Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ chuẩn WHO theo giới tính và độ tuổi

Làm thế nào để biết cân nặng và chiều cao của con mình phát triển đều theo từng độ tuổi, đâu là “thước đo” chính xác nhất chắc hẳn là băn khoăn của nhiều mẹ bỉm trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng bé. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ dễ dàng theo dõi quá trình phát triển của con dựa theo bảng chiều cao, cân nặng của trẻ chuẩn WHO theo giới tính và độ tuổi.

 Chiều cao và cân nặng của bé phát triển theo giai đoạn của tuổi.
Chiều cao và cân nặng của bé phát triển theo giai đoạn của tuổi.

1. Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 – 5 tuổi

0 đến 5 tuổi là giai đoạn bé được làm quen, tiếp xúc với môi trường bên ngoài sau khi chào đời. Theo tổ chức y tế thế giới WHO, giai đoạn từ 0 đến 2 tuổi là thời kỳ vàng giúp bé phát triển mạnh mẽ về chiều cao, thể chất. Trẻ từ 3 đến 5 tuổi sẽ phát triển thể chất từ từ, mỗi năm bé sẽ tăng trung bình 6,8 cm và mật độ xương cũng được tăng trưởng đáng kể. 

Do đó, ở giai đoạn này mẹ cần lưu ý 3 chỉ số chính sau:

1 – Chỉ số cân nặng theo độ tuổi, giới tính: Nếu cân nặng của bé nhỏ hơn –2SD so với cân nặng trung bình dựa theo bảng chiều cao, cân nặng của WHO, đây được coi là một trong các biểu hiện của bé bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân.

Mẹ cần quan tâm đến các chỉ số chiều cao cân nặng của con
Mẹ cần quan tâm đến các chỉ số chiều cao cân nặng của con

2 – Chỉ số chiều cao theo tuổi, giới tính: Nếu chiều cao của bé nhỏ hơn –2SD so với chiều cao trung bình của bé dựa theo bảng chiều cao, cân nặng của WHO, đây được coi là một trong số biểu hiện của bé đang bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.

3 – Chỉ số cân nặng tính theo chiều cao: Nếu chỉ số cân nặng của bé nhỏ hơn –2SD so với mức trung bình của bảng cân nặng, chiều cao của WHO (phát triển bình thường) khả năng cao bé đang ở trạng thái suy dinh dưỡng, thấp còi đó mẹ. Mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày để con phát triển chiều cao và cân nặng. 

Khi bé được 0 đến 5 tuổi – giai đoạn vàng để phát triển chiều cao và cân nặng, mẹ cần bổ sung các chất dinh dưỡng như canxi, vitamin D,… giúp tăng cường phát triển sức khỏe và thể chất cho bé.

Bảng chiều cao và cân nặng chuẩn WHO theo độ tuổi và giới tính của trẻ.
Bảng chiều cao và cân nặng chuẩn WHO theo độ tuổi và giới tính của trẻ.

2. Bảng chiều cao cân nặng của trẻ 5 – 10 tuổi

5 đến 10 tuổi là thời kỳ bé phát triển hoàn thiện cơ thể và cũng là bước đệm chuẩn bị cho giai đoạn dậy thì của con sau này. Lúc này, việc tập trung vào chế độ ăn, uống và rèn luyện sức khỏe cho bé rất quan trọng.

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn WHO của bé từ 5 đến 10 tuổi.
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn WHO của bé từ 5 đến 10 tuổi.

Từ bảng trên, mẹ dễ dàng nhận thấy giai đoạn này, bé có sự phát triển không quá nhanh về cân nặng nhưng lại phát triển vượt bậc về chiều cao. Cụ thể, cân nặng trung bình của con chỉ tăng 13kg trong suốt 5 năm, trong khi chiều cao tăng đến 29cm. Vì thế mẹ nhớ bổ sung các thực phẩm chứa nhiều canxi như tôm, cua, cá để con không thấp hơn bạn cùng lớp mẹ nhé. 

3. Bảng chiều cao cân nặng của trẻ 10 – 15 tuổi

Ở Việt Nam đối với bé trên 10 tuổi được áp dụng một bảng chiều cao và cân nặng riêng để so với mức trung bình của mọi bé cùng tuổi. Bảng này được Bác sĩ Lê Quang Hào – Trung tâm khám và tư vấn dinh dưỡng bé em, Viện Dinh dưỡng Quốc gia Hà Nội chia sẻ dựa theo bảng tăng trưởng chiều cao, cân nặng chuẩn WHO năm 2007.

