Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Cổ tử cung ngắn và những mối đe dọa cho mẹ bầu

Cổ tử cung ngắn là một trong những nỗi lo sợ của mẹ bầu khi mang thai. Vì đây là nguyên nhân chính gây sảy thai, sinh non. Vậy hôm nay mẹ bầu hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về tình trạng cổ tử cung ngắn ngay sau đây.

1. Hiểu về cổ tử cung ngắn

Cổ tử cung được hiểu là phần tiếp giáp giữa âm đạo và tử cung phụ nữ
Cổ tử cung được hiểu là phần tiếp giáp giữa âm đạo và tử cung phụ nữ

Cổ tử cung được hiểu là phần tiếp giáp giữa âm đạo và tử cung phụ nữ. Độ dài của tử cung được tính từ điểm tiếp xúc với âm đạo đến lỗ trong của tử cung. Cổ tử cung thông thường sẽ dài khoảng từ 3-3,5cm. Những phụ nữ có độ dài cổ tử cung bé hơn 2,5cm được xem là có cổ tử cung ngắn. Cổ tử cung ngắn sẽ được phát hiện khi các mẹ bầu siêu âm bằng đầu dò âm đạo. Các bác sĩ sẽ thông báo cho mẹ bầu biết liệu mẹ bầu có gặp phải vấn đề này hay không.

2. Vai trò của cổ tử cung

Trong thai kỳ cổ tử cung được bịt kín bằng nút nhầy âm đạo. Khi cổ tử cung đóng lại sẽ giúp cho thai nhi tránh khỏi việc bị nhiễm trùng, ô nhiễm nước ối. Sau đó vào tháng cuối của thai kỳ, các nút nhầy sẽ tự rơi ra. Trong thời gian chuyển dạ, cổ tử cung của mẹ bầu sẽ giãn ra và mềm hơn. Điều này sẽ giúp mẹ bầu sinh em bé thuận lợi

3. Các lý do gây cổ tử cung ngắn

Nguyên nhân chủ yếu gây cổ tử cung ngắn bao gồm:

  • Do bẩm sinh: Do mẹ bầu có cơ quan sinh dục chưa phát triển hoàn toàn.
  • Do phẫu thuật: Một số mẹ bầu sẽ tiến hành các phẫu thuật khoét chóp hoặc cắt ngắn cổ tử cung.
Một số mẹ bầu sẽ tiến hành các phẫu thuật khoét chóp hoặc cắt ngắn cổ tử cung
Một số mẹ bầu sẽ tiến hành các phẫu thuật khoét chóp hoặc cắt ngắn cổ tử cung

Cổ tử cung ngắn sẽ không gây ảnh hưởng đến các sinh hoạt bình thường của mẹ bầu. Tuy nhiên vấn đề này sẽ ảnh hưởng khá nhiều tới quá trình mang thai

Bên cạnh các nguyên nhân trên thì cũng sẽ có một số trường hợp mẹ bầu gặp các biến chứng. Ví như xuất huyết trong thai kỳ, nhiễm trùng hoặc viêm âm đạo. Các trường hợp trên cũng có thể ảnh hưởng đến độ dài cổ tử cung ở mẹ bầu.

4. Cổ tử cung ngắn sẽ gây sinh non ở bà bầu

Rất nhiều phụ nữ lo ngại về vấn đề cổ tử cung ngắn sẽ gây sinh non. Trên thực tế chiều dài của cổ tử cung sẽ tỉ lệ nghịch với phần trăm sảy thai sinh non ở phụ nữ. Tức là nếu chiều dài tử cung của phụ nữ theo thứ tự 30mm, 26mm, 20mm, 13mm thì tỉ lệ sinh non sẽ lần lượt là 2.35%, 3.79%, 6.19%, 9.49%. Nói cách khác cổ tử cung càng dài mẹ bầu sẽ ít có nguy cơ sinh non hơn.

Một cuộc khảo sát đã chứng minh rằng chỉ có khoảng 2% mẹ bầu trong thai kỳ có độ dài tử cung nhỏ hơn 1,5cm. Tuy nhiên cứ 1000 mẹ bầu thì có khoảng 600 người có nguy cơ sinh non vào tam cá nguyệt thứ hai. Và khoảng 900 người sinh non vào trước tuần thai thứ 33

Cổ tử cung ngắn gây sinh non cho mẹ bầu ở cả thời kỳ nguy cơ thấp và thời kỳ nguy cơ cao. Thời kỳ nguy cơ cao là giai đoạn mẹ bầu sẽ dễ gặp các vấn đề như tăng huyết áp, tiểu đường,... Do đó mẹ bầu có cổ tử cung càng nhỏ sẽ càng dễ sinh non.

5. Các biện pháp điều trị cổ tử cung ngắn

Tuy cổ tử cung ngắn là nguy cơ đáng lo ngại đối với các mẹ bầu. Nhưng hiện nay y học đã có những phương pháp để điều trị vấn đề này.

5.1. Thuốc chống co thắt tử cung

Thuốc chống co thắt tử cung
Thuốc chống co thắt tử cung

Tuy vẫn chưa được xác minh tác dụng của loại thuốc này. Thế nhưng vẫn không đủ bằng chứng để chứng minh các loại ngăn ngừa co thắt tử cung này gây hại cho bà bầu. Thuốc chống co thắt tử cung sẽ được dùng cho các bà bầu để ngăn ngừa các trình trạng sinh non. Do vậy đối với các tình trạng sinh non khẩn cấp, các cơn co thắt dữ dội các bác sĩ vẫn sẽ dùng loại thuốc này

5.2. Khâu vòng tử cung

Khâu vòng tử cung là một biện pháp thường được áp dụng với các bà bầu để ngăn ngừa sảy thai ở tam cá nguyệt thứ 3. Các mẹ bầu sẽ được khâu một vòng tròn quanh cổ tử cung để hai mép cổ tử cung sát lại. Điều này sẽ giúp cổ tử cung được khép kín thay cho nút nhầy kết dính. Tuy nhiên bác sĩ sẽ chỉ đồng ý áp dụng phương pháp này đối với các bà bầu thực sự có nguy cơ sẩy thai. Hiện này với các tài liệu cho thấy phương pháp khâu tử cung này hoàn toàn không để lại biến chứng. Tuy nhiên biện pháp này không phù hợp với các mẹ bầu mang thai từ hai bé trở lên

5.3. Progesterone

Progesterone có tác dụng làm giảm các cơn co thắt tử cung
Progesterone có tác dụng làm giảm các cơn co thắt tử cung

Progesterone có tác dụng làm giảm các cơn co thắt tử cung. Điều này sẽ dẫn đến việc tử cung chịu ít áp lực hơn. Có thể hiểu loại thuốc này sẽ làm chậm lại quá trình chuyển dạ. Hiện nay progesterone được sử dụng rộng rãi để hạn chế quá trình sinh non ở phụ nữ.  

5.4. Nâng vòng tử cung

Biện pháp này sẽ giúp các mẹ bầu có cổ tử cung ngắn mang đơn thai giảm sinh non trước tuần thứ 36 và các mẹ bầu mang thai đôi trước tuần thứ 32.

Phía trên là tất cả chia sẻ của chúng tôi dành cho mẹ bầu. Chúng tôi hiểu rằng việc này sẽ khiến các mẹ bầu hết sức lo lắng. Thế nhưng mọi chuyện sẽ ổn thôi mẹ bầu ạ. Hy vọng với sự chia sẻ những kinh nghiệm mà chúng tôi có được sẽ giúp mẹ bầu khắc phục được tình trạng của mình.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cổ tử cung ngắn và những mối đe dọa cho mẹ bầu”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Bầu ăn lươn được không? Lợi ích của thịt lươn tới sức khỏe mẹ bầu
Bầu ăn lươn được không? Lợi ích của thịt lươn tới sức khỏe mẹ bầu
Trong hành trình mang thai, chế độ dinh dưỡng là một trong những vấn đề được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Mẹ luôn băn khoăn không biết nên ăn gì để cung cấp nguồn dưỡng chất tốt nhất cho bé yêu. Trong đó, chắc hẳn đã có lần mẹ thắc mắc bầu ăn lươn […]
Bầu 3 tháng đầu ăn bún riêu được không? Giải pháp cho mẹ “nghiền” cua
Bầu 3 tháng đầu ăn bún riêu được không? Giải pháp cho mẹ “nghiền” cua
Bún riêu là một món ăn quen thuộc và được rất nhiều người yêu thích. Thành phần chính của món ăn này là cua với hàm lượng dinh dưỡng cao. Vậy bầu 3 tháng đầu ăn bún riêu được không? Mẹ hãy theo dõi bài chia sẻ dưới đây của Góc của mẹ để biết […]
Bầu 3 tháng đầu ăn bơ được không? Lợi ích tuyệt vời của quả bơ
Bầu 3 tháng đầu ăn bơ được không? Lợi ích tuyệt vời của quả bơ
Bơ là một loại quả quen thuộc và rất giàu chất dinh dưỡng, là loại trái cây yêu thích của rất nhiều người. Vậy bầu 3 tháng đầu ăn bơ được không? Sử dụng quả bơ như thế nào để có hiệu quả tốt nhất? Hãy cùng Góc của mẹ đi tìm lời giải cho […]
Bầu 3 tháng đầu ăn mía được không? Những lợi ích và lưu ý!
Bầu 3 tháng đầu ăn mía được không? Những lợi ích và lưu ý!
Mía có thể chế biến thành thức uống ngon miệng và cung cấp rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Thế nhưng rất nhiều mẹ bầu thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn mía được không? Bởi cây mía có chứa hàm lượng đường khá cao. Vậy hãy cùng Góc của mẹ khám phá những […]
Bầu 3 tháng đầu ăn cherry được không? Lợi ích bất ngờ từ quả cherry
Bầu 3 tháng đầu ăn cherry được không? Lợi ích bất ngờ từ quả cherry
Các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên rằng mẹ bầu nên bổ sung vitamin và khoáng chất từ trái cây vào chế độ ăn. Cherry là một trái cây thơm ngon và hàm lượng dinh dưỡng cao. Vậy mẹ bầu 3 tháng đầu ăn cherry được không? Đọc ngay bài chia sẻ dưới đây của […]
Bầu bị táo bón nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bà bầu bị táo bón
Bầu bị táo bón nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bà bầu bị táo bón
Táo bón là một trong những hiện tượng phổ biến mà mẹ bầu có thể gặp phải trong thai kỳ. Táo bón sẽ gây ra những tác động xấu đến cả mẹ và thai nhi. Thế nên việc xây dựng một thực đơn dinh dưỡng hợp lý để cải thiện tình trạng này là rất […]
Giỏ hàng 0