Mẹ có để ý khi da bé bị tổn thương, mẹ bôi thuốc cho bé, bé thường co người lại, thậm chí khóc thét lên không? Nhưng với thiết kế dạng xịt, mẹ chỉ cần ấn xịt, không chạm vào da bé khiến bé sợ hãi, đau đớn đâu ạ!
- An toàn hơn: Khác với phương pháp dân gian, các sản phẩm này đã được đơn vị uy tín kiểm chứng hiệu quả xử lý hăm và cấp phép lưu hành. Ngoài ra, dạng xịt còn tránh nhiễm khuẩn chéo từ tay mẹ sang vùng da bị hăm của con.
Để sử dụng sản phẩm xử lý hăm cho con, mẹ thực hiện theo các bước:
- Bước 1: Làm sạch vùng da bị hăm của con bằng khăn ướt có thành phần kháng khuẩn, lành tính. Đợi khoảng 1 phút trước khi dùng xịt.
- Bước 2: Để đầu xịt đối diện và cách vết thương khoảng 10cm, ngón tay trỏ đặt lên vị trí ấn. Dùng lực ấn mạnh đầu xịt để xịt lên vùng da bị hăm của con.
- Bước 3: Chờ cho da khô (khoảng 30s) trước khi mặc tã,…
Lưu ý nhỏ cho mẹ: Ưu tiên chọn loại xịt hăm tã có thành phần thiên nhiên, lành tính để an toàn nhất với da con. Tránh các loại xịt có chứa paraben gây kích ứng da mẹ nhé!
Mẹ tham khảo: Xịt Skin Expert Mamamy an toàn cho trẻ sơ sinh
3. Sử dụng kem trị hăm tã cho bé
Giống xịt xử lý hăm, kem trị hăm cũng có tác dụng “xử đẹp” vùng da bị hăm của con. Điểm khác biệt nằm ở thiết kế dạng kem bôi, mẹ sẽ dùng tay để bôi kem lên vùng da bị hăm của con.
Đánh giá ưu, nhược điểm của kem hăm tã so với xịt hăm tã dưới đây sẽ giúp mẹ có lựa chọn chính xác nhất!
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Bôi kem xử lý hăm tã cho bé như thế nào? Mẹ thực hiện theo hướng dẫn bên dưới để đạt hiệu quả tốt nhất nhé!
- Bước 1: Làm sạch vùng da bị hăm của con bằng khăn ướt có thành phần kháng khuẩn. Đợi khoảng 1 phút để da khô hẳn.
- Bước 2: Mẹ rửa tay sạch, để khô tay trước khi bôi tránh nhiễm khuẩn chéo vào phần da bị hăm của bé.
- Bước 3: Mẹ lấy 1 lượng kem vừa đủ với diện tích da hăm. bôi nhẹ nhàng theo chiều xoắn ốc từ trong ra ngoài lên vùng da bị hăm của bé. Lưu ý: Chỉ nên bôi 1 lớp mỏng thôi mẹ nhé vì lớp kem quá dày sẽ gây bít tắc da, bé lâu khỏi hơn đó.
Lưu ý nhỏ cho mẹ: Khi chọn kem bôi hăm cho bé, mẹ tập thói quen đọc kỹ thành phần. Không chọn kem chứa hóa chất tổng hợp như chất bảo quản, chất tạo mùi, chất làm trắng như paraben, Phthalate diethyl,… vì sẽ gây kích ứng da bé. Ngoài ra, mẹ ưu tiên kem có thành phần dưỡng ẩm như: Vitamin, tinh dầu tự nhiên, glycerin,… để bảo vệ da bé tốt nhất.
4. Lưu ý khi trị hăm tã cho bé sơ sinh
- Giữ vùng da mặc tã khô thoáng: Trước khi mặc tã mới cho bé, mẹ cho mông của con được thở bằng cách “nude” khoảng 5 – 10 phút mẹ nhé!
- Sử dụng sản phẩm tắm gội thành phần tự nhiên, lành tính.
- Không chà mạnh khi vệ sinh da tránh gây kích ứng da bé.
- Thay tã sau 3 – 4 tiếng/1 lần, không đóng bỉm cho bé lâu hơn 6 tiếng để tránh vi khuẩn, vi nấm có điều kiện phát triển.
- Chọn loại bỉm thấm hút tốt (ưu tiên chứa nhiều hạt SAP thấm hút), bỉm chuyên biệt đóng xuyên 12h đêm, giúp vùng da bị hăm của con khô thoáng, không bị tràn bỉm, bí bách.
Mẹ tham khảo: Tã dán Mamamy thấm hút tốt, đóng xuyên 12h đêm
5. 5 sai lầm cần tránh khi trị hăm tã cho bé
Trị hăm tã sai cách khiến hăm tã kéo dài, gây nhiều biến chứng trên da. 5 Sai lầm này mẹ “khắc cốt ghi tâm” để tránh xa nhé!
