Bé 2 tuổi nói lắp có thể được khắc phục bằng các biện pháp luyện tập tại nhà. Mẹ cần lưu ý gì khi thực hiện các phương pháp này? Khi nào thì mẹ sẽ cần đến sự trợ giúp của chuyên gia ngôn ngữ? Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Vì sao bé 2 tuổi nói lắp?
Nói lắp là hiện tượng có thể gặp khi con được 2 tuổi. Hiện tượng nói lắp xuất hiện và có xu hướng phát triển cho đến khi con 5 tuổi. Bởi trong độ tuổi này, con đang học cách ghép từ thành câu. Thông thường, nói lắp xuất hiện ở bé trai nhiều hơn ở bé gái.
Theo NIDCD (Viện Quốc gia về Chứng điếc và rối loạn giao tiếp), trẻ 2 tuổi nói lắp nói lắp thường do 2 nguyên nhân:
- Nói lắp liên quan đến quá trình phát triển (Developmental stuttering).
- Nói lắp do vấn đề về thần kinh (Neurogenic stuttering).
1.1. Nói lắp liên quan đến quá trình phát triển
Bé 2 tuổi nói lắp liên quan đến quá trình phát triển là loại phổ biến nhất. Nói lắp xảy ra vào thời điểm con đang phát triển hầu hết các kỹ năng nói và ngôn ngữ, cụ thể là khi bé được 2 tuổi.
Hiện tượng này cũng xảy ra do thời điểm, cách nói và nhịp điệu khi con nói. Hiện tượng này có xu hướng trở nên tồi tệ hơn khi con nói trước một nhóm hoặc qua điện thoại. Nhưng khả năng nói của con sẽ tốt hơn khi hát, đọc to hoặc nói một mình.
Nói lắp liên quan đến quá trình phát triển không gây nguy hiểm cho bé 2 tuổi. Để giúp con khắc phục nói lắp liên quan đến phát triển, mẹ hãy vận dụng các phương pháp luyện tập tại nhà.
1.2. Nói lắp do vấn đề về thần kinh
Nói lắp do vấn đề về thần kinh ít phổ biến hơn nhiều so với nói lắp liên quan đến phát triển. Nó có xu hướng xảy ra sau chấn thương sọ não do ngã, tai nạn xe, chấn thương thể thao, v.v.
Nói lắp xảy ra bởi ngôn ngữ được xử lý ở các phần não của con khác hơn so với mọi người. Điều này cũng cản trở sự tương tác giữa não và các cơ kiểm soát lời nói.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do tổn thương não hoặc các dây thần kinh trong thời gian bé 2 tuổi. Các dây này kiểm soát các cơ được sử dụng để nói hoặc lập trình các cơ giúp con nói. Hiện tượng này có thể gây ra các vấn đề khác nhau, từ nói ngọng đến mất khả năng nói.
Một số dấu hiệu nhận biết chứng bé 2 tuổi nói lắp có thể là một vấn đề bệnh lý:
- Con trở nên căng thẳng, cơ mặt có các dấu hiệu bất thường khi giao tiếp.
- Giọng nói của con có cao độ dần tăng lên theo sự lặp lại nhiều lần.
- Con cố gắng tránh nói lắp bằng cách thay đổi từ hoặc sử dụng âm thanh phụ để bắt đầu nói. Đôi khi, con cũng có dấu hiệu né tránh những tình huống cần giao tiếp với mọi người xung quanh.
Mẹ lo lắng hãy tìm đến sự trợ giúp của các chuyên gia nghiên cứu bệnh lý ngôn ngữ nói (SLP). Chuyên gia sẽ đánh giá và cho mẹ biết liệu con có nguy cơ mắc vấn đề lâu dài hay không.
1.3. Phân biệt giữa bé 2 tuổi nói lắp bình thường và bệnh lý nói lắp
Tiêu chí | Nói lắp bình thường | Bệnh lý nói lắp |
Biểu hiện về mặt cảm xúc |
|
|
Thời gian kéo dài | Thường không quá 6 tháng. | Trên 6 tháng. Tình trạng nói lắp vẫn tiếp diễn sau khi con tròn 5 tuổi. Thậm chí bệnh lý nói lặp sẽ kéo dài đến khi trưởng thành. |
Tính dứt điểm | Có thể điều trị dứt điểm. | Tình trạng nói lắp có thể tiếp diễn mặc dù được điều trị cải thiện. |
Phương pháp xử lý | Mẹ tạo điều kiện giúp con luyện tập tại nhà. | Mẹ cần đến sự giúp đỡ của các chuyên gia ngôn ngữ. |
Tính di truyền | Không di truyền. | Đã có tranh cãi về việc liệu nói lắp có phải do di truyền hay không vì các gen cụ thể vẫn chưa được xác định. Nhưng gần 60% tổng số người nói lắp có người trong gia đình cũng gặp phải hiện tượng này. |
2. Cách xử lý khi bé 2 tuổi nói lắp
Nói lắp là hiện tượng phổ biến và có thể bắt gặp trong quá trình phát triển tư duy ngôn ngữ của con. Khi bé 2 tuổi nói lắp, mẹ không nên quá lo lắng. Sau đây sẽ là hai trường hợp để mẹ lựa chọn cách khắc phục nói lắp cho con.
2.1. Khắc phục nói lắp cho bé tại nhà
Mẹ áp dụng một số phương pháp sau đây để cải thiện khả năng giao tiếp của bé 2 tuổi nói lắp:
- Tạo cơ hội nói chuyện thoải mái, vui vẻ và thú vị. Điều này sẽ tránh tạo áp lực lên bé, giúp con cải thiện được nỗi lo lắng khi phải bắt đầu một cuộc trò chuyện. Ví dụ, mẹ có thể hỏi bé về nhân vật hoạt hình mà con thích, khuyến khích bé 2 tuổi nói lắp kể cho mẹ câu chuyện về nhân vật đó.
