Nấm miệng là bệnh thường xuyên xảy ra ở trẻ sơ sinh và gây ra khá nhiều phiền toái cho bố mẹ. Chính vì vậy, hôm nay Mamamy sẽ chia sẻ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị trẻ bị nấm miệng. Mời bố mẹ tham khảo nhé!
Mục lục
1. Nguyên nhân trẻ bị nấm miệng
Nguyên nhân chính gây ra bệnh nấm miệng ở trẻ là do nấm Candida. Đây là loại nấm sính sống trên cơ thể con người và không gây hại. Tuy nhiên, nếu nâm Candida phát triển quá mạnh, nhiều quá gây ra nấm miệng. Theo các chuyên gia nguyên cứu, có 3 nguyên nhân gây ra trẻ bị nấm miệng. Mời bố mẹ tham khảo chi tiết dưới đây nhé!
1.1 Do hệ miễn dịch ở trẻ kém
Cơ thể khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Đối với các bé sinh non, bé nhẹ cân hoặc bị suy dinh dưỡng thì sức đề kháng kém cũng là nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra, trường hợp bé bị hen suyễn và sử dụng corticoid để trị bệnh và sau đó không súc miệng. Chính vì vậy mà dẫn đến trẻ bị nấm miệng.
1.2 Do mẹ bé bị nhiễm nấm sinh dục
Trong trường hợp mẹ bé bị nhiễm nấm sinh dục khi mang thai. Đến giai đoạn chuyển dạ mẹ bé vẫn chưa được điều trị dứt điểm có thể lây sang bé qua đường ngõ âm đạo cho bé. Vì vậy, khi sinh ra trẻ bị nấm miệng và gây ra các phiền toái cho bé. Để tránh trường hợp trên, mệ cố gắng giữu gìn sức khỏe và điều trị tận gốc để tránh lây lan cho bé.
1.3 Do bé sử dụng kháng sinh
Sử dụng quá nhiều kháng sinh gây ra mất cân bằng hệ vi khuẩn có lợi và hệ nấm có lợi. Chính vì vậy mà nấm Candida có cơ hội phát triển quá nhiều và quá mạnh gây ra vấn trẻ bị nấm miệng. Việc sử dụng kháng sinh bừa bãi cho trẻ dưới 1 tuổi sẽ làm tăng nguy cơ các bệnh ở trẻ. Bố mẹ nên cẩn thận khi đưa ra quyết định sử dụng thuốc cho bé.
Ngoài ra, bé bị nấm miệng có xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau như khoang miệng bị đóng cặn sữa khi bú, miệng bé không được vệ sinh sạch sẽ, các dụng cụ bình bú, ti sữa không được rửa sạch…Thay vì rửa các bình đựng sữa, núm ti bằng nước rửa thông thường thì bố mẹ có thể dùng nước nóng để diệt nấm bệnh.
2. Triệu chứng trẻ bị nấm miệng
Khi bé mắc bệnh nấm miệng thì sẽ có các biểu hiện đầu tiên ở phía trên đầu lưỡi có những mảng trắng. Những mảng trắng này giống như đang nổi cục và lan đến môi, vòm họng, xuất hiện ngày càng dày đặc. Nếu sau khi cạo những mảng này thì trong miệng sẽ xuất hiện nhiều nốt đỏ. Nấm sẽ mọc càng ngày càng dày đặc hơn nếu không kịp thời chữa trị và lan gây viên phổi, tiêu chảy…Nấm thường không gây đau đớn ở trẻ, nhưng gây khó chịu khiến trẻ biếng ăn, quấy khóc…
3. Phương pháp điều trị trẻ bị nấm miệng
Khi bé mới chớm bị nấm miệng và ở mức độ nhẹ, có thể dụng cách sau đây:
- Nước súc miệng hàng ngày
- Sử dụng dung dịch lodo povidin 1% súc miệng. Bố mẹ có thể sử dụng gạc tẩm mềm để lau đầu lưỡi và miệng cho bé
- Sử dụng miconazol để chống loại nấm candida. Tuy nhiên không sử dụng Miconazol đối với bé bị bệnh về gan, dị ứng với thành phần của thuốc…Khi dùng thuốc, bé sẽ có các biểu hiện như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mẩn ngứa, viên gan…
Bố mẹ nên cẩn thận khi sử dụng thuốc cho bé và phải làm theo hướng dẫn của chuyên khoa. Nếu sử dụng các thuốc trên bé vẫn không khỏi thì cần phải sử thuốc trị nấm toàn thân theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, bố mẹ không nên cậy những đốm trắng lưỡi bé dẫn đến chảy máu và nhiễm trùng. Đặc biệt, bố mẹ không nên sử dụng mật ong, vắt chanh để bôi lên lưỡi. Thậm chí sử dụng cách này không làm hạn chế bệnh trẻ bị nấm miệng mà còn tăng tình trạng bệnh hơn.
Xem thêm:
Dấu hiệu thai lưu ở bà bầu và các nguyên nhân gây lưu thai
Gây tê màng cứng có nguy hiểm cho mẹ bầu?
4. Lưu ý khi vệ sinh miệng cho bé
- Trước khi vệ sinh miệng cho bé, cần vệ sinh tay sạch sẽ sau đó quấn quanh ngón tay gạc. Sau đó nhúng trong nước sôi và đợi nguội. Như vậy để mềm miếng gạc tránh cọ xát mạnh vào khoang miệng của bé.
- Sau khi miếng gạc được nhúng thuốc. Nếu nấm miệng xuất hiện nhiều nơi trong khoang miệng thì cần lau theo thứ tự, từ ngoài vào trong. Để tránh trường hợp thuốc gây ra buôn nôn và nôn ở trẻ.
- Sau khi trẻ bị nấm miệng đã khỏi vẫn tiếp tục lau miệng ít nhất 2 ngày. Đặc biệt phải phối hợp vệ sinh răng miệng và khoang miệng cho bé.
- Sau khi bôi thuốc, không nên cho trẻ ăn uống ngay sau đó, ít nhất là đợi 20 phút sau.
- Không nên cậy các chấm trắng gây chảy máu và nhiễm trùng cho bé. Hành động này không những làm giảm bệnh mà còn tăng nặng tình trạng bênh cho bé.
Kết luận
Trên đây là những thông tin chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị trẻ bị nấm miệng. Hy vọng rằng, với những chia sẻ trên bé có thể nhanh chóng khỏi bệnh. Ngoài ra, bố mẹ nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Mamamy. Chúc bé yêu luôn mạnh khỏe.
Xem thêm: