Mang song thai không phải do “may mắn”, mẹ có thể áp dụng một số phương pháp khoa học để mang thai đôi theo ý muốn. Những phương pháp này là gì? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc mang thai đôi của mẹ? Cùng tìm hiểu nhé!
Mục lục
1. Cơ chế mang thai đôi
Mang thai đôi là trạng thái có 2 em bé hình thành và phát triển cùng một lúc trong tử cung của mẹ. Đây được coi là điều may mắn khi có đến 2 thiên thần sắp được chào đời trong vòng tay mẹ mà theo lẽ thường mỗi lần mang thai chỉ có 1 trứng được thụ tinh tạo thành 1 em bé mà thôi.
Mang thai đôi có thể là sinh đôi cùng trứng hoặc sinh đôi khác trứng, tùy thuộc vào cơ chế hình thành bào thai đôi khác nhau, trong đó:
- Sinh đôi cùng trứng là việc 1 trứng của mẹ sau khi thụ tinh sẽ phân chia thành 2 phôi tạo ra 2 bào thai cùng phát triển trong tử cung của mẹ. Vì cùng sinh ra từ 1 trứng nên 2 bé mang song thai cùng trứng sẽ giống nhau hoàn toàn về giới tính và hình thức.
- Sinh đôi khác trứng là trường hợp đặc biệt khi trong 1 chu kỳ rụng trứng có 2 trứng được thụ tinh, tạo thành 2 bào thai khác nhau. Trường hợp này do sinh ra từ 2 trứng khác nhau nên 2 bé con có thể cùng hoặc khác giới tính, hình thức cũng không giống nhau. Một khả năng mang thai đôi cùng trứng khác là trong tháng đầu mang thai, mẹ rụng trứng và được thụ tinh thêm 1 lần nữa, tuy nhiên, khả năng này hiếm khi xảy ra.
Trên thực tế, việc mẹ mang thai đôi khác trứng phổ biến hơn so với cùng trứng. Thống kê cho thấy, trong các trường hợp mang song thai, có ⅓ trường hợp cùng trứng, còn lại là thai đôi khác trứng.
Thông tin tham khảo thêm cho mẹ về mang thai đôi:
Đẻ sinh đôi và những thông tin thú vị có thể mẹ chưa biết
Mẹ cần biết những gì về sinh đôi cùng trứng?
2. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc mang thai song sinh
2.1. Yếu tố di truyền
Mang thai đôi có sự liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình của mẹ có chị em đã từng mang thai đôi thì mẹ cũng có khả năng đó. Xa hơn, nếu trong dòng họ của mẹ, tính cả bên nội và bên ngoại đã từng có người mang thai đôi thì khả năng càng lớn.
2.2. Yếu tố tuổi sinh học
Nếu mẹ đang trong độ tuổi từ 30 đến 35 mang thai, khả năng mang song thai sẽ cao hơn các mẹ ở độ tuổi 20. Lý do bởi vi ở độ tuổi này, phụ nữ sẽ sản sinh ra nhiều hormone FSH, hormone này kích thích rụng trứng dẫn đến khả năng rụng 2 trứng cùng lúc cao hơn, việc mang thai đôi cũng tăng cao.
2.3. Yếu tố chế độ ăn uống, sinh hoạt
Nghiên cứu cho thấy, những mẹ có chỉ số khối cơ thể BMI cao trên 30, đồng nghĩa nếu mẹ thừa cân, béo phì do chế độ ăn uống sinh hoạt không khoa học sẽ có khả năng mang thai đôi cao hơn. Nguyên nhân là vì phụ nữ tích trữ nhiều mỡ thừa trong cơ thể thì nồng độ estrogen tăng cao, kích thích rụng trứng và tăng khả năng.
Tuy nhiên, mẹ đừng cố gắng tăng cân, tích trữ mỡ thừa với mục đích này nhé, việc này vừa hại sức khỏe của mẹ mà cũng không tốt cho sức khỏe của bé đâu. Mẹ tìm các phương pháp mang song thai khoa học và hiệu quả hơn được Góc của mẹ “bật mí” ở phần 3 nhé.