- Để bé 2 tuổi tham gia vào các cuộc trò chuyện không bị đồ công nghệ làm phân tâm hoặc bị gián đoạn khác. Ví dụ, mẹ tạo thói quen để con tham gia vào các cuộc trò chuyện gia đình vào bữa tối hàng ngày.
- Làm mẫu cách nói chậm rãi, thoải mái để giúp con nói chậm lại. Chờ vài giây sau khi con nói xong trước khi mẹ bắt đầu nói. Cách nói chậm rãi và thoải mái của mẹ sẽ hiệu quả so với bất kỳ lời chỉ trích hoặc lời khuyên như: “Con nói chậm thôi” hay “Nói từ từ thôi.”
- Cho con hát những bài con thích. Đặc biệt, mẹ nên lựa chọn loại sách tranh ảnh đơn giản, phù hợp với bé để bé 2 tuổi nói lắp tăng khả năng phản xạ.
- Giảm số lượng câu hỏi cho con: Con sẽ nói tự do khi bày tỏ ý kiến hơn là trả lời câu hỏi của người lớn. Thay vì đặt câu hỏi, mẹ chỉ cần bình luận về những gì con đã nói. Qua đó, mẹ cũng cho con biết là mẹ đã lắng nghe con.
- Khi con nói, hãy lắng nghe con, nhìn thẳng vào mắt và bày tỏ sự khen ngợi. Điều này sẽ khuyến khích con luyện tập chăm chỉ hơn. Hãy kiên nhẫn, tránh ngắt lời con.
2.2. Chữa bệnh cho bé 2 tuổi nói lắp bởi bác sĩ trị liệu
Nói lắp hầu như có thể tự khỏi khi con đi học. Tuy nhiên, nếu con có những dấu hiệu bệnh lý, mẹ cần thực hiện biện pháp điều trị kịp thời.
Điều trị nói lắp kết hợp nhiều phương pháp được điều chỉnh sao cho phù hợp với con. Tình trạng nói lắp có thể chưa kết thúc sau điều trị. Nhưng con sẽ cải thiện khả năng nói, giao tiếp để tham gia vào hoạt động ở trường bình thường.
Các hình thức điều trị nói lắp bao gồm:
- Liệu pháp ngôn ngữ: Giúp con nói chậm lại và nhận biết khi nào con nói lắp để nói trôi chảy hơn theo thời gian.
- Liệu pháp nhận thức hành vi: Giúp con đối mặt với các vấn đề căng thẳng, lo lắng hay thiếu tự tin liên quan đến tật nói lắp.
- Tương tác giữa mẹ và con: Bác sĩ cung cấp cho mẹ các kỹ thuật để thực hành ở nhà với con.
- Các thiết bị điện tử hỗ trợ: Giúp con cải thiện sự trôi chảy bằng cách đưa ra các bài tập nói đặc biệt.
3. Những lưu ý khắc phục cho bé 2 tuổi nói lắp
Nói lắp hoàn toàn có thể khắc phục được nếu như cha mẹ và người thân kiên nhẫn giúp con luyện tập.
Điều trị nói lắp sớm sẽ giúp trẻ 2 tuổi nói lắp lấy lại sự tự tin trong giao tiếp. Từ đó, mẹ hỗ trợ tốt hơn trong việc học tập, vui chơi của con sau này.
- Nên đưa trẻ 2 tuổi nói lắp tới cơ sở y tế để xác định tình trạng và mức độ nói lắp. Từ đó, mẹ sẽ được bác sĩ hướng dẫn cụ thể phương pháp giúp cải thiện tình trạng này.
- Đừng tạo áp lực buộc con phải giải trí hoặc tương tác bằng lời nói với người khác. Hãy khuyến khích các hoạt động không liên quan nhiều đến tương tác bằng lời nói. Chẳng hạn như vẽ tranh, hát, múa,…
- Chăm chú lắng nghe những gì con đang nói, duy trì giao tiếp bằng mắt bình thường. Mẹ không nên biểu hiện sự thiếu kiên nhẫn hoặc thất vọng khi con nói.
- Tránh phản ứng tiêu cực khi con nói lắp, khi mẹ sửa lời nói hoặc hoàn thành câu của con. Điều quan trọng là con phải hiểu rằng mọi người có thể giao tiếp hiệu quả ngay cả khi nói lắp.
- Những cụm từ như “Dừng lại và hít thở sâu” hoặc “Nói chậm lại” có mục đích giúp con. Tuy nhiên, mẹ không nên sử dụng các cụm từ này vì chúng làm giảm sự tự tin của con.
- Đừng ngại nói chuyện với con về chứng nói lắp. Nếu con đặt câu hỏi hoặc bày tỏ sự lo lắng, hãy lắng nghe và trả lời. Mẹ hãy giúp con hiểu rằng sự gián đoạn trong lời nói là bình thường. Mọi người đều trải qua điều này ở một mức độ nào đó.
Như vậy, Góc của mẹ đã đưa ra những thông tin liên quan đến chứng nói lắp và cách xử trí khi trẻ 2 tuổi nói lắp. Hy vọng mẹ áp dụng những kiến thức trên trong việc giúp con khắc phục và cải thiện khả năng giao tiếp. Nếu còn băn khoăn, mẹ hãy để lại bình luận để được hỗ trợ nhanh nhất mẹ nhé!
Nguồn tham khảo: