Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Trị hăm bằng lá trà xanh có thực sự hiệu quả? Chia sẻ từ chuyên gia

Trị hăm tã bằng trà xanh chỉ là phương pháp dân gian hay đã có nghiên cứu khoa học chứng minh hiệu quả? Mẹ có nên áp dụng phương pháp này cho bé nhà mình không? Tham khảo những chia sẻ của chuyên gia trong bài viết dưới đây mẹ nhé!

1. Tác dụng của lá trà xanh với việc trị hăm tã

Chắc hẳn mẹ từng nghe có mẹ chia sẻ kinh nghiệm dùng trà xanh để trị hăm tã cho bé hiệu quả. Tuy nhiên, trị hăm tã bằng trà xanh chỉ là phương pháp dân gian được truyền lại, chưa có nghiên cứu khoa học nào xác nhận 100% hiệu quả và tính an toàn của trà xanh khi xử lý vùng da bị hăm của bé.

Trị hăm tã bằng trà xanh có thực sự hiệu quả
 Trị hăm bằng lá chè xanh có tính an toàn cao cho cả trẻ sơ sinh. 

Theo thông tin được cập nhật mới nhất, các chuyên gia đến nay mới chỉ tìm ra tác dụng của lá trà xanh đối với việc chăm sóc da là sát trùng da và tiêu diệt vi khuẩn thôi mẹ ạ. Cụ thể, theo cuốn sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của tác giả Đỗ Tất Lợi, lá trà xanh có các thành phần và công dụng như:

Thành phần Công dụng
Tanin (chiếm 20%)
  • Khả năng sát khuẩn cao, hỗ trợ chống viêm, ức chế sự phát triển của virus, vi khuẩn
  • Làm săn da và giúp vết thương nhanh lành
Các polyphenol khác
  • Chống oxy hóa, bảo vệ da và chữa lành vết thương
Vitamin (C, B1, B2)
  • Nuôi dưỡng và tăng sức đề kháng cho da
  • Tăng cường cơ chế tự bảo vệ da

Vì vậy, mẹ cân nhắc kỹ những ưu, nhược điểm của phương pháp trị hăm tã bằng trà xanh này trước khi quyết định sử dụng cho bé nhé.

Ưu điểm:

  • Nguyên liệu dễ tìm kiếm
  • Chi phí thấp

Nhược điểm:

  • Chuẩn bị lâu: Mất nhiều thời gian chuẩn bị do mẹ cần sơ chế lá trà xanh trước khi sử dụng.
  • Không an toàn tuyệt đối: Có thể gây kích ứng da bé do không đảm bảo nguyên liệu và dụng cụ vô khuẩn tuyệt đối trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, nguồn lá trà xanh không chất lượng ảnh hưởng không tốt cho da bé
  • Chưa được chứng minh hiệu quả: Là phương pháp dân gian, chưa có nghiên cứu chứng minh hiệu quả và an toàn tuyệt đối cho da bé.
Trị hăm tã bằng lá trà xanh không an toàn tuyệt đối cho bé
Trị hăm tã bằng lá chè xanh không an toàn tuyệt đối cho bé

Lá trà xanh có khả năng kháng khuẩn, chống viêm nên được dân gian lưu truyền áp dụng để xử lý hăm cho bé. Tuy nhiên, vì chưa được khoa học kiểm chứng 100% hiệu quả và an toàn nên mẹ cần cân nhắc khi sử dụng phương pháp này.

Xem thêm: Trị hăm tã bằng lá trầu không – Đừng lạm dụng mẹ ơi!

2. 3 Cách trị hăm tã bằng trà xanh tại nhà

Khi sử dụng lá trà xanh để trị hăm tã cho bé, mẹ thường áp dụng 3 cách sau:

2.1. Cho bé sử dụng nước tắm lá trà xanh

Phương pháp trị hăm tã bằng tra xanh này giúp dưỡng chất từ lá trà xanh hòa cùng với nước, dễ thẩm thấu vào da bé hơn.

Chuẩn bị nguyên liệu: Mẹ cần chuẩn bị những nguyên, vật liệu như:

  • 100g lá trà xanh tươi, không bị sâu
  • 1 – 2 lít nước lọc
  • 1 thìa cà phê muối
  • Nồi đun, chậu tắm, khăn tắm, khăn khô đa năng,..
Chọn lá trà xanh tươi, không sâu, nguồn gốc rõ ràng
Để trị hăm cho bé bằng nước chè tốt nhất mẹ nên dùng lá chè tươi, không sâu, nguồn gốc rõ ràng. 

