Vệ sinh răng miệng cho trẻ nhỏ chưa bao giờ là đơn giản. Vì vậy hôm nay bài viết này sẽ bật mí cho Mẹ cách vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi Mẹ nhé!
Mục lục
1. Quá trình mọc răng của bé
Có thể Mẹ không biết nhưng những mầm răng đầu tiên của con đã xuất hiện bên trong xương hàm ngay khi bé vừa được chào đời.
- Tuy nhiên, thông thường phải đến tháng thứ 6 thì chiếc răng đầu tiên mới bắt đầu mọc.
- Từ lúc mọc chiếc răng đầu tiên cho đến giai đoạn 2,5 – 3 tuổi, bé sẽ mọc khoảng 20 chiếc răng sữa.
- Đến năm bé 6-7 tuổi, răng 6 sẽ là chiếc răng vĩnh viễn đầu tiên mọc trên cung hàm. Sau đó, các răng sữa cũng dần được thay bằng các răng vĩnh viễn. Đầu tiên sẽ là răng cửa. Các răng sau được thay dần cho đến năm con 10-12 tuổi.
- Độ tuổi từ 6 đến 20 tuổi: 32 răng trưởng thành (vĩnh viễn) sẽ dần thay thế răng sữa.
Để giữ cho răng bé chắc khỏe, điều quan trọng nhất là chăm sóc nướu và răng từ trước khi chúng bắt đầu mọc trong miệng bé.
Mẹ có thể tham khảo thêm:
Trẻ chậm mọc răng mẹ phải làm sao?
Quá trình mọc răng sữa và thay răng ở trẻ
2. Vì sao cần phải vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi
2.1 Răng trẻ nhỏ rất dễ bị sâu
Thông thường, răng sữa của trẻ có lớp men răng ở ngoài, ngà răng mỏng và buồng chứa tủy. Tuy nhiên, thể tích phần này lại lớn hơn răng vĩnh viễn. Do vậy, sâu răng rất xâm nhập vào phần tủy và phát triển tại đây. Đây cũng là lý do mà quá trình sâu răng của các bé diễn ra nhanh hơn bình thường. Nếu các Mẹ không phát hiện kịp thời thì phần tủy răng của con sẽ bị viêm nhiễm.
Đặc biệt là khi bị sâu răng, bé sẽ dần trở nên biếng ăn. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của con.
2.2 Tránh tình trạng nhổ răng sớm ở trẻ
Nếu răng sâu quá nặng thì Mẹ nên cho con đi nha sỹ để bé nhổ bỏ răng sâu đi nha! Tuy nhiên, việc nhổ răng sữa quá sớm là không phải là chuyện tốt với các con. Bởi các bé còn quá bé, khi mất răng thì các con sẽ gặp nhiều khó khăn với việc ăn uống.
Nhổ răng sớm cũng làm ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm cũng như khả năng mọc của răng vĩnh viễn sau này. Đồng thời, việc mất răng cũng làm ảnh hưởng đến vấn đề phát âm của bé. Bé sẽ hay phát âm lệch, nói bị biến âm tùy mức độ khác nhau. Không chỉ vậy, đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ chậm nói hơn bình thường.
2.3 Tạo cho trẻ thói quen tốt
Việc vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi đều đặn mỗi ngày cho bé chính là Mẹ đang giúp con hình thành thói quen tốt. Và thói quen này sẽ đi theo bé suốt cả cuộc đời để con luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh răng miệng thật tốt.
3. Cách vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi
Để vệ sinh răng miệng cho trẻ 1 tuổi mẹ nên dùng khăn vải mềm thấm nước (Mẹ có thể thấm bằng nước mát hoặc ấm). Sau đó, mẹ thực hiện lau sạch phần nướu, lưỡi cho bé.
Nếu bé đã mọc những chiếc răng đầu tiên thì Mẹ nên lưu ý lau sạch răng nhiều lần. Nhưng Mẹ cần đảm bảo động tác thật nhẹ nhàng để bảo vệ răng cho con nhé!
Trong một số trường hợp, có những bé 1 tuổi đã mọc khá nhiều răng. Lúc này, các Mẹ nên bắt đầu tập cho bé làm quen với việc đánh răng. Mẹ nên sử dụng bàn chải chuyên dụng cho trẻ em (có lông mềm) và tập chải răng cho bé. Tuy nhiên, Mẹ cũng không nên chải quá lâu để tránh làm con khó chịu, quấy khóc. Mẹ lưu ý chỉ cần chải không cho con vì bé mới 1 tuổi, vẫn chưa cần thiết phải sử dụng kem đánh răng.
4. Lưu ý khi chăm sóc vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi
Chính vì con còn quá nhỏ nên phần nướu, lưỡi, răng vẫn còn khá yếu. Thậm chí, nhiều trường hợp bé 1 tuổi vẫn chưa mọc răng. Do đó, việc chăm sóc răng miệng cho bé 1 tuổi cũng cần sự chú tâm, tránh làm tổn thương đến vùng khoang miệng của con.
- Nên hạn chế cho con ăn những thức ăn thức uống có chứa nhiều đường. Điều này sẽ hạn chế tình trạng sâu răng, viêm nướu cho con.
- Không nên cho bé ngậm ti giả hoặc ngậm bình sữa suốt đêm.
- Các mẹ cũng không nên dùng lưỡi của mình để làm sạch phần sữa dính trên ti giả. Vi khuẩn từ lưỡi của Mẹ bám vào ti giả, bé dễ bị vi khuẩn tấn công hơn. Đồng thời, trước và sau khi sử dụng ti giả Mẹ phải ngâm qua nước ấm để diệt khuẩn.
- Mẹ không nên vội vàng cho con uống nhiều các loại nước ép. Mặc dù nước ép chứa nhiều chất dinh dưỡng, chúng lại không tốt cho sức khỏe răng miệng của trẻ vì có chứa đường. Hơn nữa, cơ thể của bé 1 tuổi có thể vẫn chưa thích nghi tốt với kiểu thực phẩm này.
- Khi trẻ từ 1 trở đi, Mẹ nên cho bé làm quen với việc sử dụng ống hút. Điều này sẽ bảo vệ răng của bé không phải tiếp xúc nhiều với các loại thức ăn, giúp răng chắc khỏe hơn và ngăn ngừa các bệnh lý.
Qua đây, Mẹ đã nắm được tình trạng răng miệng của bé 1 tuổi chưa nào. Mẹ hãy lưu ý vệ sinh răng miệng bé 1 tuổi nhà mình thật tốt nhé!
Mẹ có thể tham khảo thêm:
Hướng dẫn vệ sinh răng cho bé mới mọc răng
Hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh miệng cho bé ăn dặm cực đơn giản
Vệ sinh đúng cách cho con theo 4 giai đoạn mọc răng
Nguồn tham khảo:
https://www.verywellfamily.com/how-to-teach-your-child-to-brush-their-teeth-5083024
https://www.verywellfamily.com/baby-health-and-safety-4157389