2.4. Yếu tố y học
Hiện nay công nghệ y học đã phát triển hơn rất nhiều, mang đến nhiều cơ hội làm mẹ hơn nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Phương pháp này kích thích mẹ rụng trứng nhiều hơn mỗi tháng, từ đó tăng khả năng mang thai đôi cao hơn. Các trường hợp mẹ mang thai đôi nhờ thụ tinh ống nghiệm thường là thai đôi khác trứng.
3. 2 phương pháp mang thai sinh đôi hiệu quả
Nếu đã đọc đến đây chắc chắn mẹ sẽ biết việc mang thai đôi có thể nhờ các yếu tố tự nhiên, cũng có thể can thiệp y học đúng không? Nếu mẹ đang muốn mang thai đôi, tham khảo ngay 2 phương pháp hiệu quả dưới đây nhé!
3.1. Thụ thai đôi tự nhiên
3.1.1. Bổ sung thực phẩm từ sữa
Mẹ thụ thai đôi tự nhiên bằng việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình, tăng cường sử dụng sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa như phô mai, sữa chua, kem tươi…. Nghiên cứu cho thấy, các thực phẩm từ sữa sẽ tăng sản sinh hormone IGF, kích thích rụng trứng nhiều hơn trong chu kỳ.
3.1.2. Ăn khoai lang
Với khoai lang cũng tương tự, nếu mẹ ăn khoai lang nhiều hơn cũng tăng kích thích rụng nhiều trứng hơn, tăng khả năng mang thai đôi. Điều này đã được chứng minh trong thực tế bởi các phụ nữ châu Phi – họ ăn khoai lang hàng ngày nên tỷ lệ sinh đôi cao hơn.
3.1.3. Ngưng uống thuốc tránh thai
Nếu mẹ ngưng uống thuốc tránh thai sau thời gian dài sử dụng cũng làm tăng tỷ lệ mang thai đôi. Khi mẹ vừa ngưng thuốc, cơ thể sẽ tiết nhiều hormone hơn để cân bằng với nhịp sinh học bình thường. Lúc này, mẹ rụng trứng nhiều hơn, tăng khả năng mang thai đôi.
3.1.4. Mang thai khi đang cho con bú
Trong thời gian mẹ đang cho con bú, cơ thể mẹ tiết ra nhiều hormone prolactin giúp tăng khả năng mang song thai. Nếu mẹ tiếp tục thụ thai trong thời gian này, tỷ lệ mang song thai sẽ cao hơn.
3.1.5. Cho chồng ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm
Mẹ có mang song thai hay không cũng phụ thuộc một phần nhờ lượng tinh trùng của người bố đó ạ. Lượng tinh trùng càng nhiều, khả năng 2 trứng được thụ tinh cao hơn, tỷ lệ mẹ mang thai đôi cũng tăng lên. Do vậy, nếu mẹ muốn thực hiện điều này, mẹ bổ sung các thực phẩm giàu kẽm như các loại thịt đỏ, hải sản, chế phẩm từ sữa, chế phẩm từ ngũ cốc… cho bố để thúc đẩy việc sản xuất tinh trùng, tăng khả năng mang song thai.
3.1.6. Thay đổi tư thế quan hệ
Việc quan hệ theo cách truyền thống hay từ phía sau giúp tăng khả năng mang thai đôi. Điều này được các mẹ truyền tai nhau rất nhiều. Những tư thế quan hệ này giúp tinh trùng dễ dàng tiếp cần với trứng hơn. Từ đó, khả năng thụ thai đôi sẽ cao hơn.
3.2. Thụ thai đôi nhân tạo
Thực tế, nhiều mẹ tìm đến phương pháp thụ tinh nhân tạo để được mang thai đôi theo ý muốn. Cách này hiệu quả cao nhưng chi phí không rẻ, phù hợp với gia đình khá giả. Trong thụ tinh nhân tạo bao gồm 2 cách chính là phương pháp IUI và IVF.
- Phương pháp IUI được thực hiện bằng cách sử dụng một ống thông nhỏ bơm tinh trùng vào tử cung. Tinh trùng vào tử cung nhiều hơn tăng khả năng mang thai đôi. Tuy nhiên cách này có tỷ lệ thành công nhỏ hơn IVF. Phương pháp này phù hợp với những trường hợp vô sinh, rụng trứng không đều, lạc nội mạc tử cung mức độ nhẹ hoặc trung bình hay người chồng bị rối loạn khả năng xuất tinh, tinh trùng yếu.