1 – Cách đun nước lá trà xanh cho bé:

  • Bước 1: Rửa sạch lá trà xanh, có thể vò nhẹ hoặc ngâm với nước muối loãng để làm sạch, diệt khuẩn trên bề mặt lá
  • Bước 2: Cho lá trà xanh vào nồi đun với 1 – 2 lít nước lọc, thêm 1 thìa cà phê muối. Đợi nước sôi thì tắt bếp, để nguội tự nhiên.

2 – Cách pha nước tắm: Lọc lấy phần nước (bỏ bã) và pha với 5 lít nước sạch trong nhiệt độ khoảng 37 – 38 độ C.

3 – Cách tắm cho bé bằng lá trà xanh:

  • Bước 1: Nhẹ nhàng đặt bé xuống nước, vòng tay qua sau cổ, để tay ở giữa phần đầu và cổ bé.
  • Bước 2: Sử dụng khăn khô đa năng, thấm nước rồi nhẹ nhàng lau khắp cơ thể bé. Chú ý không kỳ, lau mạnh tay, nhất là vùng da bị hăm của bé để tránh đau, rát, tổn thương da bé.
  • Bước 3: Sau khi tắm xong, nhấc bé lên đặt vào khăn tắm rồi thấm khô nước trên cơ thể bé. Mặc quần áo mới cho bé, chú ý chọn quần áo, tã, bỉm vừa hoặc rộng hơn để vùng hăm không bị bí.
Tắm cho bé bằng nước lá trà xanh
Mẹ cần chú ý cách tắm lá trà xanh cho trẻ sơ sinh để bé thoải mái nhất

4 – Thời gian sử dụng: Mẹ có thể tắm cho bé bằng nước lá trà xanh 1 lần/ngày, trong khoảng 3 – 5 ngày sẽ thấy có sự thay đổi trên vùng da bị hăm của bé.

Xem thêm: Trị hăm tã cho bé: 6 cách xử lý và 5 Sai lầm mẹ hay gặp phải

2.2. Giã lá trà xanh tươi thoa lên vùng bị hăm

Cách trị hăm tã bằng trà xanh tiếp theo là giã lá trà tươi thoa lên vùng bị hăm. Trước tiên, mẹ giã lá trà xanh lấy nước cốt giúp thu được tối đa các dưỡng chất, khi thoa cho bé sẽ tác động trực tiếp lên vùng hăm và hạn chế vi khuẩn lây lan sang vùng da khác của bé:

1 – Chuẩn bị nguyên liệu: Mẹ cần chuẩn bị những nguyên, vật liệu như:

  • 2 – 3 lá trà xanh tươi, không bị sâu
  • 3ml nước lọc
  • 1/2 thìa cà phê muối
  • Cối, chày giã, bát sạch, khăn khô đa năng

2 – Cách giã:

  • Bước 1: Rửa sạch lá trà xanh, ngâm với nước muối loãng để làm sạch, diệt khuẩn trên bề mặt lá
  • Bước 2: Cho lá trà xanh vào cối giã nát cùng 1/2 thìa cà phê muối. Thêm 3ml nước lọc, rồi tiếp tục giã nhuyễn.
  • Bước 3: Dùng khăn xô hoặc dụng cụ lọc chuyên dụng để lọc bã trà xanh. Mẹ nên lọc 2 – 3 lần để loại hết bã, thu lấy phần nước cốt.

3 – Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Làm sạch riêng vùng hăm bằng nước ấm hoặc tắm toàn thân cho bé rồi lau khô người bé.
  • Bước 2: Dùng khăn khô đa năng thấm một ít phần nước cốt vừa thu được rồi chấm nhẹ nhàng 1 lớp mỏng lên vùng da bị hăm của bé. Khăn khô đa năng dùng một lần không cần giặt đi giặt lại rất tiện cho mẹ đó ạ.

Thời gian sử dụng: Mẹ có thực hiện biện pháp này 2 lần/ngày, trong khoảng 3 – 5 ngày sẽ thấy có sự thay đổi. Phần nước cốt chưa sử dụng, mẹ bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và làm nguội trước khi bôi cho bé lần tiếp theo.

Giã nát lá trà xanh và thu lấy phần nước cốt thoa cho bé
Giã nát lá trà xanh và thu lấy phần nước cốt thoa cho bé

Lưu ý: Để đảm bảo vô khuẩn, mẹ khử trùng tất cả các dụng cụ cần dùng bằng nước sôi và để khô trước khi thực hiện.

2.3. Sử dụng túi lọc trà xanh hút ẩm

Ngoài các phương pháp trị hăm tã bằng trà xanh trên, mẹ còn sử dụng trà xanh túi lọc để hút ẩm tã/bỉm cho bé. Phương pháp này dễ thực hiện và có thể sử dụng thường xuyên, tuy nhiên chỉ áp dụng để  ngừa hăm là chủ yếu thôi ạ.

1 – Chuẩn bị: 2 Túi lọc trà xanh

2 – Cách đặt trà xanh túi lọc vào bỉm:

  • Bước 1: Khi mặc bỉm mới cho bé, mẹ lấy 1 – 2 túi lọc trà xanh đặt vào tã/bỉm, đặt vị trí sau mông, không đặt gần vùng kín của bé vì sẽ khiến bé khó chịu.
  • Bước 2: Thay túi lọc mới sau khoảng 2 – 3 tiếng

Tần suất sử dụng: Mẹ có thể áp dụng cách này thường xuyên mỗi lần thay tã/bỉm cho bé.

Túi lọc trà xanh giúp hút ẩm tã/bỉm của bé 
Túi lọc trà xanh giúp hút ẩm tã/bỉm của bé 

3. Nên dùng lá trà xanh với những tình trạng hăm tã như thế nào?

Phương pháp trị hăm tã bằng lá trà xanh chỉ áp dụng nếu bé thuộc trường hợp hăm tã nhẹ (cấp độ 1,2,3). Vùng da hăm của bé bắt đầu có dấu hiệu mẩn đỏ, mụn li ti, CHƯA loét, mụn bọc.

Xác định mức độ hăm tã của bé trước khi có biện pháp điều trị
Xác định mức độ hăm tã của bé trước khi có biện pháp điều trị

Vậy vì sao hăm tã nặng (cấp độ 4, 5) không dùng được lá trà xanh? Vì ở cấp độ này, các nốt mụn bọc rất dễ vỡ tạo thành vết thương hở khiến da bé nhạy cảm, dễ bị kích ứng. Chỉ cần sơ sẩy một chút thôi, vi khuẩn sẽ xâm nhập gây viêm da, nhiễm khuẩn,… khiến tình trạng của bé nặng hơn.

Để yên tâm nhất, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được tư vấn và xử lý kịp thời.

4. Trị hăm tã bằng trà xanh  bao lâu có hiệu quả?

Hiện chưa có câu trả lời chính xác về hiệu quả của lá trà xanh vì đây chỉ là phương pháp dân gian, truyền miệng, chưa có tài liệu khoa học kiểm chứng và xác nhận về thời gian phát huy tác dụng trên vùng da bị hăm của bé.

Theo kinh nghiệm từ các mẹ đã sử dụng, tùy thuộc vào tình trạng da, cơ địa của từng bé và cách chăm sóc của mẹ sẽ mang lại hiệu quả khác nhau. Trung bình, sau khoảng 5 – 7 ngày, vùng da bị hăm của bé sẽ bớt mẩn đỏ và bắt đầu mịn trở lại.

Sau khoảng 1 tuần thì vùng da bị hăm của bé sẽ bớt đỏ và mịn trở lại
Sau khoảng 1 tuần thì vùng da bị hăm của bé sẽ bớt đỏ và mịn màng trở lại

5. Lưu ý khi trị hăm tã bằng trà xanh

Khi sử dụng lá trà xanh để xử lý vùng da hăm tã cho bé, mẹ đừng bỏ qua những lưu ý sau nhé:

  • Nguy cơ kích ứng: Da của bé rất nhạy cảm, đặc biệt là khi bị hăm tã. Để an toàn nhất, mẹ dùng thử 1 chút lên vùng da bình thường của bé trước và theo dõi cẩn thận xem bé có điều gì bất thường hay không.
  • Không lạm dụng: Lá trà xanh chứa tới 20% tanin nên có thể gây xót, rát, bỏng da, không nên sử dụng quá nhiều lần/ngày.
  • Không áp dụng với trường hợp hăm nặng (Cấp độ 4, 5): Vết hăm bị  loét, có mụn nước, mụn bọc,… mẹ không nên áp dụng phương pháp này vì có thể gây lây nhiễm, viêm loét,… khiến tình trạng bé nặng hơn. Lúc này mẹ nên đưa bé đi khám để được tư vấn, xử lý đúng cách.

Mẹ cân nhắc sử dụng các sản phẩm xử lý hăm có thành phần kháng khuẩn, lành tính, dịu nhẹ để đảm bảo an toàn, tiện lợi và hiệu quả hơn cho bé.

Mẹ nên ưu tiên sản phẩm xử lý hăm có thành phần thiên nhiên, dịu nhẹ với làn da của bé
Mẹ nên ưu tiên sản phẩm xử lý hăm có thành phần thiên nhiên, dịu nhẹ với làn da của bé

6. Một số phương pháp trị hăm tã đã được khoa học kiểm chứng

Phương pháp trị hăm tã bằng trà xanh chưa được khoa học nghiên cứu, kiểm chứng nên khó tránh khỏi các tác dụng phụ khiến tình trạng hăm tã của bé nặng hơn. Để đảm bảo an toàn, hiệu quả, mẹ tham khảo các cách sau:

6.1. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị, cải thiện vùng da bị hăm

Nếu bé nhà mình hăm tã nhẹ (cấp độ 1, 2, 3), chưa có vết thương hở, mẹ có thể xử lý tại nhà cho bé bằng các sản phẩm hỗ trợ xử lý vết hăm. Những sản phẩm đã được kiểm chứng khoa học sẽ có hiệu tích cực trong xử lý hăm tã, an toàn cho bé và tiện dụng hơn cho mẹ.

Một số sản phẩm giúp xử lý hăm tã cho bé dạng bôi và dạng xịt
Một số sản phẩm chất lượng giúp xử lý hăm tã cho bé dạng bôi và dạng xịt

Các sản phẩm hỗ trợ xử lý hăm cho bé thường có 2 dạng là dạng bôi và dạng xịt. Hiện nay, dạng xịt được mẹ bỉm hiện đại ưu ái hơn, bởi nó dễ thẩm thấu vào da, giúp làm dịu làn da bé nhanh chóng, tăng nhanh thời gian xử lý các nốt hăm, mẩn đỏ. Ngoài ra, sử dụng dạng xịt giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn ngược, tránh đau rát khi mẹ dùng tay bôi, chạm vào vùng da bị tổn thương của bé.

Một số sản phẩm trị hăm mẹ có thể tham khảo là: Xịt skin expert Mamamy, kem bôi hăm tã Sudocrem, Bepanthen,… Đây là các sản phẩm được kiểm chứng an toàn để mẹ yên tâm sử dụng cho bé.

6.2. Đưa bé đi khám ngay nếu bé bị hăm tã cấp độ 4,5

Trường hợp bé có dấu hiệu hăm tã nặng (cấp độ 4, 5), vùng hăm của bé có thể xuất hiện mụn nước, mụn bọc,… khả năng viêm nhiễm cao, dễ gây biến chứng không mong muốn cho con nếu không được xử lý đúng cách, kịp thời..

Khi thấy bé có biểu hiện trên, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế, để bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn dùng thuốc phù hợp tránh ở nhà tin tưởng trị hăm tã bằng trà xanh vì lúc này bệnh của bé đã khá nguy hiểm.

Trường hợp bé hăm tã nặng, mẹ không nên tự điều trị tại nhà
Trường hợp bé hăm tã nặng không nên tự điều trị tại nhà

Một số loại thuốc trị hăm bác sĩ thường kê cho bé như: Kem bôi Hydrocortison, Fucidin hoặc hỗn dịch uống Amoxicillin, Zinnat,… Các loại thuốc dùng trong điều trị hăm tã nặng có thể chứa corticoid hoặc kháng sinh, mẹ cần lưu ý tuân thủ và thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ nhé.

Xem thêm: Cách trị hăm tã bằng dầu dừa nhanh chóng hiệu quả

7. Cách chăm sóc để bé nhanh khỏi hăm tã

Hăm tã là vấn đề về da rất hay gặp ở bé, chỉ cần mẹ bình tĩnh xử lý đúng cách bé sẽ nhanh khỏi.

