Nấm lưỡi ở trẻ 2 tuổi là một bệnh lý thường gặp. Bệnh không gây nguy hiểm cho bé. Nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt của bé.
Mục lục
1. Bệnh nấm lưỡi ở trẻ nhỏ là gì?
Tưa lưỡi hay còn gọi là nấm lưỡi ở trẻ nhỏ là những mảng màu trắng đục xuất hiện ở niêm mạc miệng. Đặc biệt là trên bề mặt của lưỡi trẻ.
Giai đoạn đầu, nấm miệng ở bé chỉ là những chấm trắng nhỏ. Nhưng nếu không được điều trị sớm, bệnh nấm lưỡi ở trẻ em sẽ phát triển nhanh chóng và ăn sâu vào lớp niêm mạc lưỡi, má. Từ đó hình thành nên các mảng giả mạc rộng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
Nấm lưỡi có thể xảy ra ở bất kì giai đoạn nào trong quá trình phát triển của trẻ. Bệnh hay gặp nhất ở trẻ sơ sinh đến trẻ dưới 10 tuổi. Đồng thời rất dễ tái phát nếu trẻ không được chăm sóc lưỡi, miệng thường xuyên.
Dưới đây là 3 dạng phổ biến nhất của bệnh nấm lưỡi ở trẻ con:
- Bạch sản, tăng sản lưỡi
- Viêm lưỡi dạng hình thoi ở giữa lưỡi
- Nấm lưỡi bản đồ
2. Nguyên nhân gây bệnh nấm lưỡi ở trẻ 2 tuổi
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh nấm lưỡi ở trẻ 2 tuổi là do nấm Candida Albicans. Nấm Candida vốn kí sinh trong khoang miệng trẻ và có ở 0,5-20% trẻ em khỏe mạnh. Bình thường chúng không gây hại cho trẻ. Nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng phát triển nhanh chóng và gây ra bệnh nấm lưỡi.
Bé có nguy cơ nhiễm nấm lưỡi khi những yếu tố bảo vệ cơ thể trẻ suy giảm hoặc trẻ bị lây nhiễm từ nguồn bên ngoài:
- Bé sử dụng kháng sinh thường xuyên: Kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn có lợi ở miệng. Từ đó tạo cơ hội cho nấm lưỡi phát triển phá vỡ cân bằng hệ vi sinh khiến trẻ bị nấm lưỡi.
- Sử dụng thuốc Corticoid dạng hít (trong dự phòng, điều trị hen suyễn, viêm mũi dị ứng): Tác dụng phụ của Corticoid là ức chế miễn dịch gây nên bệnh nấm ở khoang miệng, lưỡi…
- Bé có hệ thống miễn dịch yếu: Hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện khiến nấm lưỡi có cơ hội xâm nhiễm và nhân lên nhanh chóng. Nhất là với bé đẻ non thiếu tháng. Hay trẻ còi xương suy dinh dưỡng.
- Mẹ bị nhiễm nấm Candida âm đạo: Trong quá trình mang thai và chuyển dạ, bé có thể bị lây nhiễm nấm từ âm đạo của mẹ.
- Bé thường xuyên bú sữa bình hoặc dùng chung đồ dùng với trẻ bị nhiễm nấm: Có nguy cơ nhiễm nấm từ trẻ khác. Vì trẻ có thói quen ngậm mút đồ vật khiến vi nấm bám lại trên đó. Và xâm nhập vào miệng trẻ không mắc bệnh.
3. Làm sao để chữa bệnh nấm lưỡi cho trẻ?
Thông thường, bé bị nấm lưỡi sẽ được chỉ định cụ thể như sau:
3.1. Sử dụng thuốc chống nấm
Thuốc có ở dạng bột, nước hoặc kem với thành phần là hoạt chất có tác dụng ngăn ngừa vi nấm candida albicans phát triển. Ngăn chặn tình trạng nấm lưỡi ở trẻ tăng nặng. Tuy nhiên, những loại thuốc này thường đi kèm với một số phản ứng phụ cho bé như buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, chóng mặt,…
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, mẹ nên chọn đúng loại thuốc phù hợp với độ tuổi của trẻ. Đồng thời cho bé dùng thuốc liên tục đến khi tất cả các vết nấm lưỡi biến mất.
3.2. Thoa thuốc đúng cách
Mẹ cần chú ý đến cách thoa thuốc đúng cách để bé bị nấm lưỡi nặng hay nhẹ đều nhanh chóng cải thiện. Theo đó, với các bé 2 tuổi, mẹ nên rơ lưỡi cho trẻ 4 lần mỗi ngày.
Mẹ nhớ đọc hướng dẫn sử dụng để có được liều lượng thuốc phù hợp với bé. Đặc biệt, mẹ hãy dặn bé. Hoặc tìm cách để bé không nuốt thuốc sớm, mà giữ thuốc trên lưỡi càng lâu càng tốt. Thời gian tôi thiểu phải thoa thuốc điều trị bệnh nấm lưỡi là trên 1 tuần.
3.3. Đưa bé đi khám
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, ngay khi nghi ngờ nấm lưỡi ở trẻ 2 tuổi, mẹ nên đưa trẻ đến khám và tư vấn ở các cơ sở khám bệnh có chuyên khoa nhi. Các bác sĩ khi trực tiếp thăm khám cùng một vài xét nghiệm cần thiết sẽ đưa ra được chỉ định phù hợp nhất cho bệnh nấm lưỡi ở trẻ em.
4. Mẹ cần lưu ý điều gì khi chăm sóc bé bị nấm lưỡi?
Khi mẹ đã phát hiện bệnh nấm lưỡi ở trẻ nhỏ. Bên cạnh bé cần được thoa thuốc điều trị bệnh nấm lưỡi, việc chăm sóc sức khỏe cho bé khá đơn giản. Dù vậy, vẫn có một số vấn đề các mẹ cần lưu ý kỹ:
- Rửa tay sạch sẽ trước khi thoa thuốc, làm vệ sinh răng miệng cho trẻ;
- Không hôn miệng bé. Hoặc để nước miếng của mẹ/người thân dính với trẻ để tránh lây vi trùng, vi khuẩn sang trẻ;
- Nếu bé đang bú mẹ, mẹ phải vệ sinh ngực bằng khăn ấm trước và sau khi cho bú;
- Vệ sinh sạch sẽ bình bú sữa, các đồ dùng cho bé ăn bằng nước nóng hoặc máy rửa chén;
- Rửa sạch đồ chơi của bé hàng ngày với nước nóng và xà bông rồi đem phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
Bệnh nấm lưỡi ở trẻ 2 tuổi cản trở khả năng cảm nhận hương vị thức ăn của bé. Từ đó, khiến bé chán ăn, bỏ bú. Vì vậy, mẹ hãy luôn giữ lưỡi và khoang miệng của bé luôn sạch sẽ. Để trẻ có thể cảm nhận trọn vẹn mùi vị các món ăn tốt nhất cũng như chăm sóc, xử lý đúng đắn khi lưỡi trẻ bị nấm.
Xem thêm:
Bệnh thủy đậu ở trẻ em: triệu chứng và cách chữa trị
Bệnh tay chân miệng ở trẻ – Nhận biết và điều trị đúng cách
Nguồn tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/nam-mieng-tua-mieng-o-tre-nho/