Táo bón là tình trạng xảy ra phổ biến nhất ở trẻ 2 tuổi. Vậy, đâu là nguyên nhân? Và làm sao để chữa trị dứt điểm bé 2 tuổi táo bón? Bố mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết 10 nguyên nhân và 9 cách chăm sóc bé táo bón hiệu quả nhé!
Mục lục
1. Các nguyên nhân khiến bé 2 tuổi táo bón
Bé 2 tuổi táo bón là hiện tượng phân trở nên khô cứng, nứt nẻ hoặc tròn nhỏ như phân dê. Điều này dẫn đến quá trình đẩy phân ra ngoài gặp nhiều khó khăn. Do đó, việc ngồi lâu và dùng sức rặn để đẩy phân ra ngoài sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, đau đớn.
Dưới đây là 10 nguyên nhân thường gặp nhất khiến bé yêu bị táo bón:
1.1. Bé không hợp với sữa công thức (sữa bột, sữa hộp uống liền)
Sữa luôn là nguồn dinh dưỡng quan trọng đối với trẻ 2 tuổi. Tuy nhiên, nếu không uống đúng cách, đúng thời điểm, sữa có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé.
Khi bé được 2 tuổi, mẹ thường cắt giảm một phần hay hoàn toàn sữa mẹ, thay vào đó là bổ sung cho con sữa công thức (sữa bột hay sữa hộp uống liền). Có thể bé yêu nhà mình không hợp với loại sữa công thức mẹ chọn. Khi đó rất có thể dẫn tới hiện tượng táo bón. Do đó, mẹ cần đặc biệt chú ý các biểu hiện của bé khi mới sử dụng sữa công thức nhé!
Sở dĩ, sữa công thức dễ khiến bé 2 tuổi táo bón là do hàm lượng thành phần đạm Casein. Đây là một loại đạm có trọng lượng phân tử lớn, dễ bị kết tủa ở nồng độ PH của dạ dày. Sau khi bị chuyển hóa, đạm Casein trở nên khó tiêu hóa, khó hấp thụ. Nó sẽ hút nhiều nước hơn các loại chất khác, dẫn đến hiện tượng thay đổi cấu trúc phân. Do đó các bé sẽ bị táo bón, khó đi đại tiện.
1.2. Bé hay căng thẳng hoặc ít vận động, đặc biệt là sau khi ăn
Sự cám dỗ của internet và các thiết bị điện tử tạo ra thói quen lười vận động cho trẻ em. Sau khi ăn, nhiều bé chẳng buồn nhúc nhích. Thay vì chơi xây nhà, ghép hình hay lego… con chỉ muốn ngồi trước màn hình tivi cùng những bộ phim. Hay thậm chí là dành hàng giờ đồng hồ để xem video trên điện thoại.
Việc trẻ hay căng thẳng hoặc ít vận động. Đặc biệt là sau khi ăn là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng bé 2 tuổi táo bón. Bởi khi bé lười vận động thì cả cơ thể và hệ tiêu hóa cũng trở nên “ì ạch”, lười hoạt động. Do đó, táo bón là không thể tránh khỏi!
1.3. Bé bị táo bón do lạm dụng thuốc:
Việc sử dụng quá nhiều thuốc trong thời gian dài rất dễ khiến bé 2 tuổi táo bón.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do việc sử dụng thuốc thường khiến nhu động ruột kém hơn bình thường. Nhu động ruột là một loạt các cơn co cơ giống như sóng để di chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa. Việc nhu động ruột hoạt động kém hơn bình thường sẽ dẫn đến tình trạng khó tiêu hóa và táo bón.
Ngoài ra nếu bé cần sử dụng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc giảm ho, điều trị tiêu chảy,… rất có thể gây tác dụng phụ làm phân trở nên khô rắn, khó di chuyển gây táo bón.
1.4. Bé gặp một số triệu chứng cần điều trị bằng phẫu thuật
Đối với những trẻ gặp một số triệu chứng như tắc nghẽn đường ruột; Triệu chứng phình đại tràng bẩm sinh; Suy giáp (hormone tuyến giáp thấp); Hoặc ngộ độc Botulism (Đây là tình trạng trẻ dị ứng với mật ong bẩm sinh)… cần điều trị bằng phẫu thuật thì rất dễ bị táo bón. Nguyên nhân là do:
- Ảnh hưởng từ thuốc gây mê: Thuốc gây mê khiến các cơ trong đường ruột bị tê liệt. Thuốc cũng làm thức ăn không thể tiếp tục di chuyển. Điều này có nghĩa là hoạt động tiêu hóa gần như bị ngưng trệ cho đến khi thuốc gây mê hết tác dụng.
- Cơ thể thiếu nước: Các bé cần phẫu thuật thường phải nhịn ăn uống trước lúc phẫu thuật khoảng 8 tiếng. Do đó, đường ruột sẽ bị thiếu chất lỏng. Phân sẽ trở nên khô, cứng, khó đi cầu.
- Tác dụng của thuốc giảm đau: Khi các bé cần phẫu thuật thì thuốc giảm đau là vô cùng cần thiết. Thuốc có thể gây táo bón bởi nó làm giảm sự di chuyển của thức ăn trong đường ruột.
- Thay đổi chế độ ăn: Chế độ ăn kiêng được thực hiện trước vào sau phẫu thuật đều có thể ảnh hưởng đến nhu động ruột của bé. Do đó khiến con dễ bị táo bón.
- Ít vận động: Trong thời gian đầu sau phẫu thuật, các bé cần nghỉ ngơi rất nhiều để phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, việc thiếu vận động có thể làm chậm quá trình tiêu hóa. Thậm chí khiến việc đại tiện của con trở nên khó khăn hơn.
1.5. Bé tổn thương ở đường tiêu hóa
Hệ tiêu hóa của các bé 2 tuổi vẫn đang phát triển nên rất dễ bị tổn thương. Nếu mẹ cho con ăn quá nhiều đạm, ít chất béo (không bổ sung dầu ăn cho bé), ít chất xơ sẽ khiến lợi khuẩn trong ruột giảm dần. Còn hại khuẩn thì tăng lên. Từ đó gây ra hiện tượng loạn khuẩn đường ruột. Con sẽ có biểu hiện đau bụng, ăn không ngon, táo bón và sức đề kháng kém.
Sở dĩ bé 2 tuổi táo bón khi bị tổn thương ở đường tiêu hóa là do lượng lợi khuẩn không đủ. Do đó không thể kích thích cơ thể tổng hợp enzyme, vitamin để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Dẫn đến thức ăn không được phân giải hết, tích tụ trong ruột, cứng và khô không thải được. Cuối cùng gây ra táo bón.
1.6. Do bé ăn không đủ chất xơ
Chất xơ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tiêu hóa của bé. Bởi nó có thể khiến phân mềm, xốp và dễ đào thải ra ngoài hơn. Chất xơ chứa nhiều trong các loại rau. Tuy nhiên, đa số trẻ nhỏ đều ghét ăn rau và thích thịt hơn. Bởi các con thường không thích vị đắng hay vị ngai ngái của rau. Đặc biệt, gai lưỡi của bé có lượng núm vị giác nhiều hơn người trưởng thành nên những vị “không ưa” sẽ bị phóng đại nhiều lần.
Việc biếng ăn rau sẽ khiến cơ thể con thiếu chất xơ, dẫn đến phân trở nên khô cứng và di chuyển chậm chạp. Đây cũng chính là biểu hiện của bé 2 tuổi táo bón.
1.7. Bé không uống đủ chất lỏng
Trẻ 2 tuổi thường rất hiếu động và đùa nghịch. Do đó, bé thường đổ mồ hôi rất nhiều, nhất là vào những ngày nắng nóng. Nếu con không uống đủ chất lỏng thì lượng nước trong cơ thể sẽ bị thiếu và dễ gây táo bón.
Bởi cơ thể thiếu nước thì các hoạt động tái hấp thu nước ở thức ăn. Cụ thể là ở ruột già sẽ được đẩy mạnh hơn bình thường. Một lượng lớn nước bị lấy đi khiến phân trở nên thô và cứng. Do đó gây đau, rát, thậm chí rách, chảy máu hậu môn khi con đi đại tiện.
1.8. Bé uống quá nhiều sữa và không uống đủ nước
Nhiều bố mẹ có quan niệm cho con uống nhiều sữa để cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, giúp bé lớn nhanh. Tuy nhiên, việc lạm dụng và pha sữa không đúng công thức là nguyên nhân dẫn đến bé 2 tuổi táo bón.