Bảng chiều cao, cân nặng của bé trên 10 tuổi của VIệt Nam.
Bảng chiều cao, cân nặng của bé trên 10 tuổi của VIệt Nam.

Từ bảng trên mẹ có thể thấy giai đoạn bé từ 10 đến 15 tuổi là thời kì tốt để tăng trưởng mạnh về chiều cao, thể chất của bé. Bên cạnh đó, sự phát triển về chiều cao, thể chất giữa bé trai và bé gái có sự khác nhau tương đối lớn. Cụ thể:

  • Bé gái có khả năng phát triển chiều cao, cân nặng khá chậm so với bé trai. Mỗi năm cân nặng trung bình của bé sẽ tăng từ 4 – 5kg trong giai đoạn 10 – 15 tuổi. Trong khi đó, chiều cao có khả năng tăng nhanh hơn cân nặng khi bé từ 10 – 14 tuổi, mỗi năm bé tăng khoảng 4 – 5cm. 
  • Bé trai có khả năng tăng trưởng chiều cao, cân nặng nhanh hơn so với bé gái. Mỗi năm cân nặng của bé tăng khoảng 4 – 6kg. Chỉ số chiều cao cũng tăng đều từ 5 – 7cm khi bé ở các năm từ 10 – 14 tuổi.
Sự phát triển chiều cao và cân nặng ở bé gái và bé trai không giống nhau
Sự phát triển chiều cao và cân nặng ở bé gái và bé trai không giống nhau

Đối với bé sau 10 tuổi, ngoài bảng chiều cao, cân nặng chuẩn WHO theo giới tính, độ tuổi ra thì mẹ cần đặc biệt chú ý đến chỉ số BMI – chỉ số khối lượng cơ thể. Công thức tính chỉ số BMI như sau: 

BMI = Cân nặng của bé/ (Chiều cao của bé)2

Từ công thức BMI trên, mẹ dễ dàng nhận thấy bé nhà mình có bị thấp suy dinh dưỡng hay béo phì hay không để kịp thời điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cho con yêu. Cụ thể:

  • Bé bình thường: BMI từ 18.5 đến 24.9
  • Bé nhẹ cân: BMI từ 17.0 đến 18.4
  • Bé rất nhẹ cân: BMI từ 16.0 đến 16.9
  • Bé cực kỳ nhẹ cân: BMI < 16.0
  • Bé thừa cân: BMI từ 25.0 đến 29.9
  • Bé béo phì loại I: BMI từ 30.0 đến 34.9
  • Bé béo phì loại II: BMI từ 35.0 đến 39.9
  • Bé béo phì loại III: BMI 40
Mẹ theo dõi chỉ số BMI của con nữa nhé
Mẹ theo dõi chỉ số BMI của con nữa nhé

3. Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 15 – 18 tuổi

Ở thời điểm này, bé đã phát triển gần như hoàn chỉnh về cân nặng, chiều cao và tâm lý. Nếu mẹ thấy con mình thấp hơn các bạn cùng tuổi, mẹ hãy so sánh các chỉ số này của con với Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn của WHO theo giới tính, theo độ tuổi nha.

1 – Ở bé gái: Từ 14 – 18 tuổi, chỉ số chiều cao bắt đầu có dấu hiệu bị chững lại, mỗi năm bé tăng thêm khoảng 1 – 2cm. Hầu như các bé gái sau 18 tuổi không thể tăng chiều cao hơn nữa. Tuy nhiên nếu bé có chế độ ăn uống, rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày, chiều cao vẫn tăng thêm được 1 – 3cm. 

Giai đoạn này, các cô cậu nhóc sẽ quan tâm đến chiều cao hơn
Giai đoạn này, các cô cậu nhóc sẽ quan tâm đến chiều cao hơn

2 – Ở bé trai: Giai đoạn 14-18 tuổi sẽ bắt đầu tăng chậm hơn và mỗi năm sẽ tăng khoảng 2 – 3cm. Hầu như nhiều bé trai sau 18 tuổi cũng sẽ tăng thêm 1 – 2cm đến 25 tuổi nếu có chế độ ăn, sinh hoạt hợp lý, kết hợp với tập thể dục thể thao.