- Phương pháp IVF được nhiều mẹ lựa chọn hơn vì có tỷ lệ thành công từ 20 – 40%. Tinh trùng sẽ được thụ tinh trong ống nghiệm trước khi đưa vào tử cung người mẹ. Số lượng phôi thụ tinh ống nghiệm càng nhiều, khả năng mang thai đôi càng cao. Phương pháp này phù hợp với trường hợp tắc 2 vòi trứng, lạc nội mạc tử cung, người chồng có tinh trùng yếu hoặc có rất ít tinh trùng trong tinh dịch, những cặp vợ chồng hiếm muộn, đi xin trứng.
Tham khảo thêm:
Tăng khả năng sinh đôi – Có thể mẹ chưa biết
Bí quyết sinh đôi hai trai cực dễ dàng mà bố mẹ nên biết
4. Dấu hiệu cho thấy mẹ đang mang thai sinh đôi
Mẹ có thể nhận biết việc mang thai đôi qua thay đổi cơ thể hay kết quả xét nghiệm. Một số dấu hiệu dễ nhận biết như sau:
- Nồng độ hCG cao: Khi kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ hCG trong máu và nước tiểu cao hơn bình thường, khả năng cao mẹ đang mang song thai.
- Tình trạng ốm nghén nặng: Ốm nghén là tình trạng phổ biến của mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nếu mang thai đôi, mẹ sẽ ốm nghén nặng hơn, vất vả hơn mang thai đơn.
- Tăng cân quá nhanh: Việc có 2 sinh mệnh khác đang lớn lên trong cơ thể mẹ khiến mẹ tăng cân nhanh và tăng nhiều cân hơn trong thai kỳ. Đây là dấu hiệu phổ biến khi mẹ mang song thai.
- Bụng to hơn phụ nữ mang thai bình thường: Tương tự việc tăng cân, 2 bào thai cùng phát triển khiến bụng bầu to hơn bình thường. Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất, mẹ phân biệt ngay bằng mắt thường.
- Mệt mỏi cực độ: Mẹ khi mang thai đơn vốn đã mệt mỏi vì phải cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi. Mang thai đôi với 2 sinh linh bé nhỏ cũng khiến cho bụng bầu nặng hơn, tăng cân nhanh hơn và cần phải bổ sung nhiều dinh dưỡng hơn. Điều này vất vả và mệt mỏi hơn gấp đôi, thậm chí gấp ba mang thai thông thường.
- Thai nhi cử động sớm và thường xuyên hơn: Theo kinh nghiệm của nhiều mẹ mang thai đôi, em bé sẽ cử động sớm hơn bình thường. Có thể do có “bạn cùng chơi” nên 2 bé cũng hoạt động thường xuyên và nhiều hơn.
- Đau lưng: Mang thai đôi khiến tử cung to ra nhanh hơn, mẹ sẽ bị đau lưng trong thời gian mang thai.
- Đau bụng dưới: Nếu mang thai đôi, mẹ sẽ bị đau bụng dưới nhiều hơn so với mang thai thường.
- Tim đập nhanh: Mẹ cần cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cho cả 2 bé, việc tráo đổi chất và lưu lượng máu khiến tim mẹ đập nhanh hơn. Mẹ cảm nhận rõ ràng điều này khi so sánh thời điểm chưa mang thai và sau mang thai đôi.
Tham khảo thêm: Sinh đôi – niềm vui và trách nhiệm nhân đôi
5. Cách chăm sóc cho mẹ bầu mang song thai
Việc chăm sóc cho mẹ mang thai đôi phải cẩn thận hơn nhiều so với mang thai thông thường. Cách chăm sóc cho mẹ bầu như sau:
- Thiết lập chế độ dinh dưỡng đầy đủ: Mẹ sẽ cần bổ sung nhiều năng lượng và vitamin, đặc biệt là sắt trong thai kỳ. Việc này giúp cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của 2 thiên thần nhỏ. Đồng thời, tránh các biến chứng tiền sản giật, trầm cảm, tiểu đường… cho mẹ bầu. Mẹ đừng quên bổ sung 1mg axit folic mỗi ngày nhé, giúp ngăn dị tật bẩm sinh cho bé đấy.