Việc tiêu thụ quá nhiều sữa khiến lượng dinh dưỡng vượt quá mức mà cơ thể con có thể hấp thụ. Do đó, chúng sẽ đọng lại trong ruột, khiến phân cứng và khó đào thải. Từ đó dẫn đến táo bón ở bé.
1.9. Bé cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng khi bắt đầu đi mẫu giáo
Khi con bắt đầu đến lớp, môi trường thay đổi sẽ khiến bé cảm thấy áp lực trong việc đi đại tiện. Do đó, nhiều bé hình thành nên thói quen nhịn đi đại tiện, không chịu đi đại tiện khi đang ở trường.
Thói quen này dẫn đến tình trạng phân tích tụ và được giữ lại lâu bên trong ruột già. Tại đây, phân sẽ bị hấp thu một phần nước và trở nên khô cứng hơn. Khi phân bị mắc kẹt, di chuyển chậm sẽ làm cho bé khó đi ngoài.
1.10. Bé sợ hãi, lo lắng khi bắt đầu tập ngồi bô
Tương tự như khi bắt đầu đến lớp, việc bắt đầu tập ngồi bô hoặc bồn cầu. Điều này rất dễ khiến bé sợ hãi hoặc căng thẳng. Bởi đây là một điều hoàn toàn mới với các con.
Điều này dẫn đến tình trạng sợ đi cầu, lâu dần sẽ hình thành phản xạ nhịn đi cầu. Nhịn đi cầu lại khiến phân tích tụ lại trong đại tràng. Từ đó khiến phân ngày càng cứng và to gây táo bón ở trẻ. Khi bé 2 tuổi táo bón, phân cứng, to cọ vào hậu môn bé gây đau. Khi đó bé lại càng sợ hãi và càng nhịn đi cầu hơn. Tất cả tạo thành một vòng luẩn quẩn!
2. Bé 2 tuổi bị táo bón có nguy hiểm không?
2.1. Táo bón là hiện tượng thường gặp
Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé 2 tuổi, hệ thống tiêu hóa và hệ thống đường ruột của con vẫn đang phát triển. Nên chưa thực sự hoàn thiện và khỏe mạnh như người lớn. Do đó, táo bón thường là “cảnh báo” của cơ thể trẻ đối với những thay đổi trong môi trường sống như: Thay đổi sữa; Thay đổi môi trường đi ngoài; Lạm dụng thuốc điều trị…
Mẹ chỉ cần bình tĩnh và chăm sóc đúng cách thì sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên, nếu con táo bón quá lâu thì hãy đưa bé tới các cơ sở y tế để chẩn đoán và điều trị kịp thời mẹ nhé!
2.2. Táo bón trong một thời gian dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Mặc dù táo bón ở trẻ có thể không thoải mái. Nhưng nó thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu táo bón trở thành mãn tính, các biến chứng có thể xảy ra bao gồm:
- Tích tụ độc tố trong cơ thể: Nếu các chất độc tồn đọng quá lâu sẽ ảnh hưởng đến sự vận hành của các cơ quan bên trong cơ thể, đe dọa tới sức khỏe của con.
- Xuất huyết đại tràng: Táo bón kéo dài có thể dẫn đến xuất huyết đại tràng. Lâu ngày dẫn đến bệnh xuất huyết trực tràng gây nguy hiểm cho bé.
- Viêm ống hậu môn trực tràng, áp-xe hậu môn, rò hậu môn: Khối phân cứng sẽ gây ra sang chấn, viêm nhiễm vùng niêm mạc trực tràng, ống hậu môn. Từ đó làm tăng nguy cơ gây viêm nhiễm trùng, áp-xe hậu môn, trực tràng, rò hậu môn sau này ở trẻ. Các bệnh lý này tuy không phức tạp nhưng thường không tự khỏi và tiến triển xấu đi nếu không điều trị sớm. Do đó, trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật để can thiệp sớm cho trẻ.
- Vết thương, đau ở vùng da xung quanh hậu môn (vết nứt hậu môn): Đây là tình trạng đau đớn nhất do táo bón kéo dài ở trẻ em gây ra. Phân cứng khiến các bé táo bón phải rặn trong mỗi lần đi đại tiện và gây chảy máu ở hậu môn. Nếu chảy máu nhiều mà không được khắc phục sớm, có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu.