  • Vệ sinh vùng da bị hăm của bé sạch sẽ: Sau mỗi lần thay tã, mẹ cần vệ sinh vùng da bị hăm của con sạch sẽ và để mông con khô ráo trước khi mặc bỉm. Mẹ  ưu tiên sử dụng khăn ướt có thành phần dưỡng ẩm, kháng khuẩn cao cấp, vừa tiện hơn cho mẹ, vừa bảo vệ vùng da hăm tã của con tốt hơn.
  • Thay tã 3 – 4 tiếng/lần: Mẹ không nên đóng tã/bỉm cho bé lâu hơn 6 tiếng để tránh vi khuẩn từ phân, nước tiểu, mồ hôi,… tích tụ và xâm nhập vào vùng hăm của bé, khiến tình hình nghiêm trọng hơn.
  • Giảm thời gian mặc tã: Trước khi thay bỉm mới, mẹ cho mông bé “nude” khoảng 5 – 10 phút để vùng da mặc tã khô thoáng, dễ chịu nhất.
  • Chọn tã thích hợp: Chọn tã có thành phần bông tự nhiên, không chứa clo và chất tạo mùi hóa học,… gây kích ứng da bé. Mẹ ưu tiên tã có nhiều hạt SAP – loại hạt có khả năng thấm hút siêu tốt, chống thấm ngược, giúp mông bé luôn khô thoáng. Cùng với đó, mẹ chọn tã size vừa hoặc rộng hơn 1 chút so với cân nặng của bé, tránh chọn tã chật cọ xát vào mông bé khiến hăm tã nặng hơn.
  • Bảo vệ da bé bằng các sản phẩm tắm gội: Sử dụng các sản phẩm tắm gội thiên nhiên có thành phần dưỡng ẩm cao cấp như tinh dầu Inca inchi, bơ hạt mỡ,… giúp tăng cường bảo vệ và dưỡng ẩm cho da bé, đẩy nhanh hiệu quả xử lý hăm tã.
Sử dụng các sản phẩm bọt tắm gội thiên nhiên cao cấp để an toàn, lành tính nhất với làn da nhạy cảm của bé
Sử dụng các sản phẩm bọt tắm gội thiên nhiên cao cấp để an toàn, lành tính nhất với làn da nhạy cảm của bé

Hăm tã là vấn đề về da thường gặp ở bé, chỉ cần bình tĩnh và hiểu thật rõ da con, mẹ hoàn toàn có thể xử lý tại nhà được.

Sử dụng lá trà xanh là biện pháp dân gian, chưa được khoa học kiểm chứng về hiệu quả nên mẹ cần cân nhắc kỹ trước khi áp dụng mẹ nha.

KHĂN ƯỚT MAMAMY – CHỦ ĐỘNG NGỪA HĂM, CHĂM TỪNG KẼ NGÁCH

Hăm vốn do vi khuẩn gây nên. Vì thế, với một đất nước điển hình khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, các bé sẽ rất dễ bị hăm, đặc biệt bé nào trộm vía bụ bẫm, trên cơ thể có nhiều vùng nếp gấp như ngấn tay, ngấn chân, ngấn cổ,… Thay vì lo lắng, ba mẹ ơi, có Mamamy và khăn ướt của Mamamy đây rồi!

  • Thành phần ngừa hăm được cấp bằng sáng chế Mỹ
  • Thành phần kháng khuẩn được WHO chỉ định dùng cho viêm nướu

Ba mẹ chủ động ngừa hăm cho con, chăm sóc con an toàn tới từng kẽ ngách.

Nếu cần hỗ trợ hay có bất kỳ câu hỏi nào về cách trị hăm tã bằng trà xanh hay các sản phẩm xử lý hăm tã hiệu quả, mẹ hãy để lại bình luận ở dưới để được tư vấn nhanh chóng, chính xác.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Trị hăm bằng lá trà xanh có thực sự hiệu quả? Chia sẻ từ chuyên gia”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Nghiên cứu khoa học về cách trị hăm tã bằng sữa mẹ
Nghiên cứu khoa học về cách trị hăm tã bằng sữa mẹ
Năm 2013, Tạp chí Da liễu Nhi khoa Pediatric Dermatology đã đăng tải một bài báo về hiệu quả của trị hăm tã bằng sữa mẹ. Đến năm 2015, Tạp chí Da liễu Quốc tế International Journal of Dermatology cũng có một bài báo tương tự, so sánh hiệu quả của sữa mẹ với thuốc […]
Trị hăm tã bằng lá trầu không – Đừng lạm dụng mẹ ơi!
Trị hăm tã bằng lá trầu không – Đừng lạm dụng mẹ ơi!
Trị hăm tã bằng lá trầu không là phương pháp đang được nhiều mẹ truyền tai nhau áp dụng trong thời gian gần đây. Biện pháp này có hiệu quả và an toàn với bé không? Liệu đây có phải cách tốt nhất để trị hăm tã? Tham khảo ngay lời khuyên của chuyên gia […]
Cách trị hăm tã bằng dầu dừa nhanh chóng hiệu quả
Cách trị hăm tã bằng dầu dừa nhanh chóng hiệu quả
Trị hăm tã bằng dầu dừa có thật sự hiệu quả như dân gian vẫn truyền miệng? Biện pháp này có an toàn cho bé? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc của mẹ và giúp mẹ biết cách xử lý tốt nhất tình trạng hăm tã của bé. 1. Tác dụng […]
Giỏ hàng 0