Bảng tăng chiều cao chuẩn của bé gái và bé trai từ 15 đến 18 tuổi
Bảng tăng chiều cao chuẩn của bé gái và bé trai từ 15 đến 18 tuổi

Ở giai đoạn này bé cũng cần bổ sung đa dạng các chất dinh dưỡng như chất đạm, chất xơ, vitamin, khoáng chất,… qua chế độ ăn hàng ngày và rèn luyện chế độ sinh hoạt khoa học, tập thể dục mỗi ngày để tăng thêm chiều cao sau 18 tuổi.

4. Cách đo chiều cao và cân nặng chuẩn của bé

4.1. Cách đo cân nặng cho bé

Ở mỗi giai đoạn phát triển của bé, cân nặng cũng sẽ thay đổi liên tục. Mẹ cần thường xuyên theo dõi cân nặng của con để tránh tình trạng bé quá nhẹ cân hay quá thừa cân. Chuẩn bị một chiếc cân và làm theo hướng dẫn sau mẹ nhé.

Tính cân nặng của bé tại nhà
Tính cân nặng của bé tại nhà

1 – Hướng dẫn đo: 

Các bước đo cân nặng của bé ở nhà:

  • Bước 1: Mẹ đặt cân điện tử hoặc cân lòng máng (dành cho bé sơ sinh) ở nơi bằng phẳng, rộng. 
  • Bước 2: Trước khi để bé lên cân cần đảm bảo cân đã được chỉnh về vị trí cân bằng hoặc số 0 để kết quả đo đạt độ chính xác cao nhất.
  • Bước 3: Mẹ đọc kết quả cân nặng đo được hiển thị trên cân.
Với bé sơ sinh, mẹ đặt bé nằm trên cân
Với bé sơ sinh, mẹ đặt bé nằm trên cân

2 – Lưu ý cho mẹ

Để đánh giá đúng cân nặng chuẩn của bé ở từng độ tuổi, khi đo tại nhà mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Nên đo cân nặng của bé vào một thời điểm nhất định trong ngày, tốt nhất vào buổi sáng – thời điểm được nhiều chuyên gia đánh giá là tốt nhất. Đặc biệt nên cân khi bé mới ngủ dậy và chưa ăn gì để có được số đo chính xác nhất.
  • Trước khi cân, cần nhắc con hoặc giúp con cởi bỏ mũ, áo khoác, giày dép hay bỏ một số vật nặng trên người bé.
  • Mẹ để mắt nhìn thẳng vào giữa mặt cân, đọc kết quả khi cân cân bằng. Cuối cùng, sau khi đọc số cân nặng của bé, mẹ hãy so sánh cân nặng của bé với bảng cân nặng trẻ sơ sinh để nắm được thể trạng của con.
Cách đo cân nặng của bé ở nhà.
Cách đo cân nặng của bé ở nhà

4.2. Cách đo chiều cao cho bé

Đo chiều cao thường xuyên để biết được con mình đang cao bao nhiêu và đã tăng bao nhiêu cm so với lần đo gần nhất, từ đó biết chiều cao của con có đạt chuẩn hay không mẹ nhé. Qua đó, mẹ cũng dễ điều chỉnh chế độ ăn phù hợp để bé phát triển chiều cao tốt nhất.

1 – Hướng dẫn đo

  • Bước 1: Mẹ dùng thước dây hoặc thước đo chiều cao cho bé có chia độ tối thiểu 0,1cm. 
  • Bước 2: Mẹ hướng dẫn con đứng thẳng, quay lưng vào thước đo. Các bộ phận như vai, mông, gót chân,… đều được áp sát tường hoặc thước đo,… hai tay buông thõng, hai bên, mắt nhìn thẳng.
  • Bước 3: Sử dụng eke, thước thẳng hay sách áp sát đỉnh đầu và vuông góc với thước đo và gióng sang vạch chia ở thước
  • Bước 4: Đọc kết quả đo chiều cao của con.
Hướng dẫn mẹ đo chiều cao của bé
Hướng dẫn mẹ đo chiều cao của bé

2 – Lưu ý cho mẹ 

Để đo chính xác chiều cao của bé tại nhà, mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Dùng thước đo đã được đóng cố định hoặc thước dây, thước gỗ. Nếu dùng các loại thước dây, thước đo chiều cao rời thì cần cố định vào tường hoặc mặt phẳng nào đó trong nhà. Vạch số 0 của thước đo được để sát với sàn nhà.
  • Khi đo, mẹ cần hướng dẫn tư thế đứng cho bé và giúp bé cởi bỏ mũ hoặc giày dép để kết quả đo được chính xác nhất.
Hướng dẫn đo chiều cao của bé tại nhà.
Hướng dẫn đo chiều cao của bé tại nhà.