- Mắc trĩ nội, trĩ ngoại: Biến chứng này xảy ra do hiện tượng tăng áp lực ổ bụng. Vì các con luôn gắng sức rặn khi đi tiêu, làm cho các búi trĩ càng ngày càng to ra. Như vậy, mỗi lần bé đi tiêu thường có máu kèm theo phân gây đau đớn, khó chịu mà mất máu.
- Tắc ruột: Do phân ứ đọng lâu ngày trong đại trực tràng nên càng ngày nó càng rắn và có thể gây ra hiện tượng bán tắc ruột hoặc tắc ruột. Nếu để lâu ngày sẽ gây viêm ruột, thậm chí thủng ruột. Vô cùng nguy hiểm!
Nếu bé 2 tuổi táo bón lâu hơn 2 tuần và xuất hiện các biến chứng trên thì bố mẹ cần nhanh chóng đưa con đến ngay cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ để điều trị kịp thời, tránh điều đáng tiếc xảy ra.
3. Top 9 cách xử lý khi bé 2 tuổi táo bón
3.1. Cho trẻ uống nhiều nước:
Cho trẻ uống nhiều nước là cách xử lý đơn giản nhất mà bố mẹ có thể thực hiện ngay tại nhà. Để tăng tối đa hiệu quả trị táo bón, mẹ nên tập cho con thói quen uống một cốc nước ấm vào mỗi buổi sáng. Qua đó không chỉ giúp cơ thể bé rửa trôi các chất thải, chất độc tích tụ sau một đêm ngủ say, mà còn giúp việc đi ngoài trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể bổ sung cho con các loại nước ép hoa quả vào các bữa phụ. Như vậy, không chỉ cung cấp đủ nước mà còn giúp bé hấp thụ các vitamin, khoáng chất bổ dưỡng trong hoa quả.
Khi cơ thể bé được cung cấp đủ nước (khoảng 2l/ngày), hoạt động trao đổi chất sẽ diễn ra dễ dàng hơn. Từ đó, phân cũng sẽ nhỏ, mềm hơn và hạn chế được tình trạng khó đi ngoài.
3.2. Bổ sung nhiều rau xanh và quả chín:
Đây là cách thực hiện “một công đôi việc”: vừa bổ sung chất xơ, vừa bổ sung các vitamin cho bé bị táo bón. Để việc điều trị táo bón trở nên nhanh chóng hơn, mẹ nên ưu tiên các loại rau có chức năng nhuận tràng. Chẳng hạn như: rau khoai lang, mồng tơi, rau đay… Hoặc các loại quả đu đủ, cam, bưởi… Đồng thời, hạn chế những thực phẩm cay nóng, thức ăn chứa nhiều đạm nhất gây áp lực cho hệ tiêu hóa, kích thích niêm mạc hậu môn.
Chất xơ trong rau, củ, quả sẽ tạo độ xốp cho phân, góp phần vào việc dự trữ nước cho phân. Qua đó, giúp phân đi ra ngoài dễ dàng hơn. Con sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái hơn khi đi tiêu.
Lưu ý: Có hai loại rau, củ được coi là “thần dược” trị táo bón, mẹ không thể bỏ qua:
- Rau má: Rau má hỗ trợ điều trị táo bón ở trẻ vô cùng hiệu quả bởi nó là loại cây có hàm lượng chất xơ rất cao. Ngoài ra, rau má còn chứa nhiều vitamin quan trọng như B1, B2, B3, C, K… Các vitamin này đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình con tiêu hóa đó!
- Vừng đen: Trong Đông Y, vừng đen được coi là một loại thảo dược trị táo bón vô cùng tốt bởi vị ngọt và tính bình. Bên cạnh đó, nó còn chứa protein và các dưỡng chất quan trọng khác. Qua đó vừa giúp điều trị táo bón, vừa giúp bé yêu phát triển toàn diện và khỏe mạnh hơn.
3.3. Tập cho trẻ đi đại tiện đúng giờ hỗ trợ giảm táo bón:
Việc đi đại tiện tập trung, đúng giờ, ngồi đúng bô sẽ giúp trẻ hình thành nên phản xạ có điều kiện. Qua đó vừa giúp con đi tiêu dễ dàng hơn, vừa giúp con không còn sợ đi ngoài khi đến lớp. Mẹ nên tập cho con thói quen này ngay từ khi còn nhỏ nhé!