1- Dùng phấn rôm: Phấn rôm bản chất là những hạt có kích thước rất nhỏ. Khi sử dụng hàng ngày với lượng lớn sẽ gây bít tắc lỗ chân lông khiến hăm trầm trọng hơn. Ngoài ra, trong phấn rôm có chứa bột Talc gây ung thư bộ phận sinh dục của bé gái.
2- Dùng tinh bột ngô, tinh bột yến mạch: Mẹ nghe đâu đó tinh bột ngô, yến mạch trị hăm tốt. Nhưng thực tế bản chất của nó là những hạt nhỏ như phấn rôm, vừa gây bít tắc lỗ chân lông, làm tình trạng viêm da nặng hơn và có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp nếu bé hít phải.
3- Tắm cho bé bằng các loại lá dân gian không rõ nguồn gốc: Những loại lá này không đảm bảo an toàn, chứa thuốc trừ sâu, chất tăng trưởng,… Đây là những chất gây kích ứng da bé, đặc biệt vùng da mặc tã đang hăm.
4- Lau rửa bằng xà phòng thơm: Hầu hết xà phòng thơm đều có chất tẩy rửa và chất tạo mùi hóa học gây kích ứng, tổn thương da bé bị hăm.
5- Sử dụng sản phẩm hăm tã không rõ nguồn gốc: Những sản phẩm này tiềm ẩn nguy cơ chứa thành phần độc hại cho da hoặc đã hết hạn sử dụng, không đảm bảo vô khuẩn khi sản xuất,… Tất cả những rủi ro này đều gây kích ứng, tổn thương và làm bé hăm nặng hơn đó mẹ.
6. Khi nào thì nên đưa bé đi khám?
Hăm tã là vấn đề thường gặp, không nguy hiểm cho bé yêu và có thể tự khỏi nếu mẹ chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, số ít trường hợp bé bị hăm tã cấp độ 4, 5 có nhiễm trùng, cần được đi khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
4 dấu hiệu “cảnh báo” con cần đến bác sĩ đây ạ!
- Xuất hiện mụn nước ở vùng bị hăm
- Vùng tã lót sưng đỏ
- Vùng hăm tã chảy mủ
- Sốt: Khi bé hăm cùng sốt có thể do bé đã bị nhiễm trùng vùng da hăm tã.
7. Sự khác biệt khi trị hăm tã cho bé trai và bé gái
Hăm tã là tình trạng viêm da xung quanh vùng sinh dục của bé. Bé trai và bé gái có cấu tạo bộ phận sinh dục khác nhau, có những lưu ý khác nhau khi trị hăm:
7.1. Mẹ cần lưu ý gì đặc biệt khi bé gái bị hăm tã?
Sở dĩ bé gái hay bị hăm tã hơn vì bé có cấu tạo bộ phận sinh dục hình phễu ngược. Khi tắm rửa hoặc thay tã cho bé, nếu không vệ sinh đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng “chỗ đó” của bé bị lắng đọng nước tiểu, chảy xuống hậu môn, tạo điều kiện vi khuẩn gây bệnh xâm nhập.
Vì thế, khi vệ sinh, mẹ lau nhẹ nhàng từ phía trước về sau hậu môn, tuyệt đối không làm ngược lại.
7.2. Trị hăm tã ở bé trai có gì khác biệt?
Khác với bé gái, bé trai có 2 bên bìu và vùng dưới bìu dính vào phần da hậu môn. Đây là vị trí dễ bị đọng lại mồ hôi, phân và nước tiểu… Do vậy, để vệ sinh cho các cậu bé, mẹ cần đặc biệt chú ý:
Chọn bỉm: Cơ quan sinh dục của bé trai sẽ căng lên khi bé sắp đi vệ sinh. Nếu bé mặc bỉm chật, phần da của bé dễ bị cọ xát vào bề mặt bỉm. Nếu tình trạng này lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến da bé bị tổn thương, trở nên kích ứng, gây hăm. Vì vậy, khi chọn tã cho bé trai, mẹ cần nhớ chọn kích thước rộng hơn 1 chút nhé.
KHĂN ƯỚT MAMAMY – CHỦ ĐỘNG NGỪA HĂM, CHĂM TỪNG KẼ NGÁCH
Hăm vốn do vi khuẩn gây nên. Vì thế, với một đất nước điển hình khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, các bé sẽ rất dễ bị hăm, đặc biệt bé nào trộm vía bụ bẫm, trên cơ thể có nhiều vùng nếp gấp như ngấn tay, ngấn chân, ngấn cổ,… Thay vì lo lắng, ba mẹ ơi, có Mamamy và khăn ướt của Mamamy đây rồi!
Ba mẹ chủ động ngừa hăm cho con, chăm sóc con an toàn tới từng kẽ ngách. |
Hăm tã là vấn đề ngoài da thường gặp, không phải bệnh nên mẹ đừng quá lo lắng. Chỉ cần mẹ áp dụng đúng cách trị hăm tã cho bé, bình tĩnh xử lý để tránh 1 số sai lầm là hai mẹ con sẽ “bai bai” hăm tã ngay thôi!