- Theo dõi thai chặt chẽ: Việc mang thai đôi khiến mẹ vất vả hơn, đồng thời tăng khả năng sinh non, tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, trầm cảm sau sinh… Do đó, mẹ cần được theo dõi sức khỏe chặt chẽ trong thai kỳ. Hạn chế chọc ối tầm soát dị tật, việc này tăng khả năng sảy thai, sinh non.
- Chế độ nghỉ ngơi đầy đủ: Mẹ bầu sẽ mệt mỏi hơn nhiều so với mang thai đơn. Vì vậy cần thực hiện nghỉ ngơi đầy đủ, khoa học, tránh lao động mệt nhọc, giảm biến chứng thai kỳ.
- Khâu cổ tử cung: Mẹ sẽ khả năng sinh non cao hơn mang thai thường. Nếu khi khám định kỳ phát hiện khả năng sinh non, các bác sĩ có thể chỉ định khâu cổ tử cung người mẹ. Làm như vậy để giữ bé lâu nhất trong bụng mẹ.
- Uống thuốc đầy đủ: Bác sĩ có thể chỉ định mẹ uống một số loại thuốc bổ sung dinh dưỡng. Mẹ nên uống thuốc đẩy đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Bên cạnh đó, giúp việc sinh nở của mẹ diễn ra thuận lợi và an toàn hơn.
6. Lưu ý khi mang thai đôi
Khi mang thai đôi, bên cạnh vui mừng, mẹ sẽ lo lâu hơn. Làm sao để bé con khỏe mạnh chào đời? Làm sao để bảo vệ sức khỏe tốt nhất trong suốt thai kỳ? Ngoài chú ý chăm sóc cẩn thận, mẹ và gia đình cần lưu ý một số điều sau đây:
- Tập luyện, vận động trong thai kỳ: Các cụ thường nói vận động nhiều sẽ sinh dễ hơn, con khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, điều này lại không đúng khoa học đâu mẹ ơi! Mẹ mang thai đôi nên tránh các hoạt động thể dục quá nặng, chỉ nên tập nhẹ nhàng như yoga hay đi bộ. Thời gian tập luyện khoảng 30 phút mỗi ngày. Nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường như đau bụng, nhức đầu, dịch âm đạo tiết bất thường, nôn, choáng váng…, hãy dừng tập luyện và tham khảo lời khuyên bác sĩ.
- Khám thai định kỳ: Việc mang thai đôi gây ra những biến đổi lớn với sức khỏe người mẹ. Mẹ nên đi khám định kỳ 3 tháng/ lần hay theo lịch hẹn bác sĩ. Như vậy, bác sĩ sẽ dễ dàng theo dõi sức khỏe của cả mẹ và bé, có biện pháp xử lý kịp thời khi có vấn để xảy ra.
- Tiền sản giật: Mẹ sẽ dễ gặp phải tiền sản giật hơn so với bình thường. Huyết áp sẽ bị rối loạn từ tuần 20 thai kỳ, gây hại cho thận, gan, não và mắt của người mẹ. Việc theo dõi sức khỏe định kỳ sớm phát hiện tiền sản giật sẽ bảo vệ sức khỏe cho mẹ tốt hơn.
- Sinh non: Mang song thai tạo áp lực lớn lên tử cung, khiến cổ tử cung giãn rộng, dễ xảy thai và sinh non. Mẹ nên khám định kỳ để bác sĩ có biện pháp kịp thời như khâu cổ tử cung để phòng tránh việc sinh non này.
Mẹ muốn mang song thai thành công có thể theo phương pháp tự nhiên hoặc thụ tinh nhân tạo. Mỗi phương pháp có ưu điểm và tỷ lệ thành công khác nhau. Hy vọng qua bài viết này, mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức về mang thai đôi và cách chăm sóc để mẹ và bé cùng khỏe mạnh, an toàn! Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, mẹ để lại bình luận để được hỗ trợ nhanh chóng nhất nhé!
Nguồn tham khảo: Bật mí cách mang thai đôi không khó như bạn nghĩ