Tốt nhất bố mẹ nên tập cho trẻ đại tiện đúng giờ, nên chọn vào thời gian sau bữa ăn, lúc trẻ không vội vã. Tuy nhiên, không nên bắt ép trẻ khi trẻ không có “nhu cầu”.
3.4. Mát-xa bụng cho bé:
Đây là phương pháp tác động từ bên ngoài, giúp kích thích nhu động ruột của con hoạt động hiệu quả hơn. Để mát xa hiệu quả, mẹ thực hiện:
- Mẹ xoa hai lòng bàn tay vào nhau để chúng ấm lên.
- Áp lòng bàn tay vào rốn của bé. Sau đó xoa ngược chiều kim đồng hồ: bắt đầu từ rốn, xoa sang bên phải rồi vòng qua bên trái. Đây cũng chính là chiều dọc theo khung đại tràng.
- Mỗi lần thực hiện kéo dài từ 10 – 15 phút.
Việc mát xa sẽ khiến nhu động ruột hoạt động năng suất hơn. Hỗ trợ đẩy phân ra ngoài một cách nhanh chóng. Qua đó hỗ trợ giảm táo bón và tạo cảm giác thoải mái cho con.
3.5. Khuyến khích trẻ vận động, tập luyện thể dục hàng ngày
Khi con ngồi quá lâu tại cùng một vị trí sẽ gây áp lực lên đại trực tràng, khiến hoạt động của nhu động ruột kém. Việc khó đi ngoài là tất yếu sẽ xảy ra. Do đó việc khuyến khích trẻ vận động, rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên là điều vô cùng cần thiết.
Mẹ nên hạn chế thời gian bé sử dụng các thiết bị công nghệ như ipad, điện thoại thông minh hay TV… Thay vào đó, bố mẹ có thể khuyến khích trẻ vận động bằng cách cùng bé tham gia các trò chơi như ném bóng, đồ hàng hay xây nhà… Điều này vừa giúp gắn kết tình cảm gia đình, vừa giúp bé tập luyện cơ vùng chậu, tăng nhu động ruột để hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn.
3.6. Bố mẹ cần chú ý tư thế ngồi đi đại tiện của bé
Cho trẻ đi đại tiện thường xuyên là điều cần thiết để giữ hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh, Đồng thời ngăn ngừa các bệnh rối loạn tiêu hóa, phổ biến nhất là táo bón. việc tuân thủ tư thế đi vệ sinh đúng cho bé sẽ mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa: Không ngồi quá cao hay quá thấp, chỉ cần bé thẳng lưng hay hơi nghiêng người về phía trước là được.
Ngoài ra mẹ có thể kê một chiếc ghế nhỏ dưới chân bé để nâng đầu gối lên cao, tạo góc 35 độ giữa chân và thân trên. Qua đó giúp ống trực tràng được giữ thẳng, chất thải sẽ được tống ra ngoài nhanh hơn.
Lưu ý: Với những bé còn nhỏ, chưa đi vệ sinh được ở bồn cầu, mẹ hãy mua cho bé một chiếc bô. Ưu tiên những sản phẩm có màu sắc bắt mắt, với những hình thú, con vật mà bé yêu thích.
3.7. Sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị
Sử dụng thuốc làm mềm phân cũng là một trong những cách để nhuận tràng, giúp phân dễ dàng di chuyển ra bên ngoài hơn. Loại thuốc này nên được sử dụng mỗi ngày một lần theo chỉ định của bác sĩ. Sau 1-3 ngày uống thuốc sẽ có tác dụng hiệu quả rõ rệt.
Lưu ý: Mẹ không nên tự ý cho bé sử dụng thuốc điều trị. Thay vào đó cần đưa trẻ đi khám để nhận được lời khuyên từ các chuyên gia, bác sĩ. Đặc biệt là trong trường hợp, trẻ 2 tuổi táo bón lâu ngày.
3.8. Điều chỉnh hành vi và tâm lý của trẻ
Đây là biện pháp điều trị táo bón vô cùng hiệu quả nhưng lại ít được bố mẹ quan tâm:
- Trẻ có những thói quen như chưa ngồi đúng tư thế khi đi đại tiện hoặc lười đi vệ sinh hằng ngày. Cha mẹ cần nhắc nhở và khuyến khích bé thay đổi.
- Hướng dẫn bé ngồi toilet để hai đầu gối cao hơn phần hông, tốt nhất nên để bé ngồi xổm.
- Một số trẻ sẽ cảm thấy xấu hổ khi gặp triệu chứng táo bón. Vì vậy cha mẹ nên quan tâm và giải thích cho bé hiểu không nên sợ hay căng thẳng
- Bên cạnh đó, mẹ cần tập cho con trẻ thói quen đi vệ sinh 1 lần mỗi ngày. Có thể là sau bữa sáng hoặc bữa tối.
Việc điều chỉnh hành vi và tâm lý sẽ giúp các bé hạn chế việc táo bón tái phát. Do đó, bố mẹ không nên bỏ qua phương pháp này.
3.9. Sử dụng thuốc hoặc men vi sinh:
Bên cạnh các biện pháp trên, việc sử dụng thuốc hay men vi sinh cũng được nhiều mẹ ưa chuộng. Bởi đây đều là các sản phẩm điều trị, phòng tránh táo bón một cách nhanh chóng hiệu quả. Mà không hề ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Ngoài ra, đây cùng là phương pháp dễ dàng thực hiện và đem lại kết quả rõ rệt.
4. Khi nào cần đưa bé đến khám bác sĩ?
Tuy táo bón là một triệu chứng thường gặp ở trẻ. Nhưng bố mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến khám bác sĩ nếu bé 2 tuổi táo bón lâu ngày kèm các dấu hiệu:
- Đi ngoài ra máu: Táo bón lâu ngày kèm đi ngoài ra máu có thể do một vài nguyên nhân khác nguy hiểm hơn. Như rò ống tiêu hóa, viêm túi thừa… Do đó, bố mẹ nên đưa con đi khám để bé được chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất.
- Chướng bụng, đau bụng: Đau bụng táo bón có cảm giác đầy hơi thường là dấu hiệu của chứng tắc ruột nghiêm trọng. Mẹ phải nhanh chóng đưa bé đến viện khẩn cấp để kiểm tra.
- Bé căng thẳng với việc đi vê sinh: Bé táo bón do nín không chịu đi cầu rất phổ biến. Phân ở lại trong ruột càng lâu chừng nào càng bị rút nước chừng đó. Phân rắn to dần, trẻ lại khó đi hơn, lúc rặn trẻ bị đau nên sợ. Nếu bé cứ bị vậy trong vòng một tháng sẽ thành táo bón mãn tính. Một khi trẻ đã bị táo bón chức năng mãn tính, thời gian điều trị phải từ 6-9 tháng. Do vậy, bố mẹ cần đưa trẻ đi điều trị sớm, tránh để trẻ bị táo bón mãn tính.
5. Cách phòng tránh táo bón cho trẻ 2 tuổi
Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh táo bón cho trẻ 2 tuổi, mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho trẻ:
- Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị táo bón: Mẹ nên cho trẻ sử dụng các loại rau củ tốt cho hệ tiêu hóa giúp phòng ngừa táo bón hiệu quả. Đồng thời cho bé uống đủ nước. Trong trường hợp bé kén ăn, mẹ có thể xay nhuyễn cho vào cháo hoặc sinh tố để thu hút trẻ.
- Đảm bảo trẻ có vận động thể lực: Cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi để tăng cường nhu động ruột giúp đi tiêu dễ dàng.
- Phát triển một lịch trình bữa ăn thường xuyên: Mẹ nên luyện tập cho bé ăn uống đúng giờ và đi tiêu đúng một thời điểm trong ngày.
- Thói quen ruột tốt: Ngoài việc ăn uống, vận động thường xuyên thì ngủ đủ giấc cũng là một thói quen ruột tốt mà mẹ nên luyện tập cho bé yêu.
Xem thêm:
Bé 6 tháng bị táo bón, mẹ phải làm sao?
Bé 3 tuổi bị táo bón – Mẹ cần biết những điều gì?
Táo bón là vấn đề thường gặp của nhiều bố mẹ đang có bé 2 tuổi. Việc trang bị kiến thức về cách xử lý và phòng bệnh là việc làm cần thiết của các bậc phụ huynh. Nếu có bất kỳ thắc mắc, băn khoăn, mẹ để lại bình luận để Góc của mẹ giúp mẹ giải đáp nhé!
Nguồn tham khảo: Làm gì khi bé bị táo bón?