5. 5 yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của bé

Nhiều nghiên cứu cho rằng chiều cao và cân nặng của bé phụ thuộc khoảng 23% vào di truyền và gần 80% phụ thuộc vào các yếu tố khác như chế độ dinh dưỡng, chế độ vận động và sinh hoạt,… hay một số yếu tố như về tình trạng sức khỏe, giấc ngủ, môi trường,.. 

5.1. Yếu tố di truyền 

Các nhà khoa học chứng minh rằng: gen di truyền có 23% là ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của bé. Trong quá trình thụ thai và mang thai, thai nhi được nhận nhiều gen tốt từ bố mẹ, được duy trì và phát triển ngày từ khi còn ở trong bụng mẹ. 

Ngoài ra, yếu tố về máu, lượng mỡ thừa hay cân nặng của bố mẹ cũng gây ảnh hưởng đến cân nặng của bé sau này. Những mẹ bỉm nhẹ cân, gầy yếu, đi kèm với mắc bệnh lý thiếu máu, bé sau khi chào đời có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, thiếu máu vì trong thai kỳ mẹ không cung cấp đủ máu cho con… Con sinh ra cũng có nguy cơ giảm chiều cao cân nặng so với mức chuẩn. 

Chiều cao của con thừa hưởng từ gen của bố và mẹ
Chiều cao của con thừa hưởng từ gen của bố và mẹ

5.2. Thể trạng của mẹ trong quá trình mang thai

Trong quá trình mang thai, bé sẽ được hấp thu các chất dinh dưỡng mà mẹ nạp vào trong cơ thể để dần phát triển về chiều cao, cân nặng,… Nếu mẹ bị thiếu cân không đủ cung cấp các chất dinh dưỡng cho thai nhi, sau sinh bé dễ bị suy dinh dưỡng, thấp còi,…

Mẹ lưu ý bên cạnh chế độ ăn thì tâm trạng của mẹ cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi đấy ạ. Nếu mẹ luôn trong trạng thái căng thẳng, buồn bã sẽ gây ảnh hưởng xấu tới tinh thần, sức khỏe, trí tuệ, hay sự phát triển của con sau này. 

Mẹ bầu khỏe mạnh thì con sinh ra sẽ thông minh, phát triển toàn diện
Mẹ bầu khỏe mạnh thì con sinh ra sẽ thông minh, phát triển toàn diện

5.3. Chế độ dinh dưỡng của con

Nếu không được bổ sung các chất dinh dưỡng như canxi, acid folic, sắt, magie, các loại vitamin như vitamin A, B, C, D,… bé có khả năng bị còi xương, mật độ xương giảm, làm giảm tốc độ phát triển… Mẹ nên bổ sung các chất dinh dưỡng từ thịt, cá, thịt bò, rau, củ, quả tươi sống vào bữa ăn hàng ngày của mẹ nếu mẹ đang cho bé ti và bổ sung cho bé nếu con đang ăn dặm, mẹ nhé.

Các chất dinh dưỡng giúp bé phát triển chiều cao và cân nặng.
Các chất dinh dưỡng giúp bé phát triển chiều cao và cân nặng.

5.4. Do bé mắc một số bệnh lý

Sau khi chào đời, bé có những khuyết tật hay bệnh lý mãn tính nghiêm trọng có thể được coi là những yếu tố tác động tiêu cực đến sự hình thành và phát triển của con. Theo Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ: “Những bé đã có tiền sử mắc các bệnh lý như thiếu máu hồng cầu hình liềm thì sẽ thấp bé và nhẹ cân hơn những trẻ khỏe mạnh khác”. 

Những bé lười ăn, suy dinh dưỡng và đặc biệt là thiếu máu do sắt,…sẽ có cảm giác mệt mỏi, trí não hoạt động kém hiệu quả, cơ xương của bé không được vận động, dẫn đến chiều cao kém tăng trưởng. Ngược lại những bé thừa cân dễ có nguy cơ béo phì, đau mỏi xương khớp do cân nặng tăng lên nhiều,… dễ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, huyết áp.

Duy trì chiều cao cân nặng của con đúng với ngưỡng chuẩn
Duy trì chiều cao cân nặng của con đúng với ngưỡng chuẩn

5.5. Ảnh hưởng của chế độ vận động 

Ngày nay, ba mẹ thường có xu hướng cho con sử dụng đồ điện tử từ sớm. Nếu dùng không có chừng mực sẽ tạo thói quen xấu, bé ngày càng lười vận động hơn, dẫn đến tình trạng bé mắc các bệnh về xương, kém phát triển, mỏi gối, mỏi cổ, mắt bị cận,… 

Khi xương khớp vận động, cơ thể tự tiết hormon tăng trưởng GH giúp sụn xương phát triển, tăng hấp thu canxi,… chiều cao của bé sẽ phát triển tốt hơn so với bé lười vận động. Ngoài ra, tập thể dục thể thao giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng tránh bệnh về tim mạch, tiểu đường,… Để có một sức khỏe tốt, mẹ và bé hãy cùng nhau tập thể dục thể thao hàng ngày nhé.

Hãy khuyến khích con yêu của mình cùng nhau vận động để có một sức khỏe thật tốt nha!
Hãy khuyến khích con yêu của mình cùng nhau vận động để có một sức khỏe thật tốt nha!

6. Cách cải thiện chiều cao và cân nặng cho bé

Sau khi chào đời, chiều cao và cân nặng thay đổi theo từng ngày. Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học theo từng mốc phát triển của con là rất cần thiết đó ạ! 

6.1. Duy trì thể trạng và sức khỏe tốt trong quá trình mang thai

Trong quá trình mang thai, mẹ cần giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ, lạc quan, bé ở trong bụng mẹ cảm nhận được và yên tâm phát triển khỏe mạnh. Bên cạnh đó, mẹ nên ăn những thực phẩm tươi ngon như cá, tôm, trứng, sữa,… để bổ sung sắt, acid folic, kẽm, vitamin D…giúp tăng cường cân nặng của mẹ và bé, tăng khả năng hấp thụ canxi, hỗ trợ phát triển xương cho con, tránh các nguy cơ tiền sản giật, dị tật ống thần kinh. 

Vì thế, trong thai kỳ mẹ hay luôn vui vẻ và bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để mẹ và bé có sức khỏe thật tốt và luôn tươi vui nhé ạ. 

Một số thực phẩm cung cấp canxi, vitamin D,... cho xương dài và chắc khỏe.
Một số thực phẩm cung cấp canxi, vitamin D,… cho xương dài và chắc khỏe.

6.2. Cân bằng dinh dưỡng hàng ngày cho con

Từ 6 tháng tuổi là thời điểm mẹ nên cho bé tập ăn dặm để giúp hỗ trợ bổ sung thêm các chất cho bé ngoài sữa non, sữa công thức. Vì ở giai đoạn này, hệ tiêu hóa đã hấp thu tốt hơn, cân nặng tăng lên gấp đôi so với lúc bé chào đời, bé cũng cần nhiều chất dinh dưỡng hơn. Sữa mẹ lúc này không đủ dưỡng chất để đáp ứng nhu cầu của bé nên bắt đầu ăn đồ ăn dặm là giải pháp tốt nhất cho sự phát triển của con. 

Ngoài đồ ăn dặm thì thực phẩm tươi sống cũng được nhiều mẹ lựa chọn. Đồ ăn tươi sạch như thịt gà, các loại hạt: đậu, hạnh nhân, óc chó,… yến mạch, trứng, các loại rau: súp lơ, rau chân vịt, rau họ cải,… cung cấp nhiều chất xơ tự nhiên, kích thích vị giác, con ăn ngon miệng hơn, tăng quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng tốt cho bé,…

Một bữa ăn dặm của trẻ có đầy đủ dinh dưỡng gồm: thịt. rau củ, hoa quả.
Một bữa ăn dặm của trẻ có đầy đủ dinh dưỡng gồm: thịt. rau củ, hoa quả.

6.3. Tập cho bé thói quen vận động và thể dục thể thao

Mẹ muốn tăng chiều cao cho bé nhà mình, đừng quên rèn luyện thói quen thể dục thể thao cho con nhé. Bởi trong quá trình vận động cơ thể bé sẽ tự tiết ra hoocmon tăng trưởng GH và tăng kích thích tái tạo sụn xương giúp xương chắc khỏe, kích thích phát triển chiều dài xương. Do vậy, mẹ cần khuyến khích bé tham gia nhiều các hoạt động thể dục thể thao như bóng rổ, cầu lông, bóng đá,… để chiều cao của bé được phát triển vượt trội ạ. 

6.4. Cho bé khám sức khỏe thường xuyên

Sức đề kháng của bé còn rất yếu, rất dễ bị vi khuẩn hay giun sán tấn công. Vì vậy, mẹ cho bé kiểm tra sức khỏe thường xuyên để nắm rõ về tình trạng sức khỏe của bé, điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt của con cho phù hợp mẹ nhé. Lưu lại các mốc khám dưới đây:

  • Sau 2 tuần khi bé được ra viện mẹ nên đưa bé đi khám để trao đổi với bác sĩ về những vấn đề dễ gặp của bé ở các tuần đầu đời như bé đã thích nghi với môi trường bên ngoài hay chưa? mẹ có gặp vấn đề khó khăn trong quá trình chăm sóc bé hay không? Bé có bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn hay không?…
  • Sau đó lịch tái khám của bé là tháng thứ 2, tháng thứ 4, và tháng thứ 6.
  • Sau tháng thứ 6, mẹ nên cho bé đi khám định kỳ 3 tháng một lần.
  • Khi bé được 2 tuổi thì mẹ nên đưa bé đi khám định kỳ 1 năm 1 lần.
Thường xuyên đi khám sức khỏe cho bé là một thói quen tốt giúp phát hiện và đề phòng các bệnh mà bé sẽ bị mắc phải.
Thường xuyên đi khám sức khỏe cho bé là một thói quen tốt giúp phát hiện và đề phòng các bệnh mà bé sẽ bị mắc phải

Hy vọng bài viết trên đã giúp mẹ hiểu rõ hơn về bảng chiều cao cân nặng của trẻ theo độ tuổi, giới tính chuẩn WHO và cách theo dõi chiều cao, cân nặng của bé. Từ đó kịp thời cải thiện, xây dựng chế độ ăn uống, vận động hàng ngày hợp lý. Nếu còn câu hỏi hay thắc mắc nào, đừng ngại bình luận dưới bài viết để Góc của mẹ giúp mẹ giải đáp hết nhé.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Thêm đánh giá

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Lưu lại ngay bảng cân nặng chuẩn cho bé từ 0-12 tháng của WHO
Lưu lại ngay bảng cân nặng chuẩn cho bé từ 0-12 tháng của WHO
Bé yêu khỏe mạnh và phát triển về cân nặng, đặc biệt trẻ ở giai đoạn sơ sinh là điều mà bất cứ người mẹ nào cũng mong muốn. Tuy nhiên, làm thế nào để biết con mình phát triển đúng cách so với bạn bè cùng trang lứa? Các mẹ hãy theo dõi bảng […]
Bảng tiêu chuẩn cân nặng của trẻ sơ sinh mới nhất chuẩn WHO
Bảng tiêu chuẩn cân nặng của trẻ sơ sinh mới nhất chuẩn WHO
Cân nặng của trẻ sơ sinh bao nhiêu là chuẩn khoa học? Vì sao cha mẹ cần nắm rõ cân nặng của trẻ? Để giải đáp cho những câu hỏi này, hãy cùng Mamamy tìm hiểu qua bảng tiêu chuẩn cân nặng của trẻ sơ sinh cập nhật mới nhất chuẩn WHO nhé! 1. Vì […]
Giúp mẹ chăm sóc bé tốt hơn qua bảng chiều cao cân nặng của trẻ
Giúp mẹ chăm sóc bé tốt hơn qua bảng chiều cao cân nặng của trẻ
Dù trẻ ở bất cứ độ tuổi nào, mẹ cũng luôn quan tâm đến sự phát triển về chiều cao lẫn cân nặng. Đặc biệt là ở trẻ sơ sinh, giai đoạn rất quan trọng đối với bé yêu. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về bảng chiều cao cân […]
Giỏ